Bộ Từ điển Phật giáo Princeton nhận huy chương Dartmouth

RobertE.Buswell- DonaldS.Lopez Jr

Robert E. Buswell và Donald S. Lopez Jr. From: lionsroar.com

 Huychương-Dartmouth

Huy chương Dartmouth. From: ala.org.

Một bộ từ điển Phật giáo mới hiện đang lưu hành được ca ngợi là bộ từ điển toàn diện và có thẩm quyền nhất trong số các từ điển Phật giáo từng được xuất bản tại Anh. Bộ từ điển Phật giáo Princeton do hai học giả Robert E. Buswell and Donald S. Lopez Jr. biên soạn gồm hơn một triệu thuật ngữ và hơn 5.000 mục liên quan đến Phật giáo. Đặc biệt, các thuật ngữ được trình bày trong nhiều ngôn ngữ kinh điển như Pali, Sanskrit, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, và Tây Tạng. Hiệp hội Thư viện Mỹ (ALA) đã trân trọng trao tặng huy chương Dartmouth cho bộ từ điển giá trị này và công nhận là tác phẩm khảo cứu xuất sắc nhất của năm qua. Đồng thời, Từ điển Phật giáo Princeton được xếp vào danh sách Top 25 cuốn sách năm 2014 của Choice.

Huy chương Dartmouth được hình thành vào năm 1974 để vinh danh những công trình khảo cứu được đánh giá là bậc nhất trong cả hai lĩnh vực ý nghĩa và chất lượng. Giải thưởng làm bằng đồng và có biểu tượng của nữ thần Athena, còn mệnh danh là Nữ thần Trí tuệ của Hy Lạp. Giải thưởng này duy nhất mỗi năm trao tặng cho một tác phẩm mà thôi.

“Robert Buswell và tôi vô cùng hoan hỷ có 12 năm cùng nhau biên soạn bộ Từ điển Phật giáo Princeton và rồi được hân hạnh nhận huy chương Dartmouth”, Donald Lopez tâm sự. Donald Lopez là Giáo sư Đại học Lỗi lạc Arthur E. Link chuyên về Phật học và Tạng học của Đại học Michigan, kiêm Trưởng khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Á châu (Viện Quốc tế, Đại học Michigan). Cộng tác biên soạn Robert E.Buswell là Giáo sư Lỗi lạc chuyên ngành Phật học tại UCLA - Phân khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Á châu và là Giám đốc sáng lập Trung tâm Phật học và Trung tâm Hàn quốc học tại UCLA.  

ALA tán dương hai tác giả, đặc biệt là đối với thành công của họ đã hoàn thành một công trình có thể đáp ứng nhu cầu của độc giả từ nhiều trình độ khác nhau trong lĩnh vực giải thích và nghiên cứu trên cùng một chủ đề. Một trong những mục tiêu của hai soạn giả là đưa ra một chiều hướng chung của nhiều sắc thái về bất kỳ một thuật ngữ Phật học nào, giải thích tùy theo ý nghĩa và văn cảnh ngang qua nhiều truyền thống và ngôn ngữ khác nhau – ví dụ thuật ngữ “Dharma” (nghĩa là Pháp) có đến 1000 mục từ. “Chúng tôi muốn giúp người đọc có sự hiểu biết trọn vẹn về chiều sâu, chiều rộng và sự phong nhiêu của các truyền thống Phật giáo ngang qua lịch sử nguyên chất và sự truyền bá”, Giáo sư Lopez nói.

Theo hai tác giả, đạo Phật không phải lúc nào cũng được người phương Tây hiểu đúng, và hiện nay vẫn đang tồn tại nhiều quan điểm lệch lạc. Một số lý luận cho rằng đạo Phật không phải là một tôn giáo mà là một nền triết học, hoặc các Phật tử cần phải ăn chay. Khi sử dụng từ điển này, độc giả có thể hiểu rõ ràng các quan điểm thống nhất và rất bất đồng giữa các truyền thống Phật giáo khác nhau. Việc biên soạn kết hợp như vậy giúp độc giả nhận thức được đạo Phật đa sắc màu và rất uyên thâm, bát ngát đồng thời để người học Phật ngày nay có sự chọn lựa đúng đắn quan điểm nào cần đón nhận hay loại bỏ.

Bài giới thiệu của Dartmouth Medal tại Hội nghị Thường niên ALA tổ chức vào tháng 6 ở San Francisco. Bộ từ điển này đang có sẵn trong các dạng cứng, mềm hay trên Kindle.

(Theo Buddhistdoor International 2015-02-18)