Giới thiệu Pháp viện Minh Đăng Quang

PV VuGiang2017

PHÁP VIỆN MINH ĐĂNG QUANG
505 Xa lộ Hà Nội, Phường An Phú, Quận 2, TP. Hồ Chí Minh (ảnh: Vũ Giang)

I. VÀI NÉT TỔNG QUAN VỀ NGÔI PHÁP VIỆN

- Năm thành lập: 1968

- Người sáng lập: Đại lão Hòa thượng Pháp sư Thích Giác Nhiên - Tổng Tri sự Trưởng Giáo hội Tăng già Khất sĩ Việt Nam

- Hệ phái gốc: Giáo hội Tăng già Khất sĩ Việt Nam

- Hiện nay: Hệ phái Khất sĩ - Thành viên sáng lập GHPGVN (Một trong 3 tông phái Phật giáo Việt Nam)

- Đặc điểm: Trú xứ Đại diện Thường trực Giáo phẩm Hệ phái (Trung tâm Hoằng pháp, Giáo dục, Văn hóa, Xã hội... của HPKS)

- Viện chủ: Hòa thượng Giác Phúc - Thành viên Hội đồng Chứng Minh GHPGVN

- Chư Tôn đức trụ trì tiền nhiệm:

+ Hòa thượng Giác Phúc (từ 1968 - 1988)

+ Hòa thượng Giác Huyền (từ 1989 - 1994)

+ Hòa thượng Giác Lai (từ 1994 - 2014)

- Trụ trì hiện nay: Hòa thượng Giác Toàn (từ 2014) - Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN, Giáo phẩm Thường trực Hệ phái Khất sĩ

- Chư Tăng thường trú và tạm trú dài hạn, theo học các trường Phật học tại thành phố: khoảng 50 vị.

- Số lượng Phật tử cúng hội, nghe pháp, sám hối thường xuyên hàng tuần, hàng tháng: từ 200 đến 500 người.

- Số lượng Phật tử vãng lai trong những ngày lễ hội lớn từ 5 đến 10 ngàn người.

II. NHỮNG NGÀY LỄ HỘI TRONG NĂM

1. Ngày mùng 1 tháng Giêng âm lịch: Tết Nguyên Đán cổ truyền của dân tộc.

2. Ngày 14 và Rằm tháng Giêng âm lịch: Lễ Thượng nguyên.

3. Ngày 30 tháng Giêng và mùng 01 tháng 02 âm lịch: Đại lễ Tưởng niệm Tổ sư Minh Đăng Quang vắng bóng.

4. Từ ngày mùng 08 đến Rằm tháng 4 âm lịch: Đại lễ Kỷ niệm Đức Phật đản sanh.

5. Từ ngày 16 tháng 4 đến Rằm tháng 7 âm lịch: Mùa An cư Kiết hạ hằng năm của chư Tăng Hệ phái trong 3 tháng.

6. Từ ngày 18 đến ngày 24 tháng 4 âm lịch: Tuần lễ Bồi dưỡng chư Tôn đức Tăng Ni trụ trì các tịnh xá của Hệ phái.

7. Lễ vía Bồ tát Quán Thế Âm vào các ngày: 19 tháng 02 âm lịch, 19 tháng 6 âm lịch, 19 tháng 9 âm lịch. Đặc biệt ngày 19 tháng 6 âm lịch là ngày Húy kỵ Đại lão Hòa thượng Pháp sư Thích Giác Nhiên.

8. Từ ngày mùng 01 đến ngày mùng 08 tháng 7 âm lịch: Tuần lễ Bồi dưỡng Đạo hạnh cho Thức-xoa-ma-na, Sa-di, Sa-di-ni, Tập sự trong Hệ phái.

9. Ngày 14 và Rằm tháng 7 âm lịch: Đại lễ Tự tứ Tăng và Vu lan bồn theo truyền thống Phật giáo và Hệ phái.

10.a) Ngày Rằm và 30 âm lịch hằng tháng: Lễ cúng hội theo truyền thống Hệ phái.

     b) Hằng tuần vào 4 ngày Chủ Nhật: Tổ chức các khóa tu dành cho cư sĩ tại gia.

- Khóa tu Một ngày An lạc, Niệm Phật, Thiền Tứ Niệm xứ

(dành cho các đối tượng Phật tử)

- Khóa tu dành cho học sinh, sinh viên Phật tử.

III. MÔ HÌNH KIẾN TRÚC VÀ Ý NGHĨA

1. Tổng thể mô hình kiến trúc

Toàn khuôn viên Pháp viện Minh Đăng Quang có diện tích 37.500m2, được thiết kế theo mật độ xây dựng 22% trên diện tích khu đất, tức là xây dựng khoảng 30.000m2. Từ ngoài nhìn vào, phía trước - chính giữa là bảng hiệu Pháp viện Minh Đăng Quang rộng 9m, cao 6m; hai bên là hai cổng Tam quan rộng 14m (cửa chính rộng 8m2, cửa phụ rộng 3m); ngay chính giữa phía sau bảng hiệu Pháp viện là Điện thờ Bồ tát Di Lặc để khách hành hương, vãng lai có thể đảnh lễ chiêm bái Bồ tát cầu phước lộc; sát bên cổng tay phải (từ ngoài nhìn vào) tôn trí tượng Bồ tát Quán Thế Âm lộ thiên - hình tượng tâm đức từ bi "Mẹ hiền" cao 9m, luôn che mát "những đứa con thơ trong đời".

1.1. Hai ngôi bảo tháp phía trước

Tiếp nối là hai ngôi bảo tháp, từ ngoài vào bên phải là "Bảo tháp Ca Diếp – Danh hiệu Tôn giả đệ nhất hạnh đầu đà"; ngôi bảo tháp tiêu biểu tượng trưng cho lịch sử Hệ phái, kiến trúc mô hình bát giác (Bát chánh đạo) gồm chín tầng, cao 37m. Tầng trệt tứ giác rộng 16m2 trang trí hình ảnh và cuộc đời hành đạo của Tổ sư khai lập Đạo Phật Khất Sĩ Việt Nam, tiền thân của Giáo hội Tăng già Khất sĩ Việt Nam mà ngày nay là Hệ phái Khất sĩ, một trong chín tổ chức Giáo hội, thành viên thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Tòa tháp bên trên có 8 tầng bát giác, tầng 9 đến tầng 2 tôn trí thờ bảy vị cổ Phật quá khứ và Tổ sư Minh Đăng Quang khai lập Hệ phái Khất sĩ.

- Đức Phật Tỳ Bà Thi

- Đức Phật Thi Khí

- Đức Phật Tỳ Xá

- Đức Phật Câu Lưu Tôn

- Đức Phật Câu Na Hàm Mâu Ni

- Đức Phật Ca Diếp

- Đức Phật Thích Ca Mâu Ni

- Tổ sư khai sơn Hệ phái: Minh Đăng Quang

Bên trái cổng Tam quan là ngôi "Bảo tháp Xá Lợi Phất – Danh hiệu Tôn giả trí tuệ đệ nhất". Ngôi bảo tháp làm thư viện, lưu trữ tam tạng kinh điển Phật giáo để Tăng Ni, Phật tử các giới vãng lai có thể tìm đọc, nghiên cứu... khi có nhu cầu. Tháp có chín tầng; tầng trệt tứ giác rộng 16m2 thiết kế 50 bàn đọc sách cá nhân (có đèn riêng từng bàn) để bạn đọc vãng lai mượn sách ngồi đọc tại thư viện.

Các tầng 2, 3, 4 có kệ chứa gần 10.000 bản kinh sách chữ Việt gồm: kinh luật luận, văn học, triết học, lịch sử, văn hóa, giáo dục... và các loại sách kiến thức phổ thông.

Từ tầng 5, 6, 7 và 8 tàng trữ các bộ Đại tạng kinh, Luật và Luận bằng các ngôn ngữ Anh, Trung Quốc, Pali, Nhật, Thái, Miến v.v...

Từ hai tháp phía trước nối liền hai dãy nhà dẫn đến 2 tháp phía sau. Giữa hai dãy nhà dẫn có bốn tháp nhỏ tôn trí bốn vị Bồ tát: Đại trí Văn Thù, Đại hạnh Phổ Hiền, Đại Thế Chí và Địa Tạng.

1.2. Hai ngôi bảo tháp phía sau

* Bên phải là "Tháp Hồng Ân", gồm mười ba tầng, nền rộng 16m x 16m, cao 49m.

Tầng 13: Tôn trí Xá-lợi Phật Thích Ca Mâu Ni và các Thánh Đại đệ tử.

Tầng 12: Tôn trí Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, 10 vị Trưởng lão Tăng và 10 vị Trưởng lão Ni, các ngôi tịnh xá ở Ấn Độ tiêu biểu cho ba ngôi báu Phật Pháp Tăng.

Tầng 11: Tôn trí bảo tượng Tổ sư Minh Đăng Quang, danh hiệu 20 ngôi tịnh xá đầu tiên, các vị Trưởng lão Tăng và các vị Trưởng lão Ni, Trưởng tử đầu tiên của Tổ sư.

Tầng 10: Tôn trí chân dung Nhị Tổ Giác Chánh và hành trạng lập đạo, hành đạo của chư Tôn đức Tăng Giáo đoàn I.

Tầng 9: Tôn trí chân dung Trưởng lão Giác Tánh, Trưởng lão Giác Tịnh và quá trình thành lập Giáo đoàn, hành đạo của chư Tôn đức Tăng Giáo đoàn II.

Tầng 8: Tôn trí chân dung Trưởng lão Giác An và quá trình thành lập Giáo đoàn, hành đạo của chư Tôn đức Tăng Giáo đoàn III.

Tầng 7: Tôn trí chân dung Đại lão Hòa thượng Pháp sư Giác Nhiên và quá trình hành đạo của Ngài trong nước và hải ngoại.

Tầng 6: Tôn trí chân dung Hòa thượng Giác Phúc và chư Tôn đức Giáo đoàn IV.

Tầng 5: Tôn trí chân dung Đức thầy Giác Lý và quá trình thành lập Giáo đoàn, hành đạo của chư Tôn đức Tăng Giáo đoàn V.

Tầng 4: Tôn trí chân dung Hòa thượng Giác Huệ, Hòa thượng Giác Đức và quá trình thành lập Giáo đoàn, hành đạo của chư Tôn đức Tăng Giáo đoàn VI.

Tầng 3: Tôn trí chân dung Ni trưởng Huỳnh Liên và chư Ni trưởng Giáo đoàn Ni giới Khất sĩ.

Tầng 2: Tôn trí chân dung Ni trưởng Ngân Liên và Ni trưởng Trí Liên cùng các Phân đoàn, Hội chúng Ni.

Tầng 1: Giới thiệu chung về các hoạt động Phật sự của Hệ phái.

* Bên trái là “Tháp Tứ Ân”, tương tự như ngôi bảo tháp Hồng ân, bảo tháp Tứ Ân cũng có 13 tầng. Tầng trên cùng, tôn trí Tam tôn theo ý nghĩa Phật – Pháp – Tăng.

Tầng 13: Lưu giữ bảo tượng Đức Phật Tổ Thích Ca và Tổ sư khai sơn “Ánh Minh Quang – Nhật nguyệt hồng…” đã hiện hữu với ngôi Pháp viện trên bãi rác dòng đời gần tròn 50 năm (1968 - 2017).

Tầng 12: Tôn trí chư Tổ khai sơn Phật giáo Việt Nam từ thế kỷ thứ I đến thời Lý-Trần, Tam Tổ Trúc Lâm Yên Tử.

Tầng 11, 10 và tầng 9: Tôn trí tổ tiên nòi giống Rồng Tiên: Lạc Long Quân – Âu Cơ; Mười tám đời vua Hùng Vương và 54 dân tộc anh em.

Tầng 8, 7, 6, 5, 4, 3 và tầng 2: Thờ linh cốt ông bà cha mẹ (Cửu huyền Thất tổ).

Tầng trệt: Làm nhà tang lễ “Vãng sanh cực lạc”, dành cho bá tánh thiện duyên quàn tại đây trước khi tiễn biệt trà tỳ:

“Sống thì ăn mặc lo toan

Chết thì một chút tịnh nhàn thiền môn

***

‘Vãng sanh cực lạc’ nguyện hồn

Phật Di Đà độ... thoát hờn thiên thu”.

2 tháp trước bát giác, 9 tầng, cao 37m

2 tháp sau tứ giác, 13 tầng, cao 49m

Trước sau 4 tháp, biểu tượng Tứ thiên vương hầu Phật là ngôi Chánh điện ở giữa – trung tâm ngôi Pháp viện.

1.3 Ngôi Chánh điện – Đại hùng bảo điện

Trung tâm khuôn viên Pháp viện là ngôi Đại Giác điện 3 tầng lầu và 1 tầng hầm trên diện tích 5.000m2.

1.3.1. Mặt bằng tầng hầm

Tổng thể mặt bằng tầng hầm gần 5.000m2, phân nửa phía trước 44m2, phân nửa phía sau 52m2., đáy hầm bê tông 0m50, phân nửa mặt bằng tầng hầm sử dụng các mặt hậu cần và trai đường nội bộ.

1.3.2. Tầng trệt - Giảng đường và Khách đường

Tầng trệt , phía trước dài 56m làm Giảng đường, mặt sau dài 24m làm Khách đường “Linh Sơn pháp lữ”. Bên ngoài hành lang rộng 8m dọc theo suốt Giảng đường và Khách đường.

1.3.3. Tầng 2 - Thiền đường và Niết bàn đường

Tầng 2 làm Thiền đường, dài 30m và Niết bàn đường dài 22m, trần cao 7m; nửa phần trên vách khắc phù điêu ảnh minh họa 33 vị thiền sư Ấn – Hoa nối pháp trong lòng Thiền đường và Niết bàn đường để Phật tử tu tập có thể chiêm bái, quán niệm.

Giữa Thiền đường tôn trí bảo tượng Đức Phật, cao 4m50, nặng 4 tấn 5, cầm cành sen uy nghi chiếu diệu; phía sau Niết bàn đường thờ Đức Phật tĩnh tại Niết bàn dài 4m9.

1.3.4. Tầng 3 - Đại hùng bảo điện (Chánh điện)

Tầng 3 là ngôi Chánh điện – Đại hùng bảo điện, kiến trúc mô hình bát giác, cao bảy tầng mái, biểu tượng cho Bát chánh đạo và Thất bồ đề phần lan tỏa che mát hồng trần.

Giữa Chánh điện là ngôi Tam bảo tam cấp, tôn trí Đức Phật Thích Ca Mâu Ni bằng đồng cao 7m2, nặng 7 tấn 2. Ngôi bảo tháp bằng gỗ cao 12m, tầng dưới tứ giác cao 8m, có khắc chạm tứ trụ hoa sen xung quanh; trên nóc cao 4m, với 13 tầng mái , biểu tượng Lục phàm, Tứ thánh, Tam tôn. Tám vách xung quanh điêu khắc, minh họa tám bức phù điêu về cuộc đời Đức Phật từ Đản sanh đến Xuất gia, Thành đạo, Chuyển pháp luân và Nhập Niết bàn rất sinh động và trầm lắng thiêng liêng.

1.3.5. Gác lững - Phòng trụ xứ và vãng lai chư Tăng, chư Ni

Dọc theo hai bên hành lang Giảng đường và Thiền đường có 3 tầng gác lững; mỗi tầng có từ 4 đến 8 phòng; bên trái chính tòa có 24 phòng dành cho chư Tăng và bên phải có 24 phòng dành cho chư Ni. Thông thường có một ít phòng đặc biệt dành cho chư Tôn đức Giáo phẩm, phần còn lại có 2 loại: Phòng Giáo phẩm (vãng lai) từ 4 đến 6 vị; Phòng Đại chúng (vãng lai) từ 8 đến 12 vị.

1.4.Tòa Cửu phẩm "Tây phương Cực lạc" và thờ cúng Cửu huyền Thất tổ

Mặt hậu phía sau Chánh điện, đối diện với Khách đường "Linh Sơn pháp lữ", nối liền hai tòa tháp "Hồng Ân" và "Tứ Ân" là tòa nhà thờ "Cửu huyền thất tổ". Nét mới ở đây là tòa nhà 5 tầng.

Tầng cao nhất có danh hiệu Tây phương Cực lạc, gian chính giữa tòa thờ Tây phương Tam thánh: Bảo tượng Đức Phật Di Đà, nhị vị Bồ tát hầu cận là Quán Thế Âm và Đại Thế Chí. Từ trong nhìn ra, bên tay phải thờ Thập đại đệ tử và 7 vị Tổ sư lâu đời của Phật giáo Việt Nam: Khương Tăng Hội, Tỳ Ni Đa Lưu Chi, Vô Ngôn Thông, Thảo Đường; Trần Nhân Tông (Điều ngự Giác Hoàng), Pháp Loa và Huyền Quang.

Bên tay trái chính tòa là điện thờ Tổ sư Minh Đăng Quang, Nhị tổ Giác Chánh và 15 vị Giáo phẩm Hệ phái: Trưởng lão Giác Tánh, Trưởng lão Giác Như, Trưởng lão Giác Tịnh, Trưởng lão Giác An, Trưởng lão Giác Nhiên, Trưởng lão Giác Lý, Trưởng lão Giác Trụ, Trưởng lão Giác Nhơn, Trưởng lão Giác Thần, Trưởng lão Giác Hải, Trưởng lão Giác Hòa, Trưởng lão Giác Thanh, Trưởng lão Giác Bửu, Trưởng lão Giác Lập, Hòa thượng Giác Đức... Cả ba tượng Tam Thánh và các ảnh thờ đều được tạc bằng gỗ dâu và giáng hương.

Tầng 4, tôn trí thờ Cửu huyền thất tổ. Chính tòa thờ Giác linh chư Tôn thiền đức; hai phía tay phải và tay trái thờ chư hương linh nam và nữ.

Các tầng 3, tầng 2, tầng 1 (tầng trệt) dùng làm phòng khách Phật tử vãng lai tu tập bát quan trai hàng tuần, hàng tháng.

2. Ý nghĩa một công trình kiến trúc: Đóa sen thiêng trên quê hương hòa bình

Pháp viện Minh Đăng Quang tọa lạc tại số 505, Xa lộ Hà Nội, phường An Phú, Quận 2 (ngay chân cầu vượt, ngã ba Cát Lái), ngay cửa ngõ thành phố xuôi ngược Bắc - Nam.

Bất cứ ai đã từng ra vào Thành phố Sài Gòn - Gia Định trước năm 1975, hay sau ngày đất nước hòa bình độc lập đều nhớ, đều biết: Từ chân cầu Sài Gòn nay là Xa lộ Hà Nội ra đến ngã ba Cát Lái là một cánh đồng lúa bạt ngàn, từ khu đất Pháp viện nằm sát ngã ba Cát Lái ngó về chân cầu Sài Gòn không một chùm cây, không một mái nhà. Nhưng từ năm 1968, khu đất Pháp viện được dựng lập thì sau đó từ năm 1970 đến năm 1975, tại nơi đây một bãi rác lớn ngay cửa ngõ thành phố ngày càng hiện hữu, nối liền từ thời còn chiến tranh qua thời hòa bình (từ năm 1968 đến năm 1978). Năm 1978 là năm cao điểm bá tánh lao động nghèo khoảng trên dưới 10 ngàn người tụ tập lượm rác phế thải bán tái chế.

PV VuGiang2017 3

Rồi từ năm 1980 đến năm 2008, trong gần 30 năm đất nước từ ngày chuyển mình xây dựng hòa bình, phát triển thì đất Pháp viện Minh Đăng Quang trở thành một khu vườn bạch đàn xanh tươi, mát dịu. Và từ đầu năm 2009, dân chúng đi qua lại trên xa lộ xuôi ngược Bắc - Nam từng ngày chứng kiến một công trình kiến trúc Phật giáo đồ sộ hiện hữu sau gần tròn 8 năm thi công - một ngôi Chánh điện - Đại Giác điện 3 tầng uy nghi với 4 ngôi tháp ở 4 góc chùa, biểu tượng Tứ thiên vương hầu Phật, tọa lạc hữu tình nơi cửa ngõ ra vào thành phố.

Nhiệm mầu thay, năm mươi (50) năm

Cánh đồng xưa đã âm thầm nở hoa

Mười năm bãi rác chan hòa

Giải cơn thắt ngặt vượt qua biển nghèo

Giữa trời mưa nắng cheo leo

Bạch đàn, rau muống... lần theo thanh bình

Năm mươi (50) năm đời khương ninh

Đóa sen thiêng... đẹp hữu tình ngày đêm

Cửa ngõ thành phố uy nghiêm

Một niệm lành, rực bóng thiền nhàn vui

Bắc - Nam xuôi ngược ngọt bùi

Một niệm lành, chúc người người hanh thông

Dù đi Nam, Bắc, Tây, Đông

Một niệm lành, nhẹ mát lòng bình yên

Nguyện cầu một đóa sen thiêng...

Nam Mô Hoan Hỷ Tạng Bồ Tát Ma Ha Tát.

PV.MĐQ - Q.2, tháng 6 năm 2017

Trụ trì PV. Minh Đăng Quang

HT. Giác Toàn

***************

MINH DANG QUANG DHARMA INSTITUTE

505 Hanoi Highway, An Phu Ward, District 2, Ho Chi Minh City

- Year of Establisment: 1968

- Founder: His Holiness the Great Dharma Preacher Giác Nhiên – General Excecutive of the Sangha of Buddhist Mendicancy Tradition of Vietnam.

- Former Title of the Organization: Sangha of Buddhist Medicancy Tradition of Vietnam.

- Present Status: The Sect of Buddhist Mendicancy Tradition of Vietnam (SBMTV) - Founding Member of Vietnam Buddhist Sangha (VBS).

- Feature: Residence of the Elders in Charge of SBMTV.

(Center of Dharma Propagation, Education, Social and Cultural Activities.

- Head of the Institute: Most Venerable Giác Phúc - Member of Coucil of Supremme Patriarch of VBS.

- Former Abbots:

+ Most Ven. Giác Phúc (1968-1988)

+ Most Ven. Giác Huyền (1989-1994)

+ Most Ven. Giác Lai (1994-2014)

- Present Abbot: Most Ven. Giác Toàn (since 2014)

Vice President ofExecutive Council of VBS

Standing Deputy Head, Department of Buddhist Education of VBS.

Standing Deputy Head, Excecutive Council of SBMTV.

- Number of Monks who are residents and of monks who are staying for studying at Buddhist schools in Ho Chi Minh City: about 50.

Number of Lay Buddhists who participate in regular and sporastical activities such as alms-giving, Listening to Dharma Talks, Sutta Chanting and Repentance rituals: from 200 up to 500.

- Number of Lay Visitors in Major Buddhist Festivals and Events: from five thousands up to ten thousands.

YEARLY BUDDHIST FESTIVALS

1. First day of January (lunar calendar): Day of Vietnamese Traditional New Year.

2. 14th and 15th days of January (lunar calendar): Superior Full Moon Day.

3. 30th of January and 1st of February (lunar calendar): Great Memorial Days of Disappearance of Minh Dang Quang, the Founder Patriarch of SBMTV.

1. From 8th to 14th of April (lunar calendar): International and nationwide Vesak Day.

2. From 16th of April to Full Moon of July (lunar calendar): Yearly Three-month Raining Retreat of SBMTV.

6 . From 18th to 24th of April (lunar calendar): Supplementary Seven-day Teaching Course for Venerable Monk and Nun Abbots of SBMTV.

7. 19th of February, June and September (lunar calendar): Days of Avalokitesvara Bodhisatva. Especially, 19th of June is the Memorial Day of His Holiness the Great Dharma Preacher Giác Nhiên.

8. From 1st to 8th of July (lunar calendar): Seven-day Supplementary Training Course for Sikkhamānās, Monk and Nun Novices and Apprentices of the SBMTV.

9. 14th and Full Moon Day of July (lunar calendar): Traditional Sangha Pavāraṇā Day.

10a. Monthly Full Moon Day and Last Day of Each Month: The Puja ceremonies featured by SBMTV.

10b. Every Sunday: Retreats for Lay people:

- Retreats of One Happy Day, Recollection of the Buddha, Tranquility and Insight Meditation.

- Retreats for College Students.

ARCHITECTURAL PARTICULARITIES AND THEIR CONNOTATIONS

1. Generality of the Architectures

The Minh Đăng Quang Dharma Institute (MDQDI) is located on a piece of land of 37,500 square meters of which 22% is construction coverage. The total constructed floors is approximately 30,000 square meters.

From the outdoor inward (foi), in the middle of the front fence wall is the sign “Minh Đăng Quang Dharma Institute” of 9 meters in length and 6 meters in width. There are two three-gate entrances on the left and the right, each one is 14 meters in width. The widths of the gate are 3, 8.2 and 3 meters, respectively. In the front yard, there is a worshiping place of Metteya Bodhisatva where pilgrims and visitors can visit, pay homage and pray for their good luck and happiness. After the right entrance, foi, visitors can see on the right hand the Avalokitesvara Bodhisatta’s statue, 9 meters in height, symbolizing the boundless loving-kindness and compassion. The Bodhisatva is seen as a godlike beneficial mother for all sentient beings. She always protects, gives happiness to and relieves suffering from her children – people living in this world.

1.1. Two Front Towers

The next architectures are the two front towers. On the right, foi, is the Mahā Kassapa Tower. It is named after the disciple who is famous for the the thirteen kinds of austere practices (Dhutaṅga). This nine-floor tower, which is for outlining with the noted episodes the overall history of SBMTV, is in the octagonal form, implying Noble Eightfold Path, it is 37 meters in height implicative of 37 Enlightenment-supporting Factors. The 256 square-meter ground floor displaces the selected biographical photos of the founder Patriarch who initiated the BMTV, later named the Sangha of Buddhist Mendicancy Tradition of Vietnam, and presently known as the Sect of Buddhist Mendicancy Tradition, one of the nine founding members of Vietnam Buddhist Sangha (1981). From the ninth downward to the second floor, the seven previous Buddhas in the past and the Founder Patriarch Minh Đăng Quang are enshrined on the altars for worshiping:

- Vipassī Buddha

- Sikhī Buddha

- Vessabhū Buddha

- Kakusandha Buddha

- Konāgamana Buddha

- Kassapa Buddha

- Gotama Buddha

- The Patriarch Minh Đăng Quang, founder of SBMTV.

On the left after the left three-gate entrance, foi, is the Sāriputta Tower that is named after the Mahā Thera, who is in Buddhist world famous in his enlightened wisdom during the Buddha’s life time. This tower servers as a library, storing the three Buddhist baskets and commentaries, and recent Buddhist literature for monks, nuns, lay Buddhists who are interested in reading Buddhist literature. This tower has nine floors. Its first 256-square-meter floor is equipped with 50 personal reading tables for visiting readers.

The second, third and fourth floors are keeping in custody about 10,000 books and Buddhist scriptures in Vietnamese language including Sutta, Vinaya, Abhidhamma and books of several academic fields such as literature, philosophy, history, culture and education.

The fifth, sixth, seventh and eighth floors are space for Tipitakas in other languages such as Pāḷi, English, Chinese, Japanese, Thai, Burmese.

Two frontside towers and two reaside towers are connected by crossover the two coridor-like double-storey structures which are featured by four shrines for worshiping four Bodhisattas: Mañjuśrī, Samanatabhadra, Sthāmaprāpta and Ksitigarbha.

1.2. Two Back-side Towers

*. On the right is “Tower of Gratitude to Dharma Ancestors”, 13 floors at the total height of 49 meters. Each floor is 400 square meters.

13th Floor: For worshiping the Gotama Buddha, the earliest viharas, the 10 great monk Elders and 10 great nun Elders, all that represent the Triple Gem - Buddha, Dharma and Sangha.

12th Floor: For worshiping the Founder Patriarch Minh Đăng Quang, the 10 SBMTV earliest viharas, the 10 earliest monk Elders and 10 earliest nun Elders of this lineage.

11th Floor: For worshiping the Lineage Second Patriarch Giác Chánh, the elder Giác Như, events in the process of Sangha formation and the Dharma dissemination by the reputable monks of the origination Sangha, later called the First Divisional Sangha.

10th Floor: For worshiping the elders Giác Tánh and Giác Tịnh, and the events of the divisional Sangha formation and the Dharma dissemination by the reputable monks of the Second Divisional Sangha.

9th Floor: For worshiping the elder Giác An and the events of the divisional Sangha formation and the Dharma dissemination by the reputable monks of the Third Divisional Sangha.

8th Floor: For worshiping his Holiness the Great Dharma preacher Giác Nhiên and the events of the divisional Sangha formation and the Dharma dissemination nationwide and overseas.

7th Floor: For worshiping the Elder Giác Phúc and the events of the divisional Sangha formation and the Dharma dissemination the by reputable monks of the Fourth Divisional Sangha.

6th Floor: For worshiping the Elder Giác Lý and the events of the divisional Sangha formation and the Dharma dissemination by the reputable monks of the Fifth Divisional Sangha.

5th Floor: For worshiping the Elders Giác Huệ and Giác Đức and the events of the divisional Sangha formation and the Dharma dissemination by the reputable monks of the Sixth Sangha.

4th Floor: For worshiping the nun Elder Huỳnh Liên and other nun elders, the events of additional Sangha formation and the Dharma dissemination by the reputable Nun Elders.

3rd and 2nd Floor: For worshiping the Elders Ngân Liên and Trí Liên and other nun Elders, and the events of the sub-divisional Sangha formation and the Dharma dissemination of the Sub-Divional Sangha that are under the ideological orientation, protection, and leardership of the Bhikhu Sanghas.

1st Floor: Exhibition of the documentary photos of funeral, cremation ceremony, first year Memorial Day and Second Year Memorial day of His Holiness the great Dharma Preacher Giác Nhiên.

***

*. On the left is the same-size 13 floor tower named “Tower of Fourfold Gratitude”.

13th Floor: For worshiping the Gotama Buddha and the Founder Patriarch Minh Đăng Quang.

12th Floor: For worshiping several previous Buddhist Patriarches of Vietnam from the first century up to the dynasties of Lý, Trần and Trúc Lâm Yên Tử Patriarches.

11th, 10th and 9th Floors: For worshiping the Vietnamese glorious ancestors: Lạc Long Quân and Âu Cơ, legendary father and mother of Vietnamese nation, the 18 HUNG kings and 54 aboriginal Vietnamese peoples.

8th, 7th, 6th, 5th, 4th, 3rd, and 2nd Floors: For worshiping bone-ashes as relics of recent ancestors Buddhist families.

1st Square Floor: Named as “Vãng Sanh Cực Lạc” (Transcending over to the Blissful Land). This is the place for carrying out funeral ceremonies before cremation:

“As being alive, one cares of means for a living

When passing away, one wishes a little of monastic peace.

The ‘Vãng Sanh Cực Lạc’ here is making the pray

May Amita Buddha send them to the realm of bliss”

The complex has four corner great towers in all, what they stand for is that the the Four Great Buddhist Heavenly Kings (catu mahā deva rājā) are standing at the four corners for safe-guarding the great Buddha – Main Hall as the centrepiece of worship.

1.3. Main Hall – Great Buddha Hall

The whole Minh Dang Quang Dharma Institute is centered on the Great Buddha Hall at the top of the main building. The magnificant building consists of 3 floors and 1 basement covering an area of 5,000 square meters.

1.3.1. The Basement

Total area of the basement is about 5,000 square meters. Its front half is 1,760 square meters (44x40), the rear half is around 2,496 square meters (52x48) and the concrete thickness of the basement floor is half a meter. The front half is used as a temporary dining room; the rear half, as kitchen.

1.3.2. First Floor of the Main Hall – Lecture Hall and Guest Hall

The front part of the first floor is used for preaching hall covering an area of 1,344 meters square (56x24) with 7 meters in height. The wall is embossed with quotes from Book titled the Truth which was composed by Founder Patriarch Minh Đăng Quang. The back part of the first floor named “Linh Sơn Pháp Lữ” that serves as a large living room covering an area of 576 meters square (22x24). Its walls are embossed with relief pictures about Founder Patriarch Minh Đăng Quang’s life story. The porches along the lecture hall and guest room are 8 meters wide.

1.3.3. Second Floor – Meditation Hall and Nibbāna Hall

The 7-meters-high second floor of the main building consists of Meditation Hall in front and and Nibbana Hall at the back, covering the areas of 720 square meters (30x24) and 526 square meters (22x24) respectively. The internal walls of the former are embossed with 33 relief pictures of meditation masters from India and China. The Meditation Hall is centered on a bronze-cast Buddha statue 4.5 meters high and 4.5 tons weigh. In its right hand is hold a Vulture-Peak mythological lotus flower. The Nibbana Hall behind is centered on a bronze-cast resposing statue of Buddha in Nibbana, 4.9 meters in length.

1.3.4. Third Floor of the Main Building – The Buddha Hall

The Buddha Hall is an octagonal architecture that has seven layers of roof connotative of the Noble Eightfold Path and Seven Factors of Enlightenment. They are the spiritual-cultivating maps that guide people toward the safety in and the freedom from the world of unsatisfactoriness.

At the center of the Hall is a three-layer platform inplying The Triple Gem. On the platform is a sitting statue of Gotama Buddha, 7.2 meters high and 7.2 tons weigh. The statue is sitting at the middle of a 12-meter high wooden tower. The roof is in the shape of a quadrangular pyramid with 13 layers implying the 13 realms or domains along the evolution trajectory of sentient beings from the hell-like state to the blissful Nibbana, i.e., six mundane realms, four supramundane realms, the three highest realms of Pacceka Buddha, Bodhisattva and Sammasambuddha. The eight walls around the Buddha Hall are embossed with eight relief pictures narrating the eight important events in the Buddha’s life, such as his birth, renunciation, enlightenment, Dharma dissemination, Nibbana.

1.3.5. The Entresols – Living Quaters for Monks

Along the side porches of Preaching Hall and Meditation Hall there are staircases that lead up to the u-shape entresols that were portioned into twenty four rooms.

1.4. Building of “Nine Layers of Lotus Flowers” for Ancestor Worship

Standing at the back side of the main building visitors will find themselve to be in front of the large living room named “Linh Son Phap Lu” or “Friends in Dharma” in Mahayaha style. Visitors look across the backyard and see the building named “Cuu Pham Lien Hoa” that can be rendered as “Nine Layers of Lotus Flowers”. The “Nine Layers of Lotus Flowers” is like a giant hyphen that lays between the two rear towers: The Tower of Predecessors Gratitude and the Tower of Fourfold Gratitude.

The highest floor is named “Tây Phương Cực Lạc” i.e., “The West of Blissfulness”. The hall is centered on what is called the Three Western Deities that consist of the Amita Buddha and his two Bodhisattvas, namely, Avalokitesvara and Mahāsthāmaprāpta. The statues is carved out of mulberry wood and sandalwood. From the inside outward on the right hand there are altars for the worship of 10 great disciples of the Buddha and Six Patriarches who had great contributions to the early Vietnamese Buddhism, namely, Vinitaruci, Vo Ngon Thong, Thao Duong, Phat Hoang Tran Nhan Tong, Phap Loa and Huyen Quang. On the left hand are the altars for the Founder Patriarch Minh Đăng Quang and his first generation of disciples as the Elders in the SBMTV, i.e., Giác Tánh, Giác Như, Giác Tịnh, Giác An, Giác Nhiên, Giác Lý, Giác Trụ, Giác Nhơn, Giác Thần, Giác Hải, Giác Hòa, Giác Thanh, Giác Bửu, Giác Lập and Giác Đức.

The fourth floor is for worshiping of the SBMTV’s departed monk and nun practitioners on the right and the left respectively.

The three lowest floors are used for accommodation of visitors or those who participate the weekly or monthly retreats.

2. The Minh Đăng Quang Dharma Institute is like a sacred lotus in The West Land of Blissfulness.

The Minh Đăng Quang Dharma Institute is located at 505, Hanoi Highway, An Phu Ward, District 2, Ho Chi Minh City (at the foot of overpassing bridge, Cat Lai T-junction). It looks as part of the city’s gateway to the North. Those who have been to Saigon-Gia Dinh before 1975 would see that the immence rice field from the Saigon Bridge was stretching out far away upto the ground for the institute and farther away. On the vast panorama of land there is almost no house in sight. Since 1968, the SBMTV started purchasing land for an iffy future of Dharma. The period from 1970 to 1975 witnessed the piece of land had been collecting gabage in an extremely enormous amount. Gabage was covering everywhere. Gabage in tons after tons, layer after layer, had covered up thickly each and every single square meter of land. The Vietnam War came to an end and the Vietnamese economy situation is in an extreme situation that thousands and thousands of the local people have become badly in need of a living. They swarmed in and digged up all and any square metter for any thing that could be recycled. Luckily enough, all of them could then make a good living onward.

The recent decades are witnessing a different story that Vietnam has continuously been soaring up in economy and other aspects. The whole country has been in the process of construction and development. People become richer and richer. Now that the dirty piece of land in the past has turned into the magnificent architecture. Eight years of construction has passed and the iffy dream in the past has been coming true. The tremendous three-floor building in the middle that becomes more magnificent with its four towering towers at the four corners. They as a whole might catch the eye of passers-by. Should they stop their wandering mind in a moment. Should they make that moment a moment of mindfulness. Should they pray for all living beings peace, happiness and prosperity.

Minh Đăng Quang Dharma Instutute – Dist.2, June 2017

On behalf of Abbot Board of MDQDI

Most Ven. Thích Giác Toàn