Cảm niệm khi "Sống chung tu học"

Con hữu duyên được bốn lần tham dự khóa tu từ Tịnh xá Ngọc Trung, Tịnh xá Ngọc Chơn, Tịnh xá Ngọc Túc, và nay là Tịnh xá Ngọc Chánh. Với con, đó là bốn nấc thang để con tiến bước cho muôn kiếp về sau. Chỉ có bốn chữ “Sống chung tu học” mà con học mãi không thuộc, cố hiểu cũng không hiểu hết để đền đáp ân đức của chư Tôn đức và đại chúng cho trọn vẹn.

scth4 km 29

Con cảm thấy mình thật diễm phúc trong đời sống xuất gia và nhất là mỗi lần đến với khóa tu. Được nghe quý Ngài dạy từng lời từng ý nghĩa, khi thì trích dẫn những lời Đức Phật dạy, khi thì lời xuất phát từ kinh nghiệm tu học cả đời của quý Ngài, tâm con dâng tràn niềm xúc động, kính phục, xen lẫn hoan hỷ vô biên. Nhờ lắng nghe và suy tư giáo pháp từ sự giảng giải của quý Ngài, tâm con bừng sáng. Con thấy mình từ bao lâu nay như kẻ lạc đường lang thang giữa đếm tối, bị ma tham, ma sân, ma si dẫn dắt đi mãi không biết điểm dừng. Thật đúng là “đưng trường thiếu tư lương ”.

Trong Kinh Pháp Cú (kệ 155, 156), Đức Phật có nói về những kẻ lang thang này:

Lúc trẻ không phạm hạnh,

Không tìm kiếm bạc tiền,

Như cò già bên ao,

Ủ rủ không tôm cá.

Lúc trẻ không phạm hạnh,

Không tìm kiếm bạc tiền,

Như cây cung bị gãy,

Thở than những ngày qua”.

Mỗi khi các vị Tôn túc nhắc chúng con rằng: “Các vị rồi sau này đều là bậc trưng thượng, bậc mô phạm, làm tấm gương cho hậu học, chúng sinh noi theo,…” Chỉ có mấy chữ thôi, mà với con chúng như sáu dòng nước pháp xoáy vào tim con, giục con nỗ lực hơn, tinh tn hơn, chánh nim hơn, thế nhưng sự vô minh của con quá dày, khó tẩy rửa trong một lần cho sạch. Song, cái rổ tuy không đựng đưc nước những tẩy được bụi, chúng con tuy không thể đoạn trừ mọi phiền não ngay nhưng cũng bắt đầu ý thức, siêng năng tu tỉnh, thực hành giáo pháp của chư Phật.

Trong thiên nhiên, cỏ dại làm giảm năng suất hoa màu, những nếu những nơi không trồng hoa màu, lại cũng không có cỏ sẽ làm thiên nhiên kém phần xanh mát, các loại trùng độc làm nhiều người lo sợ, nhưng không có chúng, muôn loài cũng thiếu đi phần không khí, trong rừng có nhiều cây độc hại, gai nhọn, dây leo chằng chịt, v.v… nhưng nếu thiếu chúng thì không gọi là rừng. Còn vô minh muôn đời chỉ khiến con người ta lầm lạc khổ đau, nhưng khó diệt tận được trong một đời.

Trong kinh Đức Phật bảo làm đưc thân người là khó, gặp thiện hữu tri thức là khó và gặp được giáo pháp còn khó hơn. Con nguyện những năm tháng còn lại trong đời này sẽ cố gắng tu tập để ngày sau, dù sinh ở bất cứ nơi nào, x nào cũng được làm thân người, có đủ nhân duyên gặ p được giáo pháp Bát Chánh đạo, được tiếp tục tu tập trong ngôi nhà Phật pháp và thường gặp được bậc thiện hữu tri thức. Trong Kinh Pháp Cú, kệ 76, Đức Phật cũng có dạy:

“Nếu những bậc hiền trí,

Chỉ lỗi và khiển trách,

Như chỉ chỗ chôn vàng,

Hãy thân cận người trí,

Thân cận ngưi như vậy,

Chỉ tốt hơn không xấu”.