Âm thanh thần chú làm tăng năng xuất vụ lúa

lua

Chúng ta đều biết rằng có nhiều loại âm nhạc có thể tạo ra bầu không khí ảnh hưởng đến tâm trạng của chúng ta, gợi lại trong ta những liên tưởng và những kỷ niệm xưa cũ. Tuy nhiên, có lẽ hầu hết mọi người không nghĩ rằng âm nhạc có thể ảnh hưởng đáng kể đối với loài thực vật. Đây là một trường hợp điển hình, người nông dân ở huyện Lương Sơn, tỉnh Phúc Kiến, thuộc Đông Nam Trung Quốc sử dụng âm nhạc Phật giáo trong việc trồng lúa, kết quả cho thấy năng xuất sản lượng thu hoạch vụ lúa mùa tăng lên 15%.    

Âm nhạc ở đây là âm thanh tụng những bài thần chú, bài kinh có âm hưởng êm dịu thoát trần, và người ta đã đặt 500 chiếc loa hình hoa sen trên hơn 400 mu (26.7 hecta) ruộng lúa. Được biết rằng hạt lúa trên những cánh đồng này lớn hơn và các loài sâu bọ côn trùng thường phá hoại mùa màng dường như chỉ bay vòng quanh thưởng thức tiếng nhạc và chúng đến phá hoại ở những đồng lúa không có tiếng nhạc.

Trong khi các nhà khoa học không hoàn toàn đồng ý về ảnh hưởng của âm nhạc đối với thực vật, những nhà phân tích tại Trường Đại học Nông nghiệp Trung Quốc đã cho rằng tầng sóng âm thanh đặc biệt như những sóng âm phát ra từ các bài chú tụng tạo ra một sự cộng hưởng khiến cho các lỗ xốp trên lá cây hấp thu ánh nắng mặt trời nhiều hơn. Tuy nhiên, chỉ có một số loại âm thanh được cho rằng có ảnh hưởng này: “Chỉ có âm thanh tích cực mới giúp ích được còn âm thanh nhạc rock có thể làm hại nó”, một viên chức trong bộ phận nông nghiệp huyện cho biết.  

Nhiều người lại có những kinh nghiệm khác. Năm ngoái, một người làm vườn đứng đầu ở Anh, ông Chris Beardshaw đã tiến hành một thử nghiệm với âm nhạc trên cây trong bốn nhà kính của mình. Ông phát hiện ra rằng các loại âm nhạc khác nhau khiến cho cùng một loại thực vật nhưng phát triển với tốc độ khác nhau. “Những cây nghe loại nhạc Black Sabbath mở thật lớn, ầm ĩ, ồn ào thì có thân cây thấp nhất nhưng chúng ra hoa lớn nhất, nở lâu nhất, có sức chịu đựng bền và không bị các loại côn trùng làm hại. Những cây lớn lên trong âm thanh nhạc cổ điển thấp hơn một chút so với cây không nghe nhạc, trồng trong nhà kính, nhưng chúng ra hoa nhiều hơn và ít bị sâu bệnh hơn”, ông nói.  

Các thần chú thường được tụng đọc trong tiếng Sanskrit, một ngôn ngữ của các bộ Veda thời Ấn Độ cổ đại. Một thí nghiệm do Tiến sĩ F.T Travis thực hiện đã cho thấy rằng những đoạn kinh Bhagavad Gita bằng tiếng Sanskrit ảnh hưởng đến sinh lý những người tụng cũng gần giống như những người đang thực tập Thiền định mặc dù những người tụng không hiểu họ đang tụng gì (Travis et al. 2001).Tuy nhiên khi tụng những đoạn kinh ấy bằng ngôn ngữ hiện đại lại không tạo ra kết quả tương tự.

Mặc dù thực vật không có não bộ hay hệ thần kinh, một cuốn sách gây tranh cãi được viết vào năm 1973, The Secret Life of Plants (Đời sống bí ẩn của thực vật), đề cập đến một cuộc thí nghiệm sử dụng máy ghi nhịp đập tim đã chứng minh rằng thực vật thật sự là một loài hữu tình. Hầu hết các trường phái trong đạo Phật cho rằng thực vật không phải là loài hữu tình bởi chúng không có tâm. Tuy nhiên theo Ngài Dogen, một thiền sư Phật giáo: “Cỏ, cây, đất, đá có khả năng cảm giác, vì vậy chúng cũng là chúng sinh. Bởi vì là chúng sinh, chúng cũng có Phật tánh”.

 

Tài liệu tham khảo:  

Travis, F. T., T. Olsen, T. Egenes, and H. K. Gupta. 2001. “Physiological patterns during practice of the Transcendental Meditation technique compared with patterns while reading Sanskrit and a modern language.” International Journal of Neuroscience 109: 71–80.

(Posted in Buddhistdoor International, Staff Reporter, 2014-09-26)