Bức tranh Phật giáo lâu đời nhất trên thế giới ở Ajanta

buctranh-PGNEW DELHI, Ấn Độ - Vào tháng 3 năm nay, nhà sử học người Anh – William Dalrymple cùng phu nhân viếng thăm hang động Ajanta nổi tiếng ở Aurangabad, thuộc bang Maharashtra - Ấn Độ. Khi đến viếng hai hang động số 9 và 10 trong số 31 hang động, ông phát hiện tại đây có những bức tranh hoạ khuôn mặt người Ấn có thể hơn 2000 năm tuổi và được xem là lâu đời nhất mà cho đến thời điểm hiện tại vẫn chưa từng thấy ở bất cứ nơi nào trên thế giới.

Trong buổi nói chuyện tại Tasveer Foundation, nhà sử học Dalrympletrình bày: “Tôi đã nhìn thấy những bức hoạ khác lạ và đặc biệt này. Tôi không thể nhớ đã nhìn thấy bức tranh này ở nơi nào, trong tập sách nào về hang động Phật giáo Ajanta. Mặc dù bị hư hỏng nặng, tôi vẫn có thể nhận ra rằng những bức hoạ này một phong cách khác so với những bức hoạ Ajanta nổi tiếng từ trước đến nay, chúng thực tế và nhân văn hơn”.

Quần thể hang động Ajanta rất nổi tiếng trên thế giới với hơn 30 di tích hang động Phật giáo đục khắc từ dãy núi đá từ thế kỷ thứ 2 trước Công nguyên cho đến năm 480 hoặc 650 sau Công nguyên.

Xuất thân từ trung tâm giáo dục và học thuật Cambridge, tác giả của nhiều tác phẩm nổi tiếng về sử học như White Mughals, The Last Mughal và City of Djinns, ông Dalrymplenói: Hóa ra là những bức tranh tường này ra đời sớm hơn cả một kỷ nguyên, cũng có thể ít nhất là khoảng 600 năm sớm hơn những tác phẩm nổi tiếng lâu nay. Đó làsự khác nhau tồn tại cùng thời giữa các di tích Lodhi Gardens ở Delhi và các tòa nhà chọc trời của Gurgaon.

 

 

Ông Dalrymple muốn biết: Điều gì đã xảy ra với những bức tranh tường này? Tại sao lại có quá ít dữ liệu về chúng? Sự tìm tòi của ông đã giúp ông khám phá ra kho tàng tranh tường, mà theo ông chúng được xem là “những bức tranh Phật giáo lâu đời nhất so với bất cứ nơi đâu trên thế giới”.

Nghiên cứu của ông cho thấy hai hang động và những bức tranh tường ở đây đã bị rơi vào quên lãng phần lớn là vì trong những năm 1930, triều đại Nizam- Hyderabad đã điều một nhóm nghệ nhân người Ý đến phục chế các bức tranh cũ. Những nghệ nhân tài hoa đã tô phủ bên ngoài một lớp véc-ni bằng nhựa cây nhưng không ngờ vì nguyên nhân này những bức hoạ càng dễ bị bám bụi bẩn, phân dơi và lâu dần nhòa mờ đến nỗi không còn trông thấy hình ảnh gì nữa. Thời đó, khu vực này là một phần thuộc tỉnh Hyderabad dưới triều Nizam. Dalrymplecho rằng những bức tranh này có niên đại từ năm 70 – 90 trước Công nguyên, dấu tích hầu như không còn và sau đó một phần được cố gắng phục hồi.

Điều thú vị là, Dalrymple cũng nhận thấy rằng Bộ Khảo cổ Ấn Độ (ASI) đã tái phát hiện những bức hoạ vào một thập kỷ trước, và đã cố gắng khôi phục lại chúng khá chuẩn xác. Công việc do Quản lý Singh, một nghệ nhân rất nhiệt huyết với công việc điều động, song “linh hồn của công việc này không hề tiết lộ ra ngoài”.

Khi Vatican cho khôi phục trần nhà thờ Sistine, họ đã mời giới truyền thông thế giới đến xem xét; nhiều hình ảnh được đăng trên trang nhất của tất cả các tờ báo hàng đầu. Nhưng ASI giữ im lặng hoàn toàn về việc tìm thấy các hình ảnh, biểu tượng cổ nhất của Ấn Độ”.

Ông nói, bởi vì đó chỉ là những gì họ đang có. Mặc dù bị hư hoại trầm trọng, các bức hoạ trong thể loại này vẫn cho thấy nét chân thực và ít tinh vi hơn của một con người bình thường so với hình thức cách điệu trong các hoạ phẩm về chư Bồ-tát vào giai đoạn sau ở hang động Ajanta. Niên đại của các bức hoạ này cho đến bây giờ chúng ta có thể ước đoán vào khoảng năm 70 – 90 trước Công nguyên.

 

Nghệ thuật chạm khắc, hội hoạ ở đây có mặt trước tất cả các nền nghệ thuật khác ở Ấn Độ. Những gương mặt Ấn Độ lâu đời nhất vẫn còn tồn tại,” Dalrymple cho biết trong khi chỉ vào màn hình trình chiếu những nét đặc thù rút từ trong Jataka - những câu chuyện Tiền thân của Đức Phật, được lấy làm chủ đề chính cho các bức hoạ này. Những khuôn mặt hết sức sống động, biểu cảm, và nhà sử học còn chỉ rõ mỗi khuôn mặt phác hoạ một cách riêng biệt.  

Điều tuyệt vời nhất là bạn vẫn còn nhìn thấy những khuôn mặt, nét mặt, và ngay cả những thiết kế tương tự trên trang phục và đồ trang sức ở miền tây Ấn Độ hiện nay. Tuy nhiên con người trong các bức hoạ - mặc dù chúng ta không biết phải chăng những nghệ nhân vô danh đã hoạ họ từ cuộc sống hay từ trí tưởng tượng – đã sống cách đây 2 thiên niên kỷ rồi,” nhà sử học nói thêm.

 

 

 

(Posted in The Buddhist Channel)