Nanh vuốt của Vô minh

thienngoiTrạng thái tâm đang có mặt của vô minh là một trạng thái rất đẹp, cả gan và táo bạo – không chỉ tỏa sáng mà còn cả gan, táo bạo, và khinh suất bởi sự táo bạo của nó nữa, nó cho rằng nó rất thông minh. Nó không phải khinh suất một cách thường tình. Nó khinh suất theo đúng với bản tính trạng thái tâm thuộc loại này. Đây còn gọi là chín hình thức mana, còn gọi là ngã mạn. Chín hình thức của tâm ngã mạn nằm ngay đây. Đức Phật giải thích điều này trong Năm thượng phần kiết sử (sanyojana) bao gồm sắc ái, vô sắc ái, mạn, trạo cử vô minh. Mạn có nghĩa là làm ra vẻ. Làm ra vẻ là trạng thái tâm kết hợp làm một với vô minh quan niệm rằng tự ngã của tôi, đó là “tôi”, là “của tôi” và rồi đi so sánh: “Những người kia như thế nào? Hay những người này ra sao? Phải chăng tâm của họ ngang hàng với tôi? Cao hơn tôi? Thấp hơn tôi?” Đấy là nguyên nhân tại sao có đến chín loại mạn. Ví dụ, tâm chúng ta thấp hơn tâm của họ và chúng ta làm ra vẻ thấp hơn họ, cao hơn họ hay ngang hàng. Tâm chúng ta ngang hàng với họ và chúng ta làm ra vẻ thấp hơn họ, cao hơn họ hay ngang bằng với họ. Tâm chúng ta cao hơn họ, và chúng ta làm ra vẻ thấp hơn họ, cao hơn họ hay ngang bằng họ…

Phiền não ở mức độ tinh tế lấy trạng thái tâm này ra so sánh, bởi vì trong phương diện này nó có những chiếc nanh độc. Những nanh độc của nó rất cứng và bén. Đó là những nanh độc của vô minh: Chúng còn được gọi là mạn, hay quá mạn. Một khi trạng thái này bị đoạn diệt, lấy cái gì để làm ra vẻ nữa? Lấy cái gì để tỏa sáng nữa? Để làm ô uế? Để táo bạo hay liều lĩnh? Để sợ hãi? Không còn gì nữa cả, một khi bản chất đó đoạn diệt ngang qua sức mạnh của trí tuệ.

Những điều này, bạn đã biết, là những hiện tượng tạo ra những vấn đề tương hợp với cấp độ của chúng. Cấp độ của chúng là tinh tế nên chúng sắp xếp tạo ra những vấn đề tinh tế. Khi phiền não đoạn tận, không còn gì để tạo ra vấn đề nữa cả. Không có bất cứ vấn đề gì nữa ở mọi góc độ, không có bất cứ điều kiện gì cho thực tại quy ước tạo thêm những mối liên hệ xa rộng hơn. Tất cả chỉ còn lưu lại một sự thanh tịnh tuyệt đối, đó là nguyên nhân tại sao nói không còn vấn đề gì nữa cả.

Sự thanh tịnh tuyệt đối là điều kiện cho cái gì? Vấn đề gì nó tạo ra? Đức Phật dạy rằng chúng ta chạy theo những vấn đề. Đấy là chỗ họ đuổi theo. Tuy nhiên có nhiều cấp độ của thủ, hữusanh có thể khởi lên trong tâm, nó nhận biết chúng từng bước một cho đến khi nó đạt đến điểm hội tụ, rồi để lại những hạt giống của những điều này từ đó cấy trồng ở đây ở kia như được gọi là sanh. Vì vậy, chúng ta đốt cháy chúng với tapas (khổ hạnh), ngọn lửa của sự tinh tấn, cho đến khi chúng hoàn toàn bị đoạn diệt. Thế lúc bấy giờ cấp độ thủ, hữusanh nào nối kết xa hơn? Chúng ta phải hỏi ai? Nếu đức Phật đang ngồi trước chúng ta, chúng ta cũng sẽ không hỏi Ngài, bởi vì chân lý đối với chúng ta cũng như đối với Ngài. Không có gì khác nhau để cho chúng ta phải hỏi. Đấy là lý do tại sao giáo pháp được gọi là sanditthiko (thiết thực hiện tại): Chúng ta nhận biết điều đó và tự mình thấy rõ nó. Paccattam veditabbo viññuhi (chỉ bậc trí mới có thể biết được): Những người nhận biết nó, đó là chỉ chính tự thân họ biết điều đó. Có nghĩa là chỉ những người có thực tập mới biết được điều đó. Nó không thể nào dành sẵn cho bất cứ ai khác.

Đây là những gì mà đức Phật gọi brahmacariyam vusitam (phạm hạnh thành mãn: Công việc kết thúc. Các công việc làm rung chuyển trái đất đã được hoàn tất - rung chuyển trái đất bởi vì thủ, hữusanh hình thành tự thân họ với đất, nước, gió và lửa; hay bởi vì cấp độ nào của thủ, hữusanh là một vấn đề của quy ước thì giờ đã bị lật đổ nhào. Đấy là tại sao chúng ta nói rung chuyển trái đất. Vậy điều gì đang chuyển dời không trú lại trong tâm nữa?

Bây giờ chúng ta có thể quan sát phiền não. Một khi chúng ta đã diệt sạch phiền não trong tâm, thì làm sao phiền não có thể lẩn trốn chúng ta được khi tự thân chúng hiển thị nơi tâm hay hành động ở những người khác? Tâm này không thể giúp nhưng có thể nhận biết nó mọi lúc. Như chúng bảo, phiền não thường điều khiển chúng ta hoàn toàn mà chúng ta không hề hay biết, vậy đức Phật và các bậc A-la-hán có thể có bất kỳ rắc rối gì trong việc nhận biết chăng? Họ nhận diện ngay trong chớp mắt và đã cảm thấy nhàm gớm rồi. Những vị nhận biết và nhận biết đến trình độ chán ghét: Họ tuyên bố gì về điều ấy? Đối với chúng ta, chúng ta hoàn toàn mù mờ và sống trong sự mù lòa ấy. Chúng ta không nhận biết những việc của riêng mình hay của bất cứ ai khác. Không bên nào biết cả nhưng mỗi bên đều tự nghĩ rằng nó nhận biết, nó biết, nó đúng và vì vậy cả hai tranh cãi với nhau, cắn nhau như bầy chó, bởi vì con mắt bên trong của họ không thấy. Họ không có con mắt tuệ giống như đức Phật và chư Thánh đệ tử. Đấy là cách phiền não luôn song hành: Nó cho rằng nó đúng và tự đề cao nó. Càng thấp kém, nó càng tự cho nó tốt. Đấy là tính cách của phiền não. Từ xưa đến giờ, nó chưa bao giờ phục tùng chân lý của giáo pháp.

Chính vì vậy, chúng ta thực tập để dập tắt những phiền não này. Đừng để chúng nấn ná lại trong tâm. Nghiền nát chúng cho đến khi chúng hoàn toàn vỡ nát, rã rời và rồi bạn có thể sống trong thanh thản: tâm hoàn toàn mở ra và lúc này một hồ tâm trong suốt, không còn một nghi hoặc vẩn vơ qua. Nếu so sánh với thực tại quy ước, đó là một không gian bên ngoài tâm nhưng đó cũng chỉ là một cách nói mà thôi.

(Nguyên bản: The Fangs of Unawareness của Thiền sư Maha Boowa Ñanasampanno, Thượng tọa Thanissaro dịch từ tiếng Thái sang tiếng Anh).