Câu hỏi ôn tập chương trình "Tiếng chuông tỉnh thức"

 CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG TRÌNH TIẾNG CHUÔNG TỈNH THỨC

ĐẠI LỄ TỰ TỨ TĂNG – VU LAN BÁO HIẾU CỦA GIÁO ĐOÀN III

PL. 2559 – DL. 2015

PHẦN I: LỊCH SỬ ĐỨC PHẬT

1. Thái tử Tất Đạt Đa đản sanh vào:

a. Ngày 15 tháng 2 âl năm 624 trước CN.

b. Ngày 15 tháng 4 âl năm 624 trước CN.

c. Ngày 8 tháng 2 âl năm 624 trước CN.

d. Ngày 8 tháng 12 âl năm 624 trước CN.

2. Đức Phật nào giáo hóa nơi cõi Ta-bà trong hiện kiếp?

a. Phật Thích Ca Mâu Ni.

b. Phật A Di Đà.

c. Phật Dược Sư.

d. Phật Ca Diếp.

3. Sự ra đời của đức Phật được gọi là “Đản sanh” mang ý nghĩa gì?

a. Sự ra đời làm vui vẻ, hân hoan, xán lạn cho cõi đời.

b. Hiện ra hình thể bằng xương bằng thịt cho mắt trần con người nhìn thấy được.

c. Hiện sinh từ chỗ cao đến chỗ thấp.

d. Cả ba câu đều đúng.

4. Theo Phật giáo Bắc truyền, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thành đạo vào:

a. Ngày 15 tháng 2 âl.

b. Ngày 8 tháng 4 âl.

c. Ngày 8 tháng 12 âl.

d. Ngày 15 tháng 12 âl.

5. Theo Phật giáo Bắc truyền, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni nhập Niết Bàn vào:

a. Mùng 8 tháng 2 âm lịch.

b. Ngày 15 tháng 2 âm lịch.

c. Ngày 15 tháng 4 âm lịch.

d. Ngày 15 tháng 12 âm lịch.

6. Phật lịch được tính từ năm nào?

a. Từ năm Phật đản sanh.

b. Từ năm Phật thành đạo.

c. Từ năm Phật chuyển pháp luân.

d. Từ năm Phật nhập Niết-bàn.

7. Khi vua Tịnh Phạn không đồng ý cho Thái tử xuất gia, Thái tử đã yêu cầu vua cha những điều gì?

a. 2 điều kiện: Cho con trẻ mãi không già, cho con mạnh mãi không đau.

b. 3 điều kiện: Cho con trẻ mãi không già, cho con mạnh mãi không đau, cho con sống hoài không chết.

c. 4 điều kiện: Cho con trẻ mãi không già, cho con mạnh mãi không đau, cho con sống hoài không chết, cho tất cả chúng sanh hết khổ.

d. 5 điều kiện: Cho con trẻ mãi không già, cho con mạnh mãi không đau, cho con sống hoài không chết, cho con được xuất gia, cho tất cả chúng sanh hết khổ.

8. Vua Tịnh Phạn dùng cách gì để ngăn chí xuất gia của Thái tử?

a. Xây dựng ba tòa lâu đài nguy nga tráng lệ hợp thời tiết ba mùa tại Ấn Độ.

b. Thành hôn cho Thái tử với một Công chúa con vua Thiện Giác là Da Du Ðà La tuyệt đẹp và đức hạnh.

c. Ban cho Thái tử hàng trăm cung phi mỹ nữ có tài đàn ca hay, múa giỏi để giải khuây cho Thái tử.

d. Cả ba đều đúng.

9. Nguyên do nào Thái tử Tất Đạt Đa xuất gia tầm chân lý?

a. Do thấy hạnh phúc cuộc sống không tồn tại lâu dài.

b. Do thấy cảnh khổ: già, bệnh, chết ở các cửa thành.

c. Do muốn giải thoát khổ đau cho mình và tất cả chúng sanh.  

d. Cả ba đều đúng.

10. Đức Phật Thích Ca xuất thân từ giai cấp nào?

a. Bà-la-môn.

b. Sát-đế-lợi

c. Phạm-chí.

d. Phệ-xá.

11. Đức Phật thuyết pháp độ năm anh em Kiều Trần Như ở nơi nào?

a. Vườn Lâm Tỳ Ni.

b. Vườn Nai.

c. Vườn Trúc.

d. Vườn Kỳ thọ Cấp Cô Độc.

12. Nhân ngày lễ hạ điền, Thái Tử theo vua cha ra đồng xem dân chúng cày cấy, Ngài đã thấy gì? 

a. Cảnh tương tàn, tương sát của chúng sanh trên cuộc đời.

b. Thái tử thấy được cảnh vui sướng của người nông dân. 

c. Thái tử thấy được cảnh hoa lá tốt tươi, muôn chim đua hót; cứ thoải mái mà tạo dựng cuộc sống. 

d. Tất cả đều sai. 

13. Hoàng hậu Ma Da sau khi sanh Thái tử đã thác sanh về đâu? 

a. Cõi trời Đâu Suất

b. Tây phương cực lạc. 

c. Cõi trời Phạm thiên. 

d. Thiên quốc. 

14. Ai đến xem tướng số cho Thái tử? 

a. Tiên nhân Uất Đầu Lam Phất.

b.Tiên nhân A Tư Đà.

c. Ngài Alara Kalama.

d. Phạm thiên Sahampati. 

15. Danh từ “Đản sanh”: 

a. Chỉ cho việc tái sinh của một Triết học gia. 

b. Chỉ sự ra đời của một bậc Chánh Đẳng Giác.

c. Chỉ cho sự chết đi sống lại của tu sĩ. 

d. Chỉ cho sự Niết bàn của Đức Phật. 

16. Ai là người cúng dường Đức Phật bữa cơm cuối cùng? 

a. Thanh niên Tu Đạt Đa. 

b. Ông Cấp Cô Độc. 

c. Ông Thuần Đà.

d. Cả ba đều sai.  

17. Đức Phật bắt đầu vận chuyển bánh xe pháp từ nơi nào? 

a. Vườn Lâm Tỳ Ni. 

b. Lộc Dã Uyển.

c. Vườn Trúc Lâm. 

d. Cả ba đều sai.  

18. Đức Phật thành đạo tại nơi nào?

a. Vườn Lâm -tỳ-ni.

b. Bồ Đề Đạo Tràng.

c. Lộc Dã Uyển.

d. Thành Vương Xá.

19. Đức Phật nhập Niết-bàn tại đâu?

a. Tịnh xá Kỳ Viên.

b. Thành Tỳ-xá-ly.

c. Vườn Trúc Lâm.

d. Thành Câu-thi-na.

20. Trong thời gian hoằng pháp, Đức Phật lưu lại nơi nào lâu nhất?

a. Tịnh xá Trúc Lâm.

b. Tịnh xá Đại Lâm.

c. Tịnh xá Kỳ Viên,

d. Lộc Dã Uyển.

21. Theo kinh điển Đại Thừa, Đức Phật thuyết pháp độ đời bao nhiêu năm?

a. 45 năm.

b. 47 năm.

c. 48 năm.

d. 49 năm.

22. Trong giờ phút cuối cùng, Đức Phật đã di huấn lời vàng ngọc nào?

a. Các người phải tự thắp đuốc lên mà đi ! Các người hãy lấy Pháp của ta làm đuốc! Hãy theo Pháp của ta mà tự giải thoát !

b. Đừng tìm sự giải thoát ở một kẻ nào khác, đừng tìm sự giải thoát ở một nơi nào khác ngoài các người!

c. Mọi vật ở đời không có gì quý giá. Thân thể rồi sẽ tan rã. Hãy tinh tấn lên để giải thoát!

d. Cả ba đều đúng.

23. Nội dung nào Đức Phật đã tuyên thuyết trong bài pháp nào đầu tiên?

a. Thập nhị nhân duyên.

b. Tứ diệu đế.

c. Tam pháp ấn.

d. Thập Ba-la-mật.

PHẦN II: GIÁO LÝ CĂN BẢN

1. Qui y Tam Bảo nghĩa là:

a. Trở về nương tựa ba ngôi báu.

b. Trở về giác tánh tịnh minh sáng suốt.

c. Trở về nương tựa Phật.

d. Cả ba đều đúng.

2. Qui Y Tam Bảo có lợi ích gì?

a. Dứt sạch nghiệp bất thiện để được an vui giải thoát.

b. Khỏi đi lạc đường vào nơi tăm tối.

c. Ra khỏi bể khổ sinh tử luân hồi.

d. Cả ba đều đúng.

3. Tại sao phải phát triển hạnh lành?

a. Vì hạnh lành là cội nguồn của mọi công đức. 

b. Vì hạnh lành có thể đưa chúng sanh đến bờ hạnh phúc và giác ngộ.

c. Vì hạnh lành có thể giúp chúng sanh tiến lên bậc Thánh Hiền. 

d. Cả 3 đều đúng.

4. Tam Bảo là 3 ngôi báu, đó là những gì? 

a. Giới, định, huệ.

b. Phật, pháp, sư.  

c. Phước, lộc, thọ. 

d. Cả 3 đều sai.

5. Người chưa Quy y Tam Bảo có bị đọa địa ngục không?

a. Có.

b. Không có.

c. Tùy theo nghiệp mà họ đã gây tạo.

d. Vừa có vừa không.

6. Sau khi Phật tử đã thọ Tam quy thì việc tiếp theo vị Thầy truyền giới pháp nào?

a. Truyền pháp Niệm Phật để ngày đêm niệm cho được vãng sinh. 

b. Truyền 5 điều đạo đức để hành trì.

c. Truyền pháp bái sám, tụng kinh, mở mang trí tuệ. 

d. Truyền 8 giới pháp. 

7. Năm điều đạo đức căn bản để hoàn thiện nhân cách là những điều gì?

a. Không sát sinh, không trộm cướp, không tà dâm, không nói dối và không uống rượu.

b. Nhân, lễ, nghĩa, trí, tín.

c. Giới, định, huệ, giải thoát, giải thoát tri kiến.

d. Tín, tấn, niệm, định, huệ.

8. Mục đích năm giới cấm là:

a. Ngăn ngừa vọng tâm của mình.

b. Ngăn ngừa ý nghĩ, lời nói và hành động bất chính.

c. Ngăn ngừa tham lam và phiền não.

d. Cả ba câu đều đúng.

9. Cơ bản về “công bằng” trong giới sát như thế nào?

a. Mình muốn sống, kẻ khác, loài vật cũng vậy.

b. Mình vui, kẻ khác, loài vật cũng vậy.

c. Vì lòng từ bi phổ khắp mọi loài.

d. Vì loài hữu tình nào cũng tham sống sợ chết.

10. Thế nào gọi là “tà dâm”?

a. Nam nữ quan hệ bất chính, phi lễ, phi pháp.

b. Nam nữ quan hệ không có cưới hỏi và không được gia đình đồng thuận.

c. Nam nữ quan hệ không đăng ký kết hôn.

d. Cả ba câu đều đúng.

11. Nói vọng có bao nhiêu loại?

a. Có 2 loại: Nói dối, nói ác khẩu.

b. Có 3 loại: Nói dối, nói ác khẩu, nói thêu dệt.

c. Có 4 loại: Nói dối, nói thêu dệt, nói lưỡi đôi chiều, nói lời hung ác.

d. Có 5 loại: Nói dối, nói hung ác, nói lưỡi đôi chiều, nói thêu dệt, nói cộc cằn.

12. Trường hợp nào nói dối mà không phạm tội?

a. Nói dối mà người không biết, hại người hại mình.

b. Nói dối để lợi cho mình nhưng hại người.

c. Nói dối được lợi cho người nhưng hại mình.

d. Nói dối có lợi cho mình và cho người.

13. Tại sao Phật cấm uống rượu?

a. Vì bảo toàn hạt giống trí tuệ và ngăn ngừa nguyên nhân sinh ra tội lỗi.  

b. Vì bảo toàn của cải và giảm trừ bệnh tật đeo mang.

c. Để tránh gây phiền hà cho gia đình và xã hội.

d. Cả ba câu đều đúng.

14. Sám hối trong đạo Phật được hiểu như thế nào?

a. Ăn năn lỗi trước, chừa bỏ lỗi sau.

b. Nguyện không tái phạm.

c. Xin chuộc lỗi.

d. Lạy hồng danh sám hối.

15. Tam pháp ấn là gì?

a. Vô thường, khổ, vô ngã.

b. Tham, sân, si.

c. Phật, Pháp, Tăng.

d. Văn, tư, tu.

16. Tứ Thánh Đế gồm những gì?

a. Khổ đế, Lạc đế, Tập đế, Đạo đế.

b. Khổ đế, Tập đế, Diệt đế, Đạo đế.

c. Tập đế, Vô thường đế, Diệt đế, Đạo đế.

d. Khổ đế, Tập đế, Đạo đế, Cực lạc đế.

17. Vô thường nghĩa là gì?

a. Sự vật không tồn tại ở một trạng thái nhất định.

b. Sự biến chuyển thay đổi không ngừng của vạn vật.

c. Cả hai câu a và b đều đúng.

d. Cả hai câu a và b đều sai.

18. Tam nghiệp là gì?

a. Ác nghiệp, thiện nghiệp, vô ký nghiệp.

b. Thân nghiệp, khẩu nghiệp, ý nghiệp.

c. Hắc nghiệp, bạch nghiệp, hắc bạch hòa lẫn.

d. Cả ba câu đều đúng.

19. Tứ Nhiếp Pháp gồm có những pháp nào?

a. Bố thí, ái ngữ, lợi hòa đồng huân, đồng sự.

b. Bố thí, ái ngữ, lợi hành, đồng sự.

c. Từ, bi, hỷ, xả.

d. Cả ba đều đúng

20. Bát chánh đạo có thứ tự như thế nào?

a. Chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định.

b. Chánh kiến, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định.

c. Chánh kiến, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp.

d. Chánh kiến, chánh tư duy, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định, chánh ngữ, chánh nghiệp.

21. Lục hoà nghĩa là gì?

a. Là 6 pháp hoà kính.

b. Là 6 phương pháp để phân biệt kinh thật giả.

c. Là 6 pháp tu của hàng Bồ-tát.

d. Cả ba câu trên đều đúng.

22. Khi nói “bạch pháp” là để chỉ cho:

a. Các pháp thiện tốt

b. Các pháp thanh tịnh.

c. Cả hai câu a và b đều đúng.

d. Cả hai câu a và b đều sai.

23. Khi nói “hắc pháp” là để chỉ cho:

a. Các pháp xấu ác.

b. Các pháp thế gian.

c. Các pháp không thiện không ác.

d. Cả ba câu đều đúng.

24. Sám hối đúng đắn sẽ đem lại kết quả quí báu gì?

a. Dứt được tội, tăng trưởng phước.

b. Khôi phục sự thanh tịnh thân tâm.

c. Trưởng dưỡng đạo hạnh đến chỗ giải thoát an vui.

d. Cả ba câu đều đúng.

25. Thờ Phật có lợi ích gì?

a. Phật phù hộ gia đình ta, ban phước trừ họa.

b. Phật cho gia đình ta giàu có.

c. Để nghĩ nhớ đến đức hạnh cao cả của Ngài mà chỉnh sửa thân tâm của chính mình.

d. Cả ba câu đều đúng.

26. Cách thức thờ Phật thế nào cho đúng?

a. Nên đặt bàn thờ Phật chính giữa nhà hoặc chỗ trang nghiêm nhất trong nhà.

b. Nên sắp xếp các tượng Phật để ngang hàng đồng bực, không nên để từng trên, cấp dưới.

c. Nên mỗi ngày đều lau dọn sạch sẽ.

d. Cả ba câu đều đúng.

27. Là Phật tử, vì sao chúng ta phải thờ Phật?

a. Vì Phật là bậc Thầy sáng, bạn lành của chúng ta.

b. Vì nếu chí tâm thì chắc chắn sẽ thành Phật.

c. Vì Phật là bậc hoàn toàn giác ngộ, có đủ trí tuệ hướng dẫn chúng sanh ra khỏi nẻo luân hồi.

d. Cả ba câu đều đúng.

28. Vì sao đức Phật được nhân loại tôn thờ?

a. Vì Ngài là người có đầy đủ phước đức và trí tuệ. 

b. Ngài là người hoàn toàn sáng suốt và đầy đủ đức hạnh cao quý. 

c. Đức phật đã dùng trí tuệ để dẫn dắt chúng sanh ra khỏi luân hồi và đưa đến địa vị sáng suốt an vui. 

d. Cả 3 đều đúng.

29. Vì sao Đức Phật dạy ăn chay?

a. Vì tăng cường sức khỏe, tuổi thọ, tránh nghiệp sát.

b. Vì ngon miệng, dễ tiêu hóa, sức khoẻ và tuổi thọ.

c. Vì nuôi dưỡng lòng từ bi, thương mạng sống, tránh quả báo xấu.

d. Vì không có sự lựa chọn tốt hơn.

30. Ăn chay đem lại cho chúng ta những lợi ích gì?

a. Tạo cảm giác ngon miệng, tăng cường sức khoẻ.

b. Tránh các chứng bệnh nan y, duy trì tuổi thọ.

c. Tránh nghiệp sát sanh, quả báo oán thù, nuôi dưỡng lòng từ bi,

d. Da đẹp, tâm hoan hỷ, bình an và hạnh phúc.

31. Bát quan trai giới bao gồm những giới nào?

a. Không sát sanh; không trộm cướp; không dâm dục; không nói dối; không uống rượu; không trang điểm và thoa dầu thơm; không ngồi giường cao rộng lớn tốt đẹp và không ca múa hát xướng cố đi xem nghe; không ăn phi thời,

b. Không sát sanh; không trộm cướp; được chánh dâm; không nói dối; không uống rượu; không trang điểm và thoa dầu thơm; không ngồi giường cao rộng lớn tốt đẹp và không ca múa hát xướng cố đi xem nghe; không ăn phi thời.

c. Không sát sanh; không trộm cướp; không dâm dục; không nói dối; không uống rượu; không ngồi giường cao rộng lớn tốt đẹp và không ca múa hát xướng và cố đi xem nghe; không ăn phi thời; không lười biếng.

d. Cả 3 câu trên đều sai.

32. Bát quan trai giới là pháp tu dành cho đối tượng nào?

a. Là pháp tu của người tại gia, áp dụng trong 1 ngày 1 đêm.

b. Là pháp tu tập sự xuất gia dành cho người cư sĩ trong 1 ngày 1 đêm.

c. Là pháp tu giảm bớt sự dục vọng của con người.

d. Là điều kiện để người tại gia siêng năng đi chùa.

33. Vu Lan nghĩa là gì?

a. Nói đủ là Vu Lan Bồn, là phiên âm từ Phạn ngữ “Ulambana”, Trung Hoa dịch là “Giải đảo huyền” nghĩa là cứu khổ người bị treo ngược.

b. Là tên một bộ kinh trong truyền thống Phật giáo Theravada mà trong đó Phật dạy về pháp báo hiếu.

c. Là tên của một vị Đại đệ tử Phật.

d. Cả ba câu đều đúng.

34. Tam vô lậu học gồm những gì?

a. Văn, Tư, Tu.

b. Giới, Định, Tuệ.

c. Kinh, Luật, Luận.

d. Cả 3 đều sai.

35. Tam độc gồm những gì?

a. Tham dục, sân giận, si mê,

b. Tham, sân, ghen tỵ.

c. Bi, hỷ, xả.

d. Cả 3 đều sai.

36. Tứ thánh quả trong nhà Phật là gì?

a. Tu-đà-hoàn quả, Tư-đà-hàm quả, A-na-hàm quả, A-la-hán quả.

b. Thất Lai quả, Nhất Lai quả, Bất Lai quả, Vô Sanh quả.

c. Tu-đà-hoàn hướng, Tư-đà-hàm hướng, A-na-hàm hướng, A-la-hán hướng.

d. Cả a va b đều đúng.

37. Kinh điển Phật giáo được kết tập bằng văn bản đầu tiên vào đợt kết tập nào?

a. Lần thứ nhất.

b. Lần thứ hai.

c. Lần thứ ba.

d. Lần thứ tư.

38. Kinh Pháp Hoa chép: "Vì một nhân duyên lớn, Phật mới xuất hiện ra đời", vậy nhân duyên lớn ấy là gì? 

a. Dạy cho chúng sanh giữ giới tam tịnh nhục. 

b. Khiến chúng sanh biết nhân của khổ mà phát tâm ăn chay. 

c. Khai thị chúng sanh ngộ nhập pháp tri kiến.  

d. Cả 3 đều sai.

PHẦN III: ĐỆ TỬ ĐỨC PHẬT

1. Vị nào trùng tuyên lại Tạng Kinh sau khi Phật Niết Bàn?

a. Tôn giả Đại Ca Diếp

b. Tôn giả Nan Đà

c. Tôn giả A Nan

d. Tôn giả Ưu Ba Ly

2. Vị nào trùng tuyên lại Tạng Luật sau khi Phật Niết Bàn?

a. Tôn giả Phú Lâu Na.

b. Tôn giả Xá Lợi Phất.

c. Tôn giả A Nan.

d. Tôn giả Ưu Ba Ly.

3. Theo Phật giáo Đại thừa, Tôn giả nào vì cứu mẹ, cầu Phật dạy pháp Vu Lan?

a. A Nan.

b. Xá Lợi Phất.

c. Mục Kiền Liên.

d. A Na Luật.

4. Kinh Báo hiếu Phụ Mẫu ân (Báo hiếu), Phật nói cho ai?

a. Tôn Giả A Nan,

b. Tôn Giả Xá Lợi Phất.

c. Cả hai câu đều đúng.

d. Cả hai câu đều sai.

5. Trong Giáo đoàn của Phật, ai đã trở thành vị Tỳ-kheo-ni đầu tiên lãnh đạo Giáo hội Ni? 

a. Bà Da Du Đà La. 

b. Bà Ma Ha Ba Xà Ba Đề,  

c. Bà Kế Ma. 

d. Cả ba đều sai.  

6. Ai đã trải vàng mua đất xây cất Tịnh xá Kỳ Hoàn cúng dường Đức Phật? 

a. Thái tử Kỳ Đà. 

b. Trưởng giả Anathapindika,  

c. Nữ đại thí chủ Tỳ Xá Khư. 

d. Cả ba đều sai.  

7. Vị thị giả nào theo hầu Đức Phật được tôn xưng là “Đa văn đệ nhất”? 

a. Tôn giả Phú Lâu Na. 

b. Tôn giả Kiều Trần Như. 

c. Tôn giả A Nan,  

d. Tôn giả Nan Đà. 

8. Vị đệ tử nào của Đức Phật được tôn xưng là “Trí huệ đệ nhất”? 

a. Tôn giả Ca Diếp. 

b. Tôn giả Xá Lợi Phất, 

c. Tôn giả Mục Kiền Liên. 

d. Cả 3 đều sai.  

9. Vị đệ tử nào của Đức Phật được tôn xưng là “Đầu đà đệ nhất”? 

a. Tôn giả Ca Diếp, 

b. Tôn giả Xá Lợi Phật.  

c. Tôn giả Mục Kiền Liên. 

d. Tôn giả Phú Lâu Na

10. Vị đệ tử nào của Đức Phật được tôn xưng là “Giải không đệ nhất”? 

a. Tôn giả Ca Diếp. 

b. Tôn giả Tu Bồ Đề,

c. Tôn giả Mục Kiền Liên. 

d. Tôn giả Phú Lâu Na.

11. Vị đệ tử nào của Đức Phật được tôn xưng là “Thuyết pháp đệ nhất”? 

a. Tôn giả La Hầu La.

b. Tôn giả Tu Bồ Đề.

c. Tôn giả Mục Kiền Liên. 

d. Tôn giả Phú Lâu Na,

12. Vị đệ tử nào của Đức Phật được tôn xưng là “Thần thông đệ nhất”? 

a. Tôn giả Ca Chiên Diên. 

b. Tôn giả Tu Bồ Đề.

c. Tôn giả Mục Kiền Liên. 

d. Tôn giả A Na Luật.

13. Vị đệ tử nào của Đức Phật được tôn xưng là “Luận nghị đệ nhất”? 

a. Tôn giả Ca Chiên Diên.

b. Tôn giả Tu Bồ Đề.

c. Tôn giả Ư Ba Ly.

d. Tôn giả Phú Lâu Na.

14. Vị đệ tử nào của Đức Phật được tôn xưng là “Thiên nhãn đệ nhất”? 

a. Tôn giả La Hầu La. 

b. Tôn giả A Na Luật,

c. Tôn giả Mục Kiền Liên. 

d. Tôn giả Phú Lâu Na.

15. Vị đệ tử nào của Đức Phật được tôn xưng là “Mật hạnh đệ nhất”? 

a. Tôn giả La Hầu La, 

b. Tôn giả A Na Luật.

c. Tôn giả Mục Kiền Liên. 

d. Tôn giả Phú Lâu Na.

16. Vị đệ tử nào của Đức Phật được tôn xưng là “Giới luật đệ nhất”? 

a. Tôn giả Ca Chiên Diên.

b. Tôn giả Tu Bồ Đề.

c. Tôn giả Ưu Ba Ly,

d. Cả 3 đều sai.

17. Ai đã cúng dường Đức Phật và Tăng đoàn Vườn Trúc làm trú xứ? 

a. Ngự y Kỳ Bà. 

b. Trưởng giả Cấp Cô Độc.  

c. Thái tử Kỳ Đà. 

d. Vua Tần Bà Sa La.

18. Đức Phật đến làng Ưu-lầu-tần-loa hàng phục một vị Bà-la-môn rất có uy tín cùng với 500 đồ đệ quy y Phật. Đó là vị tôn giả nào? 

a. Tôn giả Mục Kiền Liên. 

b. Tôn giả Xá Lợi Phất.

c. Tôn giả Ca Diếp.

d. Tôn giả Tu Bồ Đề. 

19. Đức Phật hoá độ vị vua cư sĩ nào đầu tiên?

a. Vua Ba Tư Nặc.

b. Vua Tần Bà Sa La.

c. Vua Ưu Điền.

d. Vua nước Ba La Nại.

20. Vị nam cư sĩ đại hộ pháp của Tăng đoàn Đức Phật là ai?

a. Vua Ba-tư-nặc.

b. Vua Tần-bà-sa-la.

c. Cư sĩ Cấp Cô Độc.

d. Cư sĩ Thuần Đà.

21. Vị nữ đại hộ pháp của Tăng đoàn Đức Phật là ai?

a. Hoàng hậu Vi-đề-hi.

b. Hoàng hậu Mạt Lợi.

c. Nữ tín chủ Sujata.

d. Nữ tín chủ Visakha.

PHẦN IV: TỔ SƯ MINH ĐĂNG QUANG

1. Đức Tổ sư Minh Đăng Quang có thế danh là gì?

a. Trần Thành Đạt.

b. Nguyễn Phát Đạt.

c. Nguyễn Thành Danh.

d. Nguyễn Thành Đạt.

2. Đức Tổ sư Minh Đăng Quang sinh vào năm nào?

a. 1922.

b. 1923.

c. 1924.

d. 1925.

3. Đức Tổ sư Minh Đăng Quang được sinh trưởng theo địa danh nào hiện nay?

a. Khóm 4, phường 1, TP. Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp.

b. Xóm Chài, phường 2, TP. Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long.

c. Làng Phú Hậu, tổng Bình Phú, quận Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long.

d. Ấp 6, xã Hậu Lộc, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long.

4. Đức Tổ sư Minh Đăng Quang thành đạo năm bao nhiêu tuổi?

a. 19 tuổi

b. 20 tuổi

c. 21 tuổi

d. 22 tuổi

5. Đức Tổ sư Minh Đăng Quang thọ nạn và vắng bóng vào ngày, tháng, năm nào?

a. 1/2/ Giáp Ngọ (1954),

b. 1/2/ Ất Mùi (1955).

c. 1/2/ Bính Thân (1956).

d. 1/2/ Đinh Dậu (1957).

6. Tổ sư sinh trưởng trong gia đình có bao nhiêu anh chị em? Tổ là người con thứ mấy trong gia đình?

a. 6 người con, Ngài là người thứ 4 trong gia đình

b. 3 người con, Ngài là người thứ 2 trong gia đình

c. 5 người con, Ngài là là út trong gia đình

d. Cả 3 câu trên đều sai.

7. Năm bao nhiêu tuổi Tổ sư Minh Đăng Quang mới qua Nam Vang tìm thầy học đạo?  

a. Năm 12 tuổi

b. Năm 19 tuổi

c. Năm 13 tuổi

d. Năm 15 tuổi.

8. Tổ sư Minh Đăng Quang phát nguyện thọ cụ túc giới vào năm nào, tại đâu?

a. Năm 1946, tại Chùa Linh Sơn, Mỹ Tho, Tiền Giang

b. Năm 1945, tại Chùa Linh Bửu, Mỹ Tho, Tiền Giang.

c. Năm 1947, tại Chùa Linh Hội, Tam Bình, Vĩnh Long.

d. Năm 1946, tại Chùa Linh Bửu, Mỹ Tho, Tiền Giang

9. Sau khi vắng bóng, kho tàng Pháp bảo mà Đức Tổ sư Minh Đăng Quang để lại cho đời là gì?

a. Kinh Pháp Hoa.

b. Bộ Chơn Lý.

c. Kinh Pháp Cú.

d. Cả 3 đều sai.

10. Bộ Chơn Lý của Tổ sư Minh Đăng Quang gồm có bao nhiêu đề tài?

a. 60 đề tài.

b. 66 đề tài.

c. 69 đề tài,

d. 72 đề tài.

PHẦN V: LỊCH SỬ VÀ TÔN CHỈ CỦA HỆ PHÁI KHẤT SĨ

1. Tên gốc của hệ phái Khất Sĩ là gì?

a. Giáo hội Tăng-già Khất Sĩ Việt Nam.

b. Đạo Phật Khất Sĩ Việt Nam.

c. Giáo hội Tăng Già Khất Sĩ.

d. Giáo hội Liên Hoa Khất Sĩ.

2. Hai từ “Khất Sĩ” có nghĩa là gì?

a. Khất Sĩ là học trò khó xin ăn, tìm học pháp lý giải khổ cho mình và tất cả, để tu tập hành theo cho kết quả.

b. Khất Sĩ là người hành khất đó đây.

c. Khất Sĩ là người học trò nghèo.

d. Khất Sĩ là người tu tiểu thừa.

3. Đạo Phật Khất Sĩ do đức Tổ sư Minh Đăng Quang sáng lập lấy tinh hoa từ truyền thống nào trong Phật giáo?

a. Tịnh độ tông.

b. Thiền tông.

c. Cả a và b đều đúng.

d. Cả a và b đều sai.

4. Ngôi tịnh xá đầu tiên của Hệ phái Khất Sĩ là tịnh xá nào, ở đâu?

a. Tịnh xá Mộc Chơn, H. Châu Thành, T. Tiền Giang.

b. Tịnh xá Ngọc Viên, TP. Vĩnh Long, T. Vĩnh Long.

c. Tịnh xá Ngọc Chánh, Q. Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh.

d. Tịnh xá Ngọc Quang, TX. Sa Đéc, T. Đồng Tháp.

5. Sau khi Đức Tổ sư Minh Đăng Quang vắng bóng, Trưởng lão nào được suy cử làm Đức Đệ Nhị Tổ của hệ phái Khất Sĩ?

a. Trưởng lão Giác Tánh

b. Trưởng lão Giác Chánh

c. Trưởng lão Giác Như

d. Pháp sư Giác Nhiên

6. Hệ phái Khất Sĩ hiện nay gồm có bao nhiêu Giáo đoàn Tăng?

a. 5 Giáo đoàn.

b. 6 Giáo đoàn.

c. 7 Giáo đoàn.

d. 8 Giáo đoàn.

7. Ngôi Tổ đình của Hệ phái Khất Sĩ là tịnh xá nào?

a. Tịnh xá Trung Tâm.

b. Tịnh xá Mộc Chơn.

c. Pháp viện Minh Đăng Quang.

d. Tịnh xá Ngọc Viên.

8. Tứ trụ trong kiến trúc tịnh xá Khất Sĩ mang ý nghĩa gì?

a. Biểu trưng cho Tứ Diệu Đế.

b. Biểu trưng cho Tứ Chánh Cần.

c. Biểu trưng cho Tứ Như Ý Túc.

d. Biểu trưng cho Tứ Chúng.

9. Kiến trúc Bát Giác của tịnh xá Khất Sĩ mang ý nghĩa gì?

a. Đẹp, lạ so với kiến trúc các chùa.

b. Để phân biệt với các tôn giáo khác.

c. Biểu trưng cho Bát Chánh Đạo.

d. Thích nghi với điều kiện khí hậu miền Tây Nam Bộ.

10. Tổ chức thành lập Giáo hội được quy định theo Tổ sư Minh Đăng Quang là?

a. Một tiểu Giáo hội là 10 vị, một trung Giáo hội là 80, một đại Giáo hội 500 vị.

b. Một tiểu Giáo hội là 20 vị, một trung Giáo hội là 100, một đại Giáo hội 500 vị.

c. Một tiểu Giáo hội là 20 vị, một trung Giáo hội là 100, một đại Giáo hội 600 vị.

d. Một tiểu Giáo hội là 10 vị, một trung Giáo hội là 300, một đại Giáo hội 500 vị.

11. Giáo hội Tăng già Khất Sĩ Việt Nam ra đời vào năm nào?

a. 1964

b. 1965

c. 1966

d. 1967

12. Chư Tôn đức nào đã vận động thành lập Giáo hội Tăng già Khất Sĩ Việt Nam?

a. HT. Giác Nhiên, HT. Giác Tường, HT. Giác Nhu

b. HT. Giác Huệ, HT. Giác Đức.

c. HT. Giác Trang, HT. Giác Nhu, HT. Giác Giới.

d. TL. Giác Tánh, TL. Giác Chánh, TL. Giác Như.

13. Ai được cung thỉnh làm Trị sự trưởng đầu tiên của Giáo hội Tăng già Khất Sĩ Việt Nam?

a. TL. Giác Như

b. TL. Giác Tánh

c. HT. Giác Nhiên

d. HT. Giác Nhu

14. Vị Tôn đức nào làm trưởng đoàn cho đoàn đại biểu của Giáo hội Tăng già Khất Sĩ Việt Nam tham dự đại hội thống nhất các tổ chức Phật giáo để thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam vào năm 1981?

a. HT. Giác Nhiên.

b. HT. Giác Nhu.

c. HT. Giác Phúc.

d. HT. Giác Toàn.

15. Đức Tổ sư chọn hình tượng nào làm biểu tượng cho dòng pháp “Nối truyền Thích Ca Chánh Pháp - Đạo Phật Khất Sĩ Việt Nam”?

a. Bánh xe Chuyển Pháp Luân.

b. Bánh xe và hai con nai.

c. Hoa sen và ngọn đèn chơn lý,

d. Bánh xe Mười hai Nhân duyên.

16. Đức Tổ sư dạy như thế nào?

a. Nên lo xây dựng đạo tràng nguy nga để độ Phật tử cho đông.

b. Nên tập sống chung tu học: Cái Sống là phải tu chung, cái Biết là phải học chung, cái Linh là phải tu chung.

c. Thời kỳ này mạt pháp, nên tu pháp niệm Phật là phù hợp.

d. Thời kỳ này là thời kỳ chữ nghĩa văn tự, nên học cho có bằng cấp mới độ chúng sanh được.

17. Đối với hàng cư sĩ tại gia, Đức Tổ Sư dạy phương châm tu học như thế nào?

a. Mỗi người phải biết chữ.

b. Mỗi người phải biết giữ giới.

c. Mỗi người phải biết tránh ác, mỗi người phải biết (học đạo) làm thiện.

d. Cả ba đều đúng.

18. Pháp môn nào là pháp môn tu tập chính do Đức Tổ sư dạy?

a. Niệm mật chú để được Phật, Bồ-tát hộ trì tu mới mau chứng đắc.

b. Niệm Phật để sau khi chết được Phật A Di Đà rước đưa về cõi Phật.

c. Tu tập Giới định tuệ để sớm đắc Niết-bàn ngay trong hiện tại.

d. Vừa niệm Phật vừa niệm chú để cho mau đắc thần thông, phép linh.

19. Đức Tổ sư cổ xúy con đường nào sau đây?

a. Chuyên lo học pháp

b. Giữ gìn giới pháp, tham thiền nhập định, phát triển tuệ quán.

c. Chỉ hành trì khất thực, nghỉ dưới cội cây, đau không dùng thuốc mà dùng phân bò.

d. Chỉ mặc y phấn tảo, tham thiền nhập định, thuyết pháp độ sinh.

20. Bài nào sau đây trong Chơn Lý chủ yếu dạy pháp cho người cư sĩ?

a. Tứ Y Pháp.

b. Bát Chánh Đạo

c. Cư sĩ.

d. Học Đạo Lý.

PHẦN VI: LỊCH SỬ GIÁO ĐOÀN III

1. Đức Thầy Giác An thế danh là gì? Sinh trưởng ở đâu?

a. Nguyễn Văn An sinh ở Vĩnh Long.

b. Trần Văn Ngàn sinh ở Trà Vinh.

c. Nguyễn Phước An sinh ở Long An.

d. Nguyễn Văn Ngàn sinh ở Đồng Tháp.

2. Đức Thầy Giác An sinh vào ngày tháng năm nào?

a. 6/6/ Tân Sửu (1901)

b. 6/6/ Nhâm Dần (1902)

c. 6/6/ Quý Mẹo (1903)

d. 6/6/ Giáp Tỵ (1904)

3. Trước khi xuất gia Đức Thầy Giác An làm nghề gì?

a. Làm thợ hồ

b. Làm công nhân xưởng xay xát

c. Làm thầy thuốc nam

d. Làm nông dân

4. Đức Thầy Giác An xuất gia năm nào?

a. Mậu Tý (1948)

b. Kỷ Sửu (1949)

c. Canh Dần (1950)

d. Tân Mẹo (1951)

5. Tịnh xá đầu tiên của Giáo đoàn III được Đức Thầy Giác An sáng lập là tịnh xá nào?

a. Tịnh xá Ngọc Quang.

b. Tịnh xá Ngọc Pháp.

c. Tịnh xá Ngọc Cát.

d. Tịnh xá Ngọc Tòng.

6. Giáo đoàn do Đức Thầy Giác An thành lập hành đạo và hoằng hóa ở đâu?

a. Miền Tây Nam Bộ.

b. Miền Đông Nam Bộ.

c. Miền Bắc.

d. Duyên hải Nam – Trung bộ vào Cao nguyên Trung phần.

7. Hiện nay Tổ đình Giáo đoàn III đặt tại tịnh xá nào?

a. Tịnh xá Ngọc Quang.

b. Tịnh xá Ngọc Phúc.

c. Tịnh xá Ngọc Cát.

d. Tịnh xá Ngọc Tòng.

8. Thuở còn sinh tiền, Đức Thầy Giác An đã phát bao nhiêu lời nguyện?

a. 8 lời nguyện.

b. 10 lời nguyện.

c. 12 lời nguyện.

d. 18 lời nguyện.

9. Đức Thầy Giác An viên tịch ngày, tháng, năm nào?

a. 16/7/ Kỷ Dậu (1969)

b. 16/7/ Canh Tuất (1970)

c. 16/7/ Tân Hợi (1971)

d. 16/7/ Nhâm Tý (1972)

10. HT. Giác Dũng là vị trưởng Giáo đoàn III đời thứ mấy?

a. II

b. III

c. IV

d. V

11. Tính đến tháng 2 năm Giáp Ngọ (2014), Giáo đoàn III có bao nhiêu ngôi tịnh xá và tịnh thất và bao nhiêu Tăng Ni?

a. 105 ngôi và 550 Tăng Ni.

b. 96 ngôi và 450 Tăng Ni.

c. 100 ngôi và 500 Tăng Ni.

d. 108 ngôi và 500 Tăng Ni.

PHẦN VII: LỊCH SỬ PHẬT GIÁO VIỆT NAM

1. Trung tâm Phật giáo đầu tiên ở Việt Nam tại đâu?

a. Bành Thành.

b. Lạc Dương.

c. Luy Lâu.

d. Giao Chỉ.

2. Thiền phái nào của Phật giáo Việt Nam do một vị vua khai lập?

a. Thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi.

b. Thiền phái Vô Ngôn Thông.

c. Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử.

d. Thiền phái Thảo Đường.

 3. Thiền phái nào ra đời vào nhà Lý?

a. Thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi.

b. Thiền phái Vô Ngôn Thông.

c. Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử.

d. Thiền phái Thảo Đường.

4. Thiền phái nào sau đây do thiền sư người Ấn thành lập?

a. Thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi.

b. Thiền phái Vô Ngôn Thông.

c. Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử.

d. Thiền phái Thảo Đường.

5. 3 tông phái chính của Giáo hội Phật giáo Việt Nam hiện nay là gì?

a. Nam tông, Lâm Tế và Khất Sĩ

b. Liễu Quán, Lâm Tế và Trúc Lâm

c. Nam tông, Bắc tông và Khất Sĩ

d. Nam tông Khmer, Đại thừa và Khất Sĩ

6. Vị nào là Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam hiện nay?

a. Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Tịnh

b. Trưởng lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ

c. Trưởng lão Hòa thượng Thích Giác Nhường

d. Trưởng lão Hòa thượng Thích Danh Nhưỡng

7. Vị Thiền sư nào phò trợ cho vua Lê Đại Hành?

a. Thiền sư Vạn Hạnh.

b. Thiền sư Pháp Thuận.

c. Thiền sư Khuông Việt.

d. Cả ba đều đúng,

8. Vị Thiền sư nào dưỡng dục nhà vua Phật tử Lý Công Uẩn khi ông còn nhỏ?

a. Thiền sư Thảo Đường.

b. Thiền sư Pháp Loa.

c. Thiền sư Khuông Việt.

d. Thiền sư Vạn Hạnh.

9. Vị vua nào đời Trần xuất gia lập nên Thiền phái Trúc Lâm?

a. Trần Thái Tông.

b. Trần Thánh Tông.

c. Trần Nhân Tông.

d. Trần Anh Tông.

10. Thiền sư nào được các đời vua nhà Trần tôn kính?

a. Thiền sư Trí Viễn.

b. Thiền sư Pháp Loa.

c. Thiền sư Huyền Quang.

d. Cả ba đều đúng.

11. Vị vua Phật tử nào dời kinh đô từ Hoa Lư ra Thăng Long?

a. Lê Đại Hành.

b. Trần Thánh Tông.

c. Trần Nhân Tông.

d. Lý Công Uẩn.

12. Thiền sư nào đã để lại bài kệ thị tịch: “Thân như điện ảnh hữu hoàn vô, vạn mộc xuân vinh thu hựu khô, nhậm vận thịnh suy vô bố úy, thịnh suy như lộ thảo đầu phô”?

a. Thiền sư Lâm Tế.

b. Thiền sư Thảo Đường.

c. Thiền sư Pháp Thuận.

d. Thiền sư Vạn Hạnh.

13. Ai là tác giả của bài thơ này: “Cư trần lạc đạo thả tùy duyên, cơ tắc xan hề khốn tắc miên, gia trung hữu bảo hưu tầm mích, đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền?”

a. Thiền sư Huyền Quang.

b. Tuệ Trung Thượng Sĩ.

c. Trần Thái Tông.

d. Trần Nhân Tông.

14. Vị nào đã nói bài kệ sấm này: “Vận nước như mây quấn, trời Nam mở Thái bình, vô vi trên điện các, xứ xứ hết đao binh”?

a. Thiền sư Ngô Chân Lưu.

b. Thiền sư Khuông Việt.

c. Thiền sư Vạn Hạnh.

d. Thiền sư Đỗ Pháp Thuận.

15. Thiền phái Lâm Tế truyền vào Đàng Trong - Việt Nam khi nào?

a. Thế kỷ 16.

b. Thế kỷ 17.

c. Thế kỷ 18.

d. Thế kỷ 19.

16. Tổ sư dòng Lâm Tế là vị nào?

a. Ngài Minh Hoằng Tử Dung.

b. Ngài Lâm Tế Nghĩa Huyền.

c. Ngài Viên Minh.

d. Ngài Nguyên Thiều.

17. Thiền phái Tào Động truyền vào Đàng Ngoài - Việt Nam khi nào?

a. Thế kỷ 16.

b. Thế kỷ 17.

c. Thế kỷ 18.

d. Thế kỷ 19.

18. Vị nào đã sáng lập dòng thiền Tào Động?

a. Tào Sơn Bản Tịch.

b. Động Sơn Lương Giới.

c. Cả hai đều đúng.

d. Cả hai đều sai.

19. Đại hội Đại biểu thống nhất Phật giáo Việt Nam được tổ chức khi nào?

a. 15 - 04 - 1980.

b. 04 - 11 – 1981.

c. 08 - 12 - 1982.

d. 08 - 02 - 1983.

20. Lần đầu tiên Phật giáo Việt Nam đăng cai tổ chức Đại Lễ Phật Đản Liên Hiệp Quốc tại Hà Nội vào năm nào?

a. 2007.

b. 2008.

c. 2009.

d. 2010.

PHẦN VIII: NGHI THỨC TỤNG NIỆM

1. Điền vào chỗ trống trong đoạn kinh sau:

“Cầu Tam bảo ơn trên tế độ

Cứu nhân sanh tiêu khổ, diệt tai

Rộng truyền chánh pháp Như Lai

…………… mê mộng đọa đày trần gian

Đặng ra khỏi sáu đàng khổ bức

Liền bước lên chín bực Liên Đài”.

a. Dạy người

b. Thức người

c. Giáo hóa người

d. Tỉnh người

2. Cho biết bài Kinh Phổ Nguyện thuộc nghi thức nào sau đây?

a. Nghi thức sám hối

b. Nghi thức thọ trì

c. Nghi thức cầu an

d. Nghi thức cầu siêu

3. Cho biết đoạn dưới đây thuộc thể loại gì?

“Muôn pháp không thường còn

Người sanh ắt có diệt

Sanh tử như thủy triều

Diệt tận chân phúc hiện”.

a. Kinh

b. Kệ

c. Tán

d. Sám

4. Hãy cho biết bài Thuyền Trí Huệ, Nhớ Ơn Phật thuộc thể loại văn học Phật giáo nào?

a. Kinh

b. Kệ

c. Sám

d. Chú

5. Điền vào chỗ trống trong đoạn sau:

“Trong đời cần phải tu hai pháp

……………… và vui hạp……………

Luật nghiêm, giới cấm giữ gìn

Muôn người hòa hiệp như in một người”

a. Cúng dường, bố thí

b. Giữ giới, hành thiền

c. Niệm Phật, tụng kinh

d. Ăn chay, đi xin

6. Bài kinh “Báo hiếu Phụ Mẫu trọng ân” được đức Phật thuyết cho ai?

a. Tôn giả Mục Kiền Liên

b. Tôn giả Xá-lợi-phất

c. Ông Cấp Cô Độc

d. Tôn giả Ananda

7. Trong nghi thức Sám Hối Hồng Danh, có bao nhiêu hồng danh Phật?

a. 49 hồng danh Phật

b. 89 hồng danh Phật

c. 100 hồng danh Phật

d. 108 hồng danh Phật

8. Tụng niệm được hiểu như thế nào mới đúng?

a. Tụng là đọc tụng các bài kinh, kệ, sám… và niệm là nhớ nghĩ đến hồng danh chư Phật chư Bồ tát.

b. Tụng niệm là miệng đọc tụng, tâm nhớ nghĩ; tâm và miệng hợp nhất, chú định vào lời kinh tiếng pháp.

c. Cả a và b đều đúng

d. Cả a và b đều sai.

 * Download câu hỏi ôn tập chương trình