Báo cáo khóa An cư tại Tổ đình TX. Ngọc Viên

Triết gia Heraclitus cho rằng mọi sự vật hiện tượng luôn luôn thay đổi, như một dòng chảy không bao giờ dừng nghỉ. Từ đó, ông đưa ra một câu nói rất nổi tiếng: “Không ai có thể tắm hai lần trên cùng một dòng sông”. Đối với cái nhìn bằng tuệ giác của Đức Thế Tôn, sự diễn biến không ngừng đó được gọi là vô thường. Thời gian 3 tháng An cư kiết hạ để các hành giả hội ngộ, cùng nhau nỗ lực trau dồi thân khẩu ý, nhằm hoàn thiện đời sống phạm hạnh và làm tăng trưởng tri kiến cũng sắp trôi qua.

Chương trình tu học, sinh hoạt liên tục trong ngày gồm có: 4 thời thiền hành thiền tọa, 2 thời tụng kinh, 2 thời học pháp, dùng cơm chánh niệm,… đã giúp cho 90 vị hành giả (Tăng: 50, Ni: 40) tham dự khóa An cư năm nay thêm tăng trưởng giới đức, phẩm hạnh và tuệ giác. Bên cạnh đó, mỗi tuần có hai thời kiểm điểm làm thanh tịnh giới nơi các hành giả. Những ngày cúng hội trong tháng là cơ hội cho hàng cư sĩ áo trắng được ân triêm Pháp bảo.

Tổ sư đã dạy: “Cái biết là phải học chung”, phải học từ "cỏ, cây, thú, người, trời, Phật, đất, nước, gió, lửa" (Chơn lý “Khất Sĩ”). Ba tháng qua, các hành giả an cư đã được chư vị giáo thọ giảng dạy nhiều kinh điển, giáo pháp.

1. Hòa thượng Thiền chủ sách tấn hành giả sống trong tinh thần Lục hòa

Đầu mùa Hạ, Hòa thượng tán thán đời sống Tăng đoàn và giảng dạy, khích lệ Tăng chúng sống theo tinh thần của Đức Thế Tôn và Đức Tổ sư: “Phép Tăng chẳng lìa đoàn”, nên "sống chung, học chung, tu chung".Cuối Hạ,Hòa thượng nói về ba pháp cần phải làm là pháp học, pháp hành và pháp thành.

Thông qua bài kinh “Tiểu Kinh Khu Rừng Sừng Bò” trong Trung Bộ Kinh, Hòa thượng hướng dẫn cho đại chúng thấy rõ đời sống và mối quan hệ giữa thầy và trò. Hình ảnh rất bình dị của Đức Thế Tôn không quản đường xa khó nhọc, đến thăm các đệ tử đang tu tập trong rừng bị người giữ vườn ngăn không cho vào, thể hiện nếp sống thật giản đơn của người xuất gia giải thoát. Khi gặp Thầy, các vị đệ tử cùng nhau lo lắng: cầm bát, sắp đặt chỗ ngồi, lấy nước rửa chân,… Những việc làm đó thể hiện bổn phận của người làm đệ tử đối với bậc Đạo sư. Đức Thế Tôn còn quan tâm hỏi thăm đời sống có được an lành, huynh đệ sống có hòa thuận như nước với sữa, tu tập có đạt được mục đích phạm hạnh không? Các vị Tỳ-kheo đều thành tựu tất cả, Đức Thế Tôn rất hoan hỷ và tán thán đời sống của các Tỳ-kheo. Nhân đây, Hòa thượng cũng sách tấn đời sống của hội chúng, của huynh đệ cần noi theo ba vị Tỳ-kheoấy.

Hòa thượng tiếp tục hướng dẫn hạnh đức, oai nghi của người xuất gia trong phần Thập lục hạnh để hỗ trợ cho hành giả thăng tiến trên con đường giải thoát. Qua mỗi cử chỉ, ăn, uống, đi, đng, ngồi, nằm đều có giới định tuệ đi theo, vì thế mọi hành giả muốn làm cho giới hạnh được tăng trưởng, tâm định được vững vàng, trí tuệ được quảng đại thì phải lấy chánh niệm, tỉnh giác làm nền tảng cho mọi oai nghi.

2. TT. Giác Tây giảng về Luật học đại cương

Thượng tọa đã giới thiệu ý nghĩa và tầm quan trọng của người xuất gia. Người xuất gia là sứ giả của Như Lai, người đại diện cho Phật pháp, phải hướng đến mục đích cao thượng, đi ngược lại dòng đời. Muốn vậy, phải thường xuyên quán sát 10 điều như Đức Phật dạy: “Này các Tỳ kheo, có mười pháp này, người xuất gia phải luôn luôn quán sát, quán sát về đời sống không giai cấp; tùy thuộc vào người khác; phải thay đổi cử chỉ oai nghi;…. Thượng tọa mượn lời dạy của chư Tổ để khẳng định: “Giới luật còn, Phật pháp còn”. Lời tuyên bố đó có giá trị vượt thời gian và không gian. Giới có nghĩa là điều răn cấm, dừng lại, cũng có nghĩa là bước lên. Thượng tọa đã nhắc lại ngũ kiết sửđưa đến đau khổ cho chúng sanhđể khuyên hành giả phải chừa tránh.

3. TT. Giác Nguyên nói về trí tuệ của bậc giác ngộ

Với trí tuệ, người xuất gia phải thấy rõ vô thường tìm con đường giải thoát cho tự thânvà làm lợi lạc cho tha nhân. Sự tu tập của người trí phải vượt qua những thử thách và không dừng lại khi chưa đạt đến mục đích tối hậu, như người đi tìm lõi cây không dừng lại khi chỉ thấy nhánh lá hay vỏ ngoài, vỏ trong hoặc giác cây; phải noi gươnggiác ngộ của Thế Tôn. Tuy đã đạt các tầng thiền rất cao, ngang với hai vị thầy của mình, nhưng Ngài đã từ bỏ pháp tu ấy vì không đưa đến yểm ly, ly tham, đoạn diệt, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn. Cuối cùng, bằng tuệ giác quán sát nhân duyên sanh diệt về con người cũng như vạn vật, Ngài đã đạt được đạo quả vô thượng Bồ-đề.

4. TT. Giác Đăng giảng Luật Tứ phầngiới bổn nthích

Kỷ luật của thầy Tỳ-kheo như chiếc thuyền qua nước Phật; kỷ luật mất, thời lòng lo lắng không yên như thuyền tàu lủng, bờ bên kia khó đến. Vì thế Đức Phật đã nhiều lần dặn bảo phải y theo giới luật làm thầy và xem đồng như Phật. Phụ lời di chúc là chê Phật, khinh tạng Tỳ-ni là chê pháp, thấy người trì giới ngạo ngh là chê Tăng.

Giới pháp chính là thuốc hay chữa lành mọi nghiệp lực vô minh, phép mầu tu chứng năm phần pháp thân. Vì thế nên học kỹ, hiểu thông về giới luật để bản thân ứng dụng cho đúng theo lời dạy của Phật,để xứng đáng là bậc thầy trong hội chúng. Ngoài ra, Thượng tọa còn dạy về trách nhiệm của mỗi người trong cuộc sống, như trách nhiệm của sư huynh đối với sư đệ, trách nhiệm của Tăng sư đối với tín đồ...

5. TT. Giác Minh giảng về Chơn Lý Ngũ uẩn

Việc học Phật pháp để giúp chúng ta tư duy, quán sát một cách chân chánh hầu đạt được lợi ích. Thông qua bài giảng về giáo lý Ngũ uẩn, Thượng tọa đã khuyến tấn hành giảcần phải nỗ lực tu tập để chuyển hóa cái thấy, cái biết. Nếu chỉ học mà không tư duy, thực hành, quán chiếu thì cũng như chiếc muỗng trong tô canh mà thôi, chẳng biết được mùi vị gì cả.Phải “chiếu” nhiều lần mới “kiến”. Nếu ngũ uẩn không thấy là “không”, thì không thể nào đạt đến giải thoát. Đó cũng chính là tâm nguyện của Thượng tọa muốn cho hội chúng an cư đạt được mục đích phạm hạnh của người xuất gia.

6. Đại đức Giác Hy chia sẻ với đại chúng về tác phẩm “Một cuộc đời một vầng nhật nguyệt

Đại đức đã trích đoạn tác phẩm Một cuộc đời một vầng nhật nguyệtkể về việc đức Phật phảikiên trì, dùng nhiều phương tiện để phá tan cố chấp trong nhận thức sai lầm của Ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp, rằng Đức Phật quá trẻ thì chẳng phải A-la-hán mà chínhôngmới là A-la-hán. Với kiến thức và trí tuệ siêu việt, tài biện giải vô ngại, Đức Phật đã chuyển hóa được Ưu-lâu-tần-loa Ca-diếpvà hai người em củaông, cùng1000 đệ tử củaba ông.Liên hệ đến thực tế, Đại đức nhấn mạnh chúng ta là đệ tử của Đức Phật thì phải nỗ lực tu tập làm cho hoàn thiện những đức tính cần có của người tu Phật, để làm lợi ích cho chúng sanh.

7. Đại đức Giác Tín trích giảng lời dạy của Đức Tổ sư qua phần Tinh hoa Chơn lý

Đại đức đã khái quát và chứng minh rằng bộ Chơn lý 69 quyển được viết bằng kinh nghiệm chứng ngộ của Đức Tổ sư, với những trích dẫn từ kinh điển Bắc truyền và Nam truyền như là cơ sở để lý luận, soi sáng vấn đề. Đại đức còn chia sẻ cho các hành giả về những lời dạy của đức Tổ sư được trích trong Chơn lý NgũUẩn: “Vui đạo lý vĩnh viễn hơn vui thiện. Vui thiện nhẹ cao hơn vui ác. Vui ác, vui vật chất là gốc khổ sầu tai họa.Tiếp theo, Đại đức phân tích chữ ái để thấy rõ nguyên nhân và kết quả đưa đến khổ đau cũng như an vui giải thoát, để cho hành giả tự mình chọn hướng đi chân chánh. Nhiều lời dạy khác trong Chơn lý được Đại đức giảng dạy, giúp cho đại chúng hoan hỷ và lấy đó làm phương châm để tiến tu nhằm chuyển hóa khổ đau trong hiện tại và làm nn tảng giải thoát trong tương lai.

8. Đại đức Giác Thuần chia sẻ kinh nghiệm tu học với đại chúng

Đại đức luôn hoan hỷ với danh hiệu Thiện Thệ (một trong mười danh hiệu của Đức Phật), tức là khéo vượt qua các cõi ở thế gian và các cõi Trời. Thiện là khéo, thệ là vượt qua. Cái khéo được tu tập ở đây là khéo ăn, khéo mặc, khéo nói, khéo đi, khéo làm, khéo học, khéo tu,...và cuối cùng là khéo giải thoát. Mỗi người phải khéo chọn cho mình một đề mục tu thích hợp để thực hành. Sự khéo này một phần cũng nhờ vào bậc Đạo sư thông tuệ, nhiều kinh nghiệm để hướng dẫn mỗi khi gặp khó khăn trong việc thực hành pháp. Ví như Châu Lợi Bàn Đặc được Đức Phật hướng dẫn cho lau bụi, cuối cùng ông nhận ra chiếc khăn tinh sạch lúc ban đầu bây giờ thành nhiễm ô, cáu bẩn, nhận ra “Các hành là vô thường!” Ngay khi ấy, tuệ phát sinh và chứng đắc đạo quả.

Chính sự khéo này, các hành giả sẽ mau chóng thành tựu quả vị an lạc trong pháp và luật của Thế Tôn.

9. Đại đức Giác Cương trích giảng một số kinh trong Trung Bộ Kinh

Đại đức đã chia sẻ với chư hành giả an cư phương pháp học, cách ứng xử và phương pháp tu tập để đạt an lạc giải thoát qua một số kinh:

Qua Đại Kinh Mãn Nguyệt”,vị hành giả thấy rõ vị ngọtsự nguy hiểm của hỷ lạc khởi lên do năm căn tiếp xúc với năm trần. Do thấy rõ vô thường, khổ não và biến hoại của vạn pháp, vị hành giả nhiếp phục dục tham đối với năm uẩn được gọi là xuất ly. Do ly tham nên được giải thoát.

"Kinh Ví Dụ Cái Cưa nói lên sự kham nhẫn khi đối diện những lời nói hay hành động không đúng của người làm hại đến mình. Hãy tu tập biến mãn cùng khắp thế giới với tâm câu hữu với từ, quảng đại, vô biên, không hận, không sân ví như đại địa, hư không, sông Hằng, …

Tiểu Kinh Saccaka” ghi lại Đức Thế Tôn trả lời vớiNi-kiền-tử Saccaka rằng Ngài chủ trương thân năm uẩn là vô thường, vô ngã và Ngài cũng hướng dẫn đệ tử của Ngài phải luôn quán sát như vậy. Đức Thế Tôn cho Saccaka biết trong pháp hội của Ngài có hai hạng đệ tử: Thứ nhất là hạng thành tựu vô úy do tuệ tri thân 5 uẩn không phải là tôi, của tôi, hay tự ngã của tôi;hạng đệ tử thứ hai là sau khi thấy chân chánh với trí tuệ, giải thoát tất cả các chấp thủ, thành tựu ba vô thượng là vô thượng kiến, vô thượng đạo, vô thượng giải thoát.

10. Đại Đức Minh Chơn đã chia sẻ tích truyện Pháp Cú

Qua tích truyện Pháp Cú 178, công tử Kala con của ông Cấp Cô Độc chứng quả Dự Lưu đã nói lên lời hoan hỷ và tán thán đạo quả này “Quả Dự Lưu tối thắng”. Đại đức đã dẫn chứng nhiều bài kinh nói đến đạo quả Dự Lưu và phân tích những đặc điểm mà vị thể nhập quả Dự Lưu có được, và nhiều lợi ích thiết thực từ quả vị đầu tiên này: Đoạn được ba hạ phần kiết sử và dứt hẳn 3 đường ác.

Đồng thời trong chương trình tu học mùa An cư năm nay còn có phần đại chúng Tăng Ni chia sẻ nhân duyên xuất gia. Mỗi vị đến với giáo pháp bằng một nhân duyên khác nhau, nhưng đều thể hiện rõ chí hướng xuất gia thật là cao thượng, đều sự giải thoát tự thân cũng như lợi ích cho mọi người. Do nghiệp lực, nhiều vị vẫn chưa thắng phục được sợi dây ràng buộc của nghiệp duyên nhiều đời, nhưng may thay nhờ có thầy là vị tri thức hướng dẫn dìu dắt, và chư huynh đệ đồng tu đã hỗ trợ, cuối cùng đều định hướng trong kiếp này với đạo quả giải thoát là DLưu,phụng sự chúng sanh để đền ơn Tam bảo, báo đáp công đức lớn lao của thầy trong muôn một.

Tóm lại, trong mùa an cư năm nay, Tịnh xá Ngọc Viên đã hội đủ nhân duyên lành để tiếp tục tổ chức thành công một mùa An cư như Pháp, như Luật. Ba tháng an cư chỉ là 1/ 4 chặng đường trong một năm,3 /4 chặng đường còn lại, các hành giả phải luôn duy trì chánh niệm, tỉnh thức để đời sống phạm hạnh không bị sứt mẻ, không bị mai một trong tương lai. Chính sự hoàn thiện phẩm hạnh xuất gia sẽ là chỗ nương ta cho số đông được lợi ích theo tinh thần của Đức Phật, Đức Tổ sư.

Đức Tổ sư đã khẳng định: "Đạo Phật không phải là học Phật mà phải thực hành đưa đến đạo quả giác chơn". Ngài dạy chúng ta không nên học suông như cái đãy đựng sách mà học phải đi đôi với hành. Như vậy, ngoài việc tiếp thu tri thức từ nơi các vị thầy khả kính, chúng ta phải n lực tu tập để đoạn trừ phiền não, tập khí nhiều đời đã theo đuổi như bóng với hình.