Nghiên cứu tư tưởng Bát Chánh đạo trong Chơn lý của Tổ sư Minh Đăng Quang

Dẫn nhập

Cuộc sống của con người thường là khổ nhiều hơn vui, bởi vì phần đông không biết con đường chánh đạo cho nên dễ sa vào lầm lạc, nỗi khổ trầm luân do đó cứ mãi nối dài bất tận, con người cứ càng đi càng lạc vào rừng rậm, loay hoay mệt nhoài không biết được lối ra, rồi sa chân vào hố sâu vực thẳm cuộc đời, tự buộc vào mình đường dây nối kết của nẻo sanh tử luân hồi bất tận. Bát Chánh đạo là pháp môn nhiệm mầu do Đức Phật Thích Ca đã tự mình thực nghiệm và chứng nghiệm, mở ra con đường tối thiện, dìu dắt chúng sanh bước lên cảnh giới an lành, hạnh phúc. Vì cảm nhận được lợi ích của giáo lý cao siêu chân thật của phương pháp này nên Tổ sư Minh Đăng Quang đã thuyết minh lại cho diệu pháp thiêng liêng này thêm phần sáng tỏ, hầu dìu dắt hàng đệ tử và chúng sanh thấy rõ ràng con đường cần đi và phải đi, đặng đạt tới bến bờ giải thoát. Trong bài “Bát Chánh đạo”, Tổ sư đã dạy rằng:

“Vẫn hay rằng: Thiện cũng đạo, ác cũng đạo, địa ngục đạo, ngạ quỷ đạo, súc sanh đạo, a-tu- la-đạo, nhơn đạo, Thiên đạo, Niết-bàn đạo, sát đạo, thâu đạo, dâm đạo, tham đạo, sân đạo, si đạo… đạo là con đường của mỗi lớp chúng sanh, tâm gì là đạo nấy, đạo khổ, đạo vui. Sao cũng gọi là đạo hết thảy, nhưng muốn diệt tận gốc khổ và sống đời đời thì ngoài Bát Chánh đạo ra, không có cái đạo thứ hai nào cả”.[1]

Với tâm từ ái bi mẫn bao la, Tổ sư đã thắp lên ngọn đuốc soi rõ cho hàng đệ từ và chúng sanh thấy rõ, đây là con đường đặc biệt tối thiện có hoa thơm Bát-nhã, có cỏ ngọt Chân như, có tàng cây Pháp bảo, được nuôi dưỡng bằng cội gốc Giới, Định, Huệ đêm ngày che mát và tỏa hương đạo vị thơm ngát, khiến cho người đi vào con đường ấy luôn cảm nhận được sự an lạc hạnh phúc, không còn phải lo sợ những ưu phiền khổ não bám chặt đeo chằng, mà tự tại an nhiên nhìn thẳng và bước thẳng, không còn phập phồng lo sợ lỡ bước sai đường lạc vào chốn luân hồi thống khổ.

Phát nguyện vào đời độ chúng sanh,

Lòng bi mở cửa đến Tây thành

Cho Chơn lý diệu còn muôn thuở,

Rọi sáng tâm người thấu triệt nhanh.

chuyen hoa

1. Định nghĩa

Phật Quang đại từ điển đã định nghĩa Bát Chánh đạo như sau:

“Tám con đường chân chính đạt đến Niết-bàn. Cũng gọi là Bát Thánh đạo, Bát chi chính đạo, Bát thánh đạo phần, Bát đạo hành, Bát trực hành, Bát chính, Bát đạo, Bát chi, Bát pháp, Bát lộ. Là pháp môn thực tiễn tiêu biểu nhất cho lời Phật dạy trong 37 đạo phẩm, tức là tám phương pháp, hoặc tám con đường thông suốt tới Niết-bàn giải thoát. Khi quay bánh xe pháp, đức Thích Tôn bảo phải xa lìa hai cực đoan khoái lạc và khổ hạnh mà hướng tới con đường chính giữa, tức chỉ tám con đường chân chính này”[2]

Tinh hoa giáo lý Bát Chánh đạo được Tổ sư khai triển thêm rõ ràng:

“Bát Chánh đạo tức là tám cách hành đạo, theo lẽ chánh của bậc thánh nhân, cũng kêu là Bát Thánh đạo, là pháp tự độ độ tha, sống chung với tất cả, để cùng nhau lên đến nơi cùng tột là Niết-bàn. Bát Chánh đạo cũng gọi là chánh pháp hay trung đạo, gồm cả sự học và hành. Bát Chánh đạo là tám cửa, tám đường vui, tám pháp giải thoát, tám tia sáng… là con đường tiến hóa của chúng sanh, tức là chơn lý của võ trụ, mà muôn loại đều ở trong”. [3]

Phật học khái luận cũng hết lời tán thán công năng Bát Chánh đạo:

“Bát Thánh đạo còn được gọi là con đường Thánh gồm có tám chi: Chánh kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Chánh tinh tấn, Chánh niệm và Chánh định. Con đường này đưa hành giả vào suối Thánh, chảy về Niết-bàn nên được gọi là Thánh đạo”. [4]

Tám Thánh đạo là cái sức diệu dụng có thể giúp chúng sanh từ cõi mê ở bờ bến này, mà vượt qua cõi tỉnh ở bờ bên kia, sức mạnh của tám con đường này hợp lại hỗ trợ nhau mạnh mẽ, khiến người đi trên con đường này sẽ không còn phạm vào sai lầm không đáng có, mà luôn bước đi từng bước thật vững vàng mạnh mẽ. Tám Thánh đạo vô cùng quan trọng trong việc rèn thân khẩu ý trong sạch, vì thân khẩu ý trong sạch là cửa ngõ dẫn đến con đường giải thoát, trong kinh Giáo giới La-hầu-la, Đức Phật dạy rằng:

“Trước khi làm thân nghiệp, khẩu nghiệp hay ý nghiệp. Nếu sau khi phản tỉnh biết nghiệp ấy đưa đến hại mình hại người, hại cả hai thì nhất định đừng làm. Nếu nghiệp ấy không đưa đến tự hại, hại người, hại cả hai thì nên làm”.[5]

Bát Thánh đạo cũng không ra ngoài mục đích rèn luyện thân khẩu ý, để đưa con người đến chỗ Chân Thiện Mỹ, con đường duy nhất hoàn thiện thân khẩu ý, giúp cuộc sống con người luôn bình an và hạnh phúc.

Bát Chánh con đường dẫn dắt tâm,

Dìu đi nẻo chính bỏ sai lầm,

Hành và học mãi làm phương tiến,

Trưởng dưỡng Bồ-đề gốc diệu thâm.

2. Bát Chánh đạo con đường trọng yếu

Bài pháp Chuyển Pháp luân của Đức Phật giảng tại Lộc Uyển cho năm anh em ông Kiều Trần Như nghe, và Bát Chánh đạo là chủ đề đầu tiên mà Đức Phật thuyết giảng. Ngài đã đúc kết kinh nghiệm bản thân qua hai giai đoạn: Sự hưởng thụ lợi lạc, đam mê ái dục, danh lợi, quyền lực, trong cung điện và sáu năm tu khổ hạnh rốt cuộc chỉ là hư vô không được lại kết quả gì.

Và Đức Phật nhận định một cách sáng suốt rằng: Mình là người tu hành đang đi tìm Đạo, đừng để mình lạc vào trong các quan điểm, thái quá hay bất cập, hay đày ải của cuộc đời, sau cùng không có kết quả khả quan, để chứng đạt thành quả giải thoát. Từ đó, Ngài tự tu tập, giới, tâm, dựa vào kinh nghiệm bản thân và đã khám phá ra con đường Trung đạo (Majjhimà Patipadà).

Nghĩa trọng yếu của con đường Trung đạo là sự thấu triệt của Đức Phật, qua sự so sánh trong hai kinh nghiệm từng trải trong đời của Ngài và rút ra một kết luận, để khuyên người đang trên đường đi tìm Đạo: Đừng đắm mình trong dục lạc sẽ là con đường dẫn đến kết quả khổ đau, đừng tự hành hạ mình bằng các hình thức khổ hạnh nghiêm khắc, sẽ dẫn đến nguy hại, đây là một điểm xấu mà người có trí huệ sáng suốt sẽ không hành theo.

Vì lòng lân mẫn yêu thương nhân loại mà Đức Phật tự nguyện lấy cuộc đời của mình làm tâm điểm tu tập, qua sự bắt đầu từ trong cuộc sống để khai triển trong nhiều khía cạnh khác nhau để giúp cho con người đang đi tìm Đạo có cái nhìn sáng suốt, lập một nền tảng căn bản chắc chắn, để dễ dàng trong việc tu đạo hay tìm một cách sống thích hợp cho mình và cho những người chung quanh.

Vì thế, Ngài đã dũng cảm tự thân tu tập tìm tòi chứng nghiệm, và cuối cùng đã tìm ra phương pháp diệt Khổ, đó là con đường Trung đạo nhiệm mầu, có thể đưa con người đến sự an vui thanh tịnh, đạt được sự bình an giải thoát ngay trong kiếp hiện tại. Tổ sư đã nêu lên điểm trọng yếu này như sau:

“Bát Chánh đạo là bà mẹ hay khí thở, hoặc như mặt đất, cái nhà mà người, trời không bao giờ thiếu sót lạc loài. Tất cả chúng sanh đều ở trong đạo Bát chánh, cõi trời có cũng do Bát Chánh đạo. Bát Chánh đạo là sự sống hay tâm hồn của chúng sanh, mà các tông chi giáo lý văn minh thảy từ đó mà ra cả. Bát Chánh đạo không phải là của riêng đạo giáo nào, chính đạo là nấc thang chung của toàn thể”. [6]

Có thể nhận thấy rằng Bát Chánh đạo là con đường trọng yếu dẫn đến sự an lạc vĩnh cửu trường tồn cho nhân loại. Đường hướng chung của Bát Chánh đạo qua ba nhóm Giới, Định, Huệ, là mục tiêu dẫn đến việc giải thoát ra khỏi sự khổ đau, bằng sự trừ diệt vô minh, người đi vào con đường này sẽ chắc chắn được an bình hạnh phúc miên viễn.

Muốn lòng thấu ngộ nghĩa an vui,

Mở ngõ Chân như nghiệp chướng lùi,

Hưởng thụ đày thân đều dứt bỏ,

Theo đường Trung đạo khổ liền lui.

3. Tám yếu tố chính của Bát Chánh đạo

Bát Chánh đạo gồm có tám yếu tố quan trọng để tu tập như sau :

“1. Chánh kiến đạo, là con đường thấy chánh.

2. Chánh tư duy đạo, là con đường suy gẫm chánh.

3. Chánh ngữ đạo, là con đường nói chánh.

4. Chánh nghiệp đạo, là con đường làm chánh.

5. Chánh mạng đạo, là con đường sống chánh.

6. Chánh tinh tấn đạo, là con đường siêng năng chánh.

7. Chánh niệm đạo, là con đường tưởng nhớ chánh.

8. Chánh định đạo, là con đường yên nghỉ chánh”.[7]

Như vậy Bát Chánh đạo là do thấy chánh, nghĩ chánh, nói chánh, hành động chánh, nghề nghiệp chánh, nỗ lực chánh, nhớ nghĩ chánh, thực tập chánh, đã giúp cho người hướng đi đúng vững vàng, tinh thần sáng suốt làm lộ trình căn bản cho cuộc sống an lạc vĩnh viễn, Tổ sư dạy:

“Tất cả pháp trong thế gian đều thuộc tám phần của Bát Chánh đạo, không thể nào viết cho cùng… Bát Chánh đạo là gồm cả tam tàng Pháp bảo, tám muôn bốn ngàn Pháp môn, ba ngàn Pháp cái, mà chơn như Chánh định là mục đích chỉ có một”. [8]

Tầm quan trọng của Bát Chánh đạo bàng bạc khắp cùng trong Chánh pháp, là mục tiêu quan trọng của con người phải hướng tới và đạt được. Nếu con người biết tu tập Bát Chánh đạo thì cuộc sống sẽ hạnh phúc an lạc, không còn tranh chấp giành giựt giết chóc, bóng ma của chiến tranh sẽ không còn ám ảnh thế giới, vì con người biết thấy chánh, nghĩ chánh, làm chánh v.v… Nhờ Bát Chánh đạo chúng ta chọn một lối sống lành mạnh biết đủ, thanh lọc tâm thanh tịnh và trí thanh tịnh. Trên nền tảng của Bát Chánh đạo, chúng ta tránh được các tà kiến, tà tư duy, tà ngữ, tà nghiệp, tà mạng, tà tinh tấn, tà niệm, tà định. Nhờ thực hành Bát Chánh đạo mà chúng ta hoàn thiện cho mình một nhân cách cao thượng, sống hòa hợp với mọi người, biết tha thứ và biết yêu thương. Thật vậy, Bát chánh đạo là một phương pháp hoàn mỹ, một lối đi chân chánh, một nếp sống cao thượng, một con đường hạnh phúc vĩnh cửu trường tồn, có thể dành cho tất cả mọi tầng lớp mọi con người, không phân chia chủng tộc, hễ ai cũng thực hành thì sẽ được chứng nghiệm

Mục tiêu thực hành phương pháp giải thoát Bát Thánh đạo được chia ra làm ba phần :

1.  Giới đức được tạo thành bởi Chánh ngữ, Chánh nghiệp và Chánh mạng.

2. Tâm định được tạo thành bởi Chánh tin tấn, Chánh niệm và Chánh định.

3. Trí tuệ được tạo thành bởi Chánh tri kiến và Chánh tư duy.

Đường hướng tu tập chung của Bát Chánh đạo được thông qua ba nhóm Giới, Định, Huệ, là mục tiêu dẫn đến việc giải thoát ra khỏi sự khổ đau. Do đó, tâm trí hướng thiện, để nhìn thấy và phán xét một cách minh bạch rõ ràng về tất cả mọi hiện tượng và thấu hiểu một cách tường tận về bản tính chân thật của sự vật, một sự hiểu biết toàn diện và là một tính năng thức tỉnh để đưa con người thoát ra khỏi mê lầm, ích kỷ trong cuộc sống hằng ngày, Đức Phật dạy rằng:

“Hãy nương tựa chính mình,

Chớ nương tựa ai khác,

Người khéo điều phục mình,

Đạt chỗ tựa khó đạt”. [9]

Đúng như vậy, chỉ có mình là người giúp chính mình vượt qua bến bờ sanh tử. Chỉ có chính mình mới giải thoát được cho mình ra khỏi những nỗi thống khổ. Con người phải làm chủ lấy vận mạng, tránh xa các tư tưởng sai lầm ích kỷ độc đoán, chọn cho mình một con đường đúng đắn, tránh xa các cảnh lầm than, đau khổ do sai sót hay cố ý đã tạo nên.

4. Tám tà đạo nên tránh

Muốn đi vững trên con đường chánh đạo thì phải nhớ rõ rằng, ngược lại với con đường Bát chánh là tám tà đạo, tám tà đạo này sẽ đưa chúng sanh vào biển luân hồi sanh tử, xoay chuyền mãi không có đường ra, vì thế Tổ sư định nghĩa về tám tà đạo như sau:

“Tám tà đạo như vách đá, như giăng dây, như chuồng lồng, như khám ngục bao vòng, chúng ở sâu trong chính giữa, hay là ở trong một nhà của tám nhà tà, thì có bao giờ thấy biết đường ra?”[10]

Tám tà đạo có các đặc điểm sau:

1. Tà kiến đạo: là thấy biết mê tín, xác thân, quyến thuộc vật chất cõi đời cho là có thật  bền dài, hạnh phúc đầy đủ, không có chi hơn nữa.

2. Tà tư duy đạo: là sự so tính trù lượng, mưu hay trí giỏi, khéo léo tài nghề, nghiên cứu học hành chủ ý để đua tranh giành giựt lẫn nhau, đặng nuôi huyễn thân mộng cảnh.

3. Tà ngữ đạo: là quỷ quyệt lời nói, trau chuốt khoe khoang, dua bợ, nịnh hót, dối trá, hơn thua, rủa xả, đâm thọc nói lời vô ích.

4. Tà nghiệp đạo: là lấy tham, sân, si làm của cải, sanh đủ nghề nghiệp xảo trá sanh nhai.

5. Tà mạng đạo: là sát sanh, trộm cắp, tà dâm, uống rượu, trà, thuốc, biếng nhác, lợi dụng mong cầu sự sống, sướng ngon cho thân mạng.

6. Tà tinh tấn đạo: là siêng lo việc ác, cố gắng làm càn, chen đua danh lợi, liều mạng quên thân, lướt càn ý dục.

7. Tà niệm đạo: là niệm tưởng mãi ghi sâu hút chặt theo vật chất, xác thân quyến thuộc, luyến ái dục tình, tưởng nhớ không nguôi.

8. Tà định đạo: là cái sở định luân hồi, quyết giữ cõi đời thân xác, yên tâm trong của cải tình thương. Không còn biết đâu cõi khác bậc nào, chỉ giữ vững lập trường chí hướng, tôn thờ xác thân, biết có một mình, mục đích tham sống, khổ sở thất bại không nao. Tự mình làm ác, xúi người làm ác, ưa chịu việc làm ác, tội ác không chừa, quả báo không sợ, tới đâu hay đó, miễn được vui cười, ai sao cũng mặc.[11]

Tà kiến đạo vì cái nhìn sai lạc sẽ dẫn con người đi vào đường lối luân hồi miên viễn không có đường ra. Tà tư duy với sự suy nghĩ lệch lạc làm cho mờ đi phương hướng thiện của cuộc đời. Tà ngữ đạo dùng những lời nói xảo quyệt để mưu lợi cho mình mất đi nhân tính và đạo đức, tai họa của miệng không thể lường được, có thể đốt cháy tiêu cả rừng công đức ngàn năm tạo dựng. Tà nghiệp đạo để cho tham sân si dẫn lối càng lúc càng dấn thân vào những nghề nghiệp ác, ngày qua tháng lại tội lỗi chồng chất. Tà mạng đạo không kiêng nể việc ác lấy giết hại sanh vật, tà dâm, trộm cắp, nói dối tha hồ hưởng thụ vật chất, cho nên hố bùn tội lỗi càng vướng càng sâu. Tà tinh tấn đạo siêng năng trong việc làm ác, không ghê sợ tội lỗi. Tà niệm đạo đắm chìm trong các ý niệm sai, quyến luyến tài sản thân quyến không thể dứt ra. Tà định đạo là sợi dây kết nối luân hồi, không muốn biết cõi an vui khác, chỉ biết tôn thờ bản thân. Tự mình làm ác xúi người làm ác, ưa thích việc ác, xuống lên, lên xuống không có đường ra. Vì thế phải kiên trì hướng đến con đường Bát chánh, không giây phút nào được dễ duôi. Khi Bát chánh đạo xuất hiện thì tự động Bát tà đạo sẽ biến mất, cánh cửa an vui hạnh phúc tự động mở ra cho ai tu tập Bát Chánh đạo, vì Bát Chánh đạo là con đường tâm linh duy nhất có khả năng giúp con người phàm trở thành bậc Thánh.

Tổ sư đã định nghĩa con đường thoát ra Bát tà đạo rằng:

Người tà kiến đi sâu vào trong chốn khổ mịt mờ đen tối, nếu quay trở lại Chánh kiến tức nhiên giải thoát, xán lạn, vui tươi. Bởi vậy cho nên:

1. Chánh kiến là đạo thoái khổ của kẻ tà kiến.

2. Chánh tư duy là đạo thoát khổ của kẻ tà tư duy.

3. Chánh ngữ là đạo thoát khổ của kẻ tà ngữ.

4. Chánh nghiệp là đạo thoát khổ của kẻ tà nghiệp.

5. Chánh mạng là đạo thoát khổ của kẻ tà mạng.

6. Chánh tinh tấn là đạo thoát khổ của kẻ tà tinh tấn.

7. Chánh niệm là đạo thoát khổ của kẻ tà niệm.

8. Chánh định là đạo thoát khổ của kẻ tà định.[12]

6. Kết luận

Như vậy ta đã thấy rõ ràng ma Phật chỉ cách nhau có một con đường, hễ phấn đấu tu tập theo Bát Chánh đạo thì cửa ngõ an vui hạnh phúc đã chờ sẵn, còn quay ngược theo Bát Tà đạo thì cửa ngõ khổ đau cũng sẽ đón chờ. Vì tám tà đạo là tám thứ bệnh, tám chánh đạo như 8 món thuốc, nếu bệnh mà uống đúng thuốc mới lành, còn uống không đúng thì đã không hết bệnh lại còn nặng thêm. Cho nên trong phép tu, người ưa tà ngữ thì lấy chánh ngữ sửa trị, người ưa tà kiến thì lấy chánh kiến chữa trị v.v….bệnh nào đúng thuốc chữa đó thì mới mau lành bệnh, Tổ sư khẳng định rằng:

“Tà đạo lìa chơn-như đến vọng-động, rối khổ. Chánh-đạo lìa vọng động đến chơn-như, yên vui. Chúng sanh từ tà-kiến đến tà-định là đắc đời, bất thối chuyển đời. Chư Phật từ chánh-kiến đến chánh-định là đắc đạo, bất thối chuyển đạo. Đời cấu trược tối đen, sống giây phút theo thời gian trong giấc ngủ. Đạo thanh-tịnh thiện sáng, sống chắc chắn vui tươi, của người thức canh ban ngày”.[13]

Hiểu được tầm tầm lợi ích của Bát Chánh đạo làm cho cuộc đời thêm phần thanh cao thi vị, mục đích chính của Bát Chánh đạo là giúp cho con người sống một cuộc sống, không hại mình và hại người, không làm khổ mình và người, khuyên con người phải tự nỗ lực thể hiện một lối sống tránh hai cực đoan là tham đắm dục lạc thấp hèn và chuyên hành trì khổ hạnh. Nhờ có Bát Chánh đạo mà con người có một lối sống lành mạnh biết đủ, đưa mình đến tâm thanh tịnh và trí thanh tịnh. Trên nền tảng của Bát Chánh đạo, con người tránh được các tà kiến, tà tư duy, tà ngữ, tà nghiệp, tà mạng, tà tinh tấn, tà niệm, tà định. Nhờ tinh tấn thực hành Bát Chánh đạo mà con người tạo dựng cho mình một nhân cách thanh cao sống thuận hòa với gia đình, với bạn bè với xã hội, tâm hồn sẽ mở rộng hơn biết tha thứ và yêu thương. Nhờ tinh tấn thực hành Bát Chánh đạo, mà con người tạo lập được một gia đình hạnh phúc, một cuộc sống an lạc, một xã hội văn minh lịch sự. Nhờ tinh tấn thực hành Bát Chánh đạo mà con người có thể khẳng định được tương lai chắc chắn sẽ thoát tam đồ khổ, tiến tới cánh cửa Niết-bàn, là nẻo vô sanh bất diệt, an lạc, vĩnh cửu, điểm đến mà tất cả Phật tử chân chính hằng mong muốn.

Chúng ta có thể nhận thấy rõ ràng rằng, Bát Chánh đạo là con đường trọng yếu đưa đến sự an lạc giải thoát của tự tâm, là cánh cửa hoàn mỹ mở ra cuộc sống an vui cho toàn nhơn loại, tạo nên sự hòa bình cho thế giới. Vậy thì muốn đi đúng con đường tu tập để vào cổng Chân như Bát-nhã, không ra ngoài ba mươi bảy phẩm trợ đạo. Con đường tu tập ba mươi bảy phẩm trợ đạo để đoạn tận ái, thủ, vô minh, không ra ngoài Bát Chánh đạo và con đường tu tập Bát Chánh đạo lại quy tụ vào chi phần Chánh kiến. Qua tám yếu tố chính của Bát Chánh đạo càng chứng tỏ rằng đạo Phật là đạo trí tuệ, đạo giác ngộ, là điểm đến của một những người người mong cầu an lạc giải thoát. Lòng từ ái của Đức Phật trải mênh mông vì thương chúng sanh, Ngài đã khai sáng con đường Trung đạo, tỉ mỉ phân tích đề cao giá trị chân thực của con đường Bát Chánh đạo này qua nhiều phương diện khác nhau nhằm khích lệ, sách tấn chúng sanh. Muốn an lạc và hạnh phúc, muốn thoát ly sanh tử, chúng ta phải tự mình nỗ lực thực hành Bát Chánh đạo, hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi, hãy tự mình tu tập để thành tựu giải thoát, vì Đức Như Lai chỉ là bậc Đạo sư chỉ đường:

“Hãy ẩn náu nơi chính ta như hải đảo, xem chính ta là chỗ nương tựa hãy ẩn náu nơi giáo pháp như một hải đảo, như chỗ nương tựa, không nên tìm ẩn náu từ bên ngoài”. [14]

Như vậy Bát Chánh đạo là kim chỉ nam của tất cả chúng sanh, của tất cả ai muốn bước đến bến bờ hạnh phúc, chúng ta hãy mạnh dạn tiến bước trên con đường mà Đức Từ Phụ chúng ta đã mở, có Chánh kiến, Chánh tư duy, Chánh định, Chánh niệm giúp cho phần nhận định của chúng ta thêm phần sáng suốt, có Chánh nghiệp, Chánh mạng cho ta một tâm hồn khỏe không lo lắng vì những tội nghiệp vô ý hay cố ý của bản thân, có Chánh ngữ giúp cho ta yên tâm không sợ vướng vào khẩu nghiệp, có Chánh tinh tấn giúp ta không chùn bước trước bất cứ khó khăn nào, trên con đường ấy lại được Giới Định Huệ làm hàng rào vững chắc cho chúng ta mỗi giờ mỗi phút đều an vui hạnh phúc, đúng như Tổ sư từng khai sáng trong Chơn lý:

Tám đạo để trừ tám khổ. Đạo là giác sáng, khổ tức mê mờ. Bảy giác trong đạo sáng tỏ hơn trăm ngàn mặt nhựt:

Phân biệt sự lành với sự dữ.

Tinh tấn mà lướt lên.

An lạc trong vòng đạo đức.

Thắng phục tâm ý mình được làm lành.

Nhớ tưởng đạo lý.

Nhứt tâm đại định.

Vui chịu với mọi cảnh ngộ.

Bảy giác ấy do nơi đạo mà ra, cho nên gọi là đạo Phật. Nhờ bảy giác ấy mới thành Phật, cho nên gọi Phật là giác là cội cây của chúng-sanh nương tựa và đeo theo, làm lá bông trái nhánh để tìm vui.

Nói tóm lại: Đắc đạo là đắc Niết-bàn, đắc đời là luân-hồi, tức là đắc thiên đường hay đắc địa ngục.

Đạo chánh là bởi thiện lành, không ác quấy. Ấn chứng của đạo là sự là sự vui tươi không khổ nhọc. Kẻ đã đi rồi mới biết là vui say no sướng hơn hết.[15]

Lời dạy của Tổ sư như mặt trời sáng ấm áp cả bầu trời, như thuyền bè đưa rước chúng qua sông, như trăng vàng tỏa ánh thiêng rực rỡ cho đời thoát cái khổ tối tăm, như ngọn đuốc trí huệ rạng ngời soi đường dẫn dắt đàn đệ tử khỏi sai đường lạc lối, chúng con hàng hậu tấn kính cẩn dâng lên Người đôi dòng cảm tạ.

Nghĩa trời biển cao sâu,

Ngàn năm hoài sáng tỏ,

Trầm tư nghiệm pháp mầu,

Niết-bàn khai mở ngõ.

Dẫn dắt đàn con dại,

Lên bờ bến an nhiên,

Thoát trầm luân khổ ải,

Uy danh dậy khắp miền.

Xứng là danh Thích tử,

Xứng là Đại Pháp Vương,

Tên ghi vào lịch sử,

Công trạng thật phi thường.

Tài liệu tham khảo

- Tổ sư Minh Đăng Quang (2004) Chơn Lý, Nhà xuất bản Tôn giáo.

- HT. Thích Minh Châu (2010) Tóm tắt Kinh Trung Bộ, Nhà xuất bản Văn hóa Sài Gòn.

- Tịnh Minh ((2010) Thi kệ Pháp Cú kinh, Nhà xuất bản Phương Đông.

- Thích Chơn Thiện (2009) Phật học khái luận, Nhà xuất bản Phương Đông.

- Chánh Minh (2006) Luận giải Chánh tri kiến, Nhà xuất bản Tôn giáo.

- Phạm Kim Khánh (2008) Đức Phật và Phật pháp, Nhà xuất bản Tôn giáo.

- Thích Quảng Độ (200) Phật Quang đại từ điển, Hội Văn hóa Giáo dục Linh Sơn Đài Bắc xuất bản.



[1] Chơn lý tập 1, Nxb. Tôn giáo Hà Nội. 2004, tr.119.

[2] Thích Quảng Độ, Phật Quang đại từ điển, Hội Văn hóa Đài Bắc Linh Sơn xuất bản năm 1999, tr. 430.

[3] Chơn lý 1, Nxb. Tôn giáo Hà Nội, 2004, tr. 99.

[4] Thích Chơn Thiện, Phật học khái luận, Nxb. Phương Đông, 2009, tr. 343.

[5] Thích Minh Châu, Tóm tắt kinh Trung bộ, Nxb. Văn hóa Sài Gòn, 2010, tr.186.

[6] Chơn lý 1, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội, 2004, tr.99.

[7]   Chơn lý tập 1,  Nxb. Tôn giáo, Hà Nội, 2004, tr.100.

[8] Sđd, tr.112.

[9] Tịnh Minh, Thi Kệ Pháp Cú Kinh, Nxb Phương Đông -2010, tr.83.

[10] Chơn lý tập 1, Nxb. Tôn giáo Hà Nội, 2004, tr.112.

 [11]   Chơn lý tập 1, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội, 2004, tr.113.

 [12] Chơn lý tập 1,  Nxb. Tôn giáo, Hà Nội, 2004, tr.115.

[13] Sđd, tr.116.

[14] Phạm Kim Khánh, Đức Phật và Phật Pháp, Nxb. Tôn giáo, 2008, tr.287.

[15] Chơn lý 1,  Nxb. Tôn giáo, Hà Nội, 2004, tr.125.

 

Nghiên cứu tư tưởng Bát Chánh đạo
trong Chơn lý của Tổ sư Minh Đăng Quang

Như Mai

Dẫn nhập

Cuộc sống của con người thường là khổ nhiều hơn vui, bởi vì phần đông không biết con đường chánh đạo cho nên dễ sa vào lầm lạc, nỗi khổ trầm luân do đó cứ mãi nối dài bất tận, con người cứ càng đi càng lạc vào rừng rậm, loay hoay mệt nhoài không biết được lối ra, rồi sa chân vào hố sâu vực thẳm cuộc đời, tự buộc vào mình đường dây nối kết của nẻo sanh tử luân hồi bất tận. Bát Chánh đạo là pháp môn nhiệm mầu do Đức Phật Thích Ca đã tự mình thực nghiệm và chứng nghiệm, mở ra con đường tối thiện, dìu dắt chúng sanh bước lên cảnh giới an lành, hạnh phúc. Vì cảm nhận được lợi ích của giáo lý cao siêu chân thật của phương pháp này nên Tổ sư Minh Đăng Quang đã thuyết minh lại cho diệu pháp thiêng liêng này thêm phần sáng tỏ, hầu dìu dắt hàng đệ tử và chúng sanh thấy rõ ràng con đường cần đi và phải đi, đặng đạt tới bến bờ giải thoát. Trong bài “Bát Chánh đạo”, Tổ sư đã dạy rằng:

“Vẫn hay rằng: Thiện cũng đạo, ác cũng đạo, địa ngục đạo, ngạ quỷ đạo, súc sanh đạo, a-tu- la-đạo, nhơn đạo, Thiên đạo, Niết-bàn đạo, sát đạo, thâu đạo, dâm đạo, tham đạo, sân đạo, si đạo… đạo là con đường của mỗi lớp chúng sanh, tâm gì là đạo nấy, đạo khổ, đạo vui. Sao cũng gọi là đạo hết thảy, nhưng muốn diệt tận gốc khổ và sống đời đời thì ngoài Bát Chánh đạo ra, không có cái đạo thứ hai nào cả”.[1]

Với tâm từ ái bi mẫn bao la, Tổ sư đã thắp lên ngọn đuốc soi rõ cho hàng đệ từ và chúng sanh thấy rõ, đây là con đường đặc biệt tối thiện có hoa thơm Bát-nhã, có cỏ ngọt Chân như, có tàng cây Pháp bảo, được nuôi dưỡng bằng cội gốc Giới, Định, Huệ đêm ngày che mát và tỏa hương đạo vị thơm ngát, khiến cho người đi vào con đường ấy luôn cảm nhận được sự an lạc hạnh phúc, không còn phải lo sợ những ưu phiền khổ não bám chặt đeo chằng, mà tự tại an nhiên nhìn thẳng và bước thẳng, không còn phập phồng lo sợ lỡ bước sai đường lạc vào chốn luân hồi thống khổ.

Phát nguyện vào đời độ chúng sanh,

Lòng bi mở cửa đến Tây thành

Cho Chơn lý diệu còn muôn thuở,

Rọi sáng tâm người thấu triệt nhanh.

1. Định nghĩa

Phật Quang đại từ điển đã định nghĩa Bát Chánh đạo như sau:

“Tám con đường chân chính đạt đến Niết-bàn. Cũng gọi là Bát Thánh đạo, Bát chi chính đạo, Bát thánh đạo phần, Bát đạo hành, Bát trực hành, Bát chính, Bát đạo, Bát chi, Bát pháp, Bát lộ. Là pháp môn thực tiễn tiêu biểu nhất cho lời Phật dạy trong 37 đạo phẩm, tức là tám phương pháp, hoặc tám con đường thông suốt tới Niết-bàn giải thoát. Khi quay bánh xe pháp, đức Thích Tôn bảo phải xa lìa hai cực đoan khoái lạc và khổ hạnh mà hướng tới con đường chính giữa, tức chỉ tám con đường chân chính này”[2]

Tinh hoa giáo lý Bát Chánh đạo được Tổ sư khai triển thêm rõ ràng:

“Bát Chánh đạo tức là tám cách hành đạo, theo lẽ chánh của bậc thánh nhân, cũng kêu là Bát Thánh đạo, là pháp tự độ độ tha, sống chung với tất cả, để cùng nhau lên đến nơi cùng tột là Niết-bàn. Bát Chánh đạo cũng gọi là chánh pháp hay trung đạo, gồm cả sự học và hành. Bát Chánh đạo là tám cửa, tám đường vui, tám pháp giải thoát, tám tia sáng… là con đường tiến hóa của chúng sanh, tức là chơn lý của võ trụ, mà muôn loại đều ở trong”. [3]

Phật học khái luận cũng hết lời tán thán công năng Bát Chánh đạo:

“Bát Thánh đạo còn được gọi là con đường Thánh gồm có tám chi: Chánh kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Chánh tinh tấn, Chánh niệm và Chánh định. Con đường này đưa hành giả vào suối Thánh, chảy về Niết-bàn nên được gọi là Thánh đạo”. [4]

Tám Thánh đạo là cái sức diệu dụng có thể giúp chúng sanh từ cõi mê ở bờ bến này, mà vượt qua cõi tỉnh ở bờ bên kia, sức mạnh của tám con đường này hợp lại hỗ trợ nhau mạnh mẽ, khiến người đi trên con đường này sẽ không còn phạm vào sai lầm không đáng có, mà luôn bước đi từng bước thật vững vàng mạnh mẽ. Tám Thánh đạo vô cùng quan trọng trong việc rèn thân khẩu ý trong sạch, vì thân khẩu ý trong sạch là cửa ngõ dẫn đến con đường giải thoát, trong kinh Giáo giới La-hầu-la, Đức Phật dạy rằng:

“Trước khi làm thân nghiệp, khẩu nghiệp hay ý nghiệp. Nếu sau khi phản tỉnh biết nghiệp ấy đưa đến hại mình hại người, hại cả hai thì nhất định đừng làm. Nếu nghiệp ấy không đưa đến tự hại, hại người, hại cả hai thì nên làm”.[5]

Bát Thánh đạo cũng không ra ngoài mục đích rèn luyện thân khẩu ý, để đưa con người đến chỗ Chân Thiện Mỹ, con đường duy nhất hoàn thiện thân khẩu ý, giúp cuộc sống con người luôn bình an và hạnh phúc.

Bát Chánh con đường dẫn dắt tâm,

Dìu đi nẻo chính bỏ sai lầm,

Hành và học mãi làm phương tiến,

Trưởng dưỡng Bồ-đề gốc diệu thâm.

2. Bát Chánh đạo con đường trọng yếu

Bài pháp Chuyển Pháp luân của Đức Phật giảng tại Lộc Uyển cho năm anh em ông Kiều Trần Như nghe, và Bát Chánh đạo là chủ đề đầu tiên mà Đức Phật thuyết giảng. Ngài đã đúc kết kinh nghiệm bản thân qua hai giai đoạn: Sự hưởng thụ lợi lạc, đam mê ái dục, danh lợi, quyền lực, trong cung điện và sáu năm tu khổ hạnh rốt cuộc chỉ là hư vô không được lại kết quả gì.

Và Đức Phật nhận định một cách sáng suốt rằng: Mình là người tu hành đang đi tìm Đạo, đừng để mình lạc vào trong các quan điểm, thái quá hay bất cập, hay đày ải của cuộc đời, sau cùng không có kết quả khả quan, để chứng đạt thành quả giải thoát. Từ đó, Ngài tự tu tập, giới, tâm, dựa vào kinh nghiệm bản thân và đã khám phá ra con đường Trung đạo (Majjhimà Patipadà).

Nghĩa trọng yếu của con đường Trung đạo là sự thấu triệt của Đức Phật, qua sự so sánh trong hai kinh nghiệm từng trải trong đời của Ngài và rút ra một kết luận, để khuyên người đang trên đường đi tìm Đạo: Đừng đắm mình trong dục lạc sẽ là con đường dẫn đến kết quả khổ đau, đừng tự hành hạ mình bằng các hình thức khổ hạnh nghiêm khắc, sẽ dẫn đến nguy hại, đây là một điểm xấu mà người có trí huệ sáng suốt sẽ không hành theo.

Vì lòng lân mẫn yêu thương nhân loại mà Đức Phật tự nguyện lấy cuộc đời của mình làm tâm điểm tu tập, qua sự bắt đầu từ trong cuộc sống để khai triển trong nhiều khía cạnh khác nhau để giúp cho con người đang đi tìm Đạo có cái nhìn sáng suốt, lập một nền tảng căn bản chắc chắn, để dễ dàng trong việc tu đạo hay tìm một cách sống thích hợp cho mình và cho những người chung quanh.

Vì thế, Ngài đã dũng cảm tự thân tu tập tìm tòi chứng nghiệm, và cuối cùng đã tìm ra phương pháp diệt Khổ, đó là con đường Trung đạo nhiệm mầu, có thể đưa con người đến sự an vui thanh tịnh, đạt được sự bình an giải thoát ngay trong kiếp hiện tại. Tổ sư đã nêu lên điểm trọng yếu này như sau:

“Bát Chánh đạo là bà mẹ hay khí thở, hoặc như mặt đất, cái nhà mà người, trời không bao giờ thiếu sót lạc loài. Tất cả chúng sanh đều ở trong đạo Bát chánh, cõi trời có cũng do Bát Chánh đạo. Bát Chánh đạo là sự sống hay tâm hồn của chúng sanh, mà các tông chi giáo lý văn minh thảy từ đó mà ra cả. Bát Chánh đạo không phải là của riêng đạo giáo nào, chính đạo là nấc thang chung của toàn thể”. [6]

Có thể nhận thấy rằng Bát Chánh đạo là con đường trọng yếu dẫn đến sự an lạc vĩnh cửu trường tồn cho nhân loại. Đường hướng chung của Bát Chánh đạo qua ba nhóm Giới, Định, Huệ, là mục tiêu dẫn đến việc giải thoát ra khỏi sự khổ đau, bằng sự trừ diệt vô minh, người đi vào con đường này sẽ chắc chắn được an bình hạnh phúc miên viễn.

Muốn lòng thấu ngộ nghĩa an vui,

Mở ngõ Chân như nghiệp chướng lùi,

Hưởng thụ đày thân đều dứt bỏ,

Theo đường Trung đạo khổ liền lui.

3. Tám yếu tố chính của Bát Chánh đạo

Bát Chánh đạo gồm có tám yếu tố quan trọng để tu tập như sau :

“1. Chánh kiến đạo, là con đường thấy chánh.

2. Chánh tư duy đạo, là con đường suy gẫm chánh.

3. Chánh ngữ đạo, là con đường nói chánh.

4. Chánh nghiệp đạo, là con đường làm chánh.

5. Chánh mạng đạo, là con đường sống chánh.

6. Chánh tinh tấn đạo, là con đường siêng năng chánh.

7. Chánh niệm đạo, là con đường tưởng nhớ chánh.

8. Chánh định đạo, là con đường yên nghỉ chánh”.[7]

Như vậy Bát Chánh đạo là do thấy chánh, nghĩ chánh, nói chánh, hành động chánh, nghề nghiệp chánh, nỗ lực chánh, nhớ nghĩ chánh, thực tập chánh, đã giúp cho người hướng đi đúng vững vàng, tinh thần sáng suốt làm lộ trình căn bản cho cuộc sống an lạc vĩnh viễn, Tổ sư dạy:

“Tất cả pháp trong thế gian đều thuộc tám phần của Bát Chánh đạo, không thể nào viết cho cùng… Bát Chánh đạo là gồm cả tam tàng Pháp bảo, tám muôn bốn ngàn Pháp môn, ba ngàn Pháp cái, mà chơn như Chánh định là mục đích chỉ có một”. [8]

Tầm quan trọng của Bát Chánh đạo bàng bạc khắp cùng trong Chánh pháp, là mục tiêu quan trọng của con người phải hướng tới và đạt được. Nếu con người biết tu tập Bát Chánh đạo thì cuộc sống sẽ hạnh phúc an lạc, không còn tranh chấp giành giựt giết chóc, bóng ma của chiến tranh sẽ không còn ám ảnh thế giới, vì con người biết thấy chánh, nghĩ chánh, làm chánh v.v… Nhờ Bát Chánh đạo chúng ta chọn một lối sống lành mạnh biết đủ, thanh lọc tâm thanh tịnh và trí thanh tịnh. Trên nền tảng của Bát Chánh đạo, chúng ta tránh được các tà kiến, tà tư duy, tà ngữ, tà nghiệp, tà mạng, tà tinh tấn, tà niệm, tà định. Nhờ thực hành Bát Chánh đạo mà chúng ta hoàn thiện cho mình một nhân cách cao thượng, sống hòa hợp với mọi người, biết tha thứ và biết yêu thương. Thật vậy, Bát chánh đạo là một phương pháp hoàn mỹ, một lối đi chân chánh, một nếp sống cao thượng, một con đường hạnh phúc vĩnh cửu trường tồn, có thể dành cho tất cả mọi tầng lớp mọi con người, không phân chia chủng tộc, hễ ai cũng thực hành thì sẽ được chứng nghiệm

Mục tiêu thực hành phương pháp giải thoát Bát Thánh đạo được chia ra làm ba phần :

1.  Giới đức được tạo thành bởi Chánh ngữ, Chánh nghiệp và Chánh mạng.

2. Tâm định được tạo thành bởi Chánh tin tấn, Chánh niệm và Chánh định.

3. Trí tuệ được tạo thành bởi Chánh tri kiến và Chánh tư duy.

Đường hướng tu tập chung của Bát Chánh đạo được thông qua ba nhóm Giới, Định, Huệ, là mục tiêu dẫn đến việc giải thoát ra khỏi sự khổ đau. Do đó, tâm trí hướng thiện, để nhìn thấy và phán xét một cách minh bạch rõ ràng về tất cả mọi hiện tượng và thấu hiểu một cách tường tận về bản tính chân thật của sự vật, một sự hiểu biết toàn diện và là một tính năng thức tỉnh để đưa con người thoát ra khỏi mê lầm, ích kỷ trong cuộc sống hằng ngày, Đức Phật dạy rằng:

“Hãy nương tựa chính mình,

Chớ nương tựa ai khác,

Người khéo điều phục mình,

Đạt chỗ tựa khó đạt”. [9]

Đúng như vậy, chỉ có mình là người giúp chính mình vượt qua bến bờ sanh tử. Chỉ có chính mình mới giải thoát được cho mình ra khỏi những nỗi thống khổ. Con người phải làm chủ lấy vận mạng, tránh xa các tư tưởng sai lầm ích kỷ độc đoán, chọn cho mình một con đường đúng đắn, tránh xa các cảnh lầm than, đau khổ do sai sót hay cố ý đã tạo nên.

4. Tám tà đạo nên tránh

Muốn đi vững trên con đường chánh đạo thì phải nhớ rõ rằng, ngược lại với con đường Bát chánh là tám tà đạo, tám tà đạo này sẽ đưa chúng sanh vào biển luân hồi sanh tử, xoay chuyền mãi không có đường ra, vì thế Tổ sư định nghĩa về tám tà đạo như sau:

“Tám tà đạo như vách đá, như giăng dây, như chuồng lồng, như khám ngục bao vòng, chúng ở sâu trong chính giữa, hay là ở trong một nhà của tám nhà tà, thì có bao giờ thấy biết đường ra?”[10]

Tám tà đạo có các đặc điểm sau:

1. Tà kiến đạo: là thấy biết mê tín, xác thân, quyến thuộc vật chất cõi đời cho là có thật  bền dài, hạnh phúc đầy đủ, không có chi hơn nữa.

2. Tà tư duy đạo: là sự so tính trù lượng, mưu hay trí giỏi, khéo léo tài nghề, nghiên cứu học hành chủ ý để đua tranh giành giựt lẫn nhau, đặng nuôi huyễn thân mộng cảnh.

3. Tà ngữ đạo: là quỷ quyệt lời nói, trau chuốt khoe khoang, dua bợ, nịnh hót, dối trá, hơn thua, rủa xả, đâm thọc nói lời vô ích.

4. Tà nghiệp đạo: là lấy tham, sân, si làm của cải, sanh đủ nghề nghiệp xảo trá sanh nhai.

5. Tà mạng đạo: là sát sanh, trộm cắp, tà dâm, uống rượu, trà, thuốc, biếng nhác, lợi dụng mong cầu sự sống, sướng ngon cho thân mạng.

6. Tà tinh tấn đạo: là siêng lo việc ác, cố gắng làm càn, chen đua danh lợi, liều mạng quên thân, lướt càn ý dục.

7. Tà niệm đạo: là niệm tưởng mãi ghi sâu hút chặt theo vật chất, xác thân quyến thuộc, luyến ái dục tình, tưởng nhớ không nguôi.

8. Tà định đạo: là cái sở định luân hồi, quyết giữ cõi đời thân xác, yên tâm trong của cải tình thương. Không còn biết đâu cõi khác bậc nào, chỉ giữ vững lập trường chí hướng, tôn thờ xác thân, biết có một mình, mục đích tham sống, khổ sở thất bại không nao. Tự mình làm ác, xúi người làm ác, ưa chịu việc làm ác, tội ác không chừa, quả báo không sợ, tới đâu hay đó, miễn được vui cười, ai sao cũng mặc.[11]

Tà kiến đạo vì cái nhìn sai lạc sẽ dẫn con người đi vào đường lối luân hồi miên viễn không có đường ra. Tà tư duy với sự suy nghĩ lệch lạc làm cho mờ đi phương hướng thiện của cuộc đời. Tà ngữ đạo dùng những lời nói xảo quyệt để mưu lợi cho mình mất đi nhân tính và đạo đức, tai họa của miệng không thể lường được, có thể đốt cháy tiêu cả rừng công đức ngàn năm tạo dựng. Tà nghiệp đạo để cho tham sân si dẫn lối càng lúc càng dấn thân vào những nghề nghiệp ác, ngày qua tháng lại tội lỗi chồng chất. Tà mạng đạo không kiêng nể việc ác lấy giết hại sanh vật, tà dâm, trộm cắp, nói dối tha hồ hưởng thụ vật chất, cho nên hố bùn tội lỗi càng vướng càng sâu. Tà tinh tấn đạo siêng năng trong việc làm ác, không ghê sợ tội lỗi. Tà niệm đạo đắm chìm trong các ý niệm sai, quyến luyến tài sản thân quyến không thể dứt ra. Tà định đạo là sợi dây kết nối luân hồi, không muốn biết cõi an vui khác, chỉ biết tôn thờ bản thân. Tự mình làm ác xúi người làm ác, ưa thích việc ác, xuống lên, lên xuống không có đường ra. Vì thế phải kiên trì hướng đến con đường Bát chánh, không giây phút nào được dễ duôi. Khi Bát chánh đạo xuất hiện thì tự động Bát tà đạo sẽ biến mất, cánh cửa an vui hạnh phúc tự động mở ra cho ai tu tập Bát Chánh đạo, vì Bát Chánh đạo là con đường tâm linh duy nhất có khả năng giúp con người phàm trở thành bậc Thánh.

Tổ sư đã định nghĩa con đường thoát ra Bát tà đạo rằng:

Người tà kiến đi sâu vào trong chốn khổ mịt mờ đen tối, nếu quay trở lại Chánh kiến tức nhiên giải thoát, xán lạn, vui tươi. Bởi vậy cho nên:

1. Chánh kiến là đạo thoái khổ của kẻ tà kiến.

2. Chánh tư duy là đạo thoát khổ của kẻ tà tư duy.

3. Chánh ngữ là đạo thoát khổ của kẻ tà ngữ.

4. Chánh nghiệp là đạo thoát khổ của kẻ tà nghiệp.

5. Chánh mạng là đạo thoát khổ của kẻ tà mạng.

6. Chánh tinh tấn là đạo thoát khổ của kẻ tà tinh tấn.

7. Chánh niệm là đạo thoát khổ của kẻ tà niệm.

8. Chánh định là đạo thoát khổ của kẻ tà định.[12]

6. Kết luận

Như vậy ta đã thấy rõ ràng ma Phật chỉ cách nhau có một con đường, hễ phấn đấu tu tập theo Bát Chánh đạo thì cửa ngõ an vui hạnh phúc đã chờ sẵn, còn quay ngược theo Bát Tà đạo thì cửa ngõ khổ đau cũng sẽ đón chờ. Vì tám tà đạo là tám thứ bệnh, tám chánh đạo như 8 món thuốc, nếu bệnh mà uống đúng thuốc mới lành, còn uống không đúng thì đã không hết bệnh lại còn nặng thêm. Cho nên trong phép tu, người ưa tà ngữ thì lấy chánh ngữ sửa trị, người ưa tà kiến thì lấy chánh kiến chữa trị v.v….bệnh nào đúng thuốc chữa đó thì mới mau lành bệnh, Tổ sư khẳng định rằng:

“Tà đạo lìa chơn-như đến vọng-động, rối khổ. Chánh-đạo lìa vọng động đến chơn-như, yên vui. Chúng sanh từ tà-kiến đến tà-định là đắc đời, bất thối chuyển đời. Chư Phật từ chánh-kiến đến chánh-định là đắc đạo, bất thối chuyển đạo. Đời cấu trược tối đen, sống giây phút theo thời gian trong giấc ngủ. Đạo thanh-tịnh thiện sáng, sống chắc chắn vui tươi, của người thức canh ban ngày”.[13]

Hiểu được tầm tầm lợi ích của Bát Chánh đạo làm cho cuộc đời thêm phần thanh cao thi vị, mục đích chính của Bát Chánh đạo là giúp cho con người sống một cuộc sống, không hại mình và hại người, không làm khổ mình và người, khuyên con người phải tự nỗ lực thể hiện một lối sống tránh hai cực đoan là tham đắm dục lạc thấp hèn và chuyên hành trì khổ hạnh. Nhờ có Bát Chánh đạo mà con người có một lối sống lành mạnh biết đủ, đưa mình đến tâm thanh tịnh và trí thanh tịnh. Trên nền tảng của Bát Chánh đạo, con người tránh được các tà kiến, tà tư duy, tà ngữ, tà nghiệp, tà mạng, tà tinh tấn, tà niệm, tà định. Nhờ tinh tấn thực hành Bát Chánh đạo mà con người tạo dựng cho mình một nhân cách thanh cao sống thuận hòa với gia đình, với bạn bè với xã hội, tâm hồn sẽ mở rộng hơn biết tha thứ và yêu thương. Nhờ tinh tấn thực hành Bát Chánh đạo, mà con người tạo lập được một gia đình hạnh phúc, một cuộc sống an lạc, một xã hội văn minh lịch sự. Nhờ tinh tấn thực hành Bát Chánh đạo mà con người có thể khẳng định được tương lai chắc chắn sẽ thoát tam đồ khổ, tiến tới cánh cửa Niết-bàn, là nẻo vô sanh bất diệt, an lạc, vĩnh cửu, điểm đến mà tất cả Phật tử chân chính hằng mong muốn.

Chúng ta có thể nhận thấy rõ ràng rằng, Bát Chánh đạo là con đường trọng yếu đưa đến sự an lạc giải thoát của tự tâm, là cánh cửa hoàn mỹ mở ra cuộc sống an vui cho toàn nhơn loại, tạo nên sự hòa bình cho thế giới. Vậy thì muốn đi đúng con đường tu tập để vào cổng Chân như Bát-nhã, không ra ngoài ba mươi bảy phẩm trợ đạo. Con đường tu tập ba mươi bảy phẩm trợ đạo để đoạn tận ái, thủ, vô minh, không ra ngoài Bát Chánh đạo và con đường tu tập Bát Chánh đạo lại quy tụ vào chi phần Chánh kiến. Qua tám yếu tố chính của Bát Chánh đạo càng chứng tỏ rằng đạo Phật là đạo trí tuệ, đạo giác ngộ, là điểm đến của một những người người mong cầu an lạc giải thoát. Lòng từ ái của Đức Phật trải mênh mông vì thương chúng sanh, Ngài đã khai sáng con đường Trung đạo, tỉ mỉ phân tích đề cao giá trị chân thực của con đường Bát Chánh đạo này qua nhiều phương diện khác nhau nhằm khích lệ, sách tấn chúng sanh. Muốn an lạc và hạnh phúc, muốn thoát ly sanh tử, chúng ta phải tự mình nỗ lực thực hành Bát Chánh đạo, hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi, hãy tự mình tu tập để thành tựu giải thoát, vì Đức Như Lai chỉ là bậc Đạo sư chỉ đường:

“Hãy ẩn náu nơi chính ta như hải đảo, xem chính ta là chỗ nương tựa hãy ẩn náu nơi giáo pháp như một hải đảo, như chỗ nương tựa, không nên tìm ẩn náu từ bên ngoài”. [14]

Như vậy Bát Chánh đạo là kim chỉ nam của tất cả chúng sanh, của tất cả ai muốn bước đến bến bờ hạnh phúc, chúng ta hãy mạnh dạn tiến bước trên con đường mà Đức Từ Phụ chúng ta đã mở, có Chánh kiến, Chánh tư duy, Chánh định, Chánh niệm giúp cho phần nhận định của chúng ta thêm phần sáng suốt, có Chánh nghiệp, Chánh mạng cho ta một tâm hồn khỏe không lo lắng vì những tội nghiệp vô ý hay cố ý của bản thân, có Chánh ngữ giúp cho ta yên tâm không sợ vướng vào khẩu nghiệp, có Chánh tinh tấn giúp ta không chùn bước trước bất cứ khó khăn nào, trên con đường ấy lại được Giới Định Huệ làm hàng rào vững chắc cho chúng ta mỗi giờ mỗi phút đều an vui hạnh phúc, đúng như Tổ sư từng khai sáng trong Chơn lý:

Tám đạo để trừ tám khổ. Đạo là giác sáng, khổ tức mê mờ. Bảy giác trong đạo sáng tỏ hơn trăm ngàn mặt nhựt:

Phân biệt sự lành với sự dữ.

Tinh tấn mà lướt lên.

An lạc trong vòng đạo đức.

Thắng phục tâm ý mình được làm lành.

Nhớ tưởng đạo lý.

Nhứt tâm đại định.

Vui chịu với mọi cảnh ngộ.

Bảy giác ấy do nơi đạo mà ra, cho nên gọi là đạo Phật. Nhờ bảy giác ấy mới thành Phật, cho nên gọi Phật là giác là cội cây của chúng-sanh nương tựa và đeo theo, làm lá bông trái nhánh để tìm vui.

Nói tóm lại: Đắc đạo là đắc Niết-bàn, đắc đời là luân-hồi, tức là đắc thiên đường hay đắc địa ngục.

Đạo chánh là bởi thiện lành, không ác quấy. Ấn chứng của đạo là sự là sự vui tươi không khổ nhọc. Kẻ đã đi rồi mới biết là vui say no sướng hơn hết.[15]

Lời dạy của Tổ sư như mặt trời sáng ấm áp cả bầu trời, như thuyền bè đưa rước chúng qua sông, như trăng vàng tỏa ánh thiêng rực rỡ cho đời thoát cái khổ tối tăm, như ngọn đuốc trí huệ rạng ngời soi đường dẫn dắt đàn đệ tử khỏi sai đường lạc lối, chúng con hàng hậu tấn kính cẩn dâng lên Người đôi dòng cảm tạ.

Nghĩa trời biển cao sâu,

Ngàn năm hoài sáng tỏ,

Trầm tư nghiệm pháp mầu,

Niết-bàn khai mở ngõ.

Dẫn dắt đàn con dại,

Lên bờ bến an nhiên,

Thoát trầm luân khổ ải,

Uy danh dậy khắp miền.

Xứng là danh Thích tử,

Xứng là Đại Pháp Vương,

Tên ghi vào lịch sử,

Công trạng thật phi thường.

Tài liệu tham khảo

- Tổ sư Minh Đăng Quang (2004) Chơn Lý, Nhà xuất bản Tôn giáo.

- HT. Thích Minh Châu (2010) Tóm tắt Kinh Trung Bộ, Nhà xuất bản Văn hóa Sài Gòn.

- Tịnh Minh ((2010) Thi kệ Pháp Cú kinh, Nhà xuất bản Phương Đông.

- Thích Chơn Thiện (2009) Phật học khái luận, Nhà xuất bản Phương Đông.

- Chánh Minh (2006) Luận giải Chánh tri kiến, Nhà xuất bản Tôn giáo.

- Phạm Kim Khánh (2008) Đức Phật và Phật pháp, Nhà xuất bản Tôn giáo.

- Thích Quảng Độ (200) Phật Quang đại từ điển, Hội Văn hóa Giáo dục Linh Sơn Đài Bắc xuất bản.



[1] Chơn lý tập 1, Nxb. Tôn giáo Hà Nội. 2004, tr.119.

[2] Thích Quảng Độ, Phật Quang đại từ điển, Hội Văn hóa Đài Bắc Linh Sơn xuất bản năm 1999, tr. 430.

[3] Chơn lý 1, Nxb. Tôn giáo Hà Nội, 2004, tr. 99.

[4] Thích Chơn Thiện, Phật học khái luận, Nxb. Phương Đông, 2009, tr. 343.

[5] Thích Minh Châu, Tóm tắt kinh Trung bộ, Nxb. Văn hóa Sài Gòn, 2010, tr.186.

[6] Chơn lý 1, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội, 2004, tr.99.

 

[7]   Chơn lý tập 1,  Nxb. Tôn giáo, Hà Nội, 2004, tr.100.

[8] Sđd, tr.112.

 

[9] Tịnh Minh, Thi Kệ Pháp Cú Kinh, Nxb Phương Đông -2010, tr.83.

[10] Chơn lý tập 1, Nxb. Tôn giáo Hà Nội, 2004, tr.112.

 

[11]   Chơn lý tập 1, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội, 2004, tr.113.

 

[12] Chơn lý tập 1,  Nxb. Tôn giáo, Hà Nội, 2004, tr.115.

[13] Sđd, tr.116.

 

[14] Phạm Kim Khánh, Đức Phật và Phật Pháp, Nxb. Tôn giáo, 2008, tr.287.

[15] Chơn lý 1,  Nxb. Tôn giáo, Hà Nội, 2004, tr.125.