Con đường Phật giáo đưa đến Hòa bình Thế giới

(Diễn văn khai mạc (phát biểu chính) của Tiến sĩ Wijeyadasa Rajapakshe
trong Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc – lần thứ 13,
tổ chức tại Thái Lan từ ngày 22 – 23 tháng 5 năm 2016
với chủ đề hội thảo
Con đường Phật giáo đưa đến Hòa bình Thế giới”).

Kính bạch chư Hòa thượng,

Kính thưa quý liệt vị,

Ngay từ đầu, tôi muốn tham khảo các nguồn dữ liệu lâu đời nhất về nguồn gốc của nền văn minh như đã được Đức Phật giảng giải trong kinh Agganna (Khởi thế nhân bổn) thuộc Trường bộ kinh của Tam tạng kinh điển.[i] Sự biến hóa của chư thiên cõi Quang Âm thiên (Abassana) xuất phát từ một loại vật thực cõi trời, ban đầu ăn dùng với tâm hoan hỷ thích thú, rồi làm giảm giá trị dần đi đến mức ý thức thấp hơn con người, đó như là hậu quả của lòng tham lam luôn rò rỉ trong tâm trí họ. Sự chuyển đổi này đánh dấu một bắt đầu của lịch sử nhân loại trong đó bao gồm sự hình thành của việc quản lý nhà nước, chính sách thuế và kho bạc công chúng.

Cũng kể từ đó đã có vô số khúc ca dân gian liên quan đến sự phát triển nền văn minh nhân loại. Mặc dù các sử gia có dự án cho các phát triển này trong ánh sáng của nền văn minh, song thực tế nghiệt ngã vẫn còn, đó là sự bùng nổ của các cuộc xung đột và bạo lực liên tục đã ăn sâu dần vào phần chủ yếu của nền tảng văn minh.

Ngang qua quang phổ của loài người, nó có hai phần Pháp (chánh) và Vô pháp (không chánh) và chúng phụ thuộc lẫn nhau tùy theo thời gian và không gian. Các triết gia và những nhà bác học phương Đông đã tham gia trong việc luận giải cũng như tái luận giải hiện tượng này và gặp nhiều khó khăn khi phân ranh giữa Pháp và Vô pháp và khi suy ngẫm về những bản kinh văn cổ xưa nhất như Mahabharata,[ii] Vedas, Baghawath Gita,[iii] Ramayanaya, etc.

Các nhà triết học và học giả uyên bác hiện đại ở phương Tây đã tham gia vào việc phân tích khái niệm công bằng và làm sáng tỏ quan điểm của họ về những gì công bằng nên có. Họ cho rằng, bộ luật Hammurabi được biết như là Bộ Luật Lưỡng hà Babylon cổ đại được xem là bản văn lâu đời nhất vào thế kỷ 18 tr. CN còn lưu lại dấu tích đặt căn bản trên khái niệm về công lý. Theo kiến thức về công lý của họ, xã hội bao gồm ba hạng, đó là các chủ sở hữu đất đai, người tự do và nô lệ và dựa vào các hạng người này mà luật pháp ban xuống không đồng đều. Ví dụ, nếu một người bị giết, bàn tay sát nhân bị cắt trong khi đó nếu kẻ bị giết là một nô lệ, luật xử cho kẻ giết chỉ bồi thường tiền bạc. Ngay trong thời sơ khai của dòng chảy giáo pháp, các triết gia nhận thấy rằng con người ta sống không khoan dung đến mức răng đền răng. Mahathma Gandhi đã nói rằng tình trạng mắt đền mắt chỉ chấm dứt khi toàn thế giới mù lòa.

Lúc thái tử Tất-đạt-đa đản sinh, trong xã hội đã có nhiều tín ngưỡng liên quan đến ý nghĩa chân thật của giáo pháp. Đó là những bài pháp của Đức Phật làm thế giới tỉnh thức, đó là chân thật pháp từ 26 thế kỷ qua. Những bài pháp của Ngài xua tan bóng đêm bao phủ nhân loại và giúp đẩy lui chúng khỏi vũng lầy ba phiền não lớn, đó là tham lam (lobha), sân hận (dosa) và si mê (moha). Bốn Chân lý tối thượng là phương tiện có thể đưa người đạt đến giác ngộ giải thoát.

Trong Bốn Chân lý tối thượng, chân lý đầu tiên bàn về khổ còn chân lý thứ hai giúp nhận thức rõ nguyên nhân của khổ. Chân lý thứ ba là Diệt đế nói đến sự chấm dứt khổ và chân lý thứ tư là con đường đưa đến chấm dứt khổ.[iv]

Trong nhiều kinh, Đức Phật – bậc Giác ngộ nhận chân được thực tại vũ trụ, đã trình bày bốn yếu tố tâm nền tảng, đó là từ (metta), bi (karuna), hỷ (mudita), và xả (upekkha), đây cũng được gọi là Tứ Phạm hạnh hay cũng gọi là Tứ Vô lượng tâm.[v]

Mục đích chính của đạo Phật là hướng dẫn mọi người nhắm đến sự an bình bất diệt còn gọi là Niết-bàn, qua đó xóa bỏ mọi phiền não bắt nguồn từ tham lam, sân hận, si mê trong tâm thức con người.[vi]

Theo đạo Phật, thế giới này không phải là những gì chúng ta thấy ở thế giới vật chất. Khi Đức Thế Tôn đề cập đến thế giới, nguồn gốc của nó, sự đoạn diệt và con đường dẫn đến sự đoạn diệt, tồn tại trong tấm thân dài một sải này bao gồm tâm và nhận thức.[vii]  

Apicahan avuso imasmin NECA byamamatthe kalebare sasangnimhi samanake lokanca pannapemi. Loka sumudhayanca, loka nirodhanca, loka nirodhagami patipadhan”.[viii]

Hòa bình theo sự phân tích cuối cùng của đạo Phật là Niết-bàn, đó cũng là mục đích tối hậu của con đường Phật giáo. Kinh điển đạo Phật cho rằng thuật ngữ Niết-bàn có những ý nghĩa như đời sống tâm linh, sự an ổn, sự giải thoát, sự chiến thắng, hòa bình, sự cứu thoát, và niềm an lạc.[ix]

Một chân lý chính yếu là thế giới và hòa bình không là gì cả ngoài việc là hai khía cạnh tinh thần. Tâm không thể phát triển một mình bởi vì thế giới hiện tượng gắn liền với những tiềm lực như:

I. Sắc: Thân thể con người gồm 5 giác quan – những tính năng và đối tượng của giác quan trong thế giới vật chất bên ngoài.

II. Thọ: Kết quả của sự tương tác giữa các giác quan và các đối tượng trần cảnh.

III. Tưởng: Những ký ức về các cảm thọ.

IV. Hành: Ký ức biến thành khái niệm, đó như là kết quả của sự quán chiếu trong một thời gian dài.

V. Thức: Quan điểm cá nhân được hình thành dựa trên sắc, thọ, tưởng, và hành.[x]

Người sống có kỷ luật nguyên tắc ngang qua năm uẩn trên để đạt tới nền hòa bình thế giới thật sự. Với mục đích này, đạo Phật giới thiệu một con đường bao gồm ba giai đoạn tiệm tiến:

Giới: Hành vi đạo đức theo kỷ luật (sīla).

Định: Kỷ luật về tinh thần (samādhi).

Tuệ: Phát triển trí tuệ (Paññā).[xi]

Ba giai đoạn tiệm tiến về nguyên tắc nên được áp dụng cho năm uẩn trên. Phương thức áp dụng căn bản như dưới đây:

Sắc – Nguyên tắc đạo đức

Thọ                               Nguyên tắc tinh thần

Tưởng

Hành                             Phát triển trí tuệ[xii]

Thức

Tóm lại, bộ ba nguyên tắc trên chỉ cho liệu pháp hành xử, liệu pháp tinh thần, và liệu pháp nhận thức trong lãnh vực tâm lý. Bằng nguyên tắc này, con người ta có thể là người có sức khỏe tốt, tinh thần tốt, người lợi ích cho xã hội và cũng là người tu tập tâm linh tốt.[xiii]

Con người cần phải áp dụng hệ thống bộ ba nguyên tắc ở nhiều cấp độ khác nhau trong mọi lãnh vực – giáo dục, kinh tế, chính trị, v.v… để thiết lập nền hòa bình thế giới. Ngài Dharmākara có thể là Đức Phật A Di Đà và làm cho thế giới này an lạc (Sukhāvati) bởi vì Ngài quyết định đi theo con đường trên với 46 lời nguyện, hàng triệu triệu năm trước vào thời Đức Phật Lokeśvararāja.[xiv]

Khi nói đến chủ đề hòa bình, chính Đức Phật là hiện thân tiêu biểu nhất của hòa bình. Ngài đã minh họa đáng tin cậy rằng chỉ bằng cách đạt được sự an bình trong tâm con người ta mới có thể làm cho thế giới hòa bình. Khi một người thực hành theo Bát Chánh đạo, đó là Chánh kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Chánh tinh tấn, Chánh niệm và Chánh định…[xv]

Mặc dù triết lý chính trị Phật giáo giới thiệu khái niệm về Sakvithivath với 10 loại nguyên tắc, mục tiêu của nó là tập trung vào 4 nguyên tắc cao quý, gồm:

1. Quốc phòng (của nhà nước và toàn thể công dân).

2. Ngăn ngừa các hành vi bất hợp pháp, chống trái xã hội (adammakaro).

3. Giảm thiểu các bất thường xảy ra về kinh tế nhờ đó giúp cho tầng lớp người nghèo trong xã hội có nguồn thu nhập hợp lý trong cuộc sống của họ.

4. Sự quản lý của nhà nước có sự cố vấn của những người có đạo đức và trí tuệ.

Bài kinh Chakkawaththiseehanada mô tả mối quan hệ chặt chẽ giữa giáo pháp và sự quản lý của nhà nước. Khi người cai trị không tuân thủ bộ luật Sakvithivath, các bộ trưởng và nhân viên tư vấn tập trung và khuyên nhà vua như sau:

“Thưa đức vua, chúng tôi các bộ trưởng, cố vấn và những người khác đang sống trong quốc độ của ngài, mong ngài tham khảo ý kiến với chúng tôi trong vấn đề liên quan đến bộ luật 10 điều Sakvithivath. Chúng tôi sẵn sàng hướng dẫn cho ngài.[xvi]

Đức Thế Tôn đã giảng giải điều này rằng khi các nguồn lực phân phối cho mọi người không đồng đều sẽ dẫn đến những biến động xã hội xảy ra. Tất cả mọi người cần phải tu tập bốn pháp còn gọi là Tứ nhiếp pháp (sathara sangraha vasthu): làm từ thiện, nói lời thanh tịnh, đời sống có kỷ luật, và bình đẳng.[xvii]

Kinh Madhupindika[xviii] và cũng trong kinh Mahanidhana,[xix] Đức Phật khuyên rằng khi các nguồn lực trong quốc gia phân phối không công bằng, mâu thuẫn sẽ phát sinh giữa giàu và nghèo, đưa đến tình trạng hỗn loạn.

Trong kinh Kalahavivada,[xx] Đức Phật bảo rằng:

Piya pahutha kalahavivadha - parideva soka saha maccaraca,

mathani Matha shajesunaca - maccariya yuththa kalahavivada”.

Có nghĩa là những người sở hữu khối tham muốn của họ và những người mong muốn có được những thứ mà họ mong ước, tất cả họ có xu hướng hiếu chiến và hậu quả cuối cùng sẽ là chiến tranh.

Khi phân tích nguyên nhân xung đột, Đức Phật bảo:

Jayan veran pasawathi - dhukkan sethi parajitho

upasantho sukan sethi -hithwa jaya parajayan”.[xxi]

Có nghĩa là chiến thắng sinh ra hận thù và thất bại sinh đau buồn. Những người nhận ra được sự thật này và cũng mong muốn hòa bình, tránh chiến thắng cũng như thất bại, sống trong niềm an lạc.

Tương tự, trong kinh Sangrama,[xxii] Đức Thế Tôn khuyên rằng người chiến thắng sẽ bị người khác đuổi theo tìm cách tiêu diệt anh ta. Trong cuộc chiến, không có cái gọi là chiến thắng, tuy nhiên có rất nhiều các vụ ám sát, hủy hoại tài sản xảy ra.

Trong kinh Wasala,[xxiii] Ngài dạy người gây ra tai họa cho cuộc đời và tạo nên tình trạng bất ổn trong xã hội là những tội đồ hạ liệt.

Trong kinh Brahmajala,[xxiv] Đức Phật với trí tuệ của mình đã khuyên các đệ tử tránh bàn luận về 32 điều làm cản trở con đường đạt đến Niết-bàn. Trong số này, có 3 điều liên quan đến chiến tranh, đến các lực lượng vũ trang và những mạo hiểm tấn công. Trong kinh Dhammika, Ngài đề cập đến 5 nghề nghiệp nên tránh, một trong số này là bán xưởng đúc vũ khí.

Khi Sumedha và Wassakara, hai bộ trưởng của vua Ajasatta đến yết kiến Đức Phật để trình bày ý định của nhà vua muốn xâm lăng vương quốc Licchavi, Đức Phật đã khuyên họ rằng những nhà cai trị mà có thực hành Bảy pháp bất thối (Saptha Aparihani Dhamma ca) không thể nào thu phục họ được.[xxv]

Đấy cũng còn gọi là Bảy nguyên tắc thánh thiện chắc chắn không làm đất nước suy thoái, gồm:

i. Vua/người cai trị nên hội họp với các cận thần/cấp dưới thường xuyên.

ii. Mọi người nên hội họp, bàn bạc, và giải tán trong tinh thần hòa ái.

iii. Các vua chúa không nên đặt thêm luật mới trừ trường hợp thấy thật sự cần thiết cho cộng đồng và sẽ không vi phạm pháp luật hiện hành.

iv. Các vua chúa phải cung kính, tôn trọng, và chăm sóc những bậc trưởng thượng, người lớn tuổi.

v. Các vua chúa phải bảo vệ phụ nữ và trẻ em.

vi. Các vua chúa phải tôn trọng, cung kính đối với các tín ngưỡng và trung tâm tôn giáo trong nước.

vii. Các vua chúa nên thỉnh các vị A-la-hán sống bên ngoài nước về trong nước và trân trọng kính quý họ.

Định nghĩa về một người chân chính là người xa lìa các phiền não và sống lối sống chân chánh không rơi vào bốn định kiến, cụ thể là:

i. Định kiến bởi tùy ý (candhagathiya): Nếu một người thường dùng cách thiên vị đối với ai đó có ý định cho phép anh ta tận dụng quá mức hoặc tăng thêm trên cơ sở anh ấy thuộc dân tộc, giai cấp, gia tộc, hoặc bạn thân, v.v… người như vậy phạm vào trường hợp định kiến tùy ý.

ii. Định kiến bởi ác ý (dveshagathiya): Nếu một người ngăn cản ai đó đạt được điều gì do vì trên căn bản anh ta ghét người kia, đấy là trường hợp định kiến thứ hai.

iii. Định kiến bởi vô minh (mohagathiya): Định kiến mà nó có thể bắt nguồn từ vô minh đang hủy hoại dần.

iv. Định kiến bởi lo sợ (bayagathiya): Nếu một người không làm tròn bổn phận trách nhiệm của mình theo luật pháp và giáo pháp cho rằng người ấy có mối quan hệ với người quyền lực hoặc có sự hỗ trợ của chính phủ, thế rồi anh ta khổ sở từ định kiến lo sợ này.[xxvi]

Kinh Sangeethi trong Deeganikaya mô tả những phẩm chất của một nhà lãnh đạo chân chính như sau:

i. Atthannu – trí tuệ để phân xử việc tốt xấu.

ii. Dhammannu – sự cai quản đúng đắn của chính phủ.

iii. Mattannu – Hiểu biết đúng đắn trong khả năng của mình.

iv. Kalannu – hành động kịp thời.

v. Parissannu – thiết lập quan hệ gần gũi với cấp dưới và cộng đồng quần chúng.[xxvii]

Trong kinh Chakkawatthi Seehanadha, Đức Phật đã trình bày phương thức một xã hội chân chính có thể áp dụng như thế nào. Điều thường thấy là Đức Phật chọn thuật ngữ Dhammika Dhamma Raja tức là Vương pháp Chân chánh có nghĩa là một người cai trị đất nước dựa trên các nguyên tắc của giáo pháp. Mặc dù, người ta không thể chiến thắng trong việc thu phục tâm người bằng sự hận thù và vũ khí, song giáo pháp làm được việc đó.[xxviii]

Trong đạo Phật, có nhiều kinh hướng dẫn những phương thức giá trị đưa đến một xã hội chân chánh như kinh Mangala,[xxix] Parabhava,[xxx] Wasala,[xxxi] Karaniyametta,[xxxii] Singalovada,[xxxiii] Maharahulovada.[xxxiv] Những bài kinh này đã xác định những gì nên được thực hiện và những gì cần phải tránh cho bất cứ người nào trong bất cứ xã hội nào. Kinh Singalovada đưa ra những bổn phận cần được thực hiện và những trách nhiệm cho mỗi cá nhân để đảm bảo các mối quan hệ tốt giữa con người và con người trong xã hội.

Kinh Từ bi (Metta Sutta) nói về khi một người mở lòng từ bi, vị ấy sẽ đối với tất cả chúng sinh trên thế giới này như nhau, không giống các tôn giáo hay triết học khác.[xxxv]

Điều này nổi bật trong kinh Vyagghapajja. Có những cách thực tập mọi người nên thực hành như:

1. Uttana Sampada – Kiên trì

2. Arakkhaka Sampada – Bảo vệ

3. Kalyana Mittawava – Kết giao với các bạn đức hạnh.

4. Samajeevikathava - Đời sống chân chánh.[xxxvi]

Đấng Giác ngộ cũng đã tuyên giảng bốn yếu tố chắc chắn mang lại hạnh phúc đời sau cho những ai thực tập, đó là:

1. Saddha sampadha – Dâng trọn niềm tin.

Một người có niềm tin, tin vào Đức Phật và tin tưởng rằng Đức Phật có chín đức như được nêu trong đoạn thơ, “Ithipiso Bhagava ................”

2. Sampadha Sīla bao gồm năm giới (Panchasīla) – vâng giữ năm giới, gồm:

i.Không sát sinh.

ii. Không trộm cắp.

iii. Không ngoại tình.

iv. Không nói dối

v. Không dùng các chất say.[xxxvii]

3. Tyaga sampadha – Có tâm hào phóng, nghĩa ở đây là biết cúng dường bố thí rộng rãi, giảm bớt dần lòng tham lam.

4. Panna sampadha – Có đầy đủ trí tuệ. Một người có đầy đủ trí tuệ nhận thức được sự hợp thành của thân thể con người là vô thường và con đường đưa đến đoạn diệt đau khổ, đây được xem là trí tuệ.[xxxviii]

Dẫu rằng thái tử Tất-đạt-đa là người nổi trội về võ thuật khi Ngài ở tuổi thanh niên, nhưng mỗi ngày qua, Ngài vẫn cảm thấy thất vọng trước sự phù phiếm của cuộc sống thế tục. Một trong những nguyên nhân khiến Ngài từ bỏ thế giới trần tục đó là sự ác cảm đối với chiến tranh và các điều xấu ác.

Sự thật rằng Đức Phật đã viếng thăm Tích Lan không chỉ một lần mà đến ba lần, điều đó cũng có thể nói lên rằng Ngài biết rõ Tích Lan sẽ nhận sứ mệnh bảo tồn và duy trì thời vàng son của đạo Phật lâu dài nhất. Điều quan trọng là chuyến viếng thăm đầu tiên của Ngài đến Mahiyangana để hóa giải cuộc chiến giữa chủng tộc Yakka và Naga.[xxxix] Trớ trêu thay, chuyến viếng thăm lần thứ hai của Ngài đến Kelaniya cũng là để dập tắt cuộc xung đột giữa chủng tộc Chulodara và Mahodara.[xl]

Bốn năm sau khi chứng quả Chánh đẳng giác, cuộc chiến giữa hai nước Kapilavattu và Vaishali bắt đầu vì tranh giành con sông Rohini và Đức Phật đã đến đó xuất hiện giữa trận địa. Chiến binh của cả hai bên điềm tĩnh trở lại và Đức Phật hỏi họ rằng mạng sống con người và nước, cái nào quý trọng hơn. Câu hỏi đó làm cho hai bên tham chiến bừng tỉnh về sự họa hại của chiến tranh cũng như sự vô minh của họ. Khi sáng tỏ được sự thật, sự thù địch giữa họ không còn nữa và hòa bình mở ra.[xli] Đấy là một sự kiện lịch sử như trường hợp hàng ngàn người thành tựu đạo quả dù chỉ một lần nghe Đức Thế Tôn giảng pháp.

Đạo hạnh trong quan niệm đạo Phật cũng có hai mặt song đối như hận thù đối lập với từ bi, đoạn diệt đối lập với tái sinh hay tái hiện.

Câu chuyện Digithi Kosala trong Jataka thuộc Tiểu bộ kinh kể rằng:

Nahi Verena verani - summatidha kudhacanan,

 averenaca sammanti - esadhammo sanathanothi”.[xlii]

Thù hận khiến sinh thêm thù hận chỉ có từ bi mới có thể chinh phục được thù hận. Đấy là một sự thật bất di bất dịch trong cuộc đời. Quan điểm của Đức Phật về hận thù và dục vọng và chúng được hộ tống bởi nhiều phiền não lậu hoặc khác như là tự hào, ảo tưởng, hoài nghi, và ghen tị làm phát sinh chiến tranh.[xliii] Ernest Hemingway bảo rằng không có vũ khí nào dẹp yên vấn nạn đạo đức, chỉ có thể sử dụng một giải pháp nhưng nó vẫn không hẳn là giải pháp duy nhất.

Đức Phật hoặc đã tìm ra hoặc vẫn chưa tìm ra có một thực tế đích thực dựa trên quy luật nhân quả nghiệp báo hoạt động bất biến trong vũ trụ này, cũng còn được gọi là lý nhân duyên và nó có nghĩa là không có gì trong vũ trụ này có thể tồn tại ngoài quy luật - cái này sinh thì cái kia sinh và cái này diệt thì cái kia diệt.

Imasmin Sathi Idan hothi - imassuppada Idan uppaccathi

asathi imasmin Idan na hothi - imassa nirodha Idan niruccathi”.[xliv]

Chính Đức Phật đã giải thích về thế giới này rằng nguyên nhân chính yếu gây nên xung đột và có thể tăng lên thành chiến tranh thế giới trước nhất là từ trong nhận thức sâu thẳm của con người ta chứ không phải ở trên chiến trường. Hai cuộc chiến tranh thế giới trong thế kỷ trước đã gây ra sự tàn phá cùng cực làm thiệt hại nặng nề cho nhân loại khi có đến 18 triệu người và 60 triệu người (theo thứ tự) tâm họ bị choáng ngợp bởi sự tham lam và cơn sốt quyền lực. Có một thời, vua Chandasoka cũng điên cuồng với chiến tranh như thế, và rồi ông thay đổi hoàn toàn, trở thành một quân vương chân chính nhất được thế giới biết đến với tên gọi Dharmasoka, người đã chịu ảnh hưởng lòng từ bi từ giáo pháp của Đức Phật.

Lịch sử nhân loại thực sự ghi lại một kỷ lục buồn của xung đột và mâu thuẫn bắt nguồn từ mầm mống của sự tham lam từ trong tâm trí con người. Điều đó đã được chứng minh rằng hòa bình đạt được bằng những âm mưu và vận động ở nhiều phần đất của thế giới phải chịu yểu mệnh còn hòa bình có được từ sự an bình nội tâm nhờ giáo pháp làm cơ sở vững chắc cho mới được bền lâu. Các luật gia, triết gia đã đưa ra nhiều giải thích về chiến tranh, Benjamin Franklin với sự khôn ngoan của mình đã nói rằng không có cuộc chiến tranh nào là tốt đẹp hay hòa bình xấu xa mà thế giới đã kinh qua. Thật đúng khi nhắc đến Sir Arnold Toynbee, một nhà sử học nổi tiếng của thế giới đã quan sát thấy rằng khoảng thời gian lâu nhất mà trên toàn thế giới không xảy ra cuộc chiến tranh nào chỉ kéo dài 14 năm mà thôi. Có lẽ trong bối cảnh đó, Herodotus đã nói rằng thực tế khắc nghiệt của chiến tranh là trong hòa bình những đứa con trai chôn cất cha của chúng và trong chiến tranh cha của chúng phải chôn cất cho những đứa con trai của mình.

Sir Hari Singh đã phát biểu trong Đại hội Đức tin Thế giới tại Kensington, London rằng một trong những giải pháp cho các vấn đề của con người với con người chỉ nằm ở việc vận dụng tình thương đại đồng. Những gì được yêu cầu chính là chúng ta nên nhận ra rằng chúng ta là những vũ trụ thành viên cấu tạo nên vũ trụ lớn kia. Giá trị thực tiễn của đạo Phật được chứng minh bởi sự thật là không bao giờ có cuộc chiến tranh nào nhân danh Phật giáo.[xlv]

Các nhà lãnh đạo thế giới trí tuệ đã chứng kiến sự tàn phá gây ra bởi chiến tranh thế giới thứ II thành lập nên Tổ chức Liên Hiệp Quốc để ngăn chặn sự bùng nổi của chiến tranh thế giới thứ III. Albert Einstein đã thổ lộ tiên đoán của ông như sau:

Tôi biết cuộc chiến tranh thế giới III chiến đấu không bằng vũ khí gì, nhưng chiến tranh thế giới IV, vũ khí chiến đấu sẽ là gậy gộc và sỏi đá”.

Nếu có chiến tranh thế giới thứ III, chắc chắn rằng sẽ không còn ai sống sót nữa để ghi nhận lại con số thương vong.

Albert Einstein đã trân trọng hiến tặng một câu nói về đạo Phật như thế này: “Đạo Phật không cần phải sửa đổi để cập nhật những khám phá khoa học mới. Đạo Phật cũng không cần phải từ bỏ những quan điểm của mình để xu hướng theo khoa học, bởi vì đạo Phật bao trùm và còn vượt xa khoa học. Đạo Phật là cầu nối tư tưởng giữa khoa học và tôn giáo lại với nhau bằng cách khơi dậy cho con người ta khám phá ra năng lực tiềm ẩn nơi tự thân và từ môi trường. Đạo Phật là một tôn giáo vượt thời gian”.[xlvi]

Bertrand Russell, người từng đoạt giải thưởng Nô-ben đã nói rằng có một tôn giáo có thể chịu được sự tấn công của khoa học đó là Phật giáo, bởi tôn giáo này dựa trên tâm thức trong khi những tôn giáo khác hoàn toàn đặt căn bản trên đức tin.

Sir Arthur C. Clarke, một nhà khoa học nổi tiếng thế giới trong cuốn sách của ông “Deep Range” cũng dự báo trước rằng Phật giáo không phải là một tôn giáo mà là một triết lý và triết lý này chỉ với hương vị tôn giáo, nó không có nguồn gốc từ sự mặc khải của thượng đế. Phật giáo sẽ lấp đầy khoảng trống của các tôn giáo tin theo sự mặc khải của thượng đế và những tôn giáo này sẽ bị phân hóa và biến mất dưới những chiếc búa của các học giả, những người trí thức uyên bác trong thời gian tới. Phật giáo là nền triết học duy nhất có thể đứng trước thử thách của thời gian.[xlvii]

Một trong những lý do chính là tại sao người ta bị vướng vào tất cả các hình thức xung đột có thể được thấy rõ từ góc nhìn trong ý nghĩa của đoạn thơ Kinh Pháp Cú:

Asare saramathino - sare vasaradassino

te Saran nadhigadjjanti - maccasankappa gocara”.[xlviii]

Có những điều phù phiếm trên thế giới. Một số người xem chúng như những điều xứng đáng. Họ xem giới, định, tuệ, v.v… là những điều phù phiếm như họ bị đắm chìm trong tham lam (lobha), ác ý (dwesha) và vô minh (moha). Họ không bao giờ có được bất cứ điều gì xứng đáng.

Phật giáo Nguyên thủy đã duy trì trong nhiều thiên niên kỷ, nói điều này không hề cường điệu chút nào. Nhờ vào các nhà sư Tích Lan khéo léo và tinh tế đã viết kinh điển trên lá cây từ nhiều thế kỷ trước.

Cuộc tranh luận Panadura nổi tiếng thế giới tổ chức vào năm 1873 dưới sự chỉ đạo của Thượng tọa Migettuwatte Gunananada đã đặt nền móng cho sự hồi sinh của Phật giáo ở nhiều nước trên thế giới.[xlix]

Nó mở đường cho sự xuất hiện các nhà lãnh đạo hoạt động không biết mệt mỏi như Đại tá Henry Olcott và Anagarika Dhamapala. Một trách nhiệm quan trọng không thoái thác được, đó là tôi cần nên nhắc cho các bạn biết một sự thực rằng ý tưởng tổ chức Đại lễ Vesak toàn cầu bắt nguồn từ việc thành lập Hội Ái hữu Phật tử Thế giới vào năm 1950 tại Tích Lan do cố Giáo sư GP Malalasekera lãnh đạo. Chúng tôi rất quý trọng ông là một nhà lãnh đạo đáng kính bởi vì ông đã đi đầu trong cuộc đấu tranh để cứu vãn đất nước và văn hóa Phật giáo từ những xiềng xích của chủ nghĩa vật chất phương Tây.

Một nhiệm vụ bắt buộc nữa của tôi là tri ân cố Bộ trưởng Ngoại giao Lakshman Kadiragamar, người đã đưa ra thành công một nghị quyết tại Liên Hiệp Quốc để thế giới đón nhận Đại lễ Vesak trở thành một sự kiện thiêng liêng nhất và một Đại lễ quan trọng nhất đối với cộng đồng Phật tử trên toàn thế giới.

Nhân cơ hội này, tôi cũng tha thiết đề nghị các bạn hãy chấp nhận yêu cầu của chúng tôi được tổ chức hội nghị vào năm 2017 trên vùng đảo sinh đẹp của chúng tôi.

Tôi xin thay mặt cho đất nước chúng tôi bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến các các vị trong Ban Tổ chức đã cho tôi cơ hội để trình bày bài diễn văn trong một sự kiện lịch sử đầy ý nghĩa này.

Tôi tin rằng bài nói chuyện của tôi mang đến cho các bạn hôm nay được tán thưởng nhiều hơn nếu cảm nhận rằng tôi đã hiến tặng chút thực phẩm tư tưởng đến mọi người.

Nguyện cầu Tam Bảo luôn gia hộ cho tất cả các bạn.

Tiến sĩ Wijeyadasa Rajapakshe,

Luật sư của Tổng thống,

Bộ trưởng Bộ Hoằng pháp Tích Lan

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Tích Lan


[i] Dighanikaya, Agganna Sutta, Dhamma Chakra Child Foundation, Taipei, Taiwan, 2006, p.137

[ii] 15-10 century BC

[iii] 4th-2nd century BC

[iv] Mahawaggapali, III, Dhamma Chakra Child Foundation, Taipei, Taiwan, 2006 p.21.

[v] Anuruddha Sutta, Majjimanikaya III, Dhamma Chakra Child Foundation, Taipei, Taiwan, 2006 p.332.

[vi] Vinaya,III, Pali Text Society (PTS), London, p. 93; Dighanikāya, II, PTS, p. 353.

[vii] Aṅguttaranikāya, II, PTS, p. 48; Saṁyuttanikāya, I, PTS, p.62.

[viii] Samyukthanikaya, I, Rothassa Sutta, Buddha Jayanthi Print, Colombo, Sri Lanka , p.120.

[ix] PTS Dictionary, see Nibbāṇa.

[x] Saṁyuttanikāya, III, PTS, pp. 47, 101; S. Galmangoda, A Practical guide to Buddhist Āyurvedic Counselling and Psychiatry, Sri Lanka, 2015, pp. 2-4.

[xi] Aṅguttaranikāya, I, I, PTS, P. 23.

[xii] S. Galmangoda, A Practical Guide to Buddhist Āyurvedic Counselling and Psychiatry, Sri Lanka, 2015, p. 4.

[xiii] Dhammapada, PTS, p. 204; ibid.

[xiv] Sukhāvativyūhasūtra, tr. Ven. H. Paññākitti, Colombo, 1992, pp. 3-12.

[xv] Mahawaggapali, III, Dhamma Chakra Child Foundation, Taipei, Taiwan, 2006, p.20.

[xvi] Dighanikaya, Chakkawaththiseehanada Sutta, Dhamma Chakra Child Foundation, Taipei, Taiwan, 2006, p.96.

[xvii] Anguttaranikaya, V, Balasangahawattu Sutta, Dhamma Chakra Child Foundation, Taipei, Taiwan, 2006, p.386.

[xviii] Majjimanikaya, Dhamma Chakra Child Foundation, Thaipe, Taiwan, 2006, p.272

[xix] Dighanikaya, Dhamma Chakra Child Foundation, Thaipe, Taiwan, 2006, p.80

[xx] Kuddakanikaya, Dhamma Chakra Child Foundation, Taipei, Taiwan, 2006. p.272.

[xxi] Kuddakanikaya, Dhammapadha Pali, Dhamma Chakra Child Foundation, Taipei, Taiwan, 2006, p.76.

[xxii] Sanuththanikaya, Kosala Sanuththaya, Dhamma Chakra Child Foundation, Taipei, Taiwan, 2006, p.154.

[xxiii] Kuddakanikaya, Dhamma Chakra Child Foundation, Taipei, Taiwan, 2006, p.36.

[xxiv] Dighanikaya, Dhamma Chakra Child Foundation, Taipei, Taiwan, 2006, p.02.

[xxv] Mahaparinibbana Sutta, Dighanikaya II, Dhamma Chakra Child Foundation, Taipei, Taiwan, 2006, p.110.

[xxvi] Dighanikaya II, Sigalowadha Sutta, Dhamma Chakra Child Foundation, Taipei, Taiwan, 2006, p.288.

[xxvii] Dighanikaya, Sangeethi Sutta, Dhamma Chakra Child Foundation, Taipei, Taiwan, 2006, p.352.

[xxviii] Dighanikaya Chakkawatthi Seehanadha, Dhamma Chakra Child Foundation, Taipei, Taiwan, 2006, p.96.

[xxix] Kuddakanikaya, Mangala Sutta, Dhamma Chakra Child Foundation, Taipei, Taiwan, 2006, p.80.

[xxx] Kuddakanikaya, Parabhawa Sutta, Dhamma Chakra Child Foundation,Taipei,Taiwan, 2006, p.30.

[xxxi] Kuddakanikaya, Wasala Sutta, Dhamma Chakra Child Foundation, Taipei, Taiwan, 2006, p.36.

[xxxii] Kuddakanikaya, Karaniyamettha Sutta, Dhamma Chakra Child Foundation, Taipei, Taiwan, 2006, p.44

[xxxiii] Dighanikaya, Dhamma Chakra Child Foundation, Taipei, Taiwan, 2006, p.288.

[xxxiv] Majjimanikaya, Maharahulowada Sutta, Dhamma Chakra Child Foundation,Taipei,Taiwan, 2006, p.142.

[xxxv] Kuddakanikaya, Dhammapada Pali, Dhamma Chakra Child Foundation, Taipei, Taiwan, 2006, p.26.

[xxxvi] Anguththaranikaya, Dhamma Chakra Child Foundation, Taipei, Taiwan, 2006, p.234.

[xxxvii] Ibid, pp. 246-248.

[xxxviii] Anguththaranikaya, Vyagghapajja Sutta, Dhamma Chakra Child Foundation, Taipei, Taiwan, 2006, p.234.

[xxxix] Mahawamsa, Ananda W. P. Guruge, S. Godage and Brothers, Sri Lanka, 1989, p.407.

[xl] ibid p. 413.                                                                                                                                                                           

[xli] Sumangalavilasiniya, II, Buddhist Cultural Centre, Nedimala, Sri Lanka, p.48.

[xlii] Kuddakanikaya, Jathakapali, Dhamma Chakra Child Foundation, Taipei, Taiwan, 2006, p.234.

[xliii] Scholar - Statesman Jayathilaka, Vol. I, Ananda W.P.Guruge, Godage International Publishers Ltd, 2010, p.232.

[xliv]Sanyutthanikaya, II, Assuththawatthu Sutta, Buddha Jayanthi Print, Colombo, Sri Lanka, p.150.

[xlv]Scholar - Statesman Jayathilaka, Vol. I, Ananda W.P. Guruge, Godage International Publishers Ltd, 2010, p.216.

[xlvi] Religion in a Scientific Age, Ven. K. Sri Dhammanada Thero.

[xlvii] Deep Range, Sir Arthur C. Clerk, translated into Sinhala, “Gemburu Muhuda” by Cyril C. Perera, S. Godage & Bros, Colombo, Sri Lanka, 1994, p. 254.

[xlviii] Dhammapada, Yamakawaggha, stanza 11.

[xlix] Panchamahavada, T.S. Dharmabandu, M.D. Gunasena & Co. Colomobo, 2002.