Các nhà khảo cổ vừa tìm thấy một chi nhánh khác của Con đường Tơ lụa

Bằng chứng mới cho biết có một con đường giao thương cổ đại đi ngang qua cao nguyên Tây Tạng.

ConDuongToLua

Nguồn: “Dữ kiện Trà sớm nhất là một bằng chứng về một nhánh của Con đường Tơ lụa đi ngang qua cao nguyên Tây Tạng” theo công bố của Scientific Reports, tập 6, bài viết số 18955, ngày 07 tháng 01 năm 2016.
Bản đồ của Mapping Specialists.

Con đường Tơ lụa lâu đời nổi tiếng với vai trò tạo điều kiện cho việc trao đổi văn hóa, hàng hóa giữa phương Đông và phương Tây, được cho là chạy vòng theo chân những dãy núi đồi và vùng đất thấp của sa mạc Gobi. Tuy nhiên, một bằng chứng khảo cổ mới đây từ ngôi mộ sừng sững bị khuất ẩn bao lâu nay cho thấy Con đường Tơ lụa còn mạo hiểm xuyên qua những độ cao của cao nguyên Tây Tạng – nó như một cánh tay của con đường thông thương chưa được biết đến trước đây.

Năm 2005, các nhà Sư đã phát hiện một ngôi cổ mộ 1800 tuổi ở độ cao 4.3km so với mực nước biển, tại quận Ngari của Tây Tạng. Khi công việc khai quật bắt đầu vào năm 2012, nhóm nghiên cứu kiểm tra khu vực đã hết sức ngạc nhiên khi thấy một số lượng lớn các mặt hàng rất đẹp của Trung Quốc bên trong. Chính khối hàng này góp thêm ý tưởng cho rằng các thương gia đã đi từ Trung Quốc, sang Tây Tạng rồi đi tiếp dọc theo nhánh phụ của Con đường Tơ lụa, thế nhưng nhánh phụ này đã bị bỏ quên không có trong lịch sử.

Những phát hiện này thật đáng kinh ngạc!” Houyuan Lu, một chuyên gia khảo cổ của Viện Địa Vật lý Địa chất thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc ở Bắc Kinh phát biểu. Trong số các hiện vật khác, các nhà khảo cổ đã khai quật tìm thấy những mẫu lụa có in ký tự Trung Quốc “wang hoa” (nghĩa là vua và các hoàng tử), một mặt nạ được làm bằng vàng nguyên chất và nhiều bình lọ bằng gốm, đồng.

Họ cũng đã sửng sốt bởi những thứ trông giống như búp trà. Các tài liệu sớm nhất về trà ở Tây Tạng cho biết có niên đại vào thế kỷ thứ 7 sau CN, tuy nhiên những búp trà này có lẽ là lâu hơn niên đại đó 400-500 năm nữa. Để xác nhận việc nhận dạng này, ông Lu và đồng nghiệp đã phân tích thành phần hóa học của các mẫu trà và phát hiện một lượng phong phú chất cafein và theanine, một loại axit amin phong phú trong trà. Hơn thế nữa, những dấu tích hóa học trong bã trà cũng giống như trà được tìm trong ngôi mộ của một hoàng để Trung Quốc triều đại nhà Hán cách đây 2100 năm và cả hai đều có thể được truy nguồn từ giống trà được trồng ở Vân Nam, miền Nam Trung Quốc. “Điều này cho thấy quá rõ ràng rằng loại trà được tìm thấy trong cổ mộ ở Tây Tạng đến từ Trung Quốc”, ông Lu nói. Phát hiện này được công bố gần đây trong Báo cáo Khoa học (Scientific Reports).

Mối quan hệ giữa Tây Tạng và Trung Quốc quá sớm như vậy “cho thấy phần trên cao của Con đường Tơ lụa ngang qua Tây Tạng phần lớn đã bị lãng quên”, ông Martin Jones, một nhà khảo cổ của Đại học Cambridge nói. Bằng chứng này góp phần làm nổi lên hình ảnh Con đường Tơ lụa mà đế chế Ottoman đóng cửa vào thế kỷ 15 là một mạng lưới ba chiều (thêm phần chiều cao) không chỉ đi ngang qua lãnh địa mênh mông mà còn len lỏi trên những dãy núi chót vót kia.

Các nghiên cứu khác cũng đã ghi nhận những dấu hiệu của việc trao đổi thương mại dọc theo những lối mòn trên núi ở Á châu từ khoảng năm 3000 trước CN, những con đường nay hiện nay được biết đến là những Đường Núi Xuyên Á ( Inner Asia Mountain Corridors). “Điều này cho thấy, những dãy núi không phải là rào cản”, Rowan FLAD, một nhà khảo cổ của Đại học Harvard nói. “Chúng có thể là những ống dẫn hiệu quả cho việc trao đổi văn hóa, tư tưởng và công nghệ”.

(By Scientific American, 01.03.2016)