Báo cáo tổng kết khóa tu Truyền thống Khất sĩ lần 7

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Kính bạch Hòa thượng Chứng minh hệ phái chứng minh

Kính bạch Hòa thượng Thiền chủ chứng minh,

Kính bạch chư Tôn Hòa thượng lãnh đạo các giáo đoàn,

Kính bạch chư Thượng toạ, Đại đức Tăng,

Chúng con đại diện cho Ban Thư ký khóa tu xin báo cáo về tình hình tu học và kết quả tu học trong một tuần qua.

1. Đơn vị đăng cai và thời gian

Tịnh xá Ngọc Tường toạ lạc tại P. 6, TP. Mỹ Tho, thuộc Giáo đoàn I do TT. Giác Hảo trụ trì. Tịnh xá là một trong những ngôi đạo tràng có uy tín ở TP. Mỹ Tho, có số lượng Phật tử tham dự các khóa tu Bát Quan Trai, Phật thất trung bình từ 200 - 300 người mỗi đợt. Kiến trúc tịnh xá đẹp, thanh nhã. Các cốc (kuti) bằng gỗ, lợp lá xé được duy trì trong khuôn viên yên bình, toát lên nếp sống đơn giản thanh bần, an tịnh của chư Tăng Khất Sĩ. Thiền đường, trai đường, giảng đường đủ rộng đáp ứng cho một khóa tu quy mô của hệ phái. Phòng ốc dành cho chư Tăng vừa đủ thoáng, sạch sẽ, ngăn nắp. Nói chung, về cơ sở hạ tầng, Tịnh xá Ngọc Tường được xem là Tịnh xá đủ điều kiện để tổ chức những khóa tu mang tính quy mô của hệ phái. Khóa tu lần thứ 7 được Giáo đoàn I đăng cai tổ chức từ mùng 2 đến 9 tháng 3 năm Nhâm Thìn (nhằm 23 - 30/3/2012) được diễn ra thành công tốt đẹp.

2. Ban tổ chức và số lượng

Chư Tôn đức trong hệ phái được cung thỉnh vào Ban Tổ chức với các vai trò sau:

HT. GIÁC NHƯỜNG – Uỷ viên Giám luật Hội đồng Chứng minh GHPGVN, Giáo phẩm Chứng minh Hệ phái, Chứng minh khóa tu.

HT. GIÁC TƯỜNG – Thành viên Hội đồng Chứng minh GHPGVN, Giáo phẩm Chứng minh Hệ phái, Chứng minh khóa tu.

HT. GIÁC TOÀN – Phó Chủ tịch HĐTS GHPGVN, Phó Trưởng ban Thường trực Giáo phẩm Hệ phái, Trưởng ban Tổ chức.

HT. GIÁC GIỚI – Phó ban Tăng Sự TƯ. GHPGVN, Trưởng ban Thường trực Giáo phẩm Hệ phái, Phó ban tổ chức kiêm Thiền chủ.

HT. GIÁC HÀ – Phó ban Từ thiện TƯ. GHPGVN, Giáo phẩm Hệ phái, Trị sự Trưởng Giáo đoàn V, Phó ban Tổ chức.

HT. GIÁC TUỆ – Giáo phẩm hệ phái, đặc trách Kiểm soát.

HT. GIÁC DŨNG – Uỷ viên Hội đồng Trị sự GHPGVN, Giáo phẩm Hệ phái, Trưởng Giáo đoàn III, Phó ban tổ chức.

HT. GIÁC THANH – Trưởng Giáo đoàn II, đặc trách Giám luật.

TT. GIÁC THUẬN – Uỷ viên Kiểm soát Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Phú Yên, Trưởng ban Nghi lễ Hệ phái, đặc trách Điển lễ.

TT. GIÁC NHÂN – Phó ban Trị sự Phật giáo tỉnh Tiền Giang, Phó ban Tổ chức.

TT. GIÁC HẢO – Trụ trì Tịnh xá Ngọc Tường – Hóa chủ.

TT. GIÁC PHÙNG, ĐĐ. GIÁC TÍN, ĐĐ. MINH ĐẠO và TK. MINH ĐIỆP: Uỷ viên kiểm soát.

ĐĐ. GIÁC HOÀNG và TK. Minh Nhật: Thư ký.

Số lượng hành giả tham dự khóa tu lần 7 vượt trội hơn các khóa trước, tất cả có 120 vị (97 TK, 23 vị SD). Đoàn I: 50 (39 TK, 11 Sa-di), Đoàn II: 9 (7 TK, 2 Sa-di), Đoàn III: 28 (25 TK, 3 Sa-di), Đoàn IV: 14 (12 TK, 2 Sa-di), Đoàn V: 10 (9 TK, 1 Sa-di), Đoàn VI: 9 (5 TK, 4 Sa-di).

3. Nội dung giảng dạy

HT. Thiền chủ đã trình bày lộ trình tu tập Giới - Định - Huệ theo đường lối của Đức Phật và Tổ sư Minh Đăng Quang trong bài Y Bát Chơn Truyền: “Người Khất Sĩ chỉ có 3 pháp tu học vắn tắt là Giới - Định - Huệ”. Quán niệm hơi thở trong bài Sổ Tức Quan được xem là pháp môn hành trì căn bản cho mọi đối tượng. Hòa thượng tâm đắc về mô hình sống chung tu học như 3 tôn giả trong bài Tiểu Kinh Khu Rừng Sừng Bò thuộc Trung Bộ Kinh. Một số bài kinh khác cũng được giới thiệu để khẳng định con đường chư Tăng Khất Sĩ đang đi và cách tu tập không sai với Chánh pháp như là Kinh Căn Bản Pháp Môn, Đại Kinh Khu Rừng Sừng Bò, Kinh Sư Tử Hống trong Trung Bộ Kinh.

Vào giờ thiền đàm, những thao thức, nhận thức và kinh nghiệm tu tập của bản thân Hoà thượng Thiền chủ được khéo trình bày để hành giả tăng trưởng niềm tin về pháp môn đang tu tập, đó là làm thế nào để thành tựu Chánh tri kiến, pháp nhãn ly trần, vào được sơ quả. Ngoài ra, Hoà thượng khéo đặt vấn đề để tự mỗi hành giả trình bày những sở học, sở văn, sở kiến của mình và sự ứng dụng Giới Định Huệ như thế nào trong quá trình tu học. Qua đó, nhiều hành giả đã thể hiện sự nhiệt tình trong tu tập và thấy rõ sự tiến bộ qua mỗi khóa trong quá trình phát triển chánh niệm, nhận diện thất niệm và định hướng tu học trong tương lai.

HT. Giác Toàn – Trưởng ban Tổ chức đã chia sẻ nhận thức và kinh nghiệm tu tập qua những đoạn trích lục trong Chơn Lý, nhấn mạnh hạnh tu Khất Sĩ dưới góc độ thực tiễn trong cuộc sống thường nhật qua thập lục hạnh của một vị xuất gia trong “Luật nghi”. 40 đề mục thiền định cũng được giới thiệu một cách tổng quát để hành giả có thể tự lựa chọn cho mình một đề mục phù hợp với cơ tánh của mình.

Ngoài ra, giờ Học Chơn Lý được Ban tổ chức hoạch định để tìm hiểu lời dạy của Tổ sư. Trong khóa tu này, Chơn Lý số 23 “Học Chơn Lý” được Hoà thượng Thiền chủ trùng tuyên và giảng trạch để xiển dương con đường Trung đạo, còn được gọi là chơn lý đại đồng của võ trụ, vượt ra giới hạn của thiện ác, khổ vui của cuộc đời:

“Sau khi thật hành theo chơn lý trung đạo, đã được kết quả, và con đường đã khai vạch đi đó, còn để lại dấu vết về sau, chúng sanh đều được thấy gặp để đi theo, đến nơi Cực lạc, con đường ấy càng ngày càng rộng lớn tỏ rõ, trở nên con đường cái của chúng sanh, chừng ấy tức là thành đạo, hay là đạo đã hoàn thành vững chắc rồi. Từ giáo lý đến chơn lý tuyệt đối, hay là từ pháp lý đến đạo lý tuyệt đối, tức là từ tương đối đến tuyệt đối. Vì giáo lý, pháp lý là tương đối có hai bên, mà hễ có hai bên, là chúng sanh hay nhảy qua nhảy lại, khổ sở cho cái ta không định. Vậy nên chỉ có chơn lý lẽ đạo tuyệt đối có một, mới là chỗ yên vui đứng vững lâu dài, mới là con đường của người giác ngộ”.

Trong đoạn kết, Tổ sư khuyên chúng ta nên đi học đạo:

“Sau khi thật hnh theo chơn lý trung đạo, đ được kết quả, v con đường đ khai vạch đi đĩ, cịn để lại dấu vết về sau, chng sanh đều được thấy gặp để đi theo, đến nơi Cực lạc, con đường ấy cng ngy cng rộng lớn tỏ r, trở nn con đường ci của chng sanh, chừng ấy tức l thnh đạo, hay l đạo đ hồn thnh vững chắc rồi. Từ gio lý đến chơn lý tuyệt đối, hay l từ php lý đến đạo lý tuyệt đối, tức l từ tương đối đến tuyệt đối. Vì gio lý, php lý l tương đối cĩ hai bn, m hễ cĩ hai bn, l chng sanh hay nhảy qua nhảy lại, khổ sở cho ci ta khơng định. Vậy nn chỉ cĩ chơn lý lẽ đạo tuyệt đối cĩ một, mới l chỗ yn vui đứng vững lu di, mới l con đường của người gic ngộ”.

Thông qua 5 buổi giảng, nhân sinh quan và vũ trụ quan của Phật giáo cũng được khẳng định và một số vấn đề liên quan đến nhận thức và tu tập của hành giả được tháo gỡ, khẳng định những gì của Tổ sư trình bày trong bài “Học Chơn Lý” phù hợp với kinh điển Phật giáo và cũng rất phù hợp với khoa học.

4. Tình hình tu học

Theo nhận xét của chư Tôn đức như HT. Giám luật, HT. Kiểm soát và quý Thượng toạ Giám thiền, khóa tu này hành giả tu tập tương đối tốt. Dẫu vẫn còn thất niệm trong oai nghi đi đứng nằm ngồi, nhất là vẫn còn trao đổi trong sinh hoạt, nhưng nhìn chung hành giả đều nỗ lực tiến tu, trang nghiêm thân tướng, thiết lập được chánh niệm và tỉnh giác, và không còn thô động nhiều.

Oai nghi ngồi nên cần được quan tâm hơn nữa để giúp hành giả an trụ niệm nhanh hơn khi bắt đầu thiền toạ. Hành giả thực tập thiền hành nhẹ nhàng, mềm mại hơn, có sự chánh niệm tỉnh giác hơn.

5. Ngoại hộ

Với lòng thành kính Tam bảo, Phật tử tại trú xứ Tịnh xá Ngọc Tường, Tịnh xá Ngọc Viên (Vĩnh Long), Tịnh xá Ngọc Huệ (Cai Lậy), Tịnh xá Ngọc Liên (Bạc Liêu), Đạo tràng Pháp Hoa (Vĩnh Long), v.v... cùng nhau kẻ ít người nhiều, kẻ công người của sớt bát cúng dường đến chư Tôn đức tăng.

Ngoài ra, khoảng 50 Phật tử tại địa phương, lân cận và phương xa như Gò Công (Hoà Đồng), Tịnh xá Ngọc Quang (Sa Đéc), Tịnh xá Ngọc Giáng (Đà Nẵng), Tịnh xá Ngọc Nhơn (Phan Thiết – Bình Thuận) cũng về TX. Ngọc Tường phát tâm làm công quả hộ khóa. Sự tận tụy hộ đạo và trân quý tu tập được biểu hiện rõ nét nơi quý Phật tử thông qua việc sắp xếp thiền sàng, mùng ngồi thiền cho chư Tăng, quét dọn, v.v… minh chứng cho sự ảnh hưởng của khoá tu hệ phái đối với người cư sĩ có chí hướng xuất trần. Đây cũng là cơ hội để quý Phật tử giao lưu và tìm hiểu con đường hướng đến giải thoát, giác ngộ.

6. Khoá tu tiếp theo

Theo dự kiến, khóa tu tiếp theo sẽ được tổ chức tại Tịnh xá Ngọc Nhơn (Quy Nhơn – Bình Định) do ĐĐ. Giác Trực trụ trì thuộc Giáo đoàn II đăng cai tổ chức. Thời gian dự kiến: ngày khai mạc là 18/8 và bế mạc là 25/8 âm lịch. Số lượng: 100 vị. Riêng Đoàn II: 20 vị. Các đoàn khác hoan hỷ đăng ký về Ban Thư ký khóa tu trước để đảm bảo số lượng.

Với thành quả tu tập thù thắng trong khoá tu vừa qua, xin thành kính dâng lên cúng dường mười phương chư Phật, Đức Tổ sư và liệt vị đức Thầy. Ngưỡng mong chư Phật, Tổ sư và chư Đức Thầy thùy từ chứng giám.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.