CHÀO MỪNG QUÝ VỊ ĐÃ GHÉ THĂM TRANG NHÀ. CHÚC QUÝ VỊ AN VUI VỚI PHÁP BẢO CAO QUÝ !

Kinh Vô Ngã Tướng

     a-kinhtung

I.     Nghi thức Cúng dường Tam Bảo
 II.    Nghi thức cúng Cửu Huyền
 III.   Nghi thức Thọ trì
 IV.   Nghi thức Sám hối
 V.    Nghi thức Cầu an
 VI.   Nghi thức Cầu siêu
 VII.  Kinh Vu Lan Bồn
 VIII. Kinh Báo Hiếu Phụ Mẫu Trọng Ân
 IX.   Kinh A Di Đà
 X.    Kinh Từ Bi
 XI.   Kinh Vô Ngã Tướng
 XII.  Kệ Tụng thêm
 * Ý nghĩa và Lời khuyên trước khi Tụng kinh

 

 KINH VÔ NGÃ TƯỚNG

Lúc đức Thế Tôn mới thành đạo, Ngài đến tại vườn Lộc Uyển, xứ Ba-La-Nại, thuyết pháp cho năm vị Tỳ-khưu nhóm Kiều-Trần-Như nghe, bài thứ nhất là kinh Chuyển Pháp Luân và bài thứ nhì là kinh Vô Ngã Tướng.

 

Thuở Phật ở rừng Hươu

Dạy năm vị Tỳ-khưu

Rằng sắc thân vô ngã

Chẳng phải của ta đâu.

 

Nếu sắc thân hữu ngã

Không phải chịu khổ đau.

Vì sắc thân vô ngã

Nên thường chịu khổ đau.

 

Vì sắc thân vô ngã

Cho nên không thể có

Xin thân được thế này

Xin thân đừng thế nọ…

 

Sắc, thọ, tưởng, hành, thức

Thảy đều y như nhau

Thảy đều là vô ngã

Thảy đều chịu khổ đau.

 

Này Tỳ-khưu các bậc

Thân thường hay vô thường?

Thân vô thường, bạch Phật.

Vật vô thường khổ vui?

 

Bạch Phật, vật ấy khổ.

Vật vô thường đã khổ

Có nên rằng của ta?

Bạch Phật, chẳng nên đó!

 

Này Tỳ-khưu các bậc

Thọ thường hay vô thường?

Thọ vô thường, bạch Phật.

Vật vô thường khổ vui?

 

Bạch Phật, vật ấy khổ.

Vật vô thường đã khổ

Có nên rằng của ta?

Bạch Phật, chẳng nên đó!

 

Này Tỳ-khưu các bậc

Tưởng thường hay vô thường?

Tưởng vô thường, bạch Phật.

Vật vô thường khổ vui?

 

Bạch Phật, vật ấy khổ.

Vật vô thường đã khổ

Có nên rằng của ta?

Bạch Phật, chẳng nên đó!

 

Này Tỳ-khưu các bậc

Hành thường hay vô thường?

Hành vô thường, bạch Phật.

Vật vô thường khổ vui?

 

Bạch Phật, vật ấy khổ.

Vật vô thường đã khổ

Có nên rằng của ta?

Bạch Phật, chẳng nên đó!

 

Này Tỳ-khưu các bậc

Thức thường hay vô thường?

Thức vô thường, bạch Phật.

Vật vô thường khổ vui?

 

Bạch Phật, vật ấy khổ.

Vật vô thường đã khổ

Có nên rằng của ta?

Bạch Phật, chẳng nên đó!

 

Sắc thô, tế, quý, tiện

Sắc bên trong, bên ngoài

Sắc tam thế cận, viễn

Cũng chỉ là sắc thôi.

 

Các thầy dùng tuệ trí

Xem sắc theo chơn lý

Đó chẳng phải là ta

Của ta, thân ta vậy!

 

Thọ, thô, tế, quý, tiện

Thọ bên trong, bên ngoài

Thọ tam thế cận, viễn

Cũng chỉ là thọ thôi.

 

Các Thầy dùng tuệ trí

Xem thọ theo chơn lý

Đó chẳng phải là ta

Của ta, thân ta vậy!

 

Tưởng thô, tế, quý, tiện

Tưởng bên trong, bên ngoài

Tưởng tam thế cận, viễn

Cũng chỉ là tưởng thôi.

 

Các Thầy dùng tuệ trí

Xem tưởng theo chơn lý

Đó chẳng phải là ta

Của ta, thân ta vậy!

 

Hành thô, tế, quý, tiện

Hành bên trong, bên ngoài

Hành tam thế cận, viễn

Cũng chỉ là hành thôi.

 

Các Thầy dùng tuệ trí

Xem hành theo chơn lý

Đó chẳng phải là ta

Của ta, thân ta vậy!

 

Thức thô, tế, quý, tiện

Thức bên trong, bên ngoài

Thức tam thế cận, viễn

Cũng chỉ là thức thôi.

 

Các Thầy dùng tuệ trí

Xem thức theo chơn lý

Đó chẳng phải là ta

Của ta, thân ta vậy!

 

Này các thầy Tỳ-khưu

Thinh văn nghe thấy rõ

Chán nản thân, sắc, hành

Chán nản thức, tưởng, thọ.

 

Khi chán nản như thế

Được xa lánh dục tình

Được phát sanh trí tuệ

Nẻo giải thoát đành rành.

 

Bậc ấy đã hiểu rành

Đạo cao mình chứng đắc

Phận việc đã thi hành

Kiếp sanh rày chấm dứt.

 

Phật giảng kinh vừa dứt

Năm Tỳ-khưu hỷ hoan

Bốn ngã không còn chấp

Lậu hoặc thảy tiêu tan. O

    Chia sẻ với thân hữu:
    In bài viết: