Khóa BDTT PL.2569: Ni sư Tuệ Liên và Đại đức Minh Điệp trình bày 2 tham luận mang tính ứng dụng cao

Ngày thứ 5 của khóa BDTT PL.22569 tại Pháp viện Minh Đăng Quang (P.Bình Trưng, TP.HCM) – 9/7/2025 (15/6/Ất Tỵ), NS. Tuệ Liên – Ủy viên HĐTS GHPGVN, Phó Khoa Trung văn kiêm Giảng viên HVPGVN TP.HCM, Phó thư ký Ni giới Hệ phái PGKS, Phó Trụ trì Tổ đình Tịnh xá Ngọc Phương (TP.HCM) và ĐĐ. Minh Điệp – Nghiên cứu sinh Tiến sĩ trực thuộc Hệ phái PGKS, đã mang đến cho khóa học hai bài tham luận với nhều nội dung sinh động và thiết thực.

 

NI SƯ TUỆ LIÊN

Với phần trình bày vào buổi sáng, NS. Tuệ Liên đã dẫn dắt đại chúng quay về với tinh thần hoằng pháp của Đức Phật từ hơn 25 thế kỷ trước, khẳng định rằng sứ mệnh “vì hạnh phúc và an lạc cho chúng sinh” luôn là căn bản cốt lõi của người tu hành. Đối với Hệ phái PGKS, tinh thần ấy càng được nhấn mạnh với tôn chỉ “Nối truyền Thích Ca Chánh pháp” mà Tổ sư Minh Đăng Quang đã khai sáng và truyền trao.

Từ hình ảnh Đức Tổ sư đầu trần, chân không, ôm bát khất thực giảng pháp khắp các vùng Nam Bộ, đến hành trình hoằng pháp kiên cường của Ni trưởng Huỳnh Liên và các vị Ni trưởng đời sau, NS. Tuệ Liên cho thấy truyền thống hoằng pháp của Hệ phái PGKS luôn bền bỉ, giản dị nhưng đầy năng lượng tâm linh.

Đối với những bước chuyển mình của thời đại công nghệ, NS. Tuệ Liên đã có những phân tích sâu sắc về thời đại 4.0, nơi mà công nghệ số đang len lỏi trong từng mặt của đời sống.

Ni sư nhấn mạnh: “Nếu biết ứng dụng đúng đắn, công nghệ sẽ trở thành phương tiện thiện xảo giúp Chánh pháp lan rộng đến mọi nơi. Minh chứng rõ ràng nhất là Lớp Giáo lý trực tuyến của Ni giới Hệ phái PGKS được tổ chức qua nền tảng Zoom trong thời điểm đại dịch Covid-19. Mỗi tối, hàng trăm Phật tử từ khắp mọi miền đất nước, kể cả kiều bào, cũng cùng tham dự tụng kinh, nghe pháp và trao đổi giáo lý. Những buổi học như thế không chỉ duy trì đức tin nơi Tam bảo mà còn là biểu hiện sinh động của sự thích ứng, sáng tạo và kiên trì hoằng pháp trong thời đại mới”.

Được biết, trong quá trình duy trì lớp giáo lý trực tuyến, NS. Tuệ Liên cùng với chư Ni giảng sư đã đóng vai trò quan trọng, không chỉ trong việc hướng dẫn thời tụng kinh mỗi tối mà còn giảng dạy nhiều chủ đề phong phú như: Kinh Pháp Cú, Kinh Tứ Thập Nhị Chương, Bát Nhã Tâm Kinh, các bài học từ Chơn lý của Tổ sư, đồng thời đưa đến những đề tài thiết thực như “Biết chấp nhận mới có bình an”, “Phước báu hữu lậu và vô lậu”, “Thập Kiết sử”... đã giúp hàng trăm Phật tử tại gia nuôi dưỡng tâm Bồ-đề và giữ nếp tu học vững vàng giữa cuộc sống bận rộn.

Một điểm đặc biệt trong tham luận của Ni sư đó là quan điểm “Đạo tràng số linh hoạt”. Ni sư nhận định: “Công nghệ không đối lập với truyền thống. Điều quan trọng là biết kết hợp hài hòa để phục vụ lý tưởng hoằng pháp. Do đó, mô hình ‘đạo tràng số’ không những giúp lan tỏa Chánh pháp đến những nơi xa xôi mà còn hỗ trợ người cao tuổi, người bận rộn, hoặc cư dân hải ngoại tiếp cận Phật pháp dễ dàng hơn bao giờ hết”.

Cùng với sự phát triển của trí tuệ nhân tạo (AI), NS. Tuệ Liên đề xuất những ứng dụng như “trợ lý Phật học”, tự động ghi và tóm tắt pháp thoại, phiên dịch tự động… những bước tiến khả thi trong tương lai gần để hỗ trợ giảng sư, lưu giữ và lan truyền giáo lý đến cộng đồng rộng lớn hơn.

Trước những lợi ích thiết thực ấy, NS. Tuệ Liên tha thiết kêu gọi chư Tôn đức trụ trì và Phật tử tiếp tục duy trì nếp tu học qua các phương tiện công nghệ, nếu không thể trực tiếp đến đạo tràng. “Chỉ cần một thiết bị có kết nối mạng, quý vị đã có thể cùng đại chúng tụng một thời kinh, nghe một thời pháp. Đây là cách thiết thực để gắn bó với Tam bảo trong xã hội hiện đại”, Ni sư khẳng định.

Kết thúc tham luận, NS. Tuệ Liên bày tỏ một thông điệp sâu sắc: “Hoằng pháp Khất sĩ thời đại số không đơn thuần là sự chuyển mình theo xu hướng, mà là sự kế thừa lý tưởng ‘Nối truyền Thích Ca Chánh pháp’ bằng một tâm nguyện trọn vẹn, một tinh thần phụng sự không ngơi nghỉ và một trí tuệ biết thích ứng để hóa độ chúng sinh. Công nghệ có thể thay đổi phương tiện, nhưng từ bi và trí tuệ vẫn là cốt lõi bất biến của đạo Phật. Và, chính những ‘đạo tràng số’ là minh chứng cho sự sống động và uyển chuyển của Chánh pháp giữa thế kỷ 21”.

 

ĐẠI ĐỨC MINH ĐIỆP

Chiều cùng ngày, ĐĐ. Minh Điệp đã có phần trình bày tham luận đặc sắc với đề tài “Làm trụ trì: Nghĩ đến thành công & thất bại”, phân tích toàn diện vai trò của một vị trụ trì trong thời đại ngày nay, từ góc độ đạo đức, quản trị, truyền thông đến tâm linh và xã hội.

ĐĐ. Minh Điệp khẳng định: trụ trì không đơn thuần là người quản lý tự viện, mà còn là lãnh đạo tâm linh, người đại diện Tăng đoàn và truyền nhân của chánh pháp. Thành công hay thất bại trong vai trò này ảnh hưởng sâu sắc đến đạo tràng, đến Tăng Ni và Phật tử. Trong xã hội biến động, người trụ trì cần là thạch trụ kiên định, vừa giữ giới đức cá nhân, vừa định hướng phát triển cộng đồng.

Bài giảng nêu rõ năm yếu tố cốt lõi tạo nên thành công của một vị trụ trì:

Bên cạnh thành công, ĐĐ. Minh Điệp cũng thẳng thắn đề xuất một số nguyên nhân gây thất bại của một số trụ trì:

Cuối bài giảng, ĐĐ. Minh Điệp đưa ra ba nhóm kiến nghị sâu sắc:

Cuối buổi tham luận, ĐĐ. Minh Điệp nhận định, trụ trì là người “Trụ pháp vương gia, Trì Như Lai tạng”, là chiếc cầu nối giữa Tăng đoàn, cư sĩ và xã hội. “Dù thành công hay thất bại, trụ trì phải luôn tỉnh thức, giữ lý tưởng ban đầu, trung thành với chánh pháp và gắn bó với đoàn thể Tăng-già. Chỉ khi ấy, vai trò trụ trì mới thật sự trở thành biểu tượng dẫn dắt đạo tràng đi đến thanh tịnh và hưng thịnh”, Đại đức chia sẻ.

Ngoài ra, nhân khóa BDTT PL.2569, sau phần tham luận của mình, Đại đức cũng đã giới thiệu đến đại chúng tác phẩm “Kinh Phật tuyển tụng” do chính Đại đức thực hiện thi hóa.

 

Một số hình ảnh được ghi nhận: