Giới thiệu chương trình Hội thảo Quốc tế tại PV.MĐQ

Kính bạch chư Tôn thiền đức,

Kính thưa quý Phật tử,

Như một nhân duyên, trước khi Đại lễ Khánh thành Pháp viện Minh Đăng Quang và lễ Đại tường Hòa thượng Pháp sư Giác Nhiên diễn ra, Pháp viện Minh Đăng Quang được Viện Nghiên cứu đề cử làm nơi đăng cai tổ chức Hội thảo khoa học Quốc tế do Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam phối hợp với Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP. Hồ Chí Minh và Hiệp hội Nam và Đông Nam Á nghiên cứu về Văn hóa và Tôn giáo đồng tổ chức. Sau đây là một số thông tin căn bản được biên tập lại từ Đề án do HT. Thích Trí Quảng - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam đã ấn ký, gởi đến Hội đồng Trị sự GHPGVN và các Cơ quan Chính phủ.

1. Đơn vị tổ chức:

- Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam (716 Nguyễn Kiệm, quận Phú Nhuận, TP.HCM).

- Hiệp hội Nam và Đông Nam Á nghiên cứu về Văn hóa và Tôn giáo (South and Southeast Asian Association for the Study of Culture and Religions), thủ đô New Delhi, Ấn Độ. (Địa chỉ: 95 Vidya Vihar, Outer Ring Road, New Delhi 110034, India).

2. Ban Tổ chức Hội thảo

Sau đây là một số vị tiêu biểu trong BanTổ chức:

+ Đồng Trưởng ban Tổ chức

- HT.TS. Thích Trí Quảng (Phó Pháp chủ GHPGVN)

- GS.TS. Amarjiva Lochan (Chủ tịch South & Southeast Asian Association for the Study of Culture & Religions)

+ Phó Thường trực Ban Tổ chức

- HT. Thích Giác Toàn (Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN)

+ Phó Thường trực Ban Tổ chức

- HT. Thích Thiện Tâm (Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN)

- HT. Thích Minh Cảnh (Phó Viện trưởng VNCPHVN)

- TT.TS. Thích Tâm Đức (Phó Viện trưởng thường trực VNCPHVN)

+ Phó ban kiêm Thư ký

- TT.TS. Thích Nhật Từ (Phó Viện trưởng – Tổng Thư ký VNCPHVN)

+ Phó Thư ký

- TT.TS. Thích Nguyên Hạnh (Phó Tổng Thư ký VNCPHVN)

- ĐĐ.TS. Thích Giác Hoàng (Phó Tổng Thư ký VNCPHVN)

- ĐĐ.ThS. Thích Phước Tiến (Phó Tổng thư ký VNCPHVN)

+ Các Ủy viên thường trực:

- ĐĐ.TS. Thích Đồng Trí (Giảng viên HVPGVN tại TP.HCM)

- ĐĐ.TS. Thích Quảng Tâm (Phó Văn phòng VNCPHVN)

- Thích Quảng Tín (Chùa Giác Ngộ, TP. HCM).

+ Các vị phụ trách dịch Anh - Việt và dịch tóm tắt trong các phiên thảo luận nhóm

Trên 120 bài tóm tắt tham luận bằng tiếng Anh được quý Tăng Ni và Phật tử dịch sang tiếng Việt: ĐĐ.TS. Thích Đồng Trí, ĐĐ. Thích Huệ Đạo, NS.TS. Hằng Liên, SC.TS.Hạnh Toàn, SC.TS. Thanh Ngọc, SC.ThS. Giác Hạnh Tâm, TS. Lê Thị Kiều Vân, TS. Võ Quang Hiền, ThS. Lê Mỹ Chi, ThS. Nguyễn Đức Đạt, Cư sĩ Trần An.

Một số vị phát tâm dịch đuổi hoặc dịch tóm tắt trong các phiên thảo luận: ĐĐ.TS. Thích Đồng Trí, ĐĐ.TS. Thích Trí Minh, ĐĐ.TS. Thích Chúc Tín, ĐĐ.TS. Thích Đồng Thành, ĐĐ.TS. Thích Minh Thắng, ĐĐ.ThS. Thích Châu Viên, SC.TS. Liễu Pháp, SC.TS. Tâm Thảo, SC.TS. An Phụng, SC.TS. An Hòa, Thạc sĩ Hoàng Minh Phú, nữ cư sĩ Minh Châu...

Ngoài ra, một số chư Tăng tại Pháp viện Minh Đăng Quang: ĐĐ. Minh Liên, TK. Minh Tần, TK. Minh Tảo... Tại chùa Giác Ngộ:thầy Quảng Tín, thầy Ngộ Dũng,thầy Ngộ Phương, thầy Quảng Tịnh,...và một số Phật tử tích cực như Đăng Lan (Phó ban Văn hóa Phật giáo TP. HCM), họa sĩ Phượng Hồng, Henry Nguyễn (Văn nghệ), cùng với các Phật tử chùa Giác Ngộ như cô Thanh Nhã,Vân Anh, chị Phụng, Ngọc Ánh, Kim Ngân, Thảo, Minh Thắng, Mạnh Đạt, Ngộ Mi Hồng,...và hơn 120 phụng sự viên do chùa Giác Ngộ vận động, tích cực góp phần trong các khâu tổ chức khác, làm cho Hội thảo Khoa học Quốc tế được thành tựu viên mãn.

3. Chủ đề chính và chủ đề nhóm:“Vùng ASEAN và Nam Á: Nơi giao hòa của văn hóa và Phật giáo ở Đông Nam Á” (The ASEAN Region and South Asia: A Melting Pot of Culture and Buddhism in Southeast Asia).

Chủ đề nhóm:

1. Giải thích Phật giáo Nam Á và Đông Nam Á (Explaining Buddhism of South and Southeast Asia ).

2. Triết học, sự thuyên thích và các trường phái tư tưởng (Philosophy, Interpretatations, and Schools of Thought).

3. Văn hóa và di sản văn hóa ASEAN: Giữ gìn quá khứ cho tương lai (ASEAN Culture and Heritage: Preserving the Past for Future).

4. Các thực tập truyền thống về y dược, thiên nhiên và môi trường (Traditional Practices in Medicines, Nature and Environment).

5. Tâm, thiền và sức khỏe tại Nam Á và Đông Nam Á (Mind, Meditation and Wellbeingness in South and Southeast Asia).

6. Tiếp biến văn hóa về toàn cầu hóa tại Nam Á và Đông Nam Á (Acculturation of Globalisation in South and Southeast Asia).

4. Mục đích và ý nghĩa của Hội thảo

4.1. Mục đích

- Diễn đàn đưa ra các thảo luận, tập hợp các bài nghiên cứu mang tính học thuật cao, về sự dung hợp văn hóa và tôn giáo ở Đông Nam Á.

- Khẳng định vai trò của Việt Nam là một thành viên tích cực, chủ động và sáng tạo trong xây dựng Cộng đồng ASEAN về phương diện chính trị, tôn giáo và văn hóa.

- Góp phần xây dựng hình ảnh Việt Nam, các tôn giáo nói chung và Phật giáo Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế.

- Thông qua Hội thảo, thể hiện tinh thần mến khách, thân thiện của con người Việt Nam, trong đó có giới Tăng Ni Phật tử Việt Nam đối với học giả các nước ASEAN và thế giới.

4. 2. Ý nghĩa

- Ý nghĩa tâm linh: Thiết lập nhịp cầu tâm linh và học hỏi kinh nghiệm về tôn giáo nói chung, Phật sự của các nhà Phật học nói riêng và các nhà nghiên cứu đến từ 40 quốc gia, tạo hiệu ứng rộng lớn về niềm tin vào các giá trị tốt đẹp của Phật giáo, mang lại cho đời sống xã hội các giá trị hoà bình, an lạc và hữu nghị.

- Ý nghĩa đối với Giáo hội Phật giáo Việt Nam: Là cầu nối giữa Phật giáo Việt nam với Phật giáo thế giới, phát triển tình hữu nghị, hợp tác vì hoà bình cho khu vực và thế giới.

- Ý nghĩa văn hoá: Giới thiệu và tạo điều kiện giao lưu giữa văn hoá thế giới, trong đó có văn hóa Phật giáo thế giới và văn hoá Việt Nam, đặc biệt là Phật giáo Việt Nam; đồng thời kêu gọi ý thức bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hoá thế giới.

- Ý nghĩa học thuật: Các chuyên đề Hội thảo Phật giáo thế giới là sự đóng góp của Phật giáo vào kho tàng tri thức nhân loại.

5. Đối tượng và số lượng tham dự

5.1. Học giả: 280 vị và dự thính: 400.

5.2. Lãnh đạo Phật giáo ASEAN và thế giới: 20 vị (gồm các vị Tăng vương, Tăng thống, Chủ tịch các Giáo hội Phật giáo thuộc các nước ASEAN và trên thế giới; và các Tăng sĩ học giả Phật giáo trên thế giới).

5.3. Lãnh đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam: 20 vị (Các vị cao Tăng trong Hội đồng Chứng minh và Hội đồng Trị sự GHPGVN; một số vị lãnh đạo các Ban Trị sự GHPGVN tại các tỉnh thành tiêu biểu).

5.4. Các học giả ASEAN và thế giới: 150 vị (Các nhà nghiên cứu, các học giả, các nhân sĩ tri thức Phật giáo thuộc các nước ASEAN và trên thế giới).

5.5. Các cơ quan nhà nước: 10 vị (Các học giả thuộc Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Ngoại giao, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch; Đại diện các đại sứ quán và các tổ chức nước ngoài tại Việt Nam).

5.6. Các học giả Việt Nam: 80 vị (Các học giả thuộc Viện Nghiên cứu Tôn giáo Việt Nam, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM và một số các trường Đại học tại Việt Nam; các học giả Việt Nam ở nước ngoài; đại diện các tôn giáo tại Việt Nam):

5.7. Tăng Ni và Phật tử tại TP.HCM:400 người.

ThapPV

6. Chương trình dự kiến

 

Ngày Thời gian Hoạt động / Sự kiện Địa điểm / Nhân sự
08/7/17

Cả ngày

Đón tiếp và đăng ký các đại biểu. Phi trường/ Đưa đại biểu về KS Victory
9/7/17 7:00 Đón các vị đại biểu từ khách sạn Victory đến Pháp viện Minh Đăng Quang. Khách sạn / Ban Lễ tân
7:30 Tiếp đón lãnh đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam và quan khách. Ban Lễ tân
8:00 Khai mạc Hội thảo Hội trường chính
8:15 Phát biểu Chào mừng Hội trường chính/ TT.TS. Thích Nhật Từ
8:30 Phát biểu Khai mạc của Hòa thượng Trưởng ban Tổ chức Hội thảo Quốc tế Hội trường chính/ HT.TS. Thích Trí Quảng
8: 45 Phát biểu của HT. Chủ tịch HĐTS GHPGVN Hội trường chính/ HT.Thích Thiện Nhơn
9:00 Phát biểu của HT. Phó Thường trực Ban Tổ chức Hội trường chính/ HT.TS. Thích Giác Toàn
9:15 Phát biểu đề dẫn của Chủ tịch Hiệp hội Nam và Đông Nam Á nghiên cứu về Văn hóa và Tôn giáo GS.TS. Amarjiva Lochan
9:25 Phát biểu của Chủ tịch Uỷ ban Điều hành Thế giới của Hiệp hội Lịch sử Tôn giáo Quốc tế (IAHR) Prof. Tim Jensen
9:35 Phát biểu của Ban Tôn giáo Chính phủ Hội trường chính
9:45 Diễn thuyết đề tài: “Tính đa dạng, phong phú và những phát triển mong đợi trong tương lai: Nghiên cứu Tôn giáo ở Nam và Đông Nam Á” (Diversity, Enrichment, and Future Prospective Developments: The Study of Religion in South and Southeast Asia)

Hội trường chính/ GS. TS. Morny Joy, Trường Đại học Calgary, Canada

10:30 am Hội thảo chuyên đề nhóm (6 nhóm) Hội trường chính/ Đại biểu
12:00 Ăn trưa Pháp viện Minh Đăng Quang
13:30 Hội thảo chuyên đề nhóm (6 nhóm) Phòng Hội thảo chuyên đề/ Các đại biểu lựa chọn nhóm chuyên đề
17:00 Kết thúc Phòng Hội thảo
18:00 Ăn tối buffet/ toàn thể
19:30 Biểu diễn văn hóa nghệ thuật Việt Nam Giảng đường / Trai đường chính
21.30 Về khách sạn  
10/7/17 7:00 Đón các vị đại biểu từ khách sạn Victory đến Pháp viện Minh Đăng Quang

Ban Lễ tân

8:00

- Hội thảo các nhóm chuyên đề

Phòng Hội thảo chuyên đề/ Đại biểu chọn chuyên đề
11:30 Ăn trưa Tiệc buffet/ toàn thể
13:00 Tiếp tục chuyên đề hội thảo nhóm Hội trường chính/ toàn thể
17:00 Kết thúc hội thảo Phòng hội thảo
18:00 Ăn tối Tiệc buffet/ toàn thể
11/7/17 7:00 Đón các vị đại biểu từ khách sạn Victory đến Pháp viện Minh Đăng Quang  

8:00

Hội thảo các nhóm chuyên đề

Phòng Hội thảo chuyên đề/ Đại biểu chọn chuyên đề
10.30 Bế mạc Phòng Hội thảo
12.00 Ăn trưa Tiệc buffet/ toàn thể
13.00 Tham quan Địa đạo Củ Chi Ban Lễ tân
19:30 Đưa đoàn đi Huế Ban Lễ tân
12/7/17 Cả ngày Tham quan Cố đô Huế Ban Lễ tân
13/7/17 Cả ngày Tham quan phố cổ Hội An và về nước  

7. Kinh phí thực hiện

- Đại biểu quốc tế tự túc vé máy bay khứ hồi và vé máy bay nội địa.

- Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam, Pháp viện Minh Đăng Quangvà Chùa Giác Ngộ bảo trợ chi phí khách sạn, ăn uống và một số chi phí khác.

Được biết, bài tiếng Việt do các học giả trong nước hiện đang giảng dạy tại các trường Đại học và các hoạt động trong các Ban, Ngành tính đến ngày 18/6/2017 có 73 bài. Trong đó có khoảng gần 60 bài tương thích với các đề tài chủ đề nhóm.

8. Quá trình chuẩn bị và thực hiện

Được sự chỉ đạo của HT.TS. Thích Trí Quảng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phật học Việt Namkiêm Viện trưởng Học viện PGVN tại TP. HCM, TT.TS. Thích Nhật Từ - Viện phó kiêm Tổng Thư ký Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam phối nối kết với Giáo sư Tiến sĩ Amarjiva Lochan, Chủ tịch Hiệp hội Nam và Đông Nam Á nghiên cứu về Văn hóa và Tôn giáo ( SSEASR) thực hiện chương trình này. Giáo sư Amarjiva Lochan đã tích cực đến Việt Nam thăm 2 lần và khảo sát thực địa.

Sau những lần thảo luận giữa Viện Nghiên cứu, Hiệp hội SSEASR và HT. Giác Toàn, ngoài phiên toàn thể khai mạc và bế mạc, trong 2 ngày rưỡi đó, hội thảo được bố trí trong 5 phòng, phân thành 32 phiên thảo luận nhóm bằng tiếng Anh và 6 phiên thảo luận nhóm bằng tiếng Việt. Chương trình làm việc từ 8 giờ và kết thúc lúc 17 giờ 15 phút.

Ngoài chương trình thảo luận này, Ban Tổ chức còn triển lãm Văn hóa nghệ thuật Phật giáo Việt Nam tại Niết-bàn đường của Pháp viện, và triển lãm 36 năm hình thành và phát triển của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, tạo nên một dấu ấn, góp phần thể hiện bản sắc văn hóa Phật giáo Việt Nam.

********

Nhìn chung, Hội thảo khoa học Quốc tế lần này có sự chuẩn bị tương đối chu đáo về nhiều mặt. Tuy nhiên, với quy mô của một tổ chứclớn như vậy, rất khó tránh khỏi những sơ sót đáng tiếc. Rất mong đại chúng hoan hỷ.