Báo cáo tổng kết khóa "Bồi dưỡng đạo hạnh" do Hệ phái tổ chức lần 1

IMG 1355 Copy

BAN TỔ CHỨC

1. BAN CHỨNG MINH

HT. Giác Tường -Ủy viên Thường trực HĐCM, Giáo phẩm Chứng minh Hệ phái.

HT. Giác Phúc – Thành viên HĐCM, Giáo phẩm Chứng minh Hệ phái.

HT. Giác Lai – Thành viên HĐCM, Giáo phẩm Chứng minh Hệ phái.

HT. Giác Cầu - Thành viên HĐCM, Giáo phẩm Chứng minh Hệ phái.

2. BAN TỔ CHỨC

HT. Giác Toàn (Phó Chủ tịch HĐTS GHPGVN, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Giáo dục Tăng Ni Trung ương, Giáo phẩm Thường trực Hệ phái, Trụ trì Pháp viện Minh Đăng Quang) Trưởng ban Tổ chức

HT. Giác Giới (Phó ban Tăng sự Trung ương GHPGVN, Trưởng ban Thường trực Giáo phẩm Hệ phái): Phó ban Tổ chức

HT. Giác Hà (Phó Ban Trị sự GHPGVN TP. HCM, Giáo phẩm Hệ phái): Phó ban Tổ chức

HT. Giác Pháp ( Phó thư ký Ban Tăng sự TWGHPGVN, Chánh thư ký Hệ phái): Phó ban Tổ chức

TT. Minh Thuấn (Giáo phẩm Giáo đoàn IV, Phó Trụ trì Pháp viện Minh Đăng Quang): Kiểm soát

TT. Minh Hóa (Ủy viên Ban Trị sự GHPGVN TP. HCM, Phó Thư ký Hệ phái, Phó trụ trì Pháp viện Minh Đăng Quang): Phó ban Tổ chức

TT. Giác Minh (Giáo phẩm Hệ phái, Tri sự phó Giáo đoàn II): Giám luật

ĐĐ. Giác Hoàng (Ủy viên HĐTS GHPGVN, Phó Thư ký Hệ phái): Chánh Thư ký

ĐĐ. Minh Liên (Thư ký Pháp viện Minh Đăng Quang): Phó Thư ký

ĐĐ. Minh Điệp (Ủy viên BHPTW, thư ký GĐ. VI): Ủy viên Thư ký

LỊCH GIẢNG CỦA CHƯ TÔN ĐỨC GIÁO THỌ

Mùng 6 (Thứ Ba): Luật Khất sĩ (HT. Giác Giới & ĐĐ. Minh Viên)

Bài 1: Giới thiệu tổng quan về cuốn “Luật nghi Khất sĩ” và “Luật Khất sĩ”

Bài 2: Giới thiệu và triển khai kệ “Thập lục hạnh” của Tổ sư

Mùng 7 (Thứ Tư): Bài học Sa-di (HT. Giác Pháp & ĐĐ. Giác Nhẫn)

Bài 1: Giới thiệu tổng quan về Bài học Sa-di, bài “Môn oai nghi” và “mười giới tập sự”

Bài 2: Sa-di thờ thầy

Mùng 8 (Thứ Năm): Bài học Khất sĩ và kệ tụng (HT. Giác Thành & ĐĐ. Minh Điệp)

Bài 1: Nghi thức cúng ngọ

Bài 2: Ba bài thọ bát

Mùng 9 (Thứ Sáu): Kệ giới & Diệt lòng ham muốn (TT. Giác Tây& ĐĐ. Giác Nhuận /Nhường)

Bài 1 và 2: Kệ giới

Mùng 10 (Thứ Bảy): Chơn lý “Khất sĩ” (HT. Giác Toàn & ĐĐ. Minh Liên)

Ngày 11 (Chủ Nhật): Lịch sử và giáo lý cơ bản (TT. Giác Duyên &ĐĐ. Giác Phổ)

(Đối với các Tăng Ni thọ giới đàn TRÍ ĐỨC năm nay sẽ thi tuyển tại Giới trường do Ban Tổ chức quy định).

Ngày 12 (Thứ Hai): Sách tấn và Ôn tập /viết cảm tưởng (HT. Giác Hà & ĐĐ. Giác Hoàng)

Sáng 13 (Thứ Ba): Lễ Bế mạc

LỊCH TRỰC CỦA CÁC VỊ QUẢN CHÚNG

TT. Giác Minh: Tối mùng 5 đến mùng 10.

ĐĐ. Giác Phổ (GĐ III): Chiều mùng 10 đến hết ngày 12.

ĐĐ. Giác Nhuận (GĐ III): Chiều mùng 5 đến chiều mùng 7 và mùng 9.

ĐĐ. Giác Nhẫn (GĐ V): Ngày mùng 6 đến mùng 10.

ĐĐ. Minh Viên (GĐ I): Chiều mùng 5 đến sáng13.

ĐĐ. Minh Khải (GĐ I): Chiều mùng 5 đến sáng13.

ĐĐ. Minh Điệp (GĐ VI): Chiều mùng 5 đến sáng 13.

NS. An Liên (Phân đoàn 2): Chiều mùng 5 đến sáng 13.

NS. Lãnh Liên (Giáo đoàn III): Sáng mùng 9 đến sáng 13.

NS. Phấn Liên (Phân đoàn NT. Ngân Liên): Chiều mùng 5 đến sáng 7.

SC. Hạnh Liên (Ni giới Giáo đoàn IV): Mùng 6 đến sáng13.

SC. Dũng Liên (Phân đoàn 1): Chiều mùng 5 đến sáng 13.

SC. Tuyền Liên (Ni giới thuộc Giáo đoàn III): Chiều mùng 5 đến sáng 13.

SC. Hoa Liên (Ni giới thuộc Giáo đoàn III): Sáng mùng 9 đến sáng 13.

SC. Phước Liên (Ni giới Giáo đoàn I): Chiều mùng 5 đến sáng 13.

THỜI KHÓA BIỂU

BUỔI SÁNG

03.45                            Thức chúng

04.00 – 05.00                Tụng kinh & Thiền tọa

05.00 – 05.                    Tập thể dục & Chấp tác

05.30 – 06.15                Điểm tâm

07.30 – 09.30                Học pháp

09.30 – 10.15                Hành đường / Học bài

10.30 – 12.00                Thọ trai

BUỔI CHIỀU

01.30 – 03.30                Học pháp

03.30 – 04.00                Giải lao

04.00 – 05.00                Dò bài / Trùng tụng Chơn Lý

05.00 – 06.00                Vệ sinh

BUỔI TỐI

06.00 – 06.45                Thiền tọa

07.00 – 07.45                Tụng kinh

08.00 – 09.30                Sám hối

10.00                            Chỉ tịnh

DANH SÁCH KHÓA SINH

1. Khóa sinh Tăng

- Sa di chuẩn bị thọ giới Tỳ kheo:            39 vị

- Sa di không thọ giới                             99 vị

- Tập sự:                                               34 vị

- Tổng cộng:                                          172 vị  

2. Khóa sinh Ni

- Thức xoa:                                           34 vị

- Sa di ni:                                              29 vị

- Tập sự ni:                                           33 vị

- Tổng cộng:                                          96 vị

Tổng cộng: 268 khóa sinh

BAN CHỨC SỰ

(Hướng dẫn và đồng tu)

1. Trưởng ban:                                   HT. Giác Toàn

2. Phó ban:                                       TT. Minh Hóa

4. Trưởng Ban Quản chúng:                ĐĐ. Giác Hoàng

5. Thư ký:                                          ĐĐ. Minh Liên, ĐĐ. Minh Điệp

6. Ban Quản chúng Tăng:                   ĐĐ. Giác Phổ, ĐĐ. Giác Nhường,

ĐĐ. Minh Nghi, ĐĐ. Giác Thăng, ĐĐ. Minh Viên, ĐĐ. Minh Phú, ĐĐ. Minh Khải.

7. Ngoại hộ:                                       ĐĐ. Minh Thái, ĐĐ. Minh Thọ.

8. Trực kẻng:                                     TK. Minh Thưởng.

9. Âm thanh:                                      SD. Minh Tùng

10. Tổ 1: GĐ. II & GĐ. III. Tổ trưởng  & Tổ phó: SD. Giác Thức, SD. Minh Nhân

11. Tổ 2: GĐ. I, IV, V, VI. Tổ trưởng & Tổ phó: SD. Minh Hậu, Giác Minh Hưng

12. Ban Quản chúng Ni:                   NS. An Liên, NS. Dũng Liên, NS. Lãnh Liên,

                                                         NS. Phấn Liên, NS. Hạnh Liên, SC. Hoa Liên

                                                         SC. Phước Liên, SC. Tuyền Liên

NỘI DUNG HỌC TẬP

- Ngày thứ nhất

Để Khóa Bồi dưỡng Đạo hạnh diễn ra trang nghiêm, Ban tổ chức đã thành tâm cung thỉnh chư Tôn Hòa thượng chứng minh, chư Tôn đức Giáo phẩm Hệ phái, chư Tôn đức Tăng Ni đồng quang lâm về thiền đường PV. Minh Đăng Quang để chứng minh cho 268 khóa sinh đảnh lễ khánh tuế và chính thức làm lễ khai mạc. Sau lời tuyên bố khai mạc HT. Giác Toàn, Ban thứ ký đã kính trình chư Tôn đức về số lượng Khóa sinh gồm 267 vị, cung an ban chức sự, nội dung tu học và lịch trực của ban quản chúng để đại chúng đồng liễu tri. Sau đó, các khóa sinh đảnh lễ dâng lời phát nguyện tu tập. Và trong sự tùy hỷ đó, HT. Giác Giới đã ban đạo từ chứng minh và sách tấn chư hành giả nỗ lực tu học để tăng trưởng đạo hạnh.

Sau khi kết thúc lễ khai mạc, HT. Giác Giới đã quang lâm giảng đường giảng dạy về Tổng Quan Luật Nghi Khất Sĩ cả buổi sáng và chiều. Hòa thượng đã phân tích quyển Luật Nghi Khất Sĩ là kết tập từ 9 quyển trong số 69 quyển Chơn Lý của đức Tổ sư. Đây là phần dành riêng cho hàng xuất gia tu tập từ cương giới Sa di cho đến Tỳ kheo. Ngang qua Luật Nghi Khất Sĩ, Hòa thượng đã trích dẫn nhiều đoạn kinh văn để làm sáng tỏ lời ý pháp của Tổ sư khế hợp lời Phật dạy. Buổi học này đã mang đến cho khóa sinh nhiều nhận thức đúng đắn về pháp và luật để việc định hướng cho con đường tu hành hết nghi ngờ. Từ đó, chư hành giả tinh tấn tu tập làm tam nghiệp trong sạch, trao dồi trí tuệ trên định hướng của mình mà đạt nhiều lợi ích an lạc.

- Ngày thứ hai

Buổi sáng: HT. Giác Pháp dạy về Tổng Quan Môn Oai Nghi, buổi chiều: ĐĐ. Giác Nhẫn dạy về Bài Học Sa Di. Đây là phần căn bản trong đời sống tu học của người Sa di tập sự. Vì như trong trong môn Oai nghi đã ghi rõ: người làm Sa di mà chẳng biết bổn phận Sa di thì không cho thọ giới Cụ túc. Chính vì lẽ đó, HT. Giác Pháp đã triển khai rất kỹ về 24 thiên oai nghi trong Luật tạng và được Tổ sư khéo léo lược giảng còn 19 thiên và thêm thắt một vài ý pháp cho phù hợp với căn cơ của người Việt Nam ta. Thông qua đó, Hòa thượng dạy rằng học môn oai nghi không phải để trả bài thọ giới đắp y mà là để ứng dụng tu hành hoàn thiện cung cách của người tu. Tiếp nối nội dung đó, ĐĐ. Giác Nhẫn đã phân tích rõ nét về ý nghĩa của danh từ Sa di và triển khai Bài học Sa di vốn là một ý thức không thể thiếu của người mới nhập đạo. Trong đó, Đại đức nhấn mạnh: Người Sa di phải chọn thầy cho chơn chánh để cầu pháp và sống lâu bên thầy, không tách thầy quá sớm mà phải bị vấp ngã giữa dòng đời ác trược này.

- Ngày thứ ba

Buổi sáng: HT. Giác Thành (GĐ. III) dạy về Kinh Cúng Ngọ. Đây là bản kinh tụng duy nhất được thọ chính đức Tổ sư biên soạn và trì tụng khi Ngài còn dẫn đoàn du tăng hành đạo khắp nơi. Bản kinh này là sự gắn kết nhất quán trong nghi thức thọ trì của người Khất sĩ dùng chung cho các Giáo đoàn Tăng và giáo đoàn ni trong Hệ phái. Hòa thượng đã giảng dạy kỹ càng từng lời kinh, từng câu kệ để các khóa sinh thấu hiểu nghĩa lý ẩn tàng trong đó. Nhờ thấu hiểu tỏ tường nên việc trì tụng của đại chúng mỗi ngày sẽ càng thêm tinh tấn. Bài kinh này khuyên nhắc người xuất gia phải ý thức tu hành để đền đáp công ơn người tín chủ cúng dường và trong giờ chú nguyện phải chú tâm tỉnh giác để thành tâm cúng dường phẩm vật lên ngôi Tam bảo chứng minh, đồng thời cầu nguyện cho âm siêu dương thới.

Buổi chiều: ĐĐ. Minh Viên, ĐĐ. Minh Khải, ĐĐ. Minh Điệp chia sẻ kinh nghiệm tu học đến với toàn thể đại chúng. ĐĐ. Minh Viên nhắn gửi: người tu như những viên đá để chung xáo trộn cho bể hết góc cạnh trở nên tròn láng thì đi đến chỗ nào cũng được. Đó là hình ảnh ẩn dụ cho người tu hành phải phá bỏ đi cái bản ngã, tâm nhỏ nhen để tâm hồn dịu mát thanh cao, khi ấy ta có đên trú xứ nào cũng tu học được dễ dàng. ĐĐ. Minh Khải chia sẻ về tinh thần tu tập qua ý pháp “nên tập sống chung tu học” được tôn trí giữa giảng đường. Đây là pháp ý được trích dẫn trong Chơn Lý. Đại đức tỏ bày cho đại chúng lắng nghe về việc gì nên làm và không nên làm. Cần nhất là phải tập sống chung hòa hợp, đồng tu giới luật và thực hành giáo pháp, có như vậy Tăng Ni trong hệ phái mới đạt được sự an lạc trong những ngày đồng tu phạm hạnh. Và ĐĐ. Minh Điệp cũng chia sẻ về tinh thần cần cầu học tập của người tập sự xuất gia. Khi tham dự khóa tu, khóa sinh nên tuân thủ nội quy, thời khóa và tuân thủ tuyệt đối sự hướng dẫn của Ban Quản chúng để không phụ công ơn của Ban tổ chức khóa tu.

- Ngày thứ tư

Buổi sáng: TT. Giác Tây giảng dạy về Kệ giới, buổi chiều: ĐĐ. Giác Nhuận – GĐ. III dạy phần tiếp theo. Đây là bài học về giá trị của giới luật và phân tích rõ nét về hình tướng của 10 giới nghĩa dành cho lớp Sa di. Nhị vị Giảng sư đã trình bày phần chú giải Kệ giới thông qua việc trích dẫn các đoạn kinh điển nhà Phật gồm cả hai truyền thống Bắc truyền và Nam truyền nhằm để nêu lến mối tương quan giữa Chơn Lí và kinh Phật. Ngày học này đã mang đến cho hành giả nhận thức rõ ràng về tầm quan trọng của giới luật. Như trong kệ Giới đã nêu rõ: Giới là nguồn cội của đạo Phật, giới còn thì đạo Phật còn, giới mất thì đạo Phật phải mất. Do đó, đại chúng Tăng Ni cần phải tuân thủ giới luật, khéo léo thọ trì không để phát sanh một tội lỗi nào. Có như vậy, bản thể Tăng bảo mới phát sanh, góp phần làm chấn hưng Phật pháp, ngăn chặn các ác pháp vốn dễ xâm nhập vào chốn thiền môn trong thời đại này.

- Ngày thứ năm

Buổi sáng: HT. Giác Toàn- Trưởng Ban Tổ chức đã thùy từ bi mẫn quang lâm pháp tòa để giảng dạy cho chư hành giả khóa sinh được học hiểu quyển Chơn Lý Khất Sĩ. Từ Khất Sĩ là một trong số các từ có tầng số xuất hiện nhiều nhất trong bộ Chơn Lý của đức Tổ sư. Thuật ngữ này không chỉ dùng làm danh từ riêng cho Hệ phái mà còn là pháp ý của chư Phật ba đời. Khất sĩ là để chỉ cho người xuất gia cầu học giáo pháp và tùy duyên hóa độ ở khắp nơi cùng xứ. Hòa thượng khuyên nhắc các khóa sinh phải đón nhận ý pháp này để xả thân cầu đạo và thực hành giới luật Tăng đồ nhà Phật theo con đường Tổ thầy đã khai mở. Hòa thượng dạy rằng: nội hàm của từ khất sĩ là chơn lý của võ trụ, tất cả chúng sanh kẻ thì xin vật chất để nươi thân, người thì xin tinh thần để nuôi trí. Mục đích của việc xin là trau dồi tâm trí học hành để răn lòng tội lỗi, dứt bỏ cái ta đơn độc khổ não, đi xin để giải thoát phiền não, hun đúc trí tâm, làm gương để dạy đạo. Hòa thượng đúc kết: Giáo lý khất sĩ là trung đạo, đưa người từ địa vị pham phu đắc lành lên Thánh quả. Do đó, trong khóa tu, các Tập sự Sa di cả Tăng lẫn Ni đều phải thực hành hạnh tu đơn giản thanh bần và tinh thần sống chung hòa hợp theo đúng chân dung người khất sĩ.

Buổi chiều: ĐĐ. Minh Liên triển khai phần tiếp theo của quyển Chơn Lí này. Trong đó các nội dung Phân bậc Khất sĩ, Mục đích Khất sĩ, Giá trị của hạnh Khất sĩ cũng được Đại đức phân tích rõ ràng. Sau đó, HT. Giác Phúc- Giáo phẩm chứng minh khóa tu cũng đã quang lâm sách tấn đại chúng tinh tấn tu hành. Và nhị vị HT. Thiện Tánh và HT. Như Tín, nhân chuyến kiến đàn đại giới đàn Trí Đức tại chùa Huê Nghiêm II cũng đã quang lâm thăm viếng và ban huấn từ chứng minh công đức tu tập của các khóa sinh.

- Ngày thứ sáu

Buổi sáng: HT. Giác Lai- Viện chủ PV. Minh Đăng Quang đã quang lâm sách tấn các khóa sinh qua một vài câu hỏi đầy thiền ý. Thông qua đó, Hòa thượng dạy chư Tăng Ni trở về đây được thọ dụng giáo pháp qua những lời giảng dạy của ban Giáo thọ. Đó là một phước báu vô cùng lớn lao không phải ai cũng có. Tuy nhiên, thọ dụng được bao nhiêu, hưởng được an lạc bao và lợi ích bao nhiêu là còn tùy vào sự nỗ lực cầu học của đại chúng. Tiếp lời Hòa thượng, Ban Quản chúng đã chia sẻ tóm tắt về cuộc đời của đức Tổ sư Minh Đăng Quang. Các nét chính từ khi đản sanh, xuất gia, thành đạo và vắng bóng,

cũng như những đóng góp của Tổ sư cho đạo pháp và chúng sanh cũng được chia sẻ rõ nét.

Buổi chiều: ĐĐ. Giác Phổ giảng dạy về lịch sử đức Phật và giáo lý căn bản. Như chúng ta được biết, cuộc đời đức Phật là cả một trang sử tuyệt vời có thể làm mô phạm đạo đức cho toàn nhân loại. Do đó, ban Tổ chức cung thỉnh Đại đức Giác Phổ giảng giải sơ lược về cuộc đời đức Phật qua những nét chính từ đản sanh đến thành đạo và từ thành đạo đến Niết bàn. Buổi học vô cùng sinh động thông qua hệ thống máy chiếu và những điểm nhấn bởi những câu hỏi liên hệ trong đề tài của Đại đức chủ giảng khiến cho chư hành giả tiếp thu trọn vẹn ý pháp.

- Ngày thứ bảy

Buổi sáng: HT. Giác Hà- Phó Ban tổ chức khóa Bồi dưỡng đạo hạnh đã quang lâm giảng đường và sách tấn chư hành giả bằng những lời tán thán vô cũng hoan hỷ. Ý pháp của Hòa thượng gói gọn trong những hình ảnh ẩn dụ của một người thợ làm vườn khéo cắt bỏ những cành hư và những trái non không cần thiết. Vì để cành lá mọc um tùm mà thân cây ốm o thì cây không thể nào đứng vững. Cũng vậy, người mới tu phải khéo uốn nắn tâm ý thu thúc vào giới luật và oai nghi, có như vậy giới thân huệ mạng mới được lớn mạnh, đời sống mới gắn chặt trong giáo pháp tổ thầy.

Sau lời chứng minh giáo huấn của Hòa thượng, các khóa sinh làm bài kiểm tra thu hoạch về sự tiếp thu giáo lý kinh luật trong suốt một tuần qua.

Buổi chiều: ĐĐ. Giác Hoàng – Chánh thư kí khóa tu sách tấn chư huynh đệ Tăng Ni và giảng giải nghĩa lý cho 50 câu hỏi trắc nghiệm.

NỘI DUNG CÁC GIỜ TU

Ngoài việc học giới và kinh sách ra, Ban Quản chúng còn hướng dẫn các khóa sinh tu tập đều đặn theo thời khóa với 4 nội dung chính:

- Tụng kinh:

Do khuôn khổ trong cương giới Sa di – tập sự, nên trong buổi sáng và tối, Ban Quản chúng hướng dẫn các khóa sinh trì tụng các bài kinh trong Nghi Thức Tụng Niệm, Kinh Pháp Cú, các bài Văn Uyển và các bài Kệ tụng trong Luật Nghi Khất Sĩ. Đây là những bài kinh tụng quen thuộc và mang đậm bản chất của Hệ phái vì những bài này đo chính đứcc Tổ sư Minh Đăng Quang và các đức Thầy soạn thảo. Thông qua các buổi tụng kinh, Ban Quản chúng hướng dẫn cách bắt nhịp và tụng bằng chất giọng thuần Việt theo cách thức biệt truyền của Hệ phái. Các cách chắp tay, kỉnh xá, đảnh lễ và oai nghi an tọa cũng được hướng dẫn chu đáo. Đây là định hướng để thuần nhất nghi thức tụng niệm của Hệ phái cho cả Giáo đoàn Tăng và Ni.

- Hành thiền

Thiền là linh hồn của Phật giáo. Nhờ thiền mà thái tử Tất Đạt Đa chứng đắc quả Chánh đẳng giác, nhờ thiền mà đức Tổ sư thể nhập chơn lý để nối truyền Thích Ca chánh pháp. Do đó, trong khóa bồi dưỡng này, ban Quản chúng hướng dẫn các khóa sinh thực tập thiền tọa trong buổi sớm mai và buổi chiều hôm. Để nhất quán trong lộ trình thiền tập, ĐĐ. Giác Hoàng đã hướng dẫn đại chúng tu tập thiền qua đề mục hơi thở. Với tâm tư lắng dịu, người hành giả ghi nhận hơi thở vào ra qua điểm xúc chạm bằng tâm chánh niệm. Những gì xao động trong tâm ý, khó chịu hay đau nhức về thân đều phải ghi nhận lấy rồi trở về hơi thở ra vào. Đây là phương pháp hành thiền căn bản để các huynh đệ sơ cơ thực hành mà đạt được kinh nghiệm trong việc làm chủ tâm ý của mình.

- Cúng ngọ

Với gần 300 hành giả bao gồm lưỡng bộ Tăng Ni, nên Ban Quản chúng hướng dẫn toàn thể đại chúng hòa âm tụng kinh chú nguyện và thực hiện phép ăn hòa chúng. Đây là thời khắc tiếp xúc với nguồn hạnh phúc từ phẩm vật, tuy nhiên cần phải thực tập chánh niệm để ghi nhận các trạng thái tâm tham, tâm sân, tâm si trong từng muỗng cơm đều đặn. Thực hiện cách ăn hòa chúng này là thực hiện nề nếp mà Tổ thầy đã từng thể hiện trên đường du phương hành đạo. Nét đẹp trong bữa ăn hòa chúng tạo nên nét đặc trưng “muôn người hòa hiệp như in một người” nên phép ăn này được hành trì trong giờ thọ trai suốt 7 ngày tu học.

- Sám hối

Sau một ngày tu học, để cho chư hành giả được trong sạch lỗi lầm, Ban Quản chúng giành 1 tiếng rưỡi đồng hồ để chứng minh và giáo giới cho những trường hợp sai phạm.

Nhìn chung, trong khóa tu, các khoa sinh không vi phạm những giới điều trọng đại. Các lỗi lầm chủ yếu là do thiếu chánh niệm nên tạo tiếng ồn làm động chúng, các oai nghi phép tắc chưa được thông hiểu nên chưa biết cách ứng xử, các trường hợp giãi đãi ngủ quên giờ tu…. đều được các khóa sinh tác pháp sám hối giữa lưỡng bộ Tăng Ni.

Trong tinh thần tùy hỷ tùy theo những lỗi thô hoặc tế mà ban Quản chúng khéo léo nhắc nhở, chỉ dạy những điều đúng sai để chư hành giả rút ra bài học kinh nghiệm cho mình.

KẾT QUẢ KHẢO BÀI VÀ TRÙNG TỤNG CHƠN LÝ

A. KẾT QUẢ KHẢO BÀI “LUẬT NGHI KHẤT SĨ”

1. Khóa sinh Tăng:

- Nhóm 1: Tập sự

Thuộc bài: 10%, không thuộc: 90 %. Không biết về giáo lý cơ bản.

- Nhóm 2: Sa di 1 năm

Thuộc bài: 80%, có 5 vị không thuộc, số còn lại thuộc tương đối.

- Nhóm 3: Sa di 2 năm trở lên

Thuộc bài: 70%, còn 30% chưa thuộc rành.

- Nhóm 4: Sa di chuẩn bị thọ giới Tỳ kheo

Thuộc bài: 80%, 20 % thuộc chưa rành, có 4 vị không thuộc bài.

2. Khóa sinh Ni:

Qua sự báo cáo chung của Ban quản chúng Ni, thì các khóa sinh Ni thuộc bài khoảng 70%, 30% do đi học Phật học và văn hóa nên chưa thuộc bài.

B. KẾT QUẢ TRÙNG TỤNG CHƠN LÝ

- Khóa sinh Tăng:

STT PHÁP DANH GIÁO ĐOÀN CHƠN LÝ ĐÃ TỤNG
1 G. Minh Phong III Bát Chánh Đạo, Ngũ Uẩn, Võ Trụ Quan, Thập Nhị Nhơn Duyên.
2 G. Minh Mẫn III Võ Trụ Quan, Khất Sĩ
3 G. Minh Túc III Đạo Phật Khất Sĩ

 

- Khóa sinh Ni:

STT PHÁP DANH TỊNH XÁ CHƠN LÝ ĐÃ TỤNG
1 Liên Tuyền Ngọc Đức, PĐ 2, GĐ IV Bát Chánh Đạo, Y Bát Chơn Truyền, Hòa Bình, Thập Nhị Nhơn Duyên
2 Liên Hiếu Ngọc Hiệp, PĐ 2, GĐ IV Bát Chánh Đạo, Y Bát Chơn Truyền
3 Tịnh Minh Ngọc Phúc, PĐ 2, GĐ IV Tánh Thủy, Thập Nhị Nhơn Duyên
4 Liên Hiệp Ngọc Vân, PĐ 2, GĐ IV Tâm
5 Liên Thơ Ngọc Đức, GĐ III Võ Trụ Quan
6 Liên Như Ngọc Hiệp, PĐ 2, GĐ IV Bát Chánh Đạo
7 Liên Minh Ngọc Vân, PĐ 2, GĐ IV Bát Chánh Đạo
8 Liên Thịnh GĐ . I Khất sĩ
9 Liên Viễn GĐ. III Khất sĩ
10 Tâm Thịnh Ngọc Phúc, PĐ 2, GĐ IV Võ Trụ Quan

 

C. KẾT QUẢ KIỂM TRA THU HOẠCH

- Tổng số lượng các bài kiểm tra: 228 bài

- Đánh giá tình hình chung: 12 bài dưới trung bình, 27 bài điểm trung bình, 169 bài khá và 20 bài giỏi.

- Các khóa sinh đạt thành tích cao nhất:

Tăng: 4 vị

HẠNG Pháp Danh Giáo Đoàn Điểm
Nhất Minh Anh IV 57/60 (Trắc nghiệm: 49, viết: 8)
Nhì G.Đăng Nguyện I 56/60 (Trắc nghiệm: 49, viết: 7)
Ba G.Minh Lực III 55/60 (Trắc nghiệm: 47, viết: 8)
Ba Minh Nghiêm V 55/60 (Trắc nghiệm: 47, viết: 8)

Ni: 4 vị

HẠNG Pháp Danh Giáo Đoàn Điểm
Nhất Liên Trân III 57/60 (Trắc nghiệm: 48, viết: 9)
Nhất Liên Ngôn IV- PĐ 1 57/60 (Trắc nghiệm: 49, viết: 8)
Nhì Liên Trinh IV- PĐ 1 55/60 (Trắc nghiệm: 47, viết: 8)
Ba Liên Tuyền IV- PĐ 1 54,5/60 (Trắc nghiệm: 47, viết: 7,5)

 

D. CÁC VỊ CÓ CÔNG HẠNH TỐT ĐƯỢC TUYÊN DƯƠNG

STT PHÁP DANH GIÁO ĐOÀN/ TỊNH XÁ
1 Minh Hậu Giáo đoàn IV
2 Minh Hậu Giáo đoàn V
3 Liên Ngọc TX. Ngọc Phú, PĐ 2, GĐ. IV
4 Hoàng Liên TX. Ngọc Tân, GĐ. I

 

NHẬN XÉT & ĐÁNH GIÁ

Trải qua 7 ngày tu học, nhìn chung các khóa sinh đã có nhiều tiến bộ đáng kể về giới hạnh để trang nghiêm tự thân, góp phần tạo nên những nhân tố để kế thừa tông phong Hệ phái sau này. Tuy nhiên, do còn là hàng sơ cơ bước đầu tu học, nên các huynh đệ Tăng Ni vẫn còn nhiều thiếu sót trong tinh thần tu tập của mình. Sau một tuần lễ sống chung hoa hợp, ban Quản chúng có nhận xét và đánh giá như sau:

a. ƯU ĐIỂM

1. Nhờ sự kiểm soát chặt chẽ của Ban Quản chúng nên các khóa sinh tham gia các thời khóa đông đủ.

2. Thời khóa tu học khít khao giúp đại chúng tu học tinh tấn không bị xao lãng bởi ngoại duyên.

3. Nội dung giảng dạy phong phú tập trung vào những bài học căn bản về pháp và luật cho hàng sơ cơ nên các khóa sinh tiếp thu dễ dàng.

4. Các huynh đệ Tăng Ni có cơ hội sống chung nên thể hiện được tinh thần hòa hợp và học hỏi sách tấn lẫn nhau.

5. Điều kiện ổn định về nơi sinh hoạt, tu tập và sự chăm sóc tận tình của ban ngoại hộ nên các khóa sinh có được sức khỏe dồi dào, tinh thần an lạc để tu học.

b. KHUYẾT ĐIỂM

1. Do bận học ở các trường Phật học và văn hóa nên một số huynh đệ không tham gia xuyên suốt thời khóa trong ngày.

2. Một số khóa sinh vừa mới xuất gia nên chưa thể bắt nhịp được với tinh thần tu chung của ban Quản chúng.

3. Do sự phân hóa về độ tuổi và trình độ văn hóa nên sự tiếp thu các buổi học có sâu cạn khác nhau rõ rệt, điều này thể hiện qua bài kiểm tra thu hoạch cuối khóa.

4. Một số huynh đệ còn giãi đãi không theo một số thời khóa của ban Quản chúng.

5. Đa phần chưa thuộc rành luật nghi và chưa thông hiểu giáo lý căn trong giờ khảo giới.

KẾ HOẠCH KHÓA BỒI DƯỠNG ĐẠO HẠNH LẦN II

Để khóa “Bồi dưỡng đạo hạnh” được vươn dài sức sống làm nơi y cứ cho lớp Sa di, tập sự Tăng Ni trong Hệ phái, nhằm để củng cố giới hạnh và đọa tào thế hệ tại đức kế thừa thế hệ Tổ thầy, nên chư Tôn Giáo phẩm Hệ phái dự kiến sẽ tổ chức khóa “Bồi dưỡng đạo hạnh” lần thứ 2 vào năm sau.

Thời gian: dự kiến tuần lễ cuối cùng của mùa An cư kiết hạ.

Địa điểm: Khóa tu sẽ diễn ra tại đạo tràng đăng cai mùa An cư kiết hạ của Hệ phái.

Kính mời các Sa di, tập sự Tăng Ni hoan hỷ phát tâm trở về tu tập đông đủ.

KẾT LUẬN

Kính bạch chư Tôn Hòa thượng Giáo phẩm chứng minh

Kính bạch chư Tôn đức Giáo phẩm Hệ phái

Kính bạch chư Tôn đức ban Quản chúng và chư huynh đệ Tăng Ni

Sau 7 ngày tu học, các khóa sinh đã trải qua thời gian sống chung an lạc dưới bóng mát của Tổ thầy. Đây là một phước báu hy hữu cho chúng con trong thời đại vật chất tiến bộ nhưng tình thần đạo đức đang xuống cấp.

Với những kết quả đã đạt được trong khóa “Bồi dưỡng đạo hạnh” dành cho Sa di – Tập sự lần đầu tiên này chúng con xin kính trình lên chư Tôn Giáo phẩm lãnh đạo Hệ phái chứng minh. Thông qua bản báo cáo, kính mong chư Tôn đức chỉ đạo và đóng góp ý kiến để xây dựng khóa tu ngày càng hoàn bị hơn. Với những ưu điểm chúng con sẽ có gắp phát huy, còn những khuyết điểm chúng con sẽ cố gắng khắc phục hoàn toàn.

Kính nguyện hồng ân Tam bảo gia hộ chư Tôn đức pháp thể khinh an, chúng sanh dị độ, đạo quả chóng viên thành đề làm con thuyền thanh lương đưa chúng con vượt biển trầm luân cập bến Niết-bàn.

Nam mô Chứng Minh Sư Bồ-tát Ma-ha-tát tác đại chứng minh.