Báo cáo khóa tu Ni giới Phân đoàn 2 - GĐ IV, lần thứ 13

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Kính lạy chư Phật Pháp Tăng mười phương ba đời ,

Kính lạy Tổ sư Minh Đăng Quang khai sáng Đạo Phật Khất Sĩ Việt Nam,

Ngưỡng bái bạch quí Ni trưởng, Ni sư, Sư c ô cùng thiền đường đại chúng,

Thật là hạnh phúc, Tịnh xá Ngọc Thành đủ duyên lành mở khoá tu truyền thống lần thứ 13 do chư Ni Phân đoàn 2, trực thuộc Giáo đoàn IV tổ chức, tiếp nối ngọn đèn chân lý theo phương châm: “Nối truyền Thích-ca Chánh pháp, Đạo Phật Khất sĩ Việt Nam”, thực hiện “Cái sống là phải sống chung / Cái biết là phải học chung/ Cái linh là phải tu chung” .

Pd2 Lan13 13

Thậy vậy, được tắm mình trong giáo pháp Như Lai, thực hành giới luật quy c thiền môn, làm trách nhiệm của người con Phật, cũng là trưởng dưỡng pháp bảo thăng hoa để hoàn thành bổn nguyện.

Khoá tu được tổ chức ngày 01 đến 8 tháng 11 năm Bính Thân (nhằm 29/11/2016 - 05/12/2016)

Số lượng 25 hành giả gồm: 16 Tỳ-kheo-ni, 02 Thức -xoa, 05 Sa-di- ni, 02 tập-sự đến từ 12 trú xứ.

I. Ban Tổ chức

- Chứng minh: NT. Lan Liên, NT . Khoa Liên, NT. Ánh Liên.

- Giáo thọ: NT. Khoa Liên, NS . Tuyết Liên

- Điều phối: SC. Hoà Liên

- Kiểm soát: SC. Duyên Liên

- Thư ký: NS. Ý Liên, SC . Huệ Liên

- Hộ thiền: SC. Hóa Liên và chư Ni TX. Ngọc Thành

II. Thời khoá tu tập

Khoá tu được khai giảng vào lúc 18 giờ 30 ngày 01/11/Bính Thân. Sau khi niệm hương bạch Phật, đọc kinh cầu nguyện cho khoá tu , Ni trưởng Lan Liên - trụ trì TX . Ngọc Vân, chứng minh khoá tu , ban đạo từ sách tấn đại chúng: “Vì bệnh duyên tôi không thể tham dự xuyên suốt khóa tu, tôi khuyên nhắc chư Ni hãy tinh tấn tu học và thanh tịnh trong các thời khoá, chúc khóa tu thành tựu viên mãn”. Sau đó Ni trưởng đọc nội quy và chúc phúc cho đại chúng.

Ngày thứ nhất đến ngày thứ sáu, mỗi ngày đều có 5 thời tu tập: Hai thời tụng kinh khuya và tối (tụng Sám Hối Hồng Danh, Kinh Di Giáo), 5 thời thiền toạ mỗi thời 60 phút, 2 thời thiền hành mỗi thời 30 phút. Sáng học C hơn lý, chiều học luật Khất sĩ, thêm 60 phút pháp đàm. Đặc biệt vào lúc 24 giờ đến 1 giờ sáng thiền toạ, y theo thời khắc biểu của đ ức Tổ sư đã dạy.

Pd2 Lan13 3

Đến ngày thứ bảy, cuối khoá, t hực hành theo dấu chân xưa: “Những buổi sáng trên con đường thiên lý / Êm như mơ đoàn Khất sĩ trì bình”.

Đoàn cứ đi, đi mãi, mọi người tuần tự tuần tự để bát với tấm lòng thành, kính dâng phẩm thực cúng dường. Ngọ thời đến, Phật tử hoan hỷ đón nhận lời pháp vi diệu thâm sâu làm hành trang trong cuộc sống.

III. Nội dung tu tập

Pd2 Lan13 12

Việc học Chơn lý có sự thay đổi. Ban Giáo thọ hướng dẫn đọc, học lại từ đầu. Những quyển Chơn lý được chư Ni phụ trách như sau:

- Ngày 2/11 NT. Khoa Liên đọc Chơn lý số 1: Võ trụ q uan

- Ngày 3/11 NS. Kiến Liên đọc Chơn lý số 2: Ngũ uẩn

- Ngày 4/11 SC. Ý Liên đọc Chơn lý số 3: Lục căn

- Ngày 5/11 SC. Hoà Liên đọc Chơn lý số 4: Thập nhị n hân duyên

- Ngày 6/11 NS. Tuyết Liên đọc và giảng Chơn lý số 5: Bát chánh đạo (cho chư Ni và Phật tử),

NS. Duyên Liên đọc tiếp tục Chơn lý vào buổi chiều.

- Ngày 7/11 SC. Nguyên Liên và SC . Diệu Liên đọc Chơn lý số 6: Có và k hông.

Được Ni sư Tuyết Liên tận tình giảng dạy, chư Ni thấy được sự liên kết, hiểu được nguồn gốc của võ trụ quan, sự tiến hoá của nhân loại, sự hình thành con người qua ngũ uẩn (sắc, thọ, tưởng, hành, thức) . Nguyên nhân sanh ra lục căn của nước đất, cỏ, cây, thú, người, Trời, Phật và nhân duyên sanh ra cõi đời, có mười hai pháp, hằng chuyền níu nhau mãi, do đó chúng sanh mới có, mới khổ, rồi sau khi có khổ là tấn hoá hay tiêu diệt tuỳ theo trình độ nhận thức của mọi loài. Muốn được tấn hoá đi lên là phải học pháp gì? Đến đây, Tổ dạy hãy nương theo bát chánh đạo tức là tám cách hành đạo, theo lẽ chánh của bậc thượng nhân, vi diệu vô cùng. Đó là trang bị bị cho mình một manh áo giáp chơn như, để khi vào đời thấy rõ được pháp “Có và không”. Pháp có lý có sự, sự để nuôi thân, lý để nuôi trí. Lý có ác có thiện, sự cũng có ác có thiện. Vì vậy, sự khổ của chúng sanh bởi có không, thiện ác, lý sự, nên Phật chỉ ra thêm pháp giải thoát kêu là đạo.

“Đời không đạo nên đời loạn khổ

Đạo ở đời thật chỗ yên vui”.

Buổi chiều học luật, Ni sư Tuyết Liên cho hành giả thấy hiều được một phần nào trí tuệ siêu tuyệt của Tổ, những pháp Sa -si I, pháp học Sa-di II, Pháp học Sa - di III của những vị mới thọ mười giới đều cần phải biết qua, cần học thuộc lòng để làm hành trang cho cuộc đời tu khi gặp phải những chướng duyên.

Đến 60 phút pháp đàm, Ni chúng trình lên chư Tôn đức Ni những điều tâm đắc, những thắc mắc, những ưu tư khắc khoải trong pháp học pháp hành, để cùng nhau chia s , huân tu.

IV. Sinh hoạt, đời sống và ẩm thực

Tịnh xá Ngọc Thành tuy ở nơi chốn đông dân nhưng không ồn náo. Những chậu kiểng, khóm hoa tạo nên khí sống thanh nhẹ, thoáng mát làm tăng vẻ đẹp chốn thiền môn, nhất là t hiền đường được trang bị máy điều hoà nên đại chúng tu tập không bị ảnh hưởng thời tiết, liêu cốc đủ phương tiện để phục vụ cho chư Ni an tâm tu học.

Bên cạnh đó còn tấm lòng bao dung, chịu thương chịu khó của Ni sư trụ trì và chư Ni tại trú xứ, quan tâm sức khoẻ của hành giả nên đã lo thức ăn, nước uống giàu chất dinh dưỡng để hộ thiền, hành giả có sức khoẻ, khinh an trong thiền quán.

Pd2 Lan13 7

Pd2 Lan13 9

Pd2 Lan13 10

Nhìn chung khoá tu bao giờ cũng có 2 điểm ưu và khuyết.

- Ưu điểm: BanT ổ chức khoá tu luôn luôn thể hiện tinh thần đại thể cao độ, nhất là Ni sư trụ trì luôn gánh nặng pháp đối nội, đối ngoại dù lớn tuổi nhưng sức khoẻ, tháo vát, luôn có cái nhìn thân hữu vô ngại đối với mọi người, không hề biếng trễ trong thời khoá.

Bên cạnh đó, chúng con còn nhận thấy 2 vị T rưởng lão Ni thân yếu gầy, cao niên nhưng luôn thể hiện năng lượng tu tập , NS. Tuyết Liên - vị giáo thọ tri thức uyên thâm, sức khoẻ khả quan, giàu kinh nghiệm tu tập, chư vị đã hỗ trợ năng lượng cho hàng hậu bối có cái nhìn thâm tín về giáo pháp Tổ s ư. Một vài chư N i trưng cầu ý kiến tâm đắc của mình để hội chúng cùng học hỏi.

- Khuyết điểm: Các thiền sinh phần nhiều là tân T -kheo-ni, Thức-xoa, S a-di-ni, tập sự còn yếu về kiến thức Phật học nên không mạnh dạn nêu lên những câu hỏi trong giờ học tập, một vài chư Ni chưa thanh tịnh khẩu ý trong thời gian tu.

- Buổi chiều lễ Bế giảng, dưới sự chứng minh của quý Ni t rưởng Tịnh xá Ngọc Vân, Tịnh xá Ngọc Ẩn, Tịnh xá Ngọc Quang, Ban Thư ký đọc bản báo cáo kết quả tu học trong tuần. Kế đến, các hành giả nêu lên những điều tâm đắc, những sở học của mình, những mơ ước của mình trong những khoá tới, những giọt nước mắt thấm nhuần đạo vị, tiếc rằng sao thời gian nhanh quá ! Tiếp theo là thời tụng kinh hồi hướng hoàn mãn.

Khoá tu truyền thống được khép lại lúc 16 giờ với niềm hỷ lạc và ước mong được dự thêm nhiều khoá tu hầu lợi ích cho thân tâm của mỗi hành giả.

Nam Mô Hoan Hỷ Tạng Bồ Tát Ma Ha Tát.