Đề án: Định hướng đặc trưng Pháp phục, kiến trúc, ngôn ngữ và Di sản VHPGVN

Đề án:

ĐỊNH HƯỚNG ĐẶC TRƯNG PHÁP PHỤC, KIẾN TRÚC,

NGÔN NGỮ VÀ DI SẢN VĂN HÓA PHẬT GIÁO VIỆT NAM

 

PHẦN THỨ NHẤT: ĐỀ ÁN TỔNG THỂ

 

I. Đơn vị chỉ đạo:

- Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam

II. Hội đồng cố vấn:

- Ông Vũ Oanh              - Nguyên Ủy viên Bộ chính trị

- Ông Nguyễn Thế Kỷ    - Ủy viên TW Đảng, Tổng Giám đốc VOV

- Bà Đặng Thị Bích Liên -Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

- Ông Bùi Thanh Hà       - Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tôn giáo Chính phủ

- Đại diện lãnh đạo Bộ Xây dựng

III. Đơn vị chịu trách nhiệm chính thực hiện đề án:

- Ban Văn hóa TW Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

IV. Đơn vị đồng tổ chức thực hiện đề án:

- Hiệp hội Dệt may Việt Nam.

- Hội Kiến trúc sư Việt Nam.

- Viện Nghiên cứu Ngôn ngữ thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam.

- Viện Bảo tồn Di tích thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam.

IV. Đơn vị phối hợp thực hiện:

- Ban Tăng sự TWGHPGVN.

- Ban Nghi lễ TWGHPGVN.

- Ban Truyền thông TWGHPGVN.

- Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam.

- Viện Nghiên cứu Tôn giáo thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam.

- Trung tâm Bảo tồn tín ngưỡng tôn giáo.

- Viện Nghiên cứu Hán Nôm.

- Hội Di sản Văn hóa Việt Nam.

- Hội Kiến trúc sư Việt Nam.

- Viện Kiến trúc Việt Nam.

- Viện Mẫu thời trang Việt Nam.

- Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam các tỉnh, thành phố.

- Các Bộ, Ban, Ngành TW và địa phương liên quan.

V. Nhân sự thực hiện các đề án cụ thể:

- Tổng điều hành: HT. Thích Trung Hậu

- Chủ nhiệm 04 đề án kiêm đặc trách Đề án Pháp phục: TT. Thích Thọ Lạc

- Đề án Kiến trúc: TT. Thích Minh Hiền

- Đề án Ngôn ngữ: HT. Thích Hải Ấn

- Đề án Di sản: Cư sĩ Trần Đình Sơn

- Thư ký tổng hợp đề án: ĐĐ. Thích Tâm Hải, ĐĐ. Thích Minh Thuần, Sư cô Thích Giác Ân, Sư cô Thích Tuệ Huy, Cư sỹ Kiều Công Thược (PD:Trí Đức)

VI. Thời gian thực hiện: Năm 2015 đến 2019

VII. Kinh phí và nguồn kinh phí thực hiện:

- Giai đoạn I: Ban Văn hóa Trung ương GHPGVN.

- Giai đoạn II, III, IV: Xã hội hóa.

THÔNG TIN NHẬN GÓP Ý:

BAN VĂN HÓA TRUNG ƯƠNG GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM

1. Hà Nội: Văn phòng 1 - Phòng 223, chùa Quán Sứ, Q.Hoàn Kiếm.

Điện thoại: 0439416599 /0982522311 (Thường trực: Đại đức Minh Thuần 0907730066, Sư cô Thích Giác Ân, Sư cô Thích Tuệ Huy, Cư sỹ Kiều Công Thược (Trí Đức) 0917845665).

Email:vp1banvanhoaphatgiaovn@gmail.com

2. TPHCM: Văn phòng 2 - Số 294, Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Q. 3, TPHCM .

Điện thoạiThường trực: ĐĐ. Thích Tâm Hải : 0985033918 . Email:ducsonnguyen@yahoo.com

Phần thứ hai: ĐỀ ÁN CHI TIẾT

ĐỀ ÁN I:

PHÁP PHỤC PHẬT GIÁO VIỆT NAM

 

Đặt vấn đề:

Pháp phục Phật giáo Việt Nam là trang phục của người tu sĩ Phật giáo Việt Nam, thể hiện pháp tướng bên ngoài của người tu sĩ Phật giáo và mang tính đặc trưng của từng hệ phái về cả màu sắc lẫn hình thức, tạo nên sự đa dạng và phong phú cho pháp phục Phật giáo Việt Nam. Pháp phục gồm hai loại: pháp phục nghi lễ (lễ phục) và pháp phục thường nhật thuộc ba dòng pháp phục chính ứng với ba hệ phái chính là Bắc truyền, Nam truyền và Khất sĩ của Phật giáo Việt Nam với một điểm chung là “Ba y - một bát”.

Pháp phục Phật giáo Bắc truyền hiện nay gồm: y phục thường nhật và y phục nghi lễ. Y phục thường nhật chia làm hai loại: thường phục trong chùa và thường phục tiếp khách. Theo truyền thống, y phục mặc trong chùa là áo vạt hò màu vàng, màu nâu, màu lam và quần dài. Áo thường nhật và áo nghi lễ hình thức khác nhau, lớn nhất ở ống tay áo. Lễ phục là những loại áo mặc khi thực hiện các nghi lễ Phật giáo và được các Tăng Ni Phật giáo Bắc truyền gìn giữ đến ngày nay. Đặc biệt, trong lễ phục của Phật giáo Bắc truyền còn có áo hậu, đối với chư Tăng mặc áo màu vàng, chư Ni áo màu lam. Bên ngoài của lễ phục là áo cà-sa hay y màu nâu hoặc màu vàng, mão hay mũ tùy theo cấp bậc. Đặc biệt là mũ Thất Phật đội khi thực hiện nghi lễ trang trọng theo truyền thống miền Bắc và Hiệp Chưởng được Hoàng triều Nguyễn chế nên để ban cho các vị Tăng Cương đội khi vào triều mà sau này được dùng phổ cập, các vị Chủ Sám thường đội trong các pháp hội trai đàn theo nghi thức truyền thống miền Trung.

Pháp phục Hệ phái Khất sĩ và pháp phục của Phật giáo Nam truyền gần giống nhau nhưng lại khác về màu sắc, kiểu y Trung, y Thượng và khác nhiều với Phật giáo Bắc truyền về hình thức cũng như màu sắc. Pháp phục của Tỳ-kheo Hệ phái Khất sĩ, gồm có 3 y: Y thượng bá nạp, y trung và y hạ cùng một màu vàng sậm và thống nhất toàn hệ phái. Người sơ cơ xuất gia chỉ được mặc bộ đồ màu vàng (kiểu áo vạt hò, quần dài). Riêng Sa di (đã thọ thập giới) được mặc ba y, nhưng y thượng (y trùm ngoài) phải may trơn, không có điều. Pháp phục của Phật giáo Nam truyền gồm có y nội – An-đà-hội và y vai trái – Uất-đa-la-tăng và với các màu da bò, màu vàng đậm và màu măng cụt. Chư Tăng Nam tông Kinh và Nam tông Khmer đa số mặc y năm điều và chỉ dùng vải vàng hoặc nâu quấn, vắt trên người với các kiểu khác nhau. Ni giới Nam truyền Việt Nam sử dụng 3 màu: màu trắng (ảnh hưởng Thái - Khmer), màu hồng và màu nâu (ảnh hưởng Miến Điện). Tuy ba màu nhưng màu trắng lại chiếm đa số - pháp phục màu trắng và thêm khăn giới màu vàng. Hình thức ba y, một bát vẫn còn gìn giữ nguyên vẹn.

Với tinh thần nhập thế, Pháp phục của Phật giáo Việt Nam cũng từ Luật của Phật và giáo huấn chư Tổ tạo ra nhưng mang những nét đặc thù của Phật giáo Việt Nam mà nhất là dưới sự quy chế hóa của Hoàng triều Nguyễn (1802 - 1945). Pháp phục của Phật giáo Việt Nam là một di sản sống của văn hóa Phật giáo Việt Nam nói riêng và Văn hóa Việt Nam nói chung mang đầy đủ tính triết lý, tâm linh, lịch sử và thẩm mỹ.

I. MỤC ĐÍCH VÀ Ý NGHĨA

Nhằm gìn giữ, kế thừa, phát huy truyền thống văn hóa Phật giáo Việt Nam, thiết lập nên bản sắc riêng về pháp phục cho các giới phẩm thuộc các hệ phái Phật giáo Việt Nam, kiến tạo ra sự tôn nghiêm khi sinh hoạt giáo đoàn Phật giáo trong nước và quốc tế, phù hợp với khí hậu và sinh hoạt của Tăng Ni, Phật tử hiện nay tại Việt Nam, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý Tăng sự của các cấp Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

II. NỘI DUNG VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Tổ chức xây dựng hoàn chỉnh đề án

Quý I hoàn thành các nội dung sau:

- Xây dựng đề án và các vấn đề tổ chức liên quan trong việc thực hiện đề án.

- Đề án được Hội đồng Trị sự GHPGVN phê duyệt và sự đồng thuận của các cơ quan ban ngành Trung ương.

2. Phân chia các giai đoạn thực hiện đề án

Các giai đoạn và nội dung của đề án bao gồm:

a) Giai đoạn I: Xây dựng, hoàn thiện đề án, kế hoạch liên kết thực hiện.

1. Nội dung:

1.1. Nghiên cứu

- Nghiên cứu khảo sát Pháp phục Phật giáo trong và ngoài nước.

- Khảo sát thực tế Pháp phục Phật giáo tại các chùa tiêu biểu của Việt Nam để thấy được sự tương tác giữa con người và Pháp phục với không gian kiến trúc, không gian nghi lễ.

- Nghiên cứu chất liệu màu sắc nhằm tạo nên bản sắc riêng cho Pháp phục Phật giáo đương đại đồng thời phù hợp với tính chất công việc và cảnh quan khí hậu.

1.2. Triển lãm

- Triển lãm Pháp phục Phật giáo Thế giới - Triển lãm Pháp phục các thời đại và hiện tại của Phật giáo Việt Nam.

- Triển lãm chất liệu và màu sắc để thực hiện các Pháp phục đương đại.

- Tọa đàm về các nội dung triển lãm.

1.3 Tọa đàm hội thảo

- Bản sắc của Pháp phục Phật giáo Việt Nam truyền thống.

- Bản sắc của Pháp phục Phật giáo quốc tế.

- Định hướng, quy chuẩn Pháp phục Phật giáo đương đại.

1.4. Truyền thông

- Mục đích ý nghĩa của đề án

- Kết quả nghiên cứu

2. Tổ chức thực hiện:

- Ban Văn hóa TW Giáo hội Phật giáo Việt Nam 

- Hiệp hội Dệt may Việt Nam 

- Ban Tăng sự TWGHPGVN

- Ban Nghi lễ TWGHPGVN

- Công ty May 10

- Viện Mẫu thời trang Việt Nam

3. Thời gian và địa điểm:

- Thời gian: Quý II

- Địa điểm: Thành phố Hà Nội, Huế, TP. Hồ Chí Minh

b) Giai đoạn II: Thi thiết kế Pháp phục Phật giáo đương đại

1. Nội dung:

1.1. Xây dựng nhiệm vụ, tiêu chí của Pháp phục dành cho các giới phẩm của các

Hệ phái như: Bắc tông, Nam tông Kinh, Nam tông Khmer, Khất sĩ.

STT Pháp phục + Phụ kiện + Mũ Giầy, dép đi kèm
1. Mẫu cho Pháp Chủ  
2. Mẫu cho Đệ Nhất Phó Pháp Chủ  
3. Mẫu cho các Phó Pháp Chủ  
4. Mẫu cho Hòa Thượng  
5. Mẫu cho Thượng Tọa  
6. Mẫu cho Đại Đức  
7. Mẫu cho Sa di  
8. Mẫu cho Hình đồng  
9. Mẫu cho Ni Trưởng  
10. Mẫu cho Ni Sư   
11. Mẫu cho Sư Cô   
12. Mẫu cho Ni Cô   
13. Mẫu cho Phật tử Nam   
14. Mẫu cho Phật tử Nữ  
15. Tăng sinh  
16. Ni sinh  

1.2. Xây dựng nhiệm vụ, tiêu chí của Pháp phục đặc thù dành cho nghi lễ đặc biệt của Phật giáo.

Bao gồm:

STT Pháp phục + Phụ kiện + mũ Giầy, dép đi kèm
1. Mẫu cho chư Tôn đức chứng minh  
2. Mẫu cho Sám chủ   
3. Mẫu cho các thành viên trong ban nghi lễ  

1.3. Xây dựng nhiệm vụ, tiêu chí của Thường phục sinh hoạt.

Gồm Mẫu cho Tăng, Mẫu cho Ni (chú trọng tính ứng dụng trong thực tế):

2. Quy trình tổ chức cuộc thi

- Phát động cuộc thi

- Hoàn thành phác thảo (sơ kết)

- Hoàn thành mẫu thật (bán kết)

- Chấm, chọn những mẫu đạt chuẩn (chung kết)

- Tổ chức mặc thử mẫu

3. Tổ chức thực hiện

- Ban Văn hóa TW Giáo hội Phật giáo Việt Nam 

- Hiệp hội dệt may Việt Nam 

- Ban Tăng sự TWGHPGVN

- Ban Nghi lễ TWGHPGVN

4. Thời gian và địa điểm thực hiện

- Thời gian: Quý IV/2015

- Địa điểm:Thành phố Hà Nội, Huế, TP.HCM

c) Giai đoạn III: Lựa chọn mẫu vào trung khảo, tổ chức triển lãm ra công chúng, lựa chọn mẫu cuối cùng.

1. Nội dung:

- Đánh giá tổng hợp cuộc thi, lựa chọn mẫu, tiến hành sản xuất mẫu được lựa chọn phụ vụ cho triển lãm và trưng cầu ý kiến nhân dân.

- Triển lãm lựa chọn mẫu Pháp phục và kiến nghị phê chuẩn.

2. Tổ chức thực hiện

- Ban Văn hóa TW Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

- Hiệp hội dệt may Việt Nam, Tổng công ty May 10, Viện Mẫu thời trang.

- Đánh giá tổng kết cuộc thi và giới thiệu mẫu Pháp phục tiêu chuẩn.

- Đề xuất Hội đồng Trị sự GHPGVN phê chuẩn để ban hành.

3. Thời gian và địa điểm thực hiện:

- Thời gian:Quý IV/2015

- Địa điểm:Thành phố Hà Nội

d) Giai đoạn IV: Quy chuẩn, văn bản hóa kết quả đề án và tổ chức ứng dụng thực tiễn

Ban Văn hóa Trung ương GHPGVN đề xuất phương án sau:

- Thành lập Trung tâm sản xuất và phát hành – trực thuộc Ban Văn hóa TWGHPGVN.

- Thành lập ban kiểm soát để giám sát mẫu mã theo quy định đã được Hội đồng Trị sự GHPGVN phê chuẩn.

- Tổ chức may mẫu: Tổng công ty May 10

III. PHƯƠNG THỨC TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Thành lập Hội đồng chuyên môn, Hội đồng Giám khảo, bao gồm:

- Đại diện Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam;

- Đại diện Ban Văn hóa TW Giáo hội Phật giáo Việt Nam;

- Ban Tăng sự TWGHPGVN

- Ban Nghi lễ TWGHPGVN

- Đại diện Ban Tôn giáo Chính phủ

- Đại diện Bộ VH, TT và DL

- Các chuyên gia của Hội dệt may Việt Nam; Công ty May 10; Các nhà chuyên môn có tâm huyệt trong ngành.

2. Thành lập nhóm nghiên cứu, bao gồm:

- Các chuyên gia đại diện Ban Văn hóa TW Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Ban Tăng sự TWGHPGVN, Ban Nghi lễ TWGHPGVN.

- Các chuyên gia của Hội dệt may Việt Nam; Công ty May 10; Các nhà chuyên môn có tâm huyệt trong ngành.

IV. CHI PHÍ THỰC HIỆN VÀ NGUỒN

1. Tổng chi phí thực hiện:

1.1. Giai đoạn 1:

- Nghiên cứu lý luận

- Tọa đàm, Hội thảo

1.2. Giai đoạn 2:

- Thi thiết kế Pháp phục Phật giáo đương đại

1.3. Giai đoạn 3:

- Lựa chọn mẫu vào chung khảo, tổ chức triển lãm ra công chúng, lựa chọn mẫu cuối cùng.

1.4. Giai đoạn 4:

- Tổng hợp thực tiễn, quy chuẩn và văn bản hóa kết quả đề án. 

2. Nguồn chi thực hiện:

- Giai đoạn 1: Ban Văn hóa TW Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Công ty May 10

- Giai đoạn 2,3,4: xã hội hóa

Ý kiến góp ý cho đề án xin gửi cho:

Thượng tọa Thích Thọ Lạc, Phó ban Thường trực Ban Văn hóa TWGHPGVN .

Email: thichtholac@yahoo.com / Di động: 0904986567

Cư sỹ: Kiều Công Thược (Trí Đức) 0917845665), Email: kieucongthuoc@gmail.com

 

ĐỀ ÁN II:

KIẾN TRÚC PHẬT GIÁO VIỆT NAM

 

Đặt Vấn đề:

Kiến trúc Phật giáo Việt Nam hình thành và phát triển cùng với sự du nhập và phát triển Phật giáo tại Việt Nam. Mặc dù có những ảnh hưởng của kiến trúc Phật giáo Ấn Độ, Trung Quốc… nhưng kiến trúc Phật giáo Việt Nam đã sớm định hình với những đặc trưng và sắc thái riêng. Những đặc điểm của kiến trúc Phật giáo Việt Nam xuất phát từ cách sử dụng vật liệu, kỹ thuật tạo dựng cũng như phong cách, ngôn ngữ diễn đạt bắt nguồn từ những quan niệm, tư tưởng của người Việt Nam. Phật giáo du nhập vào Việt Nam, kết hợp nhuần nhuyễn với đời sống văn hóa, tinh thần của người Việt Nam, tạo nên văn hóa Phật giáo Việt Nam, trong đó, kiến trúc Phật giáo Việt Nam, cũng mang đậm dấu ấn riêng của mình, vừa mang tinh thần Phật giáo vừa mang tinh thần dân tộc.

Trải qua các thời kỳ của lịch sử dân tộc, với các triều đại: Lý, Trần, Lê Sơ, Mạc, Lê Trung Hưng, Nguyễn… kiến trúc Phật giáo Việt Nam phát triển trong sự thống nhất của nền kiến trúc truyền thống Việt Nam, đồng thời mỗi thời kỳ lại có đặc trưng, sắc thái riêng. Từ miền núi, trung du đến đồng bằng; từ miền Bắc, miền Trung đến miền Nam, kiến trúc Phật giáo Việt Nam cũng mang những nét riêng do sự chi phối của văn hóa vùng miền cũng như đời sống xã hội của những cộng đồng cư dân là chủ nhân của vùng, miền đó. Tất cả tạo nên một hệ thống các công trình và cảnh quan kiến trúc vừa đa dạng về quy mô, loại hình (gồm danh lam cổ tự và chùa làng), vừa phong phú về vật liệu sử dụng và kỹ thuật tạo dựng và mang đậm bản sắc của đời sống xã hội cũng như đời sống văn hóa, tinh thần, sinh hoạt tôn giáo của con người Việt Nam. Hệ thống kiến trúc Phật giáo Việt Nam , vì thế vừa đáp ứng tốt nhu cầu sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng của Phật giáo dân tộc , vừa tạo nên những sản phẩm văn hóa, nghệ thuật có giá trị lịch sử, văn hóa sâu đậm.

Những hình ảnh về kiến trúc Phật giáo Việt Nam trưng bày tại đây sẽ cho chúng ta thấy một cách tổng quan những nét tiêu biểu của kiến trúc Phật giáo Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử đã và đang được gìn giữ, lưu truyền và phát triển tiếp nối. Đồng thời nó cũng giúp chúng ta có cơ sở để tiếp tục tạo dựng kiến trúc Phật giáo đương đại và tương lai trong sự kế thừa và phát huy đầy đủ những giá trị truyền thống và giá trị nhân văn tốt đẹp.

I. MỤC ĐÍCH Ý NGHĨA

1.1 Mục đích:

- Định hướng thiết kế kiến trúc và xây dựng chùa Việt đương đại có truyền thống Phật giáo Việt Nam.

- Nói cụ thể hơn, đó là trên cơ sở gìn giữ, kế thừa và phát huy giá trị truyền thống văn hóa kiến trúc Phật giáo Việt Nam, thiết lập những chuẩn mực thiết kế kiến trúc để chùa Việt vừa có đặc trưng riêng, vừa đáp ứng nhu cầu phát triển của Phật giáo Việt Nam hiện đại.

1.2 Ý nghĩa:

- Không gian kiến trúc chùa hợp lý và có bản sắc Việt Nam sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc hoạt động cũng như đảm bảo yêu cầu về sự trang nghiêm đối với các mục đích tu học của Tăng Ni, Phật tử.

- Ngôi chùa Việt Nam hiện đại và có bản sắc văn hóa phật giáo Việt Nam sẽ góp phần nâng cao niềm tự hào về văn hóa Việt Nam và hun đúc lòng yêu nước của người Việt.

II. NỘI DUNG VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Tổ chức xây dựng hoàn chỉnh đề án.

Quý I hoàn thành các nội dung sau:

- Xây dựng đề án và các vấn đề tổ chức liên quan trong việc thực hiện đề án.

- Đề án được Hội đồng trị sự GHPGVN phê duyệt và sự đồng thuận của các cơ quan ban ngành trung ương.

2. Phân chia các giai đoạn thực hiện đề án.

Các giai đoạn và nội dung của đề án bao gồm:

a) Giai đoạn 1:

1. Nghiên cứu lý luận

1.1. Nội dung:

- Tập hợp các tư liệu và kết quả nghiên cứu về chùa Việt Nam

- Khảo sát thực tế xây dựng chùa trong nước và một số ví dụ tiêu biểu ở nước ngoài.

- Đối chiếu, so sánh và đánh giá kiến trúc chùa Việt Nam hiện nay:

+ Các ưu điểm, những tồn tại cần khắc phục.                                      

- Nghiên cứu quy hoạch và phân loại hệ thống chùa Việt Nam.

- Nghiên cứu mô hình kiến trúc chùa Việt Nam hiện đại, theo thể loại:

+ Đáp ứng nhu cầu về chức năng tu học, hoạt động Phật sự của Phật giáo hiện đại;

+ Tổ chức không gian kiến trúc tự viện mang đặc trưng kiến trúc Phật giáo VN

- Truyền thông:

+ Về mục đích, ý nghĩa của Dự án;

+ Về kết quả nội dung nghiên cứu 1 cùng dự kiến các nội dung nghiên cứu tiếp theo.

1.2. Tổ chức thực hiện:

- Nhóm nghiên cứu

1.3. Thời gian và địa điểm thực hiện:

- Thời gian:Quý II và III/2015

- Địa điểm:Thành phố Hà Nội

2 Tọa đàm, Hội thảo

2.1. Nội dung:

- Giá trị kiến trúc chùa Việt truyền thống;

- Kiến trúc chùa Việt đương đại.

- Định hướng xây dựng đặc trưng kiến trúc chùa Việt Nam đương đại:

+ Quy hoạch hệ thống tự viện.

+ Kiến trúc tự viện, thất đường, già-lam.

- Kiến nghị về quản lý xây dựng:

+ Quy chuẩn, tiêu chuẩn kiến trúc và xây dựng chùa

+ Quy trình đầu tư xây dựng chùa, khác với quy trình đầu tư xây dựng công trình dân sự thông thường,

+ Trong đó, việc thẩm định phải có vai trò của Ban VH TW Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Hội Kiến trúc sư Việt Nam

- Truyền thông  

2.2. Tổ chức thực hiện:

- Nhóm nghiên cứu

2.3. Thời gian và địa điểm thực hiện:

- Thời gian:Quý III/2015

- Địa điểm:Thành phố Hà Nội, Huế, TP.Hồ Chí Minh

b) Giai đoạn 2: Thi thiết kế kiến trúc chùa Việt Nam đương đại

1. Nội dung:

1.1. Xây dựng Nhiệm vụ thi (Đề thi) kiến trúc chùa Việt Nam đương đại:

- Theo thể loại và quy mô chùa

- Theo vị trí: Trong đô thị và ngoài đô thị (nông thôn, vùng núi và biển đảo)

1.2. Lựa chọn các cá nhân, đơn vị thiết kế tham dự cuộc thi;

- Thành lập Hội đồng Giám khảo:

- Chấm thi và đánh giá kết quả thi;

1.3. Truyền thông: Trước, trong và sau khi thi

2. Tổ chức và phối hợp thực hiện:

2.1. Tổ chức thực hiện:

- Ban Văn hóa TW Giáo hội Phật giáo Việt Nam

- Hội Kiến trúc sư Việt Nam

- Viện Quy hoạch kiến trúc

2.2. Phối hợp thực hiện:

- Trường ĐH Kiến trúc Hà Nội.

- Nhóm nghiên cứu.

3. Thời gian và địa điểm thực hiện:

- Thời gian:Quý III và IV/2015

- Địa điểm:Thành phố Hà Nội, Huế, TP. Hồ Chí Minh

c) Giai đoạn 3: Triển lãm

1. Nội dung:

- Kết quả nghiên cứu và hội thảo về kiến trúc chùa Việt truyền thống và đương đại

- Kết quả thi thiết kế chùa Việt Nam đương đại.

- Truyền thông.

2. Tổ chức và phối hợp thực hiện:

2.1. Tổ chức thực hiện:

- Ban Văn hóa TW Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

- Hội Kiến trúc sư Việt Nam.

- Viện Quy hoạch kiến trúc.

2.2. Phối hợp thực hiện:

- Trường ĐH Kiến trúc Hà Nội.

- Nhóm nghiên cứu.

3. Thời gian và địa điểm thực hiện:

- Thời gian:Quý IV/2015

- Địa điểm:Thành phố Hà Nội, Huế, TP. Hồ Chí Minh

c) Giai đoạn 4: Tổng hợp thực tiễn, quy chuẩn và văn bản hóa kết quả đề án:

1. Nội dung:

- Đánh giá tổng hợp kết quả nghiên cứu và khảo sát thực tiễn về kiến trúc và xây dựng chùa Việt Nam.

- Đánh giá tổng kết cuộc thi, giới thiệu mẫu và hướng dẫn thiết kế kiến trúc chùa Việt Nam.

- Kiến nghị về quản lý xây dựng chùa:

+ Quy chuẩn, tiêu chuẩn kiến trúc và xây dựng chùa.

+ Quy trình đầu tư xây dựng chùa, khác với quy trình đầu tư xây dựng công trình dân sự thông thường.

- Đề xuất với các cơ quan quản lý nhà nước và Hội đồng Trị sự GHPGVN phê chuẩn để ban hành.

2.Tổ chức thực hiện:

- Ban Văn hóa TW Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

- Hội Kiến trúc sư Việt Nam.

- Viện Quy hoạch kiến trúc.

- Trường ĐH Kiến trúc Hà Nội và Nhóm nghiên cứu.

3. Thời gian và địa điểm thực hiện:

- Thời gian:Quý IV/2015

- Địa điểm:Thành phố Hà Nội

III. PHƯƠNG THỨC TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

1. Thành lập Hội đồng Chuyên môn, Hội đồng Giám khảo, bao gồm:

- Đại diện Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

- Đại diện Ban Văn hóa TW Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

- Đại diện Ban Tôn giáo Chính phủ.

- Đại diện Bộ VH, TT và DL.

- Các chuyên gia của Hội KTS Việt Nam; Trường ĐH kiến trúc HN.

2. Thành lập nhóm nghiên cứu, bao gồm:

- Các chuyên gia đại diện Ban Văn hóa TW Giáo hội Phật giáo Việt Nam;

- Các chuyên gia của Hội KTS Việt Nam.

- Các chuyên gia của Viện Bảo tồn Di sản, Bộ VH, TT và DL.

IV. CHI PHÍ THỰC HIỆN:

1. Tổng chi phí thực hiện:

1. Giai đoạn 1:

- Nghiên cứu lý luận

- Tọa đàm, Hội thảo.

2. Giai đoạn 2:

- Thi thiết kế kiến trúc chùa Việt Nam đương đại.

3. Giai đoạn 3:

- Triển lãm

4. Giai đoạn 4:

- Tổng hợp kết quá thực tiễn trong quá trình thực hiện đề án;

- Quy chuẩn và văn bản hóa kết quả đề án.

2. Nguồn chi thực hiện:

2.1. Giai đoạn 1,2,3,4: TT. Thích Minh Hiền, Phó ban Văn hóa TW GHPG VN:

 

Ý kiến góp ý cho đề án xin gửi cho:

1- Thượng tọa Thích Minh Hiền, Phó ban Văn hóa TWGHPGVN .

Email: namson1188@gmail.com , Di động: 0989301188.

2- Hoăc: KTS. Nguyễn Quốc Thông, Phó Chủ tịch Hội KTS VN, người chịu trách nhiệm tổng hợp: nquocthong@gmail.com , Di động: 0914991679.

ĐỀ ÁN III:

NGÔN NGỮ TRONG LĨNH VỰC NGHI LỄ, VĂN HÓA VÀ GIÁO ĐIỂN PHẬT GIÁO VIỆT NAM

 

Đặt vấn đề

Với tác động của các yếu tố lịch sử và địa lý, Phật giáo được truyền bá từ Ấn Độ đến các nơi trên thế giới, qua hai con đường chủ yếu là Nam truyền và Bắc truyền trực tiếp với hai hệ thống ngôn ngữ lớn là Sanskrit (Phạn ngữ) và Pali và gián tiếp với Hán ngữ, Tạng ngữ... nhưng những tư tưởng của Đức Phật không thay đổi mà dung hoà với văn hoá bản địa tạo thành một nền ngôn ngữ đặc trưng với nhiều giá trị triết học, văn chương, nhân văn... Do những đặc thù về địa lý, ở mỗi thời kỳ và hoàn cảnh lịch sử, Việt Nam tiếp nhận đạo Phật qua đường Nam truyền và Bắc truyền bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau: Ngôn ngữ ký tự như Sanskrit, Pali, Hán, Nôm, Chăm, Khmer... và ngôn ngữ nói như Việt, Chăm, Khmer... Tư tưởng của Đức Phật được thể hiện bằng ngôn ngữ nói, ký tự và siêu ngôn ngữ qua nhiều dạng thức: tranh tượng, kinh điển, công trình kiến trúc, bi ký, Pháp khí, Pháp bảo... Phật giáo Việt Nam đã vận dụng các ngôn ngữ như một phương tiện để cầu chân lý hợp với hoàn cảnh theo lời Đức Phật dạy chứ không lệ thuộc vào "văn tự" nên những di sản ngôn ngữ của Phật giáo Việt Nam vô cùng đặc sắc mang tư tưởng của Đức Phật, tư duy và dấu ấn lịch sử của dân tộc và ngôn ngữ linh hoạt phù hợp với từng thời kỳ lịch sử.

I. MỤC ĐÍCH VÀ Ý NGHĨA

1. Mục đích.

1.1. Phiên dịch kinh điển:

- Các ban ngành có liên quan nên có một hướng chung để thực hiện bộ Đại tạng kinh Việt Nam.

- Nên sưu tập, thống kê kinh điển đã được phiên dịch và các kinh điển chưa được phiên dịch.

- Các ban ngành liên quan nên đặt vấn đề phiên dịch Đại tạng kinh Việt Nam.

1.2. Nghi lễ.

- Hình thành một nghi thức chung cho các buổi lễ toàn quốc của GHPGVN.

- Hợp tác với Ban Nghi lễ để thực hiện cuốn Nghi thức Tụng niệm của GHPGVN.

1.3. Văn hóa.

- Trong các ngôi cổ tự nên có một phương cách để cho các Phật tử hiểu rõ ý nghĩa đối liễn, hoành phi trong thiền môn.

- Các ngôi tự viện mới, hoặc mới trùng tu nên đặt lại vấn đề Việt hóa.

2. Ý nghĩa.

- Phật giáo đã du nhập vào Việt Nam đã hơn 2.000 năm lịch sử, nhưng PGVN vẫn chưa có một bộ Đại Tạng kinh hoàn chỉnh.

- Qua các giai đoạn lịch sử, PGVN chư Tôn thiền đức tiền bối cũng đã đặt vấn đề và cố gắng thực hiện nhưng vẫn chưa trọn vẹn.

- Đến nay, PGVN đã thống nhất trên 30 năm những các thành tựu trên vẫn chưa có một kết quả thoả đáng.

II. NỘI DUNG VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

1. Tổ chức xây dựng hoàn chỉnh đề án.

Quý I hoàn thành các nội dung sau:

- Xây dựng đề án và các vấn đề tổ chức liên quan trong việc thực hiện đề án.

- Đề án được Hội đồng Trị sự GHPGVN phê duyệt và sự đồng thuận của các cơ quan ban ngành Trung ương.

2. Phân chia các giai đoạn thực hiện đề án.

Các giai đoạn và nội dung của đề án bao gồm:

a) Giai đoạn 1:

1. Nội dung:

- Nghiên cứu lý luận, đưa ra những sản phẩm nghiên cứu truyền tải được những vấn đề cần quan tâm nhất trong giai đoạn hiện thời và tương lai.

- Tọa đàm, Hội thảo lựa chọn những chuẩn mực chung của các sản phẩm của dự án;

- Triển lãm những kinh sách đã in ấn từ xưa đến nay;

- Triển lãm những hoành phi, câu đối chuẩn mực là di sản của PGVN.

2. Tổ chức và phối hợp thực hiện:

2.1. Tổ chức thực hiện:

- Ban Văn hóa TW Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

- Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam.

- Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam.

2.2. Phối hợp thực hiện:

- Viện Nghiên cứu Hán Nôm.

- Hội Di sản Văn hóa Việt Nam.

3. Thời gian và địa điểm thực hiện:

- Thời gian:Quý I và II/2015.

- Địa điểm:Thành phố Hà Nội, Huế, TP. Hồ Chí Minh.

b) Giai đoạn 2: Thực hiện Công tác Việt hóa ngôn ngữ.

1. Nội dung thực hiện:

- Thể hiện một số thiền môn tự viện mẫu mực đã Việt hóa để các Phật tử hành hương, tham quan hiểu rõ ý nghĩa của Phật pháp.

- Hình thành nhóm nghiên cứu, dịch giả thực hiện Việt hóa bộ Đại Tạng kinh VN.

- Thông kê sưu tập, thống kê kinh điển đã được phiên dịch;

- Hình thành nhóm nghiên cứu nghi thức chung cho các buổi lễ toàn quốc của GHPGVN.

- Hợp tác với Ban Nghi lễ để thực hiện cuốn Nghi Thức Tụng Niệm của GHPGVN.

- Việt hóa mẫu những ngôn ngữ trong các ngôi cổ tự cho các Phật tử hiểu rõ ý nghĩa đối liễn, hoành phi trong thiền môn.

2. Tổ chức và phối hợp thực hiện:

2.1. Tổ chức thực hiện :

- Ban Văn hóa TW Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

- Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam.

- Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam.

2.2. Phối hợp thực hiện:

- Viện Nghiên cứu Hán Nôm.

- Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam.

3. Thời gian và địa điểm thực hiện:

- Thời gian:Quý II và III/2015.

- Địa điểm:Thành phố Hà Nội, Huế, TP. Hồ Chí Minh.

c) Giai đoạn 3: Ứng dụng mô hình mẫu, hình thành các tiêu chí quy chuẩn;

1. Nội dung:

- Xây dựng và hình thành bộ quy chuẩn Việt hóa ngôn ngữ cho các ngôi tự viện mới, hoặc mới trùng tu nên đặt lại vấn đề Việt hóa.

- Thể hiện một số thiền môn tự viện mẫu mực đã Việt hóa để các Phật tử hành hương, tham quan hiểu rõ ý nghĩa của Phật Pháp.

- Tổ chức tọa đàm một số đề tài liên quan đến lĩnh vực này;

2. Tổ chức và phối hợp thực hiện:

2.1. Tổ chức thực hiện:

- Ban Văn hóa TW Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

- Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam.

2.2. Phối hợp thực hiện:

- Viện Nghiên cứu Hán Nôm.

- Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam.

3. Thời gian và địa điểm thực hiện:

- Thời gian:Quý III và IV/2015.

- Địa điểm:Thành phố Hà Nội, Huế, TP. Hồ Chí Minh.

c). Giai đoạn 4:

1. Nội dung:

- Tổng hợp kết quá thực tiễn trong quá trình thực hiện đề án.

- Quy chuẩn và văn bản hóa kết quả đề án.

2. Tổ chức và phối hợp thực hiện:

2.1. Tổ chức thực hiện:

- Ban Văn hóa TW Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

- Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam.

2.2. Phối hợp thực hiện:

- Viện Nghiên cứu Hán Nôm.

- Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam.

3. Thời gian và địa điểm thực hiện:

- Thời gian:Quý IV/2015.

- Địa điểm:Thành phố Hà Nội, Huế, TP. Hồ Chí Minh.

III. PHƯƠNG THỨC TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

1. Thành lập Hội đồng Chuyên môn, Hội đồng Giám khảo, bao gồm:

- Đại diện Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

- Đại diện Ban Văn hóa TW Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

- Đại diện Ban Tôn giáo Chính phủ.

- Đại diện Bộ VH, TT và DL.

- Các chuyên gia của Viện Hán nôm Việt Nam; Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội VN

- Ban Nghi lễ TWGHPGVN.

2. Thành lập nhóm nghiên cứu, bao gồm:

- Các chuyên gia đại diện Ban Văn hóa TW Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

- Viện Hán nôm Việt Nam; Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam.

- Các chuyên gia của Bộ VH, TT và DL.

IV. CHI PHÍ THỰC HIỆN:

1. Tổng chi phí thực hiện:

1.1. Giai đoạn 1:

- Nghiên cứu lý luận

- Tọa đàm, Hội thảo:

1.2. Giai đoạn 2: Thực hiện Công tác Việt hóa ngôn ngữ.

1.3. Giai đoạn 3: Ứng dụng mô hình mẫu, hình thành các tiêu chí quy chuẩn.

1.4. Giai đoạn 4: Tổng hợp thực tiễn, quy chuẩn và văn bản hóa kết quả đề án. 

2. Nguồn chi thực hiện:

2.1. Giai đoạn 1: Ban Văn hóa Trung ương GHPGVN.

2.2. Giai đoạn 2,3,4: Xã hội hoá.

Ý kiến góp ý cho đề án xin gửi cho:

1- Thượng tọa Thích Hải Ấn, Phó Ban thường trực Ban văn hóa TWGHPGVN .

Email: tudamhue@gmail.com , di đông: 0948311011.

ĐỀ ÁN IV:

BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ

DI SẢN VĂN HÓA PHẬT GIÁO VIỆT NAM

 

Đặt vấn đề:

Trong lịch sử phát triển, Phật giáo Việt Nam đã có ảnh hưởng lâu dài và sâu rộng đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Thậm chí nhiều giai đoạn, đặc biệt là thời Lý - Trần, Phật giáo đã trở thành quốc giáo, chi phối mạnh mẽ tới tư tưởng, học thuật, văn học và nghệ thuật đất nước. Phật giáo Việt Nam đã để lại cho dân tộc nhiều di sản văn hóa vật chất và tinh thần đa dạng, phong phú và có giá trị đặc sắc. Khối di sản này bao gồm hệ thống không gian, kiến trúc chùa tháp, các tác phẩm điêu khắc tượng thờ, tranh thờ Phật giáo, hoành phi, câu đối, đồ thờ cúng, nhạc khí… cùng những giá trị về tư tưởng, đạo đức, văn học, âm nhạc và nhiều nghi lễ Phật giáo.

Di sản văn hóa Phật giáo Việt Nam mang đậm dấu ấn văn hóa dân tộc với những đặc trưng khiêm cung, giản dị, hài hòa, cân đối, vừa phù hợp với không gian tâm linh, vừa gắn bó hữu cơ với cảnh quan chung. Từng không gian, bộ phận kiến trúc, từng pho tượng, bức tranh, đồ thờ tự, linh vật… trong các ngôi chùa đều là những tác phẩm nghệ thuật tuyệt mỹ. Cùng với đó là những nghi lễ Phật giáo gắn bó, gần gũi với đời sống xã hội đều đã trở thành di sản văn hóa Phật giáo và có những đóng góp xứng đáng vào kho tàng văn hóa phong phú và độc đáo của dân tộc.

I. MỤC ĐÍCH

- Bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa Phật giáo Việt Nam, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị hệ thống di sản văn hóa của dân tộc.

- Bảo tồn và phát huy giá trị các di sảnvăn hóa Phật giáo dạng vật thể, bao gồm các kiến trúc Phật giáo truyền thống và các di vật Phật giáo có giá trị, đảm bào việc bảo vệ, gìn giữ lâu dài các giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học của di sản, tránh sự biến dạng, hư hỏng, mất mát (trộm cắp, hỏa hoạn, thiên tai…) hay tu sửa tùy tiện. Đồng thời phục vụ tốt nhất các nhu cầu sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng, văn hóa tinh thần và hoạt động du lịch.

- Bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa Phật giáo dạng phi vật thể, nâng cao giá trị văn hóa, đạo đức Phật giáo, ngăn chặn những biến thái tiêu cực, các hoạt động mê tín núp dưới danh nghĩa Phật giáo trong đời sống xã hội hiện tại và tương lai.

II. Ý NGHĨA

Bảo tồn và lưu truyền các giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học của các di sản văn hóa Phật giáo, duy trì các hoạt động tôn giáo tôn nghiêm thiết thực, có ý nghĩa xã hội cao, góp phần xây dựng đời sống xã hội lành mạnh, văn minh và hạnh phúc.

III. NỘI DUNG VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN

  1. : Khảo sát, nghiên cứu, tọa đàm và hội thảo

- Tập hợp, thu thập, hệ thống hóa các tư liệu, các kết quả nghiên cứu từ trước tới nay về di sản văn hóa Phật giáo Việt Nam (vật thể và phi vật thể).

- Khảo sát những di sản tiêu biểu hiện còn trong phạm vi cả nước, bổ sung tư liệu nghiên cứu.

- Trên cơ sở kết quả khảo sát thực tế, nghiên cứu tư liệu, đưa ra những đánh giá tổng quan về dặc điểm, giá trị và thực trạng di sản văn hóa Phật giáo ở Việt Nam hiện nay, vai trò của Phật giáo trong hoạt động tôn giáo tín ngưỡng và đời sống văn hóa xã hội ở Việt Nam hiện nay.

- Xác định những nguy cơ làm tổn hại di sản văn hóa Phật giáo, thực trạng và những nhu cầu đặt ra đối với việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản này ở Việt Nam

- Tổ chức tọa đàm về các chuyên đề và một hội thảo tổng hợp tất cả các các vấn đề rút ra sau quá trình khảo sát, nghiên cứu

- Lấy ý kiến chuyên gia (những người không tham gia lập đề án) đóng góp cho kết quả khảo sát, nghiên cứu.

- Bổ sung, điều chỉnh, hoàn thiện kết quả nghiên cứu.

- Hoàn thiện sản phẩm nghiên cứu, tổ chức báo cáo kết quả với các cấp quản lý: Ban văn hóa trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Bàn giao, lưu trữ sản phẩm.

- Tổ chức trưng bày, giới thiệu, quảng bá về di sản văn hóa Phật giáo Việt Nam (kết quả nghiên cứu) tại 3 miền : Bắc (Hà Nội) – Trung (Huế) – Nam (TP. Hồ Chí Minh).

- Làm phim tư liệu và tài liệu về di sản văn hóa Phật giáo Việt Nam trên cơ sở kết quả của đề án (tư liệu làm phim được thực hiện ngay từ quá trình khảo sát nghiên cứu và các tư liệu hiện có).

- Xuất bản ấn phẩm để phổ biến trong giới những người hoạt động trong lĩnh vực Phật giáo Việt Nam và liên quan, cũng như quảng bá rộng rãi trong xã hội.

3.2. Tổ chức thực hiện:

  1. : Cơ bản trong 2 năm 2016 – 2017 (sau đó tùy theo tình hình và điều kiện cụ thể sẽ phát triển tiếp trong những năm tiếp theo), cụ thể:

- Giai đoạn 1: Nghiên cứu, khảo sát các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của Phật giáo Việt Nam trong cả nước, tổ chức các tọa đàm và hội thảo. Thực hiện trong năm 2016.

- Giai đoạn 2: Hoàn thiện sản phẩm nghiên cứu, tổ chức báo cáo kết quả nghiên cứu. Tổ chức triển lãm, truyền thông, xuất bản ấn phẩm về di sản văn hóa Phật giáo Việt Nam. Thực hiện trong năm 2017.

  1. :

- Ban Văn hóa Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

- Viện Bảo tồn Di tích - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

- Viện Nghiên cứu Phật học;

- Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam.

- Ban Nghi lễ TWGHPGVN.

  1. :

- Đại diện Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

- Đại diện Ban Văn hóa Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

- Đại diện Ban Tôn giáo chính phủ.

- Đại diện Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Các chuyên gia của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Hội Di sản Văn hóa Việt Nam, Hội Kiến trúc sư Việt Nam…

4. CHI PHÍ THỰC HIỆN

4.1. Tổng chi phí thực hiện:

- Giai đoạn 1:

- Giai đoạn 2:

4.2 Nguồn chi thực hiện:

- Giai đoạn 1: Ban Văn hóa Trung ương GHPGVN.

- Giai đoạn 2: Kết hợp nguồn vốn hỗ trợ của Ban Văn hóa Trung ương GHPGVN với huy động từ các tổ chức, cá nhân ngoài xã hội.

Ý kiến góp ý cho đề án xin gửi cho:

1. Cư sỹ Trần Đình Sơn, Phó Ban Văn hóa TWGHPGVH, Email: trannhatcao@gmail.com, Số di động: 0909610853.

2. KTS. Lê Thành Vinh, Viện trưởng Viện Bảo tồn Di tích – Bộ VHTT&DL, Email: vinhlet56@yahoo.com, Số di động: 0913207236.