Đức Đạt-lai Lạt-ma kêu gọi hòa bình tôn giáo trước sự kiện bi thảm ở Orlando

datlailatma14

Đức Đạt-lai Lạt-ma Đức phát biểu tại Học viện Hòa bình Hoa Kỳ, Washington DC vào thứ Hai. Photo by Kevin Lamarque. From: reuters.com

Mở đầu là lời cầu nguyện không lời ở Washington DC vào buổi sáng thứ Hai trước vụ việc xả súng kinh hoàng hôm Chủ Nhật ở Orlando, Florida, Đức Đạt-lai Lạt-ma đã nhấn mạnh rằng chỉ có con đường duy nhất dẫn đến hòa bình thế giới, đó là phải ngang qua việc đối thoại hòa bình, xây dựng chiếc cầu từ bi giữa các cộng đồng. Phát biểu tại Học viện Hòa bình Hoa Kỳ (USIP) về vai trò của tầng lớp lãnh đạo trẻ trong việc giải quyết xung đột toàn cầu, Ngài kêu gọi hàng trăm khán thính giả hãy để một phút mặc niệm cho các nạn nhân trong vụ thảm sát đẫm máu nhất trong lịch sử Hoa Kỳ.

Hôm qua, một bi kịch hãi hùng xảy ra tại Orlando, nên giờ đây, chúng ta hãy mặc niệm thầm lặng, Ok”, vị lãnh đạo tinh thần nhân dân Tây Tạng đã nói với tất cả mọi người tham dự.

Sau khoảnh khắc mặc niệm, Ngài cảm ơn toàn thể đại chúng và lưu ý rằng: “Chư Tăng cũng có chút nghi ngờ về kết quả của việc cầu nguyện, và sự thay đổi thật sự chính ngang qua hành động”. (C-SPAN)

Ngài kêu gọi việc cam kết và duy trì nuôi dưỡng lòng từ bi và khoan dung lớn lao hơn trong thế giới này, “chúng ta không mất đi lòng quyết tâm dõng mãnh khi đối mặt với chướng ngại và khó khăn. Và rồi trên hết là lời cầu nguyện, việc đó không hại gì cả!” (C-SPAN)

Vụ nổ súng tại hộp đêm đồng tính ở Orlando khuya hôm Chủ nhật có 50 người thiệt mạng bao gồm cả tên nổ súng tên Omar Mateen sinh tại Mỹ. 53 người bị thương, 29 người trong số họ vẫn còn đang nằm trong bệnh viện. Các cuộc điều tra các tình huống xung quanh vụ việc vẫn đang tiếp tục, các cơ quan chức năng kết hợp với nhau mật thiết hơn có thêm nhiều thông tin về kẻ xả súng, động cơ của anh ta, khả năng các mối quan hệ với các tổ chức khủng bố.  

Ngài bày tỏ sự tin tưởng vào nền hòa bình bền vững trong thế kỷ 21 này phải đạt được ngang qua việc trao quyền cho những người trẻ tuổi và phụ nữ, Ngài nhắc nhở tất cả mọi người rằng việc xây dựng nền hòa bình giữa các dân tộc đòi hỏi phải cải thiện nền giáo dục và mối tương tác giữa cá nhân với các nhóm xã hội khác nhau dựa trên lòng từ bi. “Chúng ta cần phải sống trong hành tinh bé nhỏ này… với cảm giác thương yêu của tình huynh đệ”, Ngài nói. “Không có lựa chọn nào khác hơn”. (United States Institute of Peace)

Nếu bạn nỗ lực ngay từ bây giờ thì đến cuối thế kỷ này có thể thế giới hòa bình và biết thương yêu nhau hơn,” Đức Đạt-lai Lạt-ma nói. (C-SPAN)

Giải thưởng Nobel Hòa bình được cho là chiến dịch thúc đẩy xây dựng hòa bình trên toàn thế giới do các tổ chức USIP thực hiện. Trong tháng Năm, Ngài đã chủ trì một hội thảo tại Ấn Độ thảo luận việc vận dụng các giá trị tinh thần phổ quát trong đó lòng từ bi là một phương tiện để chuyển hóa các cuộc xung đột bạo lực trở thành các cuộc đối thoại hòa bình. Hội thảo có sự tham dự của 28 nhà hoạt động trẻ từ các vùng xung đột trên thế giới, bao gồm châu Phi và Trung Đông.

Đức Đạt-lai Lạt-ma đang có chuyến thăm 19 ngày tại Mỹ, và trong khoảng thời gian này, Ngài sẽ chứng minh nhiều lễ quán đảnh, thuyết giảng, pháp đàm về lòng từ bi và trách nhiệm toàn cầu, cảnh báo chống lại các phản ứng, phản hồi đối với vụ nổ súng hôm Chủ nhật trong các cuộc phỏng vấn của ký giả. Ngài thừa nhận rằng “có một số người ác ý” trong các cộng đồng tôn giáo, kể cả trong Phật giáo. “Nhưng bạn không thể quơ đũa cả nắm. Một số cá nhân người Hồi giáo có thể hoạt động khủng bố, nhưng tốt hơn chúng ta không nên nóinhững kẻ khủng bố Hồi giáo”. Tôi nghĩ rằng nói như vậy là không đúng.”

datlai14b

Bạn bè và người thân trong gia đình an ủi nhau sau vụ nổ súng hàng loạt tại hộp đêm Pulse ở Orlando, Florida. From: independent.co.uk

Trong một bài bình luận trên tờ The Washington Post công bố vào thứ hai, Ngài nhấn mạnh niềm lạc quan cho tương lai. “Hiện nay, cảnh bạo lực khủng khiếp ở Trung Đông chưa kết thúc, và sự việc diễn ra ở Syria dẫn đến cuộc khủng hoảng về một thế hệ người tị nạn lớn nhất trên thế giới”, Ngài viết. “Các cuộc khủng bố tấn công cũng như sự kiện đau buồn cuối tuần qua gây nên nỗi sợ hãi sâu xa cho tất cả mọi người. Khi đang trong tình trạng vô vàn thất vọng và tuyệt vọng, điều cần thiết hơn cho những năm đầu thế kỷ 21 này chính là phải thực tế và lạc quan”.

Đó là trách nhiệm chung của tất cả mọi người để đảm bảo rằng thế kỷ 21 không tái diễn lại nỗi đau buồn và máu đổ của quá khứ. Bởi vì bản chất con người căn bản là có lòng từ bi, tôi tin tưởng có thể từ thập kỷ này trở đi, chúng ta sẽ thấy một kỷ nguyên của hòa bình nhưng chúng ta phải cùng nhau là những công dân toàn cầu cùng đang sống trên hành tinh này”.

Theo Buddhistdoor Global, ngày 14 tháng 06 năm 2016