Bức tranh bao la: Những nhà du hành vũ trụ nói về kinh nghiệm chuyển hóa

the big picture

From: boomsbeat.com

Trong những thập niên kể từ năm 1961, khi nhà du hành vũ trụ Nga Yuri Gagarin trở thành người đầu tiên bay vào không gian, các phi hành gia trở về trái đất đã thông báo một hiện tượng khác thường, đó là sự thay đổi về nhận thức, tình cảm và tâm linh trong quan niệm thế giới nội tâm của chính họ. Điều này giúp cho công việc và nhận thức của họ có ý nghĩa về sự đồng nhất hay hòa hợp trên hành tinh của chúng ta.

Năm 1987, sau khi phỏng vấn hàng chục phi hành gia, nhà văn Frank White, tác giả của cuốn The Overview Effect: Space Exploration and Human Evolution (Hiệu ứng Tổng quan: Khám phá vũ trụ và sự Tiến hóa của Nhân loại) đã đặt ra thuật ngữ hiệu ứng tổng quan để chỉ cho nhận thức của phần lớn các phi hành gia khi nhận ra trái đất bé nhỏ, mong manh của chúng ta lơ lửng trong không gian mênh mông chỉ được bảo vệ với vỏ khí quyển màu xanh xanh mỏng mảnh giống như vỏ trứng vậy.

Phi hành gia Edgar Mitchell, người đã qua đời vào ngày 04 tháng hai năm nay, nhận nhiệm vụ bay vào không gian trên chiếc Apollo 14 là người thứ sáu đi bộ trên mặt trăng. Trong một đoạn tư liệu ngắn của Overview, ông Mitchell nhớ lại giây phút thay đổi cuộc đời mà ông kinh qua trên chuyến hành trình khi chiếc tàu vũ trụ của ông quay trở về trái đất.

Khi chúng tôi bắt đầu quay trở về đất mẹ, tôi có chút thời gian nhìn ra ngoài cửa sổ hơn các bạn đồng nghiệp vì phận sự của tôi đã hoàn thành. Tôi thấy cứ mỗi hai phút, một hình ảnh của trái đất, mặt trăng, mặt trời, và một bức tranh toàn cảnh 360 độ của bầu trời xuất hiện nơi cửa sổ tàu vũ trụ. Tôi đã nghiên cứu thiên văn học và tôi cũng đã nghiên cứu vũ trụ học, tôi hoàn toàn hiểu rằng các phân tử trong cơ thể của tôi, trong các bạn đồng nghiệp và trong tàu vũ trụ đều được tạo từ nguyên mẫu của một thế hệ tinh tú nào đó rất lâu xa, nói cách khác, những bức tranh ấy biểu thị khá rõ ràng rằng: Chúng ta là vầng sao mờ mờ kia”. (Overview)

Một trong những khía cạnh nổi bật nhất của trạng thái tinh thần sáng rỡ này là quan điểm mới mẻ rõ ràng làm sao, khẳng định rằng nhân loại đang đứng ở ngã ba đường trước nhiều vấn đề cấp thiết mà chúng ta đang phải đối mặt ngay trong thời điểm hiện tại: thiệt hại môi trường, xung đột quốc tế, tình trạng thiếu hụt nguồn tài nguyên thiên nhiên, và một loạt các vấn đề nhân đạo.

the big picture2

Mô-dun Copola trên Trạm Vũ trụ Quốc tế cung cấp cho các phi hành gia một điểm thuận lợi duy nhất về góc nhìn Trái đất. From: petapixel.com

Phi hành gia Ronald Garan của Nasa, người đã hai lần nhận sứ mệnh làm việc trên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) đã nói lên cảm nhận của mình về sự trải nghiệm rằng: “Khi nhìn xuống bức tranh không gian xinh đẹp không thể tả, tôi cảm thấy xúc động thật sự. Song khi ngắm nhìn cảnh đẹp này, tôi nhận ra từ những ốc đảo mong manh dễ vỡ, có một ốc đảo dành cho con người chúng ta mà sự sống trên đó được bảo vệ với khoảng không gian cay nghiệt, tôi không thể không nghĩ đến sự bất bình đẳng đang hiện diện nơi đó. Tôi không thể không nghĩ đến những người không có nước sạch để uống, không có đủ thức ăn để ăn, sự bất công xã hội, xung đột, và nghèo đói vẫn đang tồn tại nơi đó.

Tôi tin rằng câu trả lời cho lý do tại sao thế giới của chúng ta vẫn phải đối mặt rất nhiều vấn đề quan trọng mặc dù công nghệ tiên tiến và nguồn tài nguyên phong phú, căn bản đó là vì sự bất lực của chúng ta trong việc hợp tác hiệu quả trên quy mô toàn cầu. Mặc dù có hàng triệu tổ chức trên toàn thế giới làm việc để cải thiện cuộc sống trên trái đất, hầu hết các tổ chức không nỗ lực hợp tác, phối hợp làm việc cho thống nhất. Có rất nhiều sự trùng lặp, mất hiệu quả, và tiếc là còn có nhiều trường hợp cạnh tranh không lành mạnh”. (Overview)

Tất nhiên, cơ hội để đi du lịch vào không gian là một đặc ân dành cho một nhóm nhỏ những người, theo Liên đoàn Du hành Vũ trụ Quốc tế (định rõ chuyến bay vào vũ trụ như bất kỳ chuyến bay nào trên 100 km [62 dặm]), như có 536 người từ 38 quốc gia đã bay vào không gian vào ngày 06 tháng 11 năm 2013. Nhưng điều đó không nhằm để nói lên rằng sự hiểu biết toàn diện hơn về thế giới chúng ta sống và sự tồn tại của chúng ta vượt ngoài tầm phạm vi trái đất này.

Dĩ nhiên, những phương pháp thực hành thiền định và những truyền thống tu tập hàng trăm năm qua đã được công nhận như những bậc đá để bước chân đặt lên bước đi trên con đường chứng ngộ. Có lẽ tất cả chúng ta có thể lấy cảm hứng từ những quan điểm đã đạt được bởi những nhà thám hiểm này như là sự khuyến khích chúng ta tiếp tục cuộc hành trình của tự thân để đạt được sự hiểu biết và trí tuệ.

(From Buddhistdoor Global, 25/02/2016)