Công trình xây dựng tượng Phật Di Lặc cao nhất ở Mongolia (Mông Cổ)

dilac 1

Cho đến thời điểm hiện tại, pho tượng Đức Phật Di Lặc đã hoàn tất được 35%.

From: huffingtonpost.com

Dưới sự bảo trợ của tổ chức Phật giáo Grand Maitreya Foundation tại Mông Cổ và Mỹ, công trình xây dựng pho tượng Đức Phật Di Lặc cao nhất thế giới đang được tiến hành gần thủ đô Ulanbatar, Mông Cổ.

Theo trang web chính thức của dự án cho biết, sáng kiến này nhằm góp phần duy trì nền hòa bình thế giới vững chắc hơn bằng cách giúp mọi người sống tỉnh giác, sống yêu thương tử tế với nhau. “Công trình chú trọng đến kích thước và vẻ đẹp của pho tượng, đây là biểu tượng mang tình thương đến với tất cả nhân loại trên toàn thế giới và công trình này sẽ hoàn tất vào năm 2018”, ông Michael Fouts, Giám đốc Điều hành Dự án chi nhánh Mỹ cho biết. (Huffington Post)

Hầu hết các truyền thống Phật giáo tôn xưng Đức Phật Di Lặc là Đức Phật Từ bi Hoan hỷ và là vị Phật tương lai sẽ hạ phàm đến thế giới này. Theo trang Web - Grand Maitreya Project, Đức Đạt-lai Lạt-ma và một số chư Tôn đức Tăng sẽ cúng dường xá lợi Phật và chư Thánh Tăng để tôn trí bên trong bức tượng và trong tháp được xây dựng bên cạnh bức tượng.

dilac 2

Bản phác họa tượng Phật và tháp của họa sĩ. From: grandmaitreya.com

Dự án tọa lạc tại khu Thánh địa trong thung lũng Ugumur còn được biết là Núi Tâm, ngoại thành thủ đô Ulanbatar. Dân chúng tôn kính xem nơi đây là một trong những Thánh địa Jebtsundamba Khutuktu, theo dòng Gelug - Phật giáo Tây Tạng ở Mông Cổ, du nhập khoảng 300 năm trước. Ông Fouts nói: “Nơi đây thật đặc biệt xứng đáng để Phật tử Mông Cổ xây dựng biểu tượng của tình yêu và các trung tâm Phật giáo trên vùng đất này, cũng như để đến đây học tu theo giáo pháp”. (Huffington Post)

Pho tượng Đức Phật Di Lặc dự định cao 177 feet, hiện nay đã hoàn tất được 35%. Tượng mô phỏng theo pho tượng mạ vàng đồng thế kỷ 17 do Zanabazar (1635 – 1723) thực hiện. Zanabazar là vị đứng đầu trường phái Jebtsundamba Khutuktu và là nhà lãnh đạo tâm linh của người dân Mông Cổ. Người còn là vị làm thăng hoa nền văn hóa dân tộc Mông Cổ ngang qua việc giới thiệu nghệ thuật, triết học và văn hóa Phật giáo vào đất nước này. Sau khi pho tượng hoàn thành, còn có hai bảo tháp cao 354 feet được xây dựng ngay phía trước pho tượng.

Trong quần thể xung quanh pho tượng còn có một bảo tháp lớn được xây dựng cúng dường Đức Đạt-lai Lạt-ma. Ngoài ra, dự định xây dựng một đại thiền đường có sức chứa khoảng 5000 người, xây dựng nhiều tự viện, trung tâm Phật giáo đại diện cho các truyền thống Phật giáo trên thế giới, các cơ sở phục vụ cho lãnh vực giáo dục, giảng đường, rạp chiếu phim, khách sạn. Được thiết kế như một trung tâm giáo dục, văn hóa, du lịch tâm linh cho toàn thế giới, quần thể Phật giáo này sẽ mở cửa miễn phí, chào đón tất cả mọi người. Khu Thánh địa sẽ là “nơi duy nhất cho tất cả các truyền thống tâm linh đến với nhau trong tinh thần hòa bình, hòa hợp”, ông Fouts nói. (Huffington Post)

dilac 3

Phối cảnh khu Thánh địa gần thủ đô Ulanbatar.

(From: grandmaitreya.com)

Tổ chức Grand Maitreya Foundation (Tổ chức Đại Phật Di Lặc) là một tổ chức phi lợi nhuận phi chính phủ được thành lập vào năm 2009 và Dự án Đại Phật Di Lặc dưới sự cố vấn tâm linh của Đức Đạt-lai Lạt-ma; Đức Khamba Lạt-ma Gyabje Choijamts Demberel; Lạt-ma Jhado; Thượng tọa Thupten Ngodup – bậc Thầy của Tây Tạng; và Robert Thurman – một vị Thầy người Mỹ, vị được xem là Chủ tịch Đoàn thể Tây Tạng tại Thành phố New York.

Quan điểm duy nhất và chung nhất của chúng tôi, đó là nhấn mạnh đến sự tự do, hướng về phía trước, rộng xa hơn và hy vọng trong tương lai, mạch rễ Phật giáo thấm đẫm nền văn hóa Mông Cổ”, Ganden – con trai của Robert Thurman và cũng là Giám đốc Điều hành Đoàn thể Tây Tạng phát biểu. (Huffington Post)

(Theo Buddhist Global, 15-04-2016)