Dự đoán Phật giáo Nhật Bản vào năm 2040

 HTBunkei

Hòa thượng Bunkei Shibata đang ngồi thiền tại ngôi chùa Kaigen-ji 300 năm tuổi ở Chikuma. Photo by Justin McCurry. From: theguardian.com

Phật giáo Nhật Bản có thể phải đối mặt với cuộc khủng hoảng đỉnh điểm, dự đoán trong 77.000 ngôi chùa Phật giáo có khoảng 27.000 ngôi chùa phải đóng cửa trong vòng 25 năm tới. Điều đó phản ánh dân số đang thu hẹp lại trong những cộng đồng ở nông thôn nhỏ và sự mất niềm tin vào tổ chức tôn giáo của phần lớn dân chúng.

Trong một báo cáo vào năm ngoái, Hội đồng Chính sách Nhật Bản cảnh báo cuộc di cư nhanh chóng từ các cộng đồng nông thôn cho thấy gần một nửa các thành thị Nhật Bản có thể biến mất cùng với những nơi thờ phượng tôn giáo lâu nay theo truyền thống được cộng đồng xung quanh hỗ trợ tài chính. Báo cáo cho biết tại các thành phố, dân số phụ nữ trong độ tuổi sinh con có thể giảm xuống một nửa khoảng 50% vào năm 2040. Và đây không chỉ là một khủng hoảng trong các cuộc điều tra nhân khẩu mà còn cho thấy một tỷ lệ ngày càng tăng của các trung tâm tôn giáo nơi tổ chức sinh hoạt cộng đồng dường như “ủ rũ” và “khó thân thiện được”.

Hình ảnh giàu có phổ biến của các Tăng sĩ Phật giáo thường thấy ở các thành phố lớn như Tokyo, Osaka, nhưng ở những nơi khác không có trường hợp này,” Hòa thượng Hidenori Ukai, Phó Trụ trì tự viện Shogakuji ở Kyoto nói. “Tại tự viện, chúng tôi có khoảng 120 mạnh thường quân trong vùng ủng hộ nhưng bạn phải cần ít nhất khoảng 200 để duy trì đời sống sinh hoạt tự viện”. Một nhà báo – tác giả của bài viết Vanishing Temples: the Loss of Rural Areas and Religion (Những Tự viện dần mất: Sự mất mát ở những vùng Nông thôn và Tôn giáo) cũng giống như nhiều vị Tăng ở Ukai, Nhật Bản theo đuổi công việc thứ hai để bổ sung cho thu nhập của mình. (The Guardian )

Một cuộc khảo sát gần đây được thực hiện bởi tờ báo Asahi Shimbun cho biết 12.065 ngôi chùa Phật giáo ở Nhật Bản không có chư Tăng thường trú, đại diện cho 16 % các tự viện liên kết với 10 trường nổi tiếng nhất của Phật giáo trong cả nước. Cuộc khảo sát cũng cho thấy 434 tự viện thuộc loại lớn đã hoàn toàn lặng tiếng trong suốt thập kỷ qua.

Phật giáo Nhật Bản đã đi theo một khuynh hướng kỳ lạ,” Hòa thượng Bunkei Shibata năm nay đã 80 tuổi, đang trụ trì chùa Kaigen-ji, một ngôi chùa cổ theo truyền thống thiền đã 300 năm tuổi ở thành phố Chikuma Negano nói. “Trong thời buổi này, hầu hết mọi người liên tưởng nó với đám tang, nhưng thật ra còn buồn hơn thế nữa”. (The Guardian)

Hòa thượng Shibata thuộc trường phái Rinzai-Myoshinji, từ năm 2006 đã lui về chuyên tu, khẳng định rằng đối với Phật giáo Nhật Bản để tồn tại 1.500 năm nữa, 50 % chư Tăng cần phải được bổ nhiệm ngoài cách truyền thừa theo truyền thống nội bộ gia đình. Hòa thượng Shibata nhắm đến việc tận dụng số nhân khẩu lão hóa của Nhật Bản vì càng ngày số người đến tuổi hưu trí đang gia tăng. Trong số 47 người hoàn tất khóa huấn luyện cho người lớn tuổi của Hòa thượng Shibata, có 23 vị tiếp tục thực hiện công việc đào tạo cho chư Tăng, 7 vị trong số họ đang hướng dẫn Phật pháp tại các ngôi chùa tư của họ.

Nhiều năm trước đây, mọi người cho rằng sau khi nghỉ hưu họ còn lại khoảng 10 năm vì vậy họ chỉ cố gắng tận hưởng cho riêng mình. Nhưng ngày nay mọi người đang sống thọ hơn nhiều và họ muốn làm gì đó có ý nghĩa hơn với khoảng thời gian sau khi về hưu,” Hòa thượng nói. “Những người già giàu kinh nghiệm sống và điều đó làm cho họ có góc nhìn đúng về vật chất đối với đời sống Tăng sĩ. Hãy sống chân thật, càng già bạn càng nghĩ nhiều hơn về cái chết đang đến với mình và bạn càng cởi mở hơn để đón nhận những quan niệm tôn giáo”. (The Guardian)

Hòa thượng nhấn mạnh rằng đời sống Tăng sĩ hiện đại cần làm cái việc của các bậc thầy tâm linh, là những cố vấn tâm linh và cố gắng nhiều hơn nữa trong việc truyền bá Phật pháp đến quần chúng. Hòa thượng còn nói đến vai trò quan trọng rằng đạo Phật thật sự đã giúp rất nhiều cho mọi người trong việc ứng phó với trận động đất xảy ra vào tháng 3 năm 2011 ở Nhật Bản. Các chùa chiền đều mở rộng cửa để giúp đỡ những người còn sống sót và chư Tăng đã an ủi, khuyên bảo nạn nhân trong đời sống tinh thần. “Đó là việc chính xác họ cần nên làm. Khi mọi người từng bước trải qua thời điểm khó khăn trong cuộc sống, trách nhiệm của chúng ta là giúp đỡ họ,” Ngài nói. (The Guardian)

(Theo Buddhistdoor, 09/11/2015)