Phật giáo với chủ nghĩa hiện đại và hậu hiện đại

 

Bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay đang khiến thế giới mỗi ngày một phẳng hơn. Tuy nhiên, khi mọi dẫn động lực thúc đẩy sự tiến bộ của loài người vẫn tiếp tục xuất phát từ phương Tây thì những sáng tạo do người phương Tây đề xướng vẫn tác động đến mọi sinh linh trên mặt đất; cho dù đó là những sáng tạo có thể đóng góp vào việc xây dựng phúc lợi cho loài người hay chỉ dẫn đến những bế tắc trầm trọng hơn gây ảnh hưởng xấu cho sự an lạc của nhân loại.

Chủ nghĩa hiện đại (modernism) là tên gọi một phong trào của những người ưa chuộng những cái mới lạ, một tập hợp những khuynh hướng văn hóa và một mặt trận liên kết văn hóa của phong trào cách tân đó, xuất hiện từ những biến đổi sâu sắc ở diện rộng của xã hội Tây phương vào cuối thế kỷ thứ 19 sang nửa đầu thế kỷ thứ 20. Sau đó, một khuynh hướng khác phản ứng với phong trào này xuất hiện, được gọi tên là chủ nghĩa hậu hiện đại (post modernism), hiện vẫn được một số người phương Tây sùng bái, chắc chắn có tác động đến cuộc sống của cả nhân loại.

Điều đáng chú ý là nhiều học giả đã nhận thấy trong các luận đề hiện đại và hậu hiện đại có dấu vết tư tưởng Phật giáo, một tôn giáo chứa đựng một nhận thức luận tiến bộ đã đứng vừng suốt gần 26 thế kỷ.

Sau một thời kỳ dài bị người phương Tây hiểu lầm, cùng lúc với sự chuyển mình của tư tưởng giới phương Tây bước vào hậu hiện đại, Phật giáo lại được dân chúng Tây Âu và Bắc Mỹ thực hành như một phương tiện trị liệu rồi tiến đến hành trì như một pháp môn dẫn đến an lạc.

Những nhận định khái quát trên cho thấy, đối với những người Phật tử mong muốn giới thiệu các giải pháp của Phật giáo cho công cuộc xây dựng một xã hội toàn cầu bền vững thì việc nghiên cứu về các chủ nghĩa hiện đại và hậu hiện đại cũng là điều nên được quan tâm.

Chủ nghĩa hiện đại và hậu hiện đại là gì?

Nói cho đúng thì cả chủ nghĩa hiện đại lẫn chủ nghĩa hậu hiện đại đều không có đủ cơ sở để được gọi là các chủ nghĩa. Chúng chi là các luận thuyết rời rạc được giới học thuật Tây phương đưa ra về một số chủ đề liên quan đến nhận thức luận và bản thể luận. Tuy các luận thuyết đó có những nhận định thống nhất về một số chủ đề, nhung trong trình bày và biện giải có khi mâu thuẫn nhau. Mặt khác, ngay cả một số người được gán cho là thuộc các trào lưu đó cũng tìm cách phủ nhận vị trí của mình.

Mặc dù vậy, tác động của các phong trào này trong đời sống cả vật chất lẫn tinh thần của loài người là có thật; ảnh hưởng đến nhiều lãnh vực như văn chương, mỹ thuật, sân khấu, điện ảnh; sau đó, có tác động đến chính trị và tôn giáo.

Chủ nghĩa hiện đại là tên gọi chung cho những trào lưu tư tưởng nối tiếp nhau dẫn xuất từ thế kỷ 16 đến nửa đầu thế kỷ 20 với vô số trường phái khác nhau, nào là chủ nghĩa ấn tượng (impressionism), chủ nghĩa dã thú (fauvism), chủ nghĩa siêu thực (surrealism), chủ nghĩa tượng trưng (symbolism), chủ nghĩa lập thế (cubism), chủ nghĩa đa - đa (dadaism)... Chống đỡ trước các ý kiến phê bác những hình thức nghệ thuật phi truyền thống, giới nghệ thuật đã đưa ra lập luận nghệ thuật vị nghệ thuật, một lập luận xa lạ với xuất phát điểm của chủ nghĩa hiện đại, vốn xuất hiện với mục đích bảo vệ con người trước sự áp chế của liên minh thế quyền - thần quyền. Song song với những hoạt động nghệ thuật và văn chương, cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, nhân loại cũng chứng kiến những bước tiến lớn trong mọi lãnh vực của đời sống vật chất loài người, quan trọng nhất là sự xuất hiện của những phương tiện kỳ nghệ hóa mới như năng lực hơi nước, năng lực của động cơ đốt trong, điện năng... và các công cụ mới như kỹ thuật điện báo, điện thoại, xe hơi, xe lửa, máy bay...

Cũng thuộc về trào lưu hiện đại phải kể đến sự tiến bộ của ngành vật lý mới, vật lý tương đối và vật lý lượng tử dẫn xuất từ những phát kiến của Albert Einstein, Niels Bohs.sự phát triển của khoa tâm lý học với những công trình của Sigmund Freud và Carl Jung... Những thay đổi thấy được của xã hội nhờ vào động lực của chủ nghĩa hiện đại hiển hiện trong những sản phẩm được dùng trong đời sốrig hàng ngày.

Tuy nhiên, cũng những tiến bộ đó đã được ứng dụng trong những lãnh vực tạo nên tranh chấp quốc tế để dẫn tới hai cuộc chiến tranh thế giới trong vòng vài chục năm đầu của thế kỷ 20 và cuộc chiến tranh lạnh kéo dài đến hết thế kỷ 20. Kinh hoàng trước những hậu quả khủng khiếp của chiến tranh, đồng thời được gợi hứng bởi những phát kiến mới hơn của khoa học, các nhà tư tưởng phương Tây đã phản ứng lại với chủ nghĩa hiện đại bằng những biểu hiện mới mẻ, tập chú nhiều hơn vào thân phận con người, vào những thành phần bị gạt ra khỏi dòng chảy chính của xã hội như các sắc tộc thiểu số, như nữ giới, như những nhóm người đồng tính luyến ái... Những phản ứng này được gọi là chủ nghĩa hậu hiện đại.

Một số sử gia cho rằng phân kỳ hậu hiện đại sớm bắt đầu vào cuối thập niên 1940 đầu thập niên 1950 và chấm dứt khi kết thúc cuộc chiến tranh lạnh vào năm 1991, lúc đó kỹ thuật truyền thông với sóng duy trì có dải tần giới hạn đã khuyến khích một số ít kênh truyền thông có thẩm quyền; và một phân kỳ hậu hiện đại muộn bắt đầu từ khi chấm dứt chiến tranh lạnh, được đánh dấu bởi sự phát triển kỹ thuật truyền hình cáp và các phương tiện truyền thông mới dựa trên kỳ thuật số.

Ở phân kỳ sớm, máy truyền hình trở thành nguồn tin tức chính; ở Tây Âu và Bắc Mỹ, hoạt động sản xuất giảm tầm quan trọng nhưng lưu lượng thương mại tăng. Vào các năm 1967 - 1969, cách mạng xã hội nổ ra trong các quốc gia phát triển khi thế hệ trẻ đòi quyền tham gia vào cấu trúc quyền lực cả về văn hóa, xã hội, và chính trị. Biểu tình và nổi loạn đã diễn ra thể hiện sự chống đối của giới trẻ trước các chính sách và viễn tượng phát triển của thế hệ trước, bao gồm cuộc chiến tranh ở Algérie do Pháp phát động và cuộc chiến tranh Việt Nam có sự tham gia trực tiếp của Hoa Kỳ, các luật lệ phân biệt chủng tộc, phân biệt giới tính, đè nén nữ quyền, hạn chế ly dị... Đặc điểm của thời kỳ này là việc lan rộng tệ nạn sử dụng cần sa, chất gây ảo giác, sự phát triển những phong cách nghệ thuật quần chúng như nhạc pop, nhạc rock. Con người sống trong nền văn hóa truyền thông và tham gia vào nền văn hóa truyền thông đại chúng khiến cho những chuẩn mực xã hội trở nên lỏng lẻo.

Phân kỳ thứ hai của hậu hiện đại được đánh dấu bởi sự ra đời của kỹ thuật số. Sự gia tăng quyền của cá nhân và phương tiện truyền thông kỹ thuật số bao gồm các máy fax, modem, internet tốc độ cao... đã làm biến đổi hoàn cảnh hậu hiện đại một cách đầy ấn tượng: sản phẩm kỹ thuật số cho phép cá nhân vận dụng hầu như mọi khía cạnh của môi trường truyền thông, đưa các nhà sản xuất đến chỗ xung đột với người tiêu thụ về vốn trí tuệquyền sở hữu trí tuệ dẫn đến việc sáng tạo một nền kinh tế mới với kỳ vọng rằng việc giảm chi phí thông tin sẽ làm biến đổi xã hội một cách kinh ngạc. Đặc điểm của thời kỳ này là sự phân mảnh của quyền lựctình trạng thương mại hóa kiến thức.

Có ảnh hưởng nhiều nhất trong số các triết gia hậu hiện đại là Jean Baudrillard (1929 - 2007), Jean - Franẹois Lyotard (1924 - 1998), và Jacques Derrida (1930 - 2004). Michel Foucault (1926 - 1984) thường được dẫn chứng là một trong những triết gia tiên phong của chủ nghĩa hậu hiện đại nhưng ông bác bỏ danh xưng đó. Foucault du nhập khái niệm: “chế độ rời rạc” và làm sống lại những ý niệm của các triết gia thời cổ về nhận thức luận và tính kế thừa để giải thích mối quan hệ giữa ý nghĩa, quyền lực, và hành vi xã hội trong những trật tự xã hội khác nhau. Foucault khẳng định rằng sự phán đoán họp lý, các tập tục xã hội, và điều mà ông gọi là “quyền lực sinh học” chẳng những không tách rời nhau mà còn cùng quyết định. Nối tiếp dòng tư tưởng của Nietzsche, Foucault cho rằng kiến thức được sản xuất thông qua việc vận hành của quyền lực và biến đổi một cách sâu xa trong những thời kỳ lịch sử khác nhau.

Có thể nói đặc điểm chính yếu của chủ nghĩa hậu hiện đại là một thái độ cấp tiến trong việc nhìn vào cuộc đời, thể hiện tinh thần đa nguyên, chối bỏ sự thống nhất áp đặt. Chủ nghĩa hậu hiện đại đã tác động vào xã hội ở cả hai mặt, tích cực và tiêu cực.

Theo Giáo sĩ Wesley Hurd thì một trong những tác động tích cực nhất của phong trào hậu hiện đại là đã buộc những định chế quyền lực phải nhìn lại mình. Ngay giáo hội Thiên Chúa giáo La Mã cũng phải thấy việc chủ nghĩa hậu hiện đại tấn công vào quan điểm toàn cầu của thời đại Ánh Sáng là đúng đắn, mở ra cơ hội cho Nhà chung đối thoại với giáo dân của họ. Tuy nhiên, trong không khí ngờ vực mà chủ nghĩa hậu hiện đại tạo ra, ngược với mong ước ban đầu của những nhà lý thuyết, con người hậu hiện đại trở nên mất định hướng và đã tự nhận mình là trung tâm của vũ trụ. Không chì niềm tin nơi Thượng đế đã bị lật đổ mà sự thật được khoa học nêu ra cũng không còn giá trị phổ quát; các nhà khoa học không khác các nhà thần học. Mọi chân lý chi là chủ quan và tương đối. Mọi giá trị đều bị đảo lộn. Mỗi người đều tự do quyết định điều gì là đúng hay là sai, điều gì là tốt hay là xấu. Mọi cách nhìn về cuộc đời đều đồng đẳng. Khi phán đoán và đánh giá về sự vật, câu hỏi đặt ra không còn là điều đó thật hay giả mà là điều đó mang lại cho con người cảm tưởng gì. Nếu cảm giác của con người về một sự vật là đúng tốt thì sự vật đó đúng tốt, và tất cả những gì được cảm nhận đều là thật.

Chủ nghĩa hậu hiện đại cũng đem lại một nền văn hóa đại chúng của tầng lớp bình dân, khác với nền văn hóa học thức của thời Ánh Sáng. Chủ đạo của văn hóa đại chúng chỉ là giải trí: phim ảnh truyền hình có nội dung dễ dãi, kịch ủy mị nhiều tập, nghệ thuật quảng cáo ru ngủ, chương trình thiết kế thời trang lố lăng, tiểu thuyết rẻ tiền, âm nhạc ồn ào với lời ca dung tục được trình diễn một cách tùy tiện... sử dụng các phương tiện nghe nhìn hiện đại với hình thức lộng lẫy để khỏa lấp nội dung nghèo nàn. Trong khi ở đâu đó, các nhà lý thuyết cùa chủ nghĩa hậu hiện đại phê phán những ông trùm công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng thì tác phẩm của chủ nghĩa hậu hiện đại lại đẩy công chúng của họ vào vòng ôm của chủ nghĩa tiêu thụ.

Với nhận thức sâu hơn, người ta có thể thấy phương tiện phê phán của chủ nghĩa hậu hiện đại không phải là một công cụ hữu hiệu, nó thiếu sự nghiêm túc và tinh thần lạc quan, hai yếu tố quan trọng của mọi kế hoạch hướng hoạt động con người đến chỗ nhận thức đúng và hành động đúng. Những phẩm chất đó lại có sẵn trong tư tưởng Phật học.

Phật giáo với chủ nghĩa hiện đại và hậu hiện đại

Có những ý kiến cho rằng nếu chủ nghĩa hậu hiện đại đã buộc các định chế quyền lực phải nhìn lại mình thì Phật giáo cũng nên nhìn lại mình để khẳng định đâu là những thẩm quyền giáo lý thật sự do chính đức Phật tuyên thuyết; gạn lọc và phân định lại cho chính xác những gì là kinh, những gì chỉ là luận; sử dụng các phương pháp Giải cấu trúc (Deconstruction), Phân tích nội dung (Content Analysis), hay lý thuyết Ngữ pháp chức năng (Functional Grammar) của chủ nghĩa hậu hiện đại để tìm kiếm tinh hoa của giáo lý Phật giáo. Cũng có quan niệm cho rằng có hai hậu hiện đại; một hậu hiện đại của phương Tây thể hiện sự chối bỏ nguồn gốc, sự tự hủy của nền văn hóa Châu Âu cũ; một hậu hiện đại của phương Đông thể hiện sự giải phóng và sự trở về với chính mình. Hẳn nhiên những ý kiến và quan niệm nói trên cũng có sự xác đáng, nhưng cũng có thể là đã đánh giá quá cao vai trò của chủ nghĩa hậu hiện đại.

Thực ra, vấn đề thẩm quyền giáo lý trong Phật giáo đã được chính Đức Phật phù nhận bằng những lời Ngài khai thị cho người dân ở Kalam, rằng, "...đừng tin vì nghe nói lại, đừng tin vì theo phong tục, đừng tin vì nghe tin đồn, đừng tin vì kinh điển truyền tụng, đừng tin vì lý luận, đừng tin vì công thức, đừng tin vì có suy tư đầy đủ về những dữ kiện, đừng tin vì có thẩm sát và chấp nhận lý thuyết, đừng tin vì thấy thích hợp, đừng tin vì Sa môn là thầy mình..." chứng tỏ đức Phật đã khuyến khích con người vận dụng lương tri của chính mình để tự quyết định đúng sai, dựa trên nhận định, "... các pháp này là thiện; các pháp này là đảng khen; các pháp này được người trí ca ngợi; các pháp này nếu được thực hiện và chấp nhận, sẽ đưa đến lợi lạc hạnh phúc... thì hãy đạt đến và an trú” và "...các pháp này là bất thiện; các pháp này là đáng chê; các pháp này bị người trí chỉ trích; các pháp này nếu được thực hiện và chấp nhận, sẽ đưa đến bất hạnh khổ đau, quỷ vị hãy từ bỏ chúng." (kinh Kalama, Tăng Chi bộ, chương “Ba pháp”). Được trang bị tinh thần trạch pháp như thế, chúng ta tin rằng người Phật tử không phải nhờ vào các kỹ thuật phân tích văn bản của chủ nghĩa hậu hiện đại mới có thể biết được Đức Phật đã dạy những gì.

Mặt khác, nếu hiểu được tinh thần của Phật pháp thì có lẽ chúng ta có thể khẳng định rằng không hề có một thứ hậu hiện đại nào cả, dù là ở phương Đông hay ở phương Tây. Theo biện chứng duyên sinh của nhà Phật thì thực tại vẫn biến đổi trong từng sát na, làm gì có cái gọi là hiện đại để có cái hậu hiện đại!

Tuy nhiên, đứng về phương diện thế tục, rõ ràng chúng ta đang sống trong một thế giới mà mọi dẫn động lực phát triển vẫn xuất phát từ phương Tây, ngay cả sự đổ vỡ tâm thức của người phương Tây cũng ảnh hưởng đến mọi sinh linh trên mặt đất, điều đã từng xảy ra trong Thế chiến thứ II. Do vậy, sự hành xử của người Phật tử trong thế giới hiện nay là tích cực chia sẻ nhận thức Phật học với người phương Tây để góp phần xoa dịu sự đổ vỡ tâm thức của họ, ổn định xã hội phương Tây, cùng hòa nhập một khung cảnh toàn cầu, để cùng tồn tại và phát triển.

1. Về đạo đức học

Chủ nghĩa hậu hiện đại với những thuật ngữ mới đã tỏa sáng một hào quang tri thức trong sự dễ dãi của nó, đập phá mọi giá trị, đánh đồng mọi vị trí, chấp nhận mọi ý kiến chủ quan dựa trên cảm tính; do đó, có thể nói chủ nghĩa hậu hiện đại có một sức thu hút với những người ít chịu suy nghĩ, thích làm những điều mới lạ để thể hiện cái tôi cùa mình. Mặc dù chủ nghĩa hậu hiện đại kêu gọi “sống vì người khác” (Zygmunt Bauman, trong Postmodern Ethics) nhưng khi đưa ra quan niệm "Đạo đức không có tính cách phổ quát" để chống lại "...việc áp dụng những quy tắc đạo đức dựa trên giáo điều có tính cách ép buộc từ bên ngoài, để thay thế cho trách nhiệm về tự thân đạo đức có được bởi sự phán đoán độc lập." thì đã trao cho mọi người quyền tự định đoạt đúng sai theo cảm tính, và gọi đó là sự thúc đẩy đạo đức. Đồng ý rằng những quy tắc đạo đức dựa trên giáo điều có khi đem lại những hành vi gây hại, nhưng nếu không công nhận một số nguyên tắc có tính phổ quát thì việc phân định đúng sai theo cảm tính cũng có thể đem lại hành vi gây hại. Ở đây, đạo đức Phật giáo khẳng định một nguyên tắc có tính cách phổ quát, rằng một hành vi được công nhận là đúng tốt khi hành vi đó không làm hại mình, không làm hại người và không làm hại cả hai. Chắc chắn nguyên tắc mang tính phổ quát này là một bổ túc thích họp cho đạo đức học hậu hiện đại.

Đạo đức học Phật giáo không đưa ra những quy tắc dựa trên giáo điều mà chỉ nêu lên những nguyên lý thực hành sao cho không gây đau khổ cho mình cho người. Toàn bộ năm giới cấm hay mười điều thiện của Phật giáo là nguyên lý hướng dẫn hành vi con người chứ không dẫn xuất từ bất kỳ một giáo điều nào. Như vậy, rõ ràng đạo đức học Phật giáo là đáp ứng đúng cho nhu cầu của những người theo chủ nghĩa hậu hiện đại mà điều chỉnh được những thiếu sót của lý thuyết hậu hiện đại. Mở rộng nguyên tắc bất hại (ahimsa) của nhà Phật, mọi phạm trù đạo đức đúng đắn vì con người của phương Tây đều được bao trùm trong đó.

2. Về nhận thức luận

Nếu Jacques Derrida phải vất vả dẫn chứng triết học Hi Lạp để diễn tả ý niệm vòng tiếp nối ẩn tàng giữa tiền đề và kết luận, giữa nguyên ủy và biểu hiện thì lý Duyên sinh của Phật học giải thích hết sức cụ thể mối quan hệ nhân quả, và từ đó mở rộng nhận thức của con người để thấy rằng mọi hiện tượng trong vũ trụ đều có những quan hệ mật thiết với nhau, rằng cải này có thì cái kia có, cải này sinh thì cái kia sinh,cái này không có thì cái kia không, cái này diệt thì cái kia diệt. Cũng Derrida cần phải giải cấu trúc (deconstruction) để thấy được cái lõi của hiện tượng thì tánh Khônglý Duyên sinh, lý Vô ngã của nhà Phật chỉ thẳng rằng mọi hiện tượng đều không có thực thể, chỉ nương vào nhau mà biểu hiện; từ đó mà con người thấy rằng mình không thể làm hại người khác hay làm hại môi trường mà không gây hại cho chính mình; từ đó, con người thấy rằng bảo vệ người khác hay bảo vệ môi trường cũng chính là để bảo vệ sự tồn tại của mình. Trong khi Lyotard đưa ra lập luận rằng các siêu tự sự (meta – naratives) đã mất đi tính chính thống để phản bác nhũng tiên đề nhận thức áp đặt của những định chế quyền lực trong lịch sử thì với quan điểm vô thường của nhà Phật, người Phật tử khẳng định rằng vì mọi hiện tượng luôn biến đổi trong từng sát na nên chẳng có gì là chính thống. Chính cái vô thường làm cho con người luôn có khả năng hướng thượng mà không cần bất kỳ một sự chính thống nào.

Tuy nhiên, nếu những luận điểm của các nhà hậu hiện đại đem lại sự bất an cho tư tưởng con người vì mọi hệ thống giá trị đều bị đánh đổ thì nhận thức luận Phật giáo vẫn khắng định những giá trị nhất định, những giá trị của sự an lạc tự nội. Kinh Pháp hoa khẳng định, người biết thực hiện an lạc hạnh luôn luôn tự tại trong mọi hội chúng. Nhận thức luận Phật giáo tuy bác bỏ mọi sự tồn tại nhưng vẫn thể hiện một tinh thần lạc quan. Mặt khác, trong khi sự chối bỏ đại tự sự của Lyotard dẫn đến những trò chơi ngôn ngữ, thể hiện tính không nghiêm túc trong cách nhìn sự vật thì việc nhận thức cuộc đời bằng tánh Không, lý Duyên sinh, Vô thường, Vô ngã vẫn cho phép người Phật tử chấp nhận mọi hoàn cảnh như nó đang là, không giễu cợt, không phản ứng lại một cách tiêu cực mà biết cách chuyển hóa.

3. Về vũ  trụ quan

Các nhà lý luận của chủ nghĩa hậu hiện đại không nói cụ thể về vũ trụ quan của họ, nhưng qua những luận thuyết rải rác, có thể thấy họ phủ nhận Thượng đế, phủ nhận sự cứu rỗi cùa một đấng sáng tạo, phủ nhận nguyên nhân đầu tiên; ngay cả những sự thật do khoa học chứng minh cũng bị họ tấn công. Tuy họ không nói rõ, nhung có nhiều khả năng họ có khuynh hướng chấp nhận sự đoạn diệt. Phật giáo phủ nhận nguyên nhân đầu tiên và khẳng định mọi sự đều do duyên sinh, khi cái này mất thì cái kia mất, nhưng nếu cái này còn thì cái kia vẫn còn, không công nhận có gì thường tồn nhưng cùng không công nhận có gì mất hẳn, đó là con đường Trung đạo. Khi có quan niệm đoạn diệt, người ta sẽ không nghĩ đến việc giữ gìn mà chỉ tìm mọi điều kiện để thỏa mãn. Khi có quan niệm thường tồn, người ta chỉ mong cầu duy trì mãi một tình trạng. Một bên thì đập phá, hủy hoại; bên kia thì trông chờ. Đó không phải là sự sống. Với con đường Trung đạo, người Phật tử an nhiên sống ngay trong giây phút hiện tại, thực hiện sự chuyển hóa để đạt sự an lạc. Chính bằng thái độ đó, người Phật tử đóng góp vào sự an lạc chung của loài người.

4.  Về cuộc sống xã hội

Với vũ trụ quan, nhận thức luận và quan điểm đạo đức dựa trên giáo lý của đức Phật, người Phật tử thực hành Chánh mạng để nuôi sống bản thân và gia đình; tự thân giữ gìn mười điều thiện để tạo cho mình một môi trường sống an bình; với người và mọi sinh vật đều thể hiện từ, bi, hỉ, xả giúp cho cộng đồng được an lạc, từng bước tu tập theo những chi phần còn lại của Bát chánh đạo để làm thăng hoa đời sống tâm linh... Người Phật tử cũng luôn luôn nghĩ đến việc chia sẻ nếp sống hiền thiện của mình với mọi người để xây dựng một xã hội lành mạnh, từ ái, an hòa. Đó chính là những điều đơn giản mà người Phật tử có thể thực hiện trong khung cảnh một xã hội hậu hiện đại.

Thật ra, người Phật tử hiểu rằng thuật ngữ hậu hiện đại cũng chỉ là một trò chơi chữ. Nhưng trong một thế giới toàn cầu hóa và chịu sự chi phối mạnh mẽ của các phương tiện truyền thông đại chúng, số lượng người tham gia trò chơi chừ này ngày càng đông cũng vẫn gây những tác động tiêu cực đến cuộc sống xã hội. Vì vậy, việc tích cực phổ biến giáo pháp của đức Phật, giúp người ta đỡ vong thân, chính là biện pháp gìn giữ cuộc sống an lạc cho chính mình.

Kết luận

Hiện đại và hậu hiện đại là những trào lưu tư tưởng mơ hồ ở phương Tây nhưng vẫn có những tác động mạnh mẽ đến đời sống của mọi con người trên khắp thế giới. Những tác động thấy được của các chủ nghĩa này tại những quốc gia phương Đông hoặc những xứ đang phát triển thật ra chỉ là những tác động tiêu cực. Sự đua đòi chạy theo những ngôn từ lấp lánh của chủ nghĩa hiện đại mà không hiểu hết về nguyên ủy của nó khiến giới trẻ có khuynh hướng hư vô chủ nghĩa, đập đổ mọi giá trị, trở thành gánh nặng cho xã hội. Đối trị với nó, việc tích cực truyền bá lối sống lành mạnh của Phật giáo là điều cần thiết. Mặt khác, các tổ chức Phật giáo cũng cần tăng cường việc giới thiệu Phật giáo với người phương Tây. Có ý kiến cho rằng người phương Tây thực ra đã khám phá Phật giáo sau một quá trình dài hiều lầm Phật giáo. Cũng có người băn khoăn không biết nên giới thiệu với người phương Tây những gì về đạo Phật, vì lẽ Phật giáo vốn không phải là một tôn giáo có hệ thống kinh điển gốc ghi lại chính xác lời dạy của đức Phật, kinh điển Phật giáo lại bị tiêu hủy bởi nhiều nguyên nhân sau hơn một ngàn năm trăm năm có mặt trên đất Ẩn, số lượng kinh sách ngụy tạo quá nhiều, các tông phái cũng vô số. Thực ra, có thể thấy đạo Phật ở khắp nơi trên thế giới vẫn thống nhất với nhau về những giáo lý căn bản. Cụ thể nhất, cả hai tạng kinh Nguyên thủy và Đại thừa đều giữ được những bộ kinh thuật lại lời đức Phật dạy với những nội dung chỉ sai khác chút ít, đó là kinh Nikaya thuộc Pali tạng và kinh Agama thuộc Sanskrit tạng đã được dịch ra tiếng Hán. Người ta thấy trong cả hai tạng kinh đó, những chi tiết của 37 phẩm trợ đạo được thể hiện đầy đủ. Và hiển nhiên 37 phẩm trợ đạo đủ để giúp người hành trì Phật pháp đạt tới chồ an trú trong chánh pháp, ứng dụng 37 phẩm trợ đạo cùng đủ giúp xây dựng một đời sống an lạc trên tinh thần biết đủ và ít ham muốn, những điều kiện cần thiết để chống vong thân trước khi đi đến những kết quả cao hơn về tâm linh. Đức Phật đã dạy mọi người phải tự mình thắp đuốc lên mà đi, Kinh Tương ưng ghi "Vậy nên này Ananda, hãy tự mình là ngọn đèn cho chỉnh mình (atta - dipà viharatha), hãy tự mình y tựa chính mình (attàsaranà) chớy tựa một cái gì khác. Dùng chánh pháp làm ngọn đèn, dùng chánh pháp làm chỗ nương tựa, chớ nương tựa một cái gì khác..." (Kinh Tương ưng V, chương 3, phẩm Ambapali). Kinh cùng đã cho ta thấy nhiều trường hợp các Tì kheo mở bừng tuệ giác khi tinh tấn thực hành giới và định, những điều vẫn còn được ghi lại đầy đủ trong các bộ Nikaya và Agama. Thực hành được những điều đó, con người đủ năng lực để thấy được những cảnh giới Hoa nghiêm mà không cần hí luận. Phải chăng đây chính là thái độ cần có của người Phật tử trước chủ nghĩa hiện đại và hậu hiện đại?

Nguồn: daophatngaynay