Đăk Lăk: Lễ Tưởng niệm 61 năm Tổ sư vắng bóng

 

Để bày tỏ lòng tri ân đức Tổ sư khai sáng Đạo Phật Khất sĩ Việt Nam. Hằng năm, cứ đến ngày 28 tháng Giêng âm lịch, toàn thể Tăng Ni, Phật tử Hệ phái Khất sĩ trong tỉnh Đăk Lăk đồng nhất tâm hướng về Đức Tổ sư để tưởng niệm cuộc đời và đạo nghiệp của đức Ngài.

Sáng ngày 18 tháng 3 năm 2015 tại Tịnh xá Ngọc Quang – trung tâm của Hệ phái Khất Sĩ tỉnh Đăk Lăk đã long trọng tổ chức lễ Tưởng niệm 61 năm Đức Tổ sư Minh Đăng Quang vắng bóng.

Đúng 7 giờ 30 sáng, chư Tăng Ni hệ phái trì bình khất thực hóa duyên theo truyền thống tại khu vực nội thành TP BMT. Lễ chính thức được tổ chức trang nghiêm thành kính tại Hội trường Minh Đăng Quang của tịnh xá.

Quang lâm chứng minh và tham dự có chư Tôn Giáo phẩm: HT. Giác Chí - UV HĐTS, Phó Thường trực BTS PG tỉnh Đăk Lăk, trụ trì TX. Ngọc Thạnh; HT. Giác Phương - Giáo phẩm Chứng minh Giáo đoàn III, trụ trì TX. Ngọc Quang; TT. Giác Tiến - Phó BTS kiêm Chánh Thư ký BTS PG tỉnh Đăk Lăk, Phó ban Kiểm soát Giáo đoàn III; cùng chư Tôn đức Tăng Ni trụ trì các miền tịnh xá trong tỉnh: Ngọc Quang, Ngọc Thạnh, Ngọc Nguyên, Ngọc Thành, Ngọc Ban, Ngọc Khánh – TP. BMT, Ngọc Chơn - Buôn Hồ, Ngọc Bửu - huyện EaKar, Ngọc Chánh - huyện EaHLeo.

Về phía chính quyền có đại diện của Đảng Ủy, HĐND, UBND, UBMTTQVN phường Thắng Lợi, sự hiện diện các nhân sĩ trí thức và có trên 300 nam nữ Phật tử đồng về tham dự.

1

Chư Tôn đức Tăng Ni quang lâm lễ đường

2

ĐĐ. Giác Phổ thông qua chương trình buổi lễ

3

4

6

Quang cảnh buổi lễ

5

HT. Giác Phương - Giáo phẩm Chứng minh Giáo đoàn III, trụ trì TX. Ngọc Quang

Tại buổi lễ, HT. Giác Phương phát biểu khai lễ: “ Lễ Tưởng niệm 61 năm Tổ sư Minh Đăng Quang vắng bóng là dịp để chư Tăng, Ni và những người con Phật vùng cao nguyên có dịp gặp gỡ, trao đổi những kinh nghiệm tu tập, chiêm nghiệm, tìm hiểu thêm về cuộc đời và giáo pháp của Tổ sư, người đã đại diện cho ý chí vươn lên đi tìm lại con đường Phật tăng xưa, cũng là người đã dựng lại hình ảnh hoằng dương hóa độ của Phật ngày nào. Hình ảnh một vị Sư ngày ngày khất thực khắp các thôn làng từ miền quê đến thành thị đã để lại cho hậu thế sự nghiệp hành đạo sáng ngời, kết hợp hài hòa giữa hai truyền thống Nam Bắc tông Phật giáo lập nên một tông phái mới mang tính biệt truyền “Đạo Phật Khất Sĩ Việt Nam”.

Đầu tháng ngày 1/2 năm Giáp Ngọ 1954, đức Ngài đã ra đi biền biệt từ đó. Những vị đệ tử của Ngài đã tiếp nối hạnh nguyện độ sanh, đem giáo pháp Khất sĩ gieo trồng trên mãnh đất cao nguyên này. Đến nay, hạt giống Khất sĩ trên vùng đất đỏ bazan này đã đơm hoa kết trái, thành lập hơn 15 ngôi tịnh xá, hơn 100 tăng ni tiếp nối hạnh nguyện của Tổ Thầy, hàng ngàn Phật tử quy y nương tựa tu tập.

Hôm nay, chư Tăng Ni và Phật tử tông môn Khất sĩ tỉnh Đăk Lăk cùng nhau thể hiện tấm lòng son sắc hướng về đức Tổ sư Minh Đăng Quang. Dù thời gian có đi qua hơn 60 năm, không gian có biến đổi theo năm tháng, song công đức và đạo nghiệp của Tổ sư vẫn sống mãi trong trang sử Phật giáo Việt Nam. Những người đệ tử đang thực hiện theo hạnh nguyện của Ngài vẫn đoàn kết hòa hợp theo lời di huấn của Ngài “Nên tập sống chung tu học”.

7

TT. Giác Tiến - Phó BTS kiêm Chánh Thư ký BTS PG tỉnh Đăk Lăk, Phó ban Kiểm soát Giáo đoàn III

TT. Giác Tiến cung tuyên tiểu sử của Đức Tổ sư, ôn lại công đức, đạo nghiệp của Tổ sư Minh Đăng Quang và quá trình phát triển của Hệ phái Khất sĩ Việt Nam.

“Tổ sư Minh Đăng Quang có thế danh là Nguyễn Thành Đạt, xuất thân trong một gia đình Nho giáo tại làng Phú Hậu, huyện Tam Bình, tỉnh vĩnh Long, thân sinh của ngài là cụ ông Nguyễn Tồn Hiếu và cụ bà Phạm Thị Nhàn. Lúc còn nhỏ Ngài đã có những Phẩm chất khác thường: Thông minh, điềm đạm, giàu lòng nhân ái và thích trầm tư. Mới 14 tuổi, không giống như những thiếu niên cùng trang lứa, ngài quan tâm nghiên cứu kinh điển của cả hai nguồn giáo lý Nam truyền và Bắc truyền. Khi đủ cơ duyên ly trần, Ngài qua Cao miên ( Campuchia) tìm thầy học đạo. Qua nhiều lần tham vấn với các nhà sư Miên, Ngài không bằng lòng với những gì do các vị sư miên truyền dạy. Ngài từ giã họ, trở về quê nhà và đến núi Tô Châu, Hà tiên, lên Mũi Nai tham thiền nhập định suốt bảy ngày đêm, cuối cùng ngài đắc định, triệt ngộ Chân lý.

Sau khi thấu triệt được Chơn Lý, Ngài rời núi, xuống thôn làng hành trì Tứ Y Pháp, du hóa khắp đó đây, lấy pháp khất thực làm phương tiện tự độ, độ tha.

Nhìn thấy thân tướng trang nghiêm, lục căn tỏa sáng của Ngài, bá tánh vô cùng ngưỡng mộ, họ rủ nhau đến thưa hỏi Ngài về đạo lý mà ngài đang hành trì. Ngài giảng giải thông suốt, khế lý, khế cơ, thỏa mãn sự tìm hiểu của mọi tầng lớp thính chúng. Trong số những người đến nghe Ngài giảng, có một số người phát tâm xuất gia, nguyện đi theo ngài sống đời tu sĩ, những người chưa đủ duyên thoát tục xin làm cư sĩ vừa thực hành pháp dành cho cư sĩ, vừa hộ trì chánh pháp.

Trải qua mười năm hành đạo hóa duyên 1944 - 1954, đức Ngài đã hiện hữu trong hình bóng trang nghiêm của một sứ giả Như Lai hoằng truyền giáo pháp, thành lập đạo tràng, tiếp tăng độ chúng. Những thời thuyết pháp của ngài còn ghi lại trong Bộ Chơn Lý gồm 69 tiểu luận thể hiện được sự dung hợp giữa hai truyền thống Nam truyền và Bắc truyền Phật giáo. Ngày mùng 1-2-Giáp Ngọ (1954), trên đường hành đạo từ Sa Đéc qua Vĩnh Long đến Cần Thơ, ngài thọ nạn và vắng bóng cho đến nay đã 61 năm”.

Sau lễ cung tuyên tiểu sử. HT Thích Giác Chí và chư tôn giáo phẩm đối trước Giác linh đài của Tổ sư thành kính dâng hương xướng niệm, và dâng lễ cúng dường Đức Tôn sư Minh Đăng Quang.

8

9

Chư Tôn thiền đức Giáo phẩm hệ phái và toàn thể đại chúng dâng hương xướng niệm

10

HT. Giác Chí - UV HĐTS, Phó Thường trực BTS GHPG tỉnh Đăk Lăk, trụ trì TX. Ngọc Thạnh

Ban đạo từ tại buổi lễ, HT. Giác Chí phát biểu: “Sinh thời, Đức Tôn sư Minh Đăng Quang đã chọn “Hoa Sen” và “Ngọn đèn Chơn lý” làm biểu tượng cho dòng pháp của Đạo Phật Khất sĩ Việt Nam bao hàm ý nghĩa rất sâu sắc: Đem chánh pháp thanh tịnh của chư Phật (hoa sen) soi đường lối cho người hữu duyên (ngọn đèn chơn lý). Biểu tượng hoa sen và ngọn đèn chơn lý, chính là lý tưởng, hoài bão của Ngài về một quốc độ, một cuộc sống an vui, thuần thiện của tất cả mọi người. Hôm nay, Tăng Ni và Phật tử tông môn Khất sĩ Đăk Lăk phải thể hiện một đời sống tu tập trong sáng, thanh thoát; luôn thắp lên ngọn đèn chơn lý phụng hiến cho Đạo Pháp – Dân tộc, xứng đáng là lớp hậu duệ kế thừa chí nguyện “ Nối truyền Thích Ca chánh Pháp” của Tổ sư.

ĐĐ. Giác Phổ thay mặt chư Tăng và Phật tử TX. Ngọc Quang dâng lời tác bạch cúng dường trai Tăng lên toàn thể hội chúng nhân lễ Tưởng niệm lần thứ 61 của Tổ sư vắng bóng.

11

12

13

Buổi lễ cúng dường Trai Tăng

Sau đây một số hình ảnh trì bình khất thực hóa duyên truyền thống đạo Phật Khất sĩ Việt Nam.

Tham gia đoàn trì bình khất thực có hơn 72 chư Tôn đức Tăng Ni Hệ phái Khất Sĩ

14

15

16

19

Nguồn: phatgiaodaklak