Ấn Độ có thêm một trường Đại học Nalanda tại Karnataka

Tại lễ khai mạc vào ngày 04. 01. 2015 của hội nghị Phật giáo đầu tiên tại bang Karnataka, Tây nam Ấn Độ, Chủ tịch Bộ trưởng bang Karnataka – ông Siddaramaiah tuyên bố tài trợ 100 triệu Rupees (tương đương 1.6 triệu đô la Mỹ) và cấp 50 acres đất để xây dựng trường Đại học Nalanda thứ hai trên đất nước Ấn Độ: “Trường Đại học Phật giáo Nalanda và Trung tâm Nghiên cứu Ambedkar”. Vị trí đề xuất xây dựng tại Jyothigowdanapura thuộc quận Chamarajanagar, bang Karnataka. Trường Đại học Nalanda mới tại bang Bihar đã chính thức bắt đầu hoạt động vào ngày 01-09-2014.

Chủ tịch Bộ trưởng phát biểu rằng chính phủ sẽ toàn tâm hỗ trợ trong việc hình thành trường Đại học này. Trang Web Deccan Herald đã dẫn lời phát biểu của ông: “Tất cả các tranh chấp liên quan đến đất đai trong phạm vi xây dựng trường đại học sẽ được sắp xếp ổn thỏa ra bên ngoài”.

Một cư dân mạng Deccan Herald đã nhận xét rằng “Chủ tịch Bộ trưởng Karnataka đã đưa ra một quyết định đúng đắn. Đối với một khu vực còn lạc hậu như Chamrajnagar, Đại học Nalanda sẽ thúc đẩy sự tiến bộ của khu vực và còn giúp cho mọi người hiểu biết về đạo Phật”.

Nhà bình luận chính trị - Giáo sư Muzaffar Assadi bày tỏ quan điểm của ông rằng Chủ tịch Bộ trưởng đã tỏ ra chín muồi trong đường lối làm việc của ông suốt hội nghị trong khi việc công bố các ngân quỹ và đất đai là thuộc về chủ nghĩa dân túy.

Theo Deccan Herald, ông Mallikarjuna Kharge - một lãnh đạo chính trị và cũng là một Phật tử thuần thành nói, “Hiến pháp cho phép các công dân có quyền tự do tín ngưỡng. Gần đây, nhiều trường hợp cải đạo mạnh mẽ trong nước đang ngày một gia tăng”. Bàn về vấn đề này, Chủ tịch Bộ trưởng Siddaramaiah cho biết chính phủ không phản đối việc cải đạo của người dân và chính Hiến pháp cho phép điều đó. Ông cũng nói thêm rằng chính phủ của ông sẽ ủng hộ phát triển Phật giáo - một tôn giáo truyền bá “hòa bình và yêu thương”.

Tuy nhiên, Chủ tịch Bộ trưởng không tuyên bố ngày nghỉ lễ chính phủ vào ngày Phật Đản, ông giải thích việc ông không nhất trí những ngày lễ chung trong ý nghĩa kỷ niệm ngày sinh của các nhà cải cách xã hội. Ông cũng lo ngại rằng hàng trăm ngàn người tụ tập kỷ niệm những ngày này. Theo Deccan Herald, ông Siddaramaiah nói thêm: “Hiện nay, chủ nghĩa khủng bố và nhóm Maoist cực đoan Naxalism đang xuất hiện ngày càng nhiều. Các giá trị nhân văn đề xuất của Phật giáo có thể đóng góp cho giải pháp nhiếp phục họ”.

Một trong những mục đích của hội nghị Phật giáo là để giang tay nâng đỡ cộng đồng quần chúng Dalit (trước đây còn bị xem là “tiện dân”). Nổi bật nhất là những công trình đóng góp của nhà cải cách xã hội - Tiến sĩ Bhimrao Ramji Ambedkar, người thuộc cộng đồng Dalit đã khởi xướng theo đạo Phật vào năm 1956. Chủ tịch Bộ trưởng cũng nhấn mạnh việc chấm dứt phân chia giai cấp, cũng như đối xử bất bình đẳng trong xã hội hay tôn giáo là điều cần thiết. Ông kêu gọi mọi người làm theo những tư tưởng của Đức Phật và Ambedkar. Tờ The Hindu dẫn lời ông nói, “B. R. Ambedkar theo Phật giáo bởi vì tôn giáo này cho phép con người sống trong tinh thần bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau”.

Xá lợi của Đức Phật được trân trọng triển lãm tại hội nghị. Hòa thượng Bodhidatta - Tinh xá Nalanda Buddha giải thích, “Hoàng đế Ashoka thuộc triều đại Maurya đã phân chia xá lợi Đức Phật thành 84.000 phần, trong đó một vài phần được công chúa Sangamithra mang đến đất nước Tích Lan. Xá lợi đang được lưu giữ tại Chamrajnagar đã được đến đưa từ Tinh xá Somathi Boudha – Tích Lan vào năm 2008”. Xá lợi sẽ được tôn trí trong tháp cao 84 feet xây dựng cùng lúc với trường Đại học Nalanda - Karnataka.

(Theo Buddhistdoor International, ngày 14 – 01 – 2015)