Các đề tài nghiên cứu về phụ nữ và tôn giáo

Hội trường B ngày làm việc thứ hai Hội thảo về Văn hóa và Tôn giáo Đông Nam Á tại Pháp viện Minh Đăng Quang.

Ng2 1

Sáng ngày thứ hai Hội thảo Quốc tế về Văn hóa và Tôn giáo (SSEARS 7), tại hội trường B – nơi diễn ra các thảo luận về nhóm chủ đề Phụ nữ và Tôn giáo, Giáo sư Morny Joy – GS Khoa Tôn giáo và triết học Đại học Calgary AB, Canada; chủ tọa chính trong phiên làm việc này đã trình bày bài tham luận ngắn về đề tài “Contemporary Discussions on Women, Rights and Religions” (tạm dịch: Thảo luận đương đại về quyền của phụ nữ trong các tôn giáo). Đây là phần liên tiếp trong bài phát biểu của Giáo sư trong lễ khai mạc sáng hôm qua.

Ng2 2

Chủ tọa đoàn - GS. Morny Joy trình bày tham luận

Quyền của phụ nữ trong tôn giáo là những biểu hiện cụ thể cho những tiến bộ hoặc những chướng ngại của tôn giáo phổ quát trong đời sống xã hội. Qua những nghiên cứu vấn đề trên trong suốt 4 năm qua tại các quốc gia Châu á như Ấn Độ, Thái Lan đến các quốc gia Châu Mỹ như tại Canada cho đến Châu âu tại Đức… Chúng tôi nhận thấy tác động của tôn giáo là rất đáng kể đến quyền của người phụ nữ. Tôn giáo có thể còn những công nhận về những luật lệ và chính sách hạn định giới hạn người phụ nữ, những người có thể đến từ những truyền thống tôn giáo khác nhau, có quyền, có vị trí then chốt trong những hoạt động tôn giáo hay thay vào đó là sự mặc cảm tự ti của họ tạo nên những chướng ngại nào đó cần được bàn thảo trong những cuộc hội thảo và trở thành những phương hướng giải quyết trong đời sống trong cộng đồng tôn giáo đó.

Nữ quyền tượng trưng cho nhân quyền, dân chủ trong xã hội. Trong các cộng đồng Châu á, nhân quyền này thường bị gán cho yếu tố ngoại lai, mang tính chất của văn minh phương Tây, và tùy thuộc và sự rộng mở về tư tưởng chủ đạo của cộng đồng đó. Nhưng tựu chung lại, quyền của phụ nữ vẫn đang là một trong những vấn đề mang tính cấp bách của nhân loại nói chung và những cộng đồng tôn giáo nói riêng.

Ng2 3

Tiến sĩ Supriya Bannik Pal trình bày tham luận

Tiếp theo là phần trình bày tham luận của Tiến sĩ Supriya Bannik Pal, giảng viên trường đại học Sarat Centenary, West Bengal, Ấn Độ với đề tài: “Identity and voise of some women in 19th century Bengal” (tạm dịch: Nhân dạng và tiếng nói của một vài nữ giới tại Bengal trong thế kỷ 19). Tiến sĩ đã giới thiệu đến hội chúng hai người phụ nữ tiêu biểu của xứ Bengali trong giai đoạn mang tính chất cách mạng, chuyển tiếp hướng đến hiện đại của Vùng Bengal này. Họ đại diện cho trào lưu tham gia tích cực vào văn học và xã hội của phụ nữ. Hatee Vidyalamkar – nhà văn nữ đầu tiên với tác phẩm tiểu thuyết Bengali đã xây dựng hình ảnh một cô gái 9 tuổi đã dạy học cho người chồng 46 tuổi đã đi ngược lại hoàn toàn với quan điểm gia trưởng cũng như thay đỗi cách nhìn nhận về các mối quan hệ đương thời. Một phụ nữ kiệt xuất khác là Rupa-manjari, một cô gái trẻ không thuộc tầng lớp Bà-la-môn đã học các ngành y dược và các kinh điển tiếng Phạn (một trong những điều cấm kỵ nhất đối với người phụ nữ trong thời đại bấy giờ). Các cuộc tranh đấu và tầm ảnh hưởng của những nữ giới này chống lại những phong tục xã hội hà khắc với nữ giới và khơi dậy cảm hứng lớn lao cho phụ nữ thể hiện sự tự giải phóng chính mình trong thời đại giao thời của thế kỷ 19.

Ng2 4

Tiến sĩ Dewi Cahya Ambarwati thuyết trình

Tiến sĩ Dewi Cahya Ambarwati, Giảng viên khoa Ngoại ngữ, Nghệ thuật và Quản lý văn hóa, Đại học Gadjah Mada, Yogyakarta, Indonesia thuyết trình đề tài: “The Bride and Jilbab: A Constructed Piety in the Context of Mordern Javanese Islam” (tạm dịch: Cô dâu và trang phục hồi giáo: sự hình thành lòng hiếu kính trong bối cảnh hồi giáo Java hiện đại).

Phần thuyết trình của tiến sĩ đã khái quát được ý nghĩa của việc người phụ nữ phải che kín với khăn trùm đầu (Jilbab) hay việc mặc những trang phục Hồi giáo trong các tiệc cưới của cư dân vùng Java, Indonesia. Cũng như trình bày sự tranh luận giữa hai trường phái bảo thủ và cách tân trong những quy định bắt buộc này. Cùng với sự phát triển của xã hội, theo sự khảo sát, phỏng vấn và tài liệu về một số đám cưới từ tầng lớp Hoàng gia, trung lưu và bình dân trong xã hội trong vùng, đã cho thấy sự năng động của xã hội Hồi giáo nơi đây trong việc thực hiện nghi thức, trang phục cả cô dâu, chú rễ cũng như các tục lệ trong lễ cưới.

Đây là những hình ảnh về sự cải biến trong trang phục của người hồi giáo trong thời gian gần đây. Những điều này đã làm cho cộng đồng hồi giáo tại Java trở nên thoải mái hơn trong điều kiện tôn giáo. Tự do phóng khoáng hơn trong điều kiện nghặt nghèo những quy định tôn giáo.

Ng2 5

H7+H8: Phần trình bày tiếp theo thuộc về Tiến sĩ Tina Manandhar

Phần trình bày tiếp theo thuộc về Tiến sĩ Tina Manandhar từ Đại học Tribhuvan, Nepal trình bày về sự giao thoa giữa hai nền văn hóa Phật giáo và Ấn giáo với đề tài: “The Kumari Cult in Nepal: An Assimilation of Hindu-Buddhist Cultural” (Phong tục thờ Kumari tại Nepal – sự giao thoa văn hóa giữa Phật giáo và Ấn Giáo). Đây là một tập tục mang tính đặc thù tại Nepal, các thiếu nữ được sinh ra trong một gia đình Phật giáo được lựa chọn để trở thành nữ thần sống được tôn sùng tại các vùng khác nhau ở Nepal và một nữ thần được công nhận và bảo trợ bởi hoàng gia. Các nghi thức và nghi lễ bên trong đền thờ nơi các nữ thần Kumari sống được thực hiện theo phong tục truyền thống Phật giáo. Tuy nhiên, vào ngày lễ Indrajatra, nữ thần Kumari (mang tính Phật giáo), được cung rước cùng với các vị thần Ấn giáo (thần Ganesh và Bhairav) để vào cung hoàng gia tham dự các lễ hội chính hay các hoạt động mang tính chất hoàng gia thời gian trước và quốc gia hiện nay.

Ng2 4

Giáo sư Peggy Spitzer Christoff

Giáo sư Peggy Spitzer Christoff là diễn giả cuối cùng trong phiên làm việc với đề tài: “Woman and Political Participation in India, Indonesia, Thailand, and Vietnam” (Phụ nữ cà sự tham gia chính trị ở các quốc gia Ấn độ, Indonesia, Thailad và Việt Nam”. Đề tài là sự tổng kết của tổ chức TANs là một tổ chức phi chính phủ do chính giáo sư và một số cộng sự đang áp dụng để giúp đỡ phụ nữ tại các quốc gia nói trên. Điển hình là dự án hỗ trợ pháp lý và năng lực để phụ nữ có thể tham gia vào các thể chế chính quyền địa phương tại Ấn độ. Qua đó, giúp cho phụ nữ nâng cao quyền tự quyết và được tham vấn tích cực hơn trong gia đình và trong quy mô làng xã nơi họ sinh sống.

Tại Indonesia, đã giúp đỡ cho những phụ nữ trở thành động lực chính cho sự nâng cao đời sống kinh teese gia đình tại các vùng sâu, vùng xa. Qua đó, khẳng định vai trò của nữ giới trong cộng đồng. Tại Thái Lan, tổ chức TANs hổ trợ đời sống phụ nữ nông thôn thông qua chương trình đầu tư, cung cấp miễn phí nguồn năng lượng sạch, năng lượng mặt trời… Đặc biệt, tại Việt Nam, các chương trình hổ trợ cho Hội liên hiệp phụ nữ tại Đà Nẵng đã giúp cho các thành viên hoạt động tích cực và hiệu quả hơn trong các chương trình hoạt động vì cộng đồng.

Sau mỗi phần trình bày của các diễn giả, hội trường luôn sôi nổi với các câu hỏi thảo luận của các đại biểu dành cho mỗi diễn giả.

Ng2 10

Ng2 11

Đại biểu đặt câu hỏi thảo luận trong phiên hội thảo

Ng2 13

Ng2 8

Ng2 14

Ng2 15