Ngày thứ 7 - Khóa tu Truyền thống của Ni giới Hệ phái Khất sĩ lần thứ 26

Buổi sáng ngày sau cùng của khóa tu, Ban Tổ chức sắp xếp cho chư hành giả thiền tọa và thiền hành trong khuôn viên sân trước chánh điện. Quang cảnh trang nghiêm thanh tịnh khiến người viết mường tượng rừng thiền định năm xưa của hội chúng Ni tu tập dưới sự hướng dẫn trực tiếp của Tổ Kiều Đàm Di ở Đại Lâm tinh xá (Tỳ-xá-ly). Đây cũng chính là không gian yên lặng hùng tráng mà vua A-xà-thế đã một lần kinh hãi khi đặt chân đến Tịnh xá Trúc Lâm cảm nhận không gian yên lặng hùng tráng của hơn 1250 chư Tăng đang tu tập thiền định nơi đây.

n7 1

N7 2

N7 3

N7 4

Bước chân trong nắng sớm mai,

Nhẹ nhàng hơi thở, hương lài thoáng đưa.

Để quên ức niệm sau xưa,

Trở về cõi tịnh thuở chưa vào đời.

N7 5

N7 6

Tuy bận rất nhiều Phật sự, Đại đức Thích Giác Hoàng – Ủy viên HĐTS GHPGVN, Phó Tổng Thư ký kiêm Chánh Văn phòng Học viện, Giảng viên Học viện PGVN tại TP. HCM, Phó Thư ký Hệ phái Khất sĩ vẫn dành thời gian về chia sẻ với hội chúng khóa tu một số kinh nghiệm thiền tập trên hai lĩnh vực pháp học và pháp hành. Với sức nghiên cứu và tu tập trong nhiều năm, Đại đức nhấn mạnh đến tầm quan trọng của hiểu biết về giáo pháp Phật và quá trình dụng công tu tập. Lộ trình tu tập thiền định và thiền quán được đức Phật và chư Thánh Tăng dạy được ghi lại trong rất nhiều kinh trong Đại Tạng được Đại đức giới thiệu khá chi tiết. Một loạt các kinh trong Trung Bộ liên quan đến pháp hành Tứ Niệm xứ, Lợi ích của việc tu tập thiền định, thiền quán dẫn đến chứng đắc Thánh quả được trưng dẫn để khẳng định lộ trình ngàn xưa mà đức Phật và các Thánh đệ tử giảng dạy và tu tập. Tuy chỉ trong vòng hai giờ đồng hồ, nhưng những điều Đại đức trình bày cho hội chúng hôm nay, quả thật là nguồn tài liệu quý báu vô vàn đối với mọi hành giả đang thực tập pháp hành quán niệm.

N7 7

N7 8

N7 9

N7 10

N7 11

N7 12

N7 13

N7 14

N7 15

N7 16

Buổi chiều, theo chương trình tu học khóa tu, Ni sư Liêm Liên (Trụ trì Tịnh xá Ngọc Thạch) đọc là bài Chơn lý – Học Chơn lý và đại chúng lắng nghe.

N7 17

N7 18

N7 19

Cũng trong chiều hôm nay, đại chúng vô cùng hoan hỷ được cung đón Thượng tọa đạo hiệu Thích Tâm Mãn – Phó ban Trị sự GHPGVN tỉnh Gia Lai, Trưởng ban Hoằng pháp Phật giáo tỉnh Gia Lai đại diện cho chư Tôn đức trong Ban Trị sự viếng thăm các hành giả khóa tu. Trên tinh thần kiến hòa đồng giải, Thượng tọa đã mang đến đại chúng một động lực tinh tấn tu tập dõng mãnh hơn. Thượng tọa nhấn mạnh rằng dầu là hành giả tu học trong truyền thống nào, việc buông xuống bản ngã là tối quan trọng. Cũng thế, người con Khất sĩ phải hiểu rõ Khất là xin nhưng xin ở đây rất cao thượng. Sĩ là người có tri thức, có học cao hơn mọi người. Và việc trau dồi chuyển hóa cái tâm, làm thế nào bào mòn bớt đi cái tôi, cái của tôi. Nếu không như thế, những biểu hiệu uy nghi, thiểu dục tri túc, v.v… chỉ giống như kẻ đóng tuồng, đêm về mình hoàn chính mình, không thay đổi gì cả, như vậy việc tu không luống uổng lắm sao. Thượng tọa còn nhắc lại câu nói của đức Tổ sư trong bài Chơn lý "Nhập định": “Người có định thì thân khẩu ý mới trong sạch, tuy ít nói mà nói hay, tuy ít làm mà làm nên, tuy ít nhớ mà nhớ phải…”. Những lời phân tích giảng giải của Thượng tọa rất giản dị, mộc mạc nhưng chân thành và đại chúng lắng nghe vô cùng xúc động, ghi nhớ sâu sắc hơn lời dạy của Thượng tọa.

N7 20

N7 21

N7 22

Buổi tối, sau giờ thiền hành và thiền tọa, Ni sư Tín Liên tiếp tục phân tích ý pháp trong bài "Học Chơn lý" của đức Tổ sư Minh Đăng Quang. Chỉ trong vòng 60 phút, Ni sư đã hướng cho đại chúng rõ đại ý Tổ muốn nói đến, đó là: Quá trình tiến hóa của vạn vật trong vũ trụ này, từ nước đến đất, rong rêu, rồi cỏ cây, thú, người, trời, Phật; từ ác quấy đến thiện lành. Lẽ tiến hóa tự nhiên này chính là Chơn lý. Và Tổ giải thích cho mọi người đạo cũng chính là Chơn lý vậy. “Chơn lý là lẽ thật yên lặng tự nhiên của buổi đầu, là nguồn gốc của sự phát sanh ra vạn vật chúng sanh và các pháp, lại cũng là chỗ đến của vạn vật, chúng sanh và các pháp. Chơn lý không phải nói vắn tắt, là cái lẽ thật yên lặng tự nhiên ấy mà hiểu được. mà cần phải biết lẽ thật nguyên nhân nguồn gốc của chúng sanh vạn vật và các pháp, từ trong cái yên lặng tự nhiên sanh có ra bằng cách nào? Cách đi tới ra sao?Và sẽ đến đâu? Cái yên lặng tự nhiên trước là sao? Và cái yên lặng tự nhiên sau này là sao? Có hiểu như thế, chúng sinh mới đi trúng đường và đến nơi kết quả được.

Cuối bài "Học Chơn lý", Tổ nhấn mạnh: “Chơn lý là trường học chung của tất cả, chơn lý không phải là đời hay đạo. Chơn lý không phải là tông giáo hay đảng phái, chủ nghĩa, giáo phái nào. Chơn lý không phải là một vị Phật, một vị Trời nào… Cái chơn lý tự nhiên ấy là trường học của tất cả chúng ta vậy.

Thế là ngày tu học thứ 7 cũng đã đến lúc khép lại.