Phát biểu của Chủ tịch IAHR

TIM JENSEN, CHỦ TỊCH IAHR
Phát biểu tại Hội thảo SSEASR lần thứ 7 tại TP. HCM ngày 9 tháng 7 năm 2017

Kính thưa các vị Giáo sư,

Viện trưởng Viện Nghiên cứu Hòa thượng Thích Trí Quảng

Phó viện trưởng Hòa thượng Thích Giác Toàn

Phó viện trưởng Thượng tọa Thích Nhật Từ

Chủ tịch Hiệp hội SSEASR - Amarjiva Lochan

Thưa tất cả quý vị tham dự hội thảo và các đồng nghiệp SSEASR và IAHR

Với tư cách là một Chủ tịch Hội IAHR, đây quả là một đặc ân, một niềm hoan hỷ cho tôi có được nhân duyên nói chuyện với hội chúng trong một dịp quan trọng và ý nghĩa tại Hội thảo được tổ chức mỗi hai năm và lần này SSEASR lần thứ 7 tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh; hội thảo cũng chấp thuận dưới danh nghĩa của Hội nghị Khu vực IAHR và Hội thảo do Viện Nghiên cứu Phật giáo Việt Nam kết hợp với Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam đăng cai tổ chức.

IAHR, Hiệp hội Lịch sử Tôn giáo Quốc tế được thành lập vào năm 1950. Hiệp hội tự hào tuyên bố sứ mệnh của mình rằng “IAHR là diễn đàn quốc tế ưu việt trong lãnh vực nghiên cứu, phân tích, phê bình tôn giáo và giao lưu văn hóa…”, và trong tuyên bố Điều 1, Hiến pháp có viết: “IAHR là một tổ chức phi lợi nhuận trên toàn thế giới nhằm mục đích thúc đẩy nghiên cứu học thuật của các tôn giáo ngang qua sự hợp tác quốc tế của các học giả nghiên cứu chủ đề này. IAHR không phải là một diễn đàn để giải tội, xin lỗi, biện hộ hay những vấn đề tương tự khác”.

IAHR có khoảng 45 quốc gia thành viên, 7 hiệp hội khu vực và 5 tổ chức liên kết.

Hiệp hội SSEASR được thành lập tại New Delhi vào năm 2005 và được công nhận là thành viên của IAHR cùng năm trong Đại hội IAHR Thế giới tại Tokyo, làmộtthành viên ưu tú và tích cực trong các hội thành viên IAHR đang hoạt động rất hiệu quả.

Một trong những vị tiền nhiệm là Giáo sư Michael Pye, một động cơ tiên phong trong tiến trình toàn cầu hóa của IAHR, năm 2000 tại Durban, Nam Phi, trong bài phát biểu khai mạc, ông nói:

IAHR trải qua thời gian dài đã phát triển trở thành một đoàn thể đồng nhất ổn định. Tổ chức này mở rộng và linh động một cách đúng đắn, tuy nhiên tính đặc thù của nó như được định nghĩa ở trên chính là tập trung vào việc nghiên cứu, phân tích các tôn giáo trên thế giới về chiều kích lịch sử và các hình thức hiện nay của chúng, không lưu tâm đến chương trình hay quan điểm tôn giáo đặc biệt nào. Dù không thiết lập chính xác hoàn toàn với các thuật ngữ này, tính đặc thù và chủ ý này sẽ được tìm thấy trong Điều 1 – Hiến pháp của IAHR .

Tôi đồng ý.

Pye tiếp tục:

Hầu hết những người tham gia vào công việc của IAHR ngày nay đều đồng ý rằng sự khác biệt giữa việc nghiên cứu tôn giáo và tôn giáo không chỉ quan trọng mà còn thực sự được duy trì.

Tôi đồng ý.

Và đây là một trong những lý do tại sao nó trở thành yêu cầu các hiệp hội thành viên của IAHR tổ chức Hội nghị IAHR cố gắng hết sức để đảm bảo rằng chương trình học thuật của hội nghị phù hợp với các nguyên tắc của IAHR. Nhiệm vụ này không phải luôn dễ dàng, nhưng đó là một nhiệm vụ.

Các nền văn hoá và truyền thống học thuật khác nhau trên khắp thế giới chắc chắn đang và phải tô màu cho nhiều loại nghiên cứu tôn giáo khác nhau được thấy trong các hiệp hội thành viên của IAHR.

Tuy nhiên, bất cứ khi nào IAHR thu nhận một thành viên, và bất cứ khi nào IAHR trao quyết định hội thảo dưới danh nghĩa của hội thảo IAHR, IAHR đều sẽ làm như vậy vì mong muốn hiệp hội thành viên thực hiện trung thành các mục đích tương tự như IAHR

Như đã nói, SSEASR là một sự hỗ trợ mạnh mẽ của IAHR và do đó tính đoàn thể đồng nhất cũng thế. SSEASR có kỷ lục đáng kể, lâu dài trong việc tổ chức các hội nghị thường niên. Hầu hết chúng cũng là các hội nghị của IAHR. Ngoài hội nghị khai mạc tại New Delhi, Ấn Độ năm 2005; SSEASR đã xúc tiến nghiên cứu về tôn giáo trong khu vực bằng cách tổ chức các hội nghị tại Bangkok, Thái Lan năm 2007; tại Denpasar, Bali 2009; tại Thimpu, Bhutan 2011; tại Manila , Philippines 2013; tại Colombo, Sri Lanka, năm 2015 và hiện tại chúng ta đang tham gia tổ chức hội nghị SSEASR 2017 tại TP HCM, nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Lần đầu tiên, nhưng hy vọng không phải là cuối cùng. Chắc chắn rằng Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã nhận thức được tầm quan trọng của trường đại học khoa học hàn lâm đặt nền tảng trên việc nghiên cứu tôn giáo như một hiện tượng lịch sử xã hội con người, sự hình thành xã hội, sự tiến hóa của nhân loại và xã hội ngang qua lịch sử. Bên cạnh các tôn giáo, nghiên cứu khoa học về tôn giáo đứng thứ hai đó là đóng vai trò quan trọng đối với khoa học nói chung và cho xã hội đa nguyên mở rộng.

Thay mặt IAHR và Ban Thường trực duy trì công việc hội họp hàng năm trong hội thảo lần này, một lần nữa tôi trân trọng cảm ơn Hiệp hội SSEASR đã thúc đẩy việc nghiên cứu học thuật về tôn giáo và cảm ơn tất cả các giáo sư, các vị trong Ban Tổ chức Hội nghị, các vị diễn giả giúp cho chúng ta thúc đẩy việc nghiên cứu tôn giáo không phải chỉ để giải tội cũng không phải để sám hối, biện lỗi mà hoàn toàn phù hợp với truyền thống và mục tiêu của IAHR.

Tôi xin cảm ơn đơn vị đăng cai tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh, Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam và Học viện Phật giáo Việt Nam đã ủng hộ và sẵn sàng tổ chức Hội nghị này. Tôi cũng xin cảm ơn chính quyền, các cơ quan chức trách của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt nam đã giúp cho Hội nghị được thành tựu.

Sau nữa tôi xin cảm ơn Tổng Thư ký SSEASR Sophana Srichampa và Chủ tịch SSEASR, Amarjiva Lochan đã nỗ lực không biết mỏi mệt. Giáo sư Lochan lại một lần nữa mặc dù gặp nhiều khó khăn chướng ngại trong vấn đề sức khỏe cá nhân cũng đã cố gắng tổ chức Hội thảo diễn ra trong quỹ đạo tốt nhất có thể. Cả hai vị Giáo sư LoChan và Srichampa đã làm việc miệt mài bất tư nghì trong việc phụng sự Hiệp hội SSEASR và IAHR kể từ năm 2005. Xin hai vị hoan hỷ nhận lời chân thành tri ân của chúng tôi.

Cuối cùng, trên cương vị cá nhân, cho phép tôi bày tỏ lời chào mừng đến tất cả người dân trong đất nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Tôi quả là bé nhỏ để có thể hiểu hết được những cuộc chiến tranh thập niên 1950, song tôi thực sự không non kém để nhận thức chiến tranh và nỗi khổ trong những thập niên 60, 70 của người dân Việt Nam. Mong cho tương lai của tất cả các bạn là tương lai hòa bình, thịnh vượng miên viễn.