Biến đổi khí hậu – Lời kêu gọi đạo đức đối với sự biến đổi xã hội

Cuộc khủng hoảng khí hậu đang đe dọa còn hơn những vấn đề khó khăn trong hợp đồng bình thường hay một động lực để phát triển công nghệ mới. Nó đối diện với chúng ta không kém hơn là một thách thức đối với hệ thống giá trị và đạo đức làm nền tảng cho nền kinh tế toàn cầu. Trong bài viết dưới đây, Hòa thượng Bhikkhu Bodhi phác họa hai nghĩa vụ đạo đức cụ thể phát sinh trong cuộc khủng hoảng khí hậu: một là hành động nhanh chóng để ngăn chặn những thảm họa chưa từng có chắc chắn xảy đến nếu biến đổi khí hậu tăng lên dần vượt khỏi tầm kiểm soát. Nghĩa vụ còn lại là để khắc phục những nguyên nhân sâu xa, tiềm ẩn của sự biến đổi khí hậu, một dự án mà đòi hỏi sự xuất hiện của các hệ thống xã hội mới và một mô hình mới về cuộc sống tốt đẹp.

lulut

Lũ cuốn trôi đồ đạc (© //www.flickr.com/photos/54945394@N00/" target="_blank">dachalan) by Venerable Bhikkhu Bodhi

Sự nhận thức rõ rằng hoạt động của con người đang làm thay đổi khí hậu trái đất đều quy cho con người trách nhiệm về mặt đạo đức trầm trọng nhất từ trước tới giờ mà chúng ta đã phải đối mặt. Vận mệnh của hành tinh đặt thẳng trong tay của chúng ta ngay thời điểm chúng ta đang gây ra vết thương làm chết người trên mặt đất, các vùng biển và làm cái điều được gọi là “đại hủy diệt thứ sáu”. Tuy nhiên, là một vấn đề đạo đức, biến đổi khí hậu không thể được xem trong điều kiện tách rời. Để hiểu một cách đầy đủ những khía cạnh đạo đức của nó, chúng ta cần thiết phải nhận thức cho được sự liên kết chặt chẽ giữa biến đổi khí hậu và một loạt các yếu tố khác mà ban đầu có vẻ ít gây nên những gián đoạn ảnh hưởng đến quá trình địa chất của trái đất. Hôm nay, chúng ta phải đối mặt không chỉ đơn thuần là trường hợp khẩn cấp về khí hậu mà còn là cuộc khủng hoảng đa chiều đều hướng về các vấn đề môi trường, xã hội, chính trị và kinh tế, chúng giao nhau và củng cố lẫn nhau với độ phức tạp đến chóng mặt.

Cuộc khủng hoảng có nhiều biểu hiện. Chúng ta có thể nhận ra nó trong cam kết của chúng ta đối với các cuộc chiến tranh bất tận được diễn ra với các loại vũ khí tàn nhẫn; trong tình trạng giám sát toàn diện, trong hố sâu ngăn cách ngày càng lớn giữa các tầng lớp kinh tế siêu giàu và những người khác; trong sự rạn vỡ hệ thống chính trị của chúng ta, sự phụ thuộc vào sự hợp tác các đầu sỏ chính trị; sự bá chủ toàn cầu của hợp tác chủ nghĩa tư bản như là yếu tố then chốt của chính sách toàn cầu. Tuy nhiên, trong tất cả những chi nhánh này, cuộc khủng hoảng mà chúng ta phải đối mặt chính là lĩnh vực đạo đức. Nó bắt nguồn từ sự méo mó trong nhận thức và các giá trị nền tảng nhất của chúng ta, những biến dạng đó xâm nhập vào các hệ thống xã hội của chúng ta và do đó đẩy các chính sách chính trị, xã hội, kinh tế vào tình trạng bị lợi dụng. Vì vậy, những gì chúng ta phải đối mặt thực sự là một cuộc khủng hoảng mang tính hệ thống với chiều hướng đạo đức và tinh thần, trong đó khủng hoảng khí hậu là một biểu hiện đặc biệt đang lo ngại.

Các vấn đề đa diện, đan xen, bổ sung cho nhau trong cuộc khủng hoảng này theo mọi chiều kích, ngay cả những vấn đề chịu sự tác động từ xa của các sự kiện khí hậu là một sự đảo lộn các giá trị có ảnh hưởng cực kỳ rộng lớn làm tăng thêm cuộc truy cầu theo của cải tài chính đến một vị trí thống lĩnh tất cả các lĩnh vực hoạt động của con người. Sự đảo lộn này hoàn toàn cho phép giá trị tiền tệ làm hao mòn giá trị của đời sống phong phú, đích thực. Nó biến mọi lĩnh vực quan tâm khác, xã hội và tự nhiên thành nguồn nguyên liệu được khai thác để tăng thêm lợi ích kinh tế. Kết quả là, chúng ta đang phá hoại trật tự tự nhiên ổn định mà nền văn minh nhân loại phụ thuộc.

Đối với các mục đích thực tiễn, các lĩnh vực có giá trị đích thực có thể được xem theo 3 điểm sau: thế giới tự nhiên vô tri vô giác, cảnh giới của các sinh vật không phải con người và thế giới con người. Ba thế giới này thiết lập một cấu trúc hình kim tự tháp, trong đó mỗi thế giới càng phức tạp tinh tế càng tùy thuộc vào những thế giới khác làm nền và ngược lại. Do vậy, sự sống của các sinh vật tùy thuộc vào thế giới tự nhiên sống động và con người nằm trong mạng lưới tinh vi của đời sống các loài sinh vật. Tuy nhiên, bất chấp sự mong manh của các mối quan hệ này, chúng ta đã liều lĩnh đi chinh phục, xâm chiếm và khống chế lĩnh vực giá trị đích thực chỉ đơn thuần là chiết bớt phần tài sản tài chính để có thể sinh lợi. Bằng cách làm cho mức độ phát triển ngày càng tăng và ngày càng mở rộng lợi nhuận, mục tiêu của nền kinh tế thế giới, chúng ta đang làm căng giãn ra khả năng tái sinh của trái đất đến hết mức của nó. Bằng cách xử lý tài sản tiền tệ như là mục tiêu quan trọng hơn cả trong tất cả những chủ trương kinh tế, chúng ta vô hiệu hóa những triển vọng cho sự sung túc thật sự.

Trong khi biến đổi khí hậu chỉ là một biểu hiện sự đảo lộn tiềm ẩn của các giá trị, trong một ý nghĩa nào đó vấn đề này đặc biệt trở thành khung cửa sổ mà qua đó chúng ta có thể thấy được một cách rõ ràng nhất những biến dạng từ trong cốt lõi của hệ thống bao quát. Nó cho chúng ta thấy sự vô nghĩa làm sao của việc nâng cao sự giàu có tượng trưng – chỉ với những con số toán học được tuyên bố bởi những cấu hình điện tử trên những kho báu của một hành tinh dồi dào và chia sẻ hạnh phúc của cộng đồng nhân loại như một toàn thể. Nhìn qua cửa sổ này, chúng ta có thể có những tâm trạng tuyệt vọng, song nó cũng cho thấy rằng chúng ta có một lựa chọn, đó là chúng ta có khả năng nhận ra sự điên rồ của chúng ta và định hình lại số phận chung của tất cả chúng ta. Tuy nhiên, thay đổi không phải dễ dàng. Trước khi có thể sửa chữa lại những thiệt hại mà chúng ta đã gây ra cho hành tinh và cho chính mình, trước hết chúng ta phải phân biệt các bệnh lý của hệ thống xã hội chủ đạo và các giá trị cũng như thái độ hướng dẫn chúng.

Chiều kích đạo đức

Cuộc khủng hoảng khí hậu mang chiều kích luân lý đạo đức vì nó bắt nguồn từ những lựa chọn mà chúng ta đào cái hố giữa sự ngay thẳng đối lập với thủ đoạn, điều tốt đẹp đối lập với lợi nhuận; nó bày ra cho chúng ta thấy những trường hợp lợi ích trước mắt cho riêng mình mâu thuẫn với sự cần thiết phải bảo vệ tài sản lớn hơn của mọi người, gồm cả của chính mình. Điều gì đặc biệt làm biến đổi khí hậu gia tăng dần khi luân lý đạo đức từ từ suy đồi, ngay lúc này tình trạng khí thải khí đốt nhà kính leo thang làm thay đổi khí hậu. Không giống như bạo lực súng đạn, vi phạm nhân quyền, hành động hung bạo của cảnh sát, và đàn áp cử tri, biến đổi khí hậu không xuất hiện rõ ràng và khác biệt nơi chân trời nhận thức tuyệt đối. Thay vào đó, nó ẩn bên dưới bề mặt. Nó lắc lư theo cách của nó trong các biểu đồ, bảng biểu, số liệu, và những mô hình máy tính. Nó hiện lên trong sự biến đổi dần về chế độ mưa, khối băng nhỏ hơn, lượng thu hoạch giảm dần, và nhiệt độ cao hơn một chút. Đôi khi nó tấn công bằng sức mạnh của những cơn bão, hạn hán và những đợt sóng nhiệt, nhưng đối với những người không trực tiếp bị ảnh hưởng, họ chỉ nhún vai cho rằng đó chỉ là những thay đổi bất chợt của thời tiết.

Cũng như vấn đề luân lý đạo đức theo nghĩa hẹp, biến đối khí hậu đang đan xen một cách chặt chẽ với các hiện tượng biển lấn vào đất liền làm ngược lại những quy tắc công bằng xã hội. Các quyết định về sản xuất năng lượng, mô hình nông nghiệp và xử lý chất thải không ảnh hưởng đến mọi người giống như nhau nhưng gây những hậu quả trực tiếp nhất là cho lớp người xem quyền lực là hơn và cho rằng trồng trọt không có lợi lộc gì. Những quyết định này không phải là tầm thường. Họ xác định xem những người này và những người thân yêu của họ sẽ sống hay chết; cộng đồng của họ sẽ phát triển mạnh hay bị suy vong; liệu họ sẽ giữ được đất đai và nhà cửa của họ hay sẽ bị biến thành vô gia cư, và phải chăng sẽ bị buộc phải di cư đến những vùng đất lạ.

Trong khi hạn hán đã xảy ra ở California, sóng nhiệt ở châu Âu, và những cơn bão dữ dội ở New Orleans và New York, con người ta vẫn ít khi gặp và ít chịu đựng dai dẳng hơn những biến đổi xảy ra ở châu Phi, Nam Á và Đông Nam Á, các quần đảo ở Thái Bình Dương và châu Mỹ La-tinh, ở những nơi ấy, người dân đang sẵn sàng đối mặt với lũ lụt tàn phá, sóng nhiệt kinh khủng, thiếu lương thực, suy giảm nguồn cung cấp nước, và thậm chí mất cả quê hương mình. Những xu hướng này chắc chắn đang tăng tốc khi khí hậu làm thay đổi hơn nữa và làm cho những dải đất rộng lớn không còn người sinh sống.

Ở đây, biến đổi khí hậu Hoa Kỳ có một tác động không cân xứng đối với người nghèo, đặc biệt là cộng đồng da màu. Thiệt hại đã bắt đầu tại các nơi khác thác nguồn tài nguyên. Người da màu có xu hướng sống gần những nhà máy điện đốt than, nơi họ phải tiếp xúc với khí thải độc hại. Còn nữa, người da màu sống gần những nhà máy lọc dầu, và vì vậy bị ô nhiễm quá mức khiến sức khỏe bị tổn hại và thậm chí bị chết từ các chất ô nhiễm thải vào không khí mà họ hít thở và nước họ uống. Những người nghèo thường sống dọc theo những đường ray nhất, ở những nơi đó những “quả bom tàu” chuyên chở hắc-ín, cát, dầu qua đoạn đường dài từ khoảng cách của các địa điểm khai thác của các nhà máy lọc dầu. Và những người dân bản xứ ở Canada và Vòng Bắc cực là những người đang chứng kiến quê hương tổ tiên bao đời của họ bị cướp phá và xúc phạm bởi việc tìm kiếm điên cuồng cho nguồn dự trữ mới về dầu, khoáng chất và khí đốt tự nhiên.

Biến đổi khí hậu và Chủ nghĩa Tư bản Toàn cầu

Các tác động của biến đổi khí hậu đối với công bằng xã hội được nhấn mạnh bởi thực tế động lực gây biến đổi khí hậu bắt nguồn từ hệ thống tư bản toàn cầu. Hệ thống này hoạt động dựa trên một tiền đề căn bản: cụ thể là, nền kinh tế được ưu tiên hơn mọi lĩnh vực hoạt động khác của con người. Để tuân thủ các tiền đề này, giáo dục, chính trị, y tế, quan hệ lao động và thậm chí cả thế giới tự nhiên đều phụ thuộc vào nhu cầu phát triển kinh tế, theo đuổi để làm gia tăng tài sản và quyền lực của những chủ nhân điều khiển các phương tiện sản xuất. Hệ thống này được duy trì bởi một cam kết không ngừng thay đổi và đổi mới hướng tới mở rộng sản xuất và tiêu dùng. Đối với các bộ máy sản xuất phải được duy trì hoạt động đòi hỏi nguồn năng lượng cực lớn, năng lượng có được chủ yếu từ việc tiêu thụ đốt các nhiên liệu cũ.

Để duy trì lợi nhuận ở mức độ cao, những con người tại các trung tâm chỉ huy hệ thống kinh tế toàn cầu thường phải bóp méo và giữ kín sự thật về ảnh hưởng sản phẩm của họ đối với công chúng nói chung. Từ rất lâu, sự lừa dối như vậy đã được sử dụng trong ngành công nghiệp sản xuất thuốc lá và còn liên quan đến các công ty hóa chất, các tập đoàn thực phẩm và nhiều doanh nghiệp khác mà sản phẩm của họ gây hại đến người dân thường. Các phương thức thủ đoạn tương tự được sử dụng bởi các tập đoàn nhiên liệu cũ. Các chiến lược từ chối và ngờ vực đã được triển khai để làm mờ sự thật về khí hậu chịu tác động từ các sản phẩm của họ, họ thường viện chứng giống như những trường hợp trong tập sách “Merchants of Doubt[1], những người này đóng góp nỗ lực vào nền công nghiệp với sự gian lận và lừa dối. Vì nó khoác chiếc áo dối trá cho phép các tập đoàn nhiên liệu cũ và các đồng minh của họ tiếp tục kinh doanh bình thường. Đối mặt với cuộc khủng hoảng khí hậu, chúng ta phải bắt đầu bằng hành động của sự chân thật, bằng cách xé toạc ra hết những chiếc áo choàng của sự dối trá và khẳng định sự đồng thuận mang tính khoa học rõ ràng rằng biến đổi khí hậu là có thật và xuất phát từ việc làm của con người. Các định luật vật lý liên quan đều đơn giản và hiệu quả của chúng không thay đổi. Căn bản là việc đốt khí hydrocarbon để làm phát triển nền kinh tế công nghiệp của chúng ta. Để thực thi một cách có trách nhiệm, chúng ta phải tôn trọng các ranh giới được thiết lập bởi các định luật vật lý. Quả thật rất nguy hiểm nếu chúng ta bỏ qua những điều luật chỉ vì mơ tưởng đến cái lợi.

Các khía cạnh đạo đức chung của biến đổi khí hậu

Các lựa chọn mà chúng ta đưa ra trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu dù ở cấp độ khu vực, quốc gia hay toàn cầu chắc chắn là trong đường lối đạo đức; nó vượt qua những khái niệm công bằng xã hội nhỏ hẹp vì tác động của chúng vượt ra ngoài các nhóm dân và những khu vực địa lý nói riêng, mà nhất định là không kém hơn hoặc là nền văn minh nhân loại tự thân nó sẽ tiếp tục phát triển hoặc sẽ bị sụp đổ. Những lựa chọn này trải rộng thậm chí vượt ra ngoài phạm vi nhân loại. Chúng chi phối số phận của tất cả sinh chúng đang sống trên mặt đất này, khiến cho những loài cổ xưa có thể sẽ biến mất mãi mãi và thậm chí ngay cả chuỗi sự sống tương thuộc, tinh tế này cũng sẽ bị thiệt hại nặng nề và rồi toàn bộ hệ thống sinh học đều sẽ sụp đổ. Do vậy, trong việc lựa chọn, chúng ta phải lưu tâm tới tác động của chúng không chỉ về bản thân và cộng đồng chúng ta mà còn đối với tất cả những sinh vật cùng sống trên hành tinh với chúng ta, con người và sinh chúng không phải con người.

Chúng ta cũng cần phải xem tình hình của chúng ta từ góc độ tạm thời. Chúng ta phải nhìn xa hơn những giới hạn nhỏ hẹp của hiện tại và xem xét những lựa chọn của chúng ta sẽ có ảnh hưởng đến các thế hệ tương lai. Những quyết định của chúng ta chọn hôm nay mang lại những hậu quả cho ngày mai, năm sau và thập niên tiếp theo. Quả vậy, tác động của chúng làm lay động tương lai trong nhiều thế kỷ tới. Những thay đổi, chúng ta đang gánh chịu cùng với sự nguy hiểm đạt đến mức không thể thay đổi, ấn định số phận của các thế hệ kể cả chưa ra đời, có thể chúng ta chưa có cách giải quyết nào tuy nhiên phải tính đến hậu quả của chúng.

Liên quan đến chính sách năng lượng, chúng ta phải đối mặt với hai nghĩa vụ đạo đức chủ yếu mà mới nhìn qua chúng dường như đi theo hai hướng ngược nhau. Một là để nâng cao tiêu chuẩn sống của hàng tỷ người rơi vào tình trạng nghèo khó, họ đấu tranh từng ngày để có đủ thực phẩm mức trung bình, nhà ở, y tế và các quy định cơ bản khác. Nhu cầu khác đó là bảo tồn năng lượng nâng đỡ của hành tinh để chúng ta không làm gián đoạn khả năng tái sinh của chính nó. Chúng ta phải đồng thời giải quyết cả hai mặt trận của cuộc chiến đạo đức: Một mặt, phải áp dụng chế độ sản xuất năng lượng mới giúp cho chúng ta tránh được tai họa biến đổi khí hậu; mặt khác, đảm bảo phân phối cân bằng hơn sự giàu có, các nguồn tài nguyên và sắp đặt các điều kiện cho một sự thịnh vượng chung.

pha rung

Tình trạng phá rừng ở Guatemala (© Pati Gaitan)

Một sự chuyển tiếp nhanh chóng sang nền kinh tế được hỗ trợ bởi các nguồn năng lượng có thể thay mới và sạch có tiềm năng đáp ứng cả hai yêu cầu về đạo đức, kết hợp công bằng xã hội với hệ thống sinh thái bền vững. Đôi khi có sự phản đối rằng năng lượng tái tạo rất tốn kém trong khi đó than và khí đốt tự nhiên rất rẻ và dồi dào. Tuy nhiên, lý do bất bình này không trung thực. Nguyên nhân đầu tiên gây hiểu lầm bởi vì nó hiển thị sai trong việc so sánh giá cả. Hiện nay, giá điện năng tạo từ gió và năng lượng mặt trời đã giảm đáng kể. Năng lượng gió trên bờ biển hiện tại giá cả đang cạnh tranh, nó trở nên rẻ hơn thậm chí còn rẻ hơn than và trong ít năm nữa, giá điện năng lượng mặt trời chắc chắn giảm đến mức tương tự. Nguyên nhân thứ hai là chi phí năng lượng từ nguồn nhiên liệu cũ thường được tính mà không tính những phí tổn xung quanh, cái giá mà chúng gây ra cho sức khỏe con người và môi trường tự nhiên, không nói đến tác động của chúng thúc đẩy biến đổi khí hậu. Khi rút ra kết luận từ những giá cả này, nhiên liệu cũ quả thật là vô cùng tốn kém.

Nhưng tất cả những tranh luận cho việc ngăn chặn sử dụng nhiên liệu cũ mờ nhạt đi bên cạnh một thực tế quan trọng đó là không có khoản tiết kiệm nào có thể bù đắp cho sự nguy hiểm mà việc sử dụng chúng vẫn tiếp tục làm khó cho tương lai đời sống nhân loại trên trái đất. Nếu thật sự quan tâm cho tương lai lâu dài, chúng ta có thể dễ dàng chuyển nguồn trợ cấp nhiên liệu cũ cho sự mở rộng các công việc tái tạo năng lượng sạch. Thuế cao hơn vào các tập đoàn khí đốt, dầu mỏ và than đá cũng sẽ làm tăng doanh thu có sẵn cho bước chuyển tiếp có ý nghĩa to lớn này.

Nhu cầu thay đổi mô hình

Điều cản trở quá trình chuyển đổi không phải là tình trạng thiếu vốn mà chính là những áp lực rất mạnh ảnh hưởng bởi các tập đoàn nhiên liệu cũ và các ngành công nghiệp lớn khác gắn liền với việc sử dụng năng lượng hydrocarbon. Do vậy, để chống lại những áp lực này chúng ta cần kêu gọi sức mạnh đạo đức và quyết tâm chính trị. Đó là nguyên do tại sao để tạo thuận lợi cho quá trình chuyển tiếp sang nền kinh tế năng lượng sạch, chúng ta phải thực hiện thay đổi không chỉ ưu tiên chính sách mà còn trong nhận thức đạo đức, để hướng dẫn các quyết định và kế hoạch hành động của chúng ta. Để thực hiện, các thay đổi được yêu cầu triệt để, chúng ta sẽ phải hình dung những mô hình mới của tổ chức kinh tế và xã hội. Mô hình chủ nghĩa tư bản đoàn thể hiện tại với sự quan tâm nhỏ hẹp của nó đến việc tăng trưởng kinh tế, nới rộng lợi nhuận và tập trung vào quyền lực chính trị đang bị bao vây bởi quá nhiều thiếu sót đóng góp cho một nền kinh tế bền vững. Để tránh được thảm họa, cuối cùng chúng ta phải thay thế mô hình và các giá trị mà nằm phía sau nó là kiểu mẫu một đời sống tốt đẹp, đời sống ưu tiên cho những thứ có giá trị đích thực hơn là những phần thưởng tài chính và đổi mới công nghệ.

Ở vị trí thế giới quan của chủ nghĩa tư bản tập đoàn, nó làm giảm mọi lĩnh vực hoạt động của con người đến giá trị thực dụng, chúng ta cần một mô hình khẳng định giá trị nội tại của mỗi người và tính bất khả xâm phạm của thế giới tự nhiên. Một mô hình như vậy sẽ giúp chúng ta đánh giá cao sự đa dạng của các dạng sống, khôi phục lại cho chúng ta một cảm giác bình an, không còn lo sợ cho vẻ đẹp của trái đất bị hủy diệt, và truyền cảm hứng tôn trọng đối với sự uy nghi không thể nghĩ bàn của vũ trụ. Đòi hỏi lớn nhất là khẳng định chân giá trị của con người và do đó phủ nhận những suy nghĩ thực dụng nguy hại làm giảm vai trò của người lao động và người tiêu dùng, bị lợi dụng khi họ đóng góp vào việc tạo ra lợi nhuận và sau đó loại bỏ khi họ không còn phục vụ cho mục đích đó nữa.

Chạm phải thách thức này, cần phải nhìn lại phương thức kinh tế. Nó liên quan đến việc thay thế nền kinh tế ở trên, nền kinh tế tập trung mở rộng vô hạn, hướng tới sản xuất và tiêu thụ bất tận, với một nền kinh tế ổn định chi phối bởi nguyên tắc vừa đủ. Nguyên tắc vừa đủ biết giới hạn của vật chất sung túc đáp ứng đủ cho cộng đồng và cá nhân. Tất nhiên, các tiêu chuẩn nhất định về vật chất của mọi người phải được bảo vệ, con người không thể lớn mạnh nếu họ thiếu nhà ở thích hợp, thiếu thức ăn bổ dưỡng, thiếu không khí trong sạch, và thiếu chăm sóc y tế. Tuy nhiên, một khi tiêu chuẩn sống về vật chất thỏa mãn đạt được rồi, để tìm kiếm sự thỏa mãn tinh tế hơn nữa, chúng ta phải ưu tiên cho những thứ khác ngoài vật chất, như là các mối quan hệ cá nhân có ý nghĩa, phục vụ tha nhân, theo đuổi lĩnh vực trí tuệ và thẩm mỹ, và chứng ngộ tâm linh. Những điều này không chỉ là tài sản vật chất nên được công nhận là thước đo của cuộc sống tốt đẹp.

Thực hiện việc dịch chuyển sang một nền kinh tế ổn định đòi hỏi không chỉ đơn thuần là sự thay đổi bên ngoài của các tổ chức mà còn thay đổi bên trong hoạt động của tâm thức chúng ta, trong động cơ và lý tưởng của chúng ta. Trong hiện tại, tâm thức của chúng ta có thói quen vận hành theo lối mòn của tham lam, sân hận và vô minh, những tập tánh bất thiện này lây lan từ các căn của tự thân và định hình các hệ thống, tổ chức và chính sách của chúng ta. Tham lam đẩy mạnh các tổ chức kinh tế để ngấu nghiến tiêu thụ các nguồn tài nguyên hữu hạn của trái đất và lấp đầy lại bằng chất thải độc hại. Hận thù không chỉ là nền tảng chiến tranh và tánh cố cấp mù quáng mà còn là sự thờ ơ nhẫn tâm cho phép chúng ta thường xuyên ký gửi đến cho hàng tỷ người nghèo khổ, nạn hạn hán và nghèo nàn hèn hạ. Vô minh là sự phủ nhận thực tại, xu hướng làm theo những tư tưởng củng cố thành kiến của chúng ta, ngay cả khi chắc chắn là sai lầm, trong trường hợp này, những lời dối gạt đã khuấy tung lên bởi những nhà quảng cáo nhiên liệu cũ làm ngăn chặn hành động khắc phục hậu quả. Để tạo ra một thế giới thực sự bền vững, các nguyên tắc và chính sách chúng ta thực thi phải thay thế, phải được hướng dẫn bởi một nhận thức rõ ràng về những sự thật khắc nghiệt, những sự thật có thể truyền cảm hứng cho một tinh thần cao thượng của lòng rộng lượng và từ bi, sự sẵn sàng đặt lợi ích của toàn thể số đông trên những đòi hỏi lợi ích cá nhân nhỏ hẹp và bất hòa.

Hành động hiệu quả là khẩn cấp

Tuy nhiên, trong chiến thuật bảo vệ môi trường tự nhiên lâu dài tuyệt đối tùy thuộc vào sự thay đổi cơ bản trong các giá trị, để ngăn chận những tình trạng bất lợi cho khí hậu tồi tệ nhất và sắp xảy ra nhất, chúng ta không thể trì hoãn công việc làm thay đổi cho đến khi có cuộc biến đổi ý thức triệt để được thực hiện. Đúng hơn là, chúng ta phải bắt tay vào hành động bằng cách cụ thể làm cho các quốc gia và toàn cầu hạn chế lượng khí thải car-bon. Chúng ta phải thúc đẩy hiệp ước khí hậu được thực hiện thật sự nghiêm túc, bắt buộc và thi hành các mục tiêu giảm lượng khí thải. Cam kết và hứa hẹn không thôi cũng chưa đủ: Cơ chế thực thi là rất quan trọng. Ngoài một hiệp ước mạnh mẽ, chúng ta cũng sẽ rất cần để biến nền kinh tế toàn cầu khỏi sự phụ thuộc vào các nhiên liệu cũ và hướng tới việc sử dụng các nguồn năng lượng sạch.

Nếu chúng ta cứ tiếp tục đi trên lối mòn hiện tại, hoặc chỉ đơn giản cắt giảm dấu hiệu trong khí thải hậu quả sẽ rất thảm khốc. Bởi vì quá trình biến đổi khí hậu chậm và tiệm tiến, những hậu quả tồi tệ nhất của không hành động có thể mất hàng thập kỷ để hiển thị. Vì lý do này, những người hoạch định chính sách dễ dàng thua cuộc trước sự cám dỗ mà duy trì hiện trạng hoặc để thực hiện những cắt giảm biểu tượng không liên quan đến sự hy sinh thực sự tự thân nó. Tuy nhiên, sự hy sinh thật sự được gọi là để tránh những hy sinh buông xuôi đau đớn hơn. Nếu chúng ta hành động kịp thời, bản thân bầu sinh quyển sẽ chắc chắn sẽ đạt đỉnh mà không thay đổi được khiến cho khả năng tự tái sinh của trái đất cạn kiệt.

rung nha

Rừng trên ngôi nhà nhỏ

Thay đổi để làm sạch và năng lượng tái tạo có thể bắt đầu đảo ngược xu hướng này, mở đường cho một nền kinh tế ổn định xây dựng dựa trên các giá trị nhân đạo hơn là lợi nhuận và quyền lực. Tuy nhiên, thay đổi chính sách mới là sự khởi đầu tốt nhất của một quá trình lâu dài của công cuộc đổi mới đó, ở cấp độ cơ bản hơn, cần phải được lấy cảm hứng từ tầm nhìn mới về mục đích của cuộc sống con người trên trái đất. Trong khi chúng ta phải đảm bảo rằng tất cả được hưởng một cuộc sống thoải mái đạt yêu cầu, chúng ta cũng phải nâng cao các giá trị khác đối với vai trò chính yếu. Điều này có nghĩa là nuôi dưỡng cộng đồng nhân loại, vượt qua sự phân chia dựa trên quốc tịch, dân tộc, và tôn giáo, tìm kiếm một ý nghĩa sâu sắc về mục đích trong cuộc sống của chúng ta hơn là chỉ sản xuất một dòng chảy các tiện ích điện tử không bao giờ chấm dứt.

Vào lúc này, tại thời điểm này, chúng ta đang đứng trước hai sự lựa chọn theo hướng ngược nhau cho tương lai chung của chúng ta. Một lựa chọn dẫn đi sâu hơn vào nền văn hóa của sự chết, theo hướng gia tăng sự tàn phá và cuối cùng sụp đổ xã ​​hội; còn một lựa chọn dẫn đến một cuộc hồi sinh của nhân loại chúng ta, sự xuất hiện của một nền văn hóa mới cho cuộc sống. Khi biến đổi khí hậu đang tăng tốc, sự lựa chọn trước mắt chúng ta đang trở nên rõ ràng hơn, và sự cần thiết phải lựa chọn một cách khôn ngoan trở nên cấp bách hơn. Các nguồn lực để thực hiện quá trình chuyển đổi cần thiết đều theo sự bố trí của chúng ta. Những gì đang còn thiếu chính là trí tuệ tập thể và ý chí thống nhất vậy.

***

Hòa thượng Bhikkhu Bodhi là một vị Tăng người Mỹ, thọ giới tại Tích Lan vào năm 1972. Ngài là một dịch giả nổi tiếng các kinh sách Phật giáo Pāli, hiện nay là Chủ tịch Hội Phật giáo tại Mỹ, vị sáng lập Hội Từ thiện Phật giáo Toàn cầu và là Đại sứ Tinh thần của OurVoices, một tổ chức đặc biệt mang các truyền thống tôn giáo ủng hộ khí hậu.

  (Nguyên tác Climate Change as a Moral Call to Social Transformation , đăng trên oneearthsangha , ngày 20 tháng 11 năm 2015)

 


[1]Đây là tập sách mới của hai nhà sử học Naomi Oreskes and Erik Conway. Tập sách hé mở những chiêu trò của một nhóm các nhà khoa học cấp cao đánh lừa công chúng. Tập sách bao gồm 7 chương bàn về các vấn đề giải quyết nạn hút thuốc lá, mưa axít, tầng ozôn bị thủng, sự nóng lên toàn cầu và DDT. (Cước chú của người dịch)