Quan điểm của Lục tổ Huệ Năng và Tổ sư Minh Đăng Quang

I. KHÁI NIỆM VỀ TÂM CỦA CÁC NHÀ TƯ TƯỞNG HỌC

Từ xưa đến nay, đời sống tâm linh của con người luôn là lĩnh vực quan tâm hàng đầu của các nhà nghiên cứu. Y ếu tố tâm lí đã và luôn được khẳng định là yếu tố quan trọng chi phối đời sống tâm linh của con người. Các lĩnh vực nghiên cứu khoa học như triết học, y học, tâm lí học cho đến tôn giáo học... không một lĩnh vực nào mà không đề cập đến yếu tố tâm lí, không một lĩnh vực nào mà không quan tâm đến triết lí của tâm, quan tâm đến đời sống tinh thần của con người.

Khổng Tử (551- 479 BC) quan niệm rằng tâm hồn con người là cái “Tâm”. Con người phải có “Tâm”. Cái “Tâm” của con người chính là sự tu nhân tích đức “nhân, trí, dũng”. Về sau học thuyết của Khổng Tử phát triển và bổ sung thêm thành “nhân, lễ, nghĩa , trí, tín.  Socrates (469-399 BC ) – nhà hiền triết Hy Lạp cổ đại, đã để lại một câu châm ngôn nổi tiếng mang đầy chất phản quang tự kỷ: Hãy tự biết mình. Ô ng cho rằng con người có thể và cần phải biết m ì nh, tự nhận thức và tự ý thức về bản thân. Aristoteles (384-322 BC ), ông viết cuốn sách “Bàn về tâm hồn” là một cuốn sách đầu tiên về tâm lý.  Aristoteles cho rằng linh hồn gắn liền với thể xác, ông chia linh hồn thành 3 loại : linh hồn thực vật, con người, động vật và thực vật đều có chung linh hồn này, linh hồn này có chức năng nuôi dưỡng và sinh sản hay còn gọi là linh hồn dinh dưỡng; linh hồn thứ hai là linh hồn động vật có chức năng cảm ứng môi trường chung quanh, còn gọi là linh hồn cảm giác; linh hồn thứ ba là linh hồn lý tính hay còn gọi là linh hồn trí tuệ, linh hồn suy nghĩ, linh hồn này chỉ có ở con người, nó thực hiện chức năng hoạt động nhận thức. Khi con người chết đi linh hồn thực vật và linh hồn động vật cũng sẽ mất đi theo sự tan rã của thể xác, chỉ có linh hồn lý tính là bất tử.[1]

taisinh

Đối lập với chủ nghĩa duy tâm thời cổ đại với các thuyết về linh hồn là quan điểm của các nhà triết học duy vật như: Thales (624-547 BC) , Anaximenes ( 570-526 BC)… cho rằng tâm lý, tâm hồn của con người cũng như vạn vật đều được cấu tạo từ vật chất như : nước, lửa, không khí, đất. .. Ngoài ra, triết học cổ Trung Hoa, học t huyết ngũ hành còn cho rằng tất cả vạn vật trong đó bao gồm cả linh hồn của con người đều được cấu tạo bởi năm yếu tố kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. Các triết gia của chủ nghĩa d uy vật cho rằng về căn bản mọi sự vật đều có cấu tạo từ vật chất và mọi hiện tượng đều là kết quả của các tương tác vật chất. Nói một cách khác, chủ nghĩa duy vật cho rằng, vật chất quyết định tất cả, trí óc hay linh hồn chỉ là sản phẩm của các tương tác vật chất sản sinh ra mà thôi; vật chất quyết định tinh thần, vật chất biến đổi thì tinh thần cũng theo đó biến đổi.

Đến thế kỷ thứ 17,18 các nhà triết học đã phát triển chủ nghĩa duy vật lên một bước cao hơn. Spinoza (1632-1667) nhà triết học người Hà Lan gốc Do Thái, được coi là một trong những nhà duy lý vĩ đại nhất của  triết học thế kỷ 17 , cho rằng tất cả vật chất đều có tư duy. Lametri (1709-1751), m ột trong những nhà sáng lập ra chủ nghĩa duy vật Pháp cho rằng chỉ có cơ thể con người mới có cảm giác. Feuerbach  (1804-1872) ,  nhà duy vật nổi tiếng của triết học cổ điển Đức cho rằng thế giới khách quan là đối tượng của nhận thức và con người có khả năng nhận thức được thế giới khách quan, khả năng nhận thức của con người là vô tận.  Điều quan trọng hơn hết là ông cho rằng tinh thần, tâm lý không thể tách rời khỏi bộ não của con người, nó là sản vật của thứ vật chất phát triển tới mức độ cao là bộ não.

Cuối thế kỷ 18, tâm lí học đã bắt đầu manh nha, và đến giữa thế kỷ 19, tâm lí học đã trở thành một ngành khoa học độc lập. Wundt (1832-1920), nhà tâm lí học người Đức, người đầu tiên thành lập phòng thực nghiệm tâm lí và ứng dụng các phương tiện thực nghiệm vào việc nghiên cứu các quá trình tâm lí , ô ng cho rằng ý chí đóng vai trò trung tâm trong đời sống tinh thần của con người quan tâm đến những gì tạo thành ý thức và mong muốn phân loại não ra thành những mảng nhỏ khác nhau để nghiên cứu từng phần riêng biệt.

Thế kỷ 20, Freud (1856-1939) nhà thần kinh học người Áo, người đặt nền móng và phát triển lĩnh vực phân tâm học. Ông chia bộ máy tư duy của con người làm 3 phần: Vô thức(unconscius) , tiền ý thức (preconscius) và ý thức (conscius). Freud đem ví dụ tảng băng trôi để nói rõ 3 phần của bộ máy tư duy. Phần nổi trên mặt nước, có thể nhìn thấy được là ý thức, chỉ chiếm một phần nhỏ của tảng băng mà thôi; phần chìm dưới nước không nhìn thấy được, chiếm phần vô cùng lớn của tảng băng là vô thức; phần rất nhỏ nằm chìm dưới nước, giáp ranh giữa vô thức và ý thức là tiền ý thức.

Như vậy, vô thức là phần nằm sâu nhất trong kết cấu tâm lí con người. Vô thức là nơi tàng trữ các bản năng, trong đó bản năng dục vọng là cốt lõi. Những bản năng dục vọng này, Freud đặt tên cho nó là cái ấy (id) , là bản năng tính dục, có ngay từ lúc mới sơ sinh, là năng lượng nguyên thủy của sự sống. Có thể nói cái ấy là phần nhân cách xấu ác, mù quáng của con người. Bản năng tính dục này rất mãnh liệt và bất chấp tất cả mọi hậu quả, không biết gì đến giá trị thiện, ác hay đạo đức gì cả. Nó chỉ biết hưởng thụ khoái lạc, thỏa mãn bản năng tính dục mà thôi.

Tiền ý thức là phần rất nhỏ nằm giáp ranh giữa vô thức và ý thức, là phần vẫn còn nằm chìm dưới nước của tảng băng trôi. Nó không thuộc vô thức cũng không thuộc về ý thức. Nó là khâu trung gian trong quá trình chuyển biến từ vô thức thành ý thức. Ý thức là phần rất nhỏ của tảng băng nổi trên mặt nước, là tầng trên của vô thức, là phần có thể nhìn thấy được, là phần tinh thần liên hệ trực tiếp với thế giới bên ngoài. Tượng trưng cho ý thức là cái tôi(Ego) . Cái tôi là thành phần tâm lí của bộ máy tư duy. Cái tôi có cả trong ý thức, tiền ý thức và một phần vô thức. Nó có mặt ở cả phần nổi và phần chìm của tảng băng trôi. Cái tôi kiểm duyệt và kiềm chế hành vi bị thúc đẩy bởi vô thức với thế giới bên ngoài. Nói cách khác, cái tôi có nhiệm vụ khống chế bản năng tính dục hưởng thụ khoái lạc mãnh liệt của cái ấy, kềm chế, ngăn ngừa những khuynh hướng sai lạc, xung đột với qui luật xã hội, không cho cái ấy tự do tung hoành.

Ngoài cái ấy, cái tôi, mô hình cấu trúc thần kinh con người của Freud còn có cái siêu tôi (superego). Cái siêu tôi là nơi chứa tất cả các tiêu chuẩn đạo đức được tiếp nhận từ môi trường bên ngoài. Đồng thời nó cũng được xem là sự học hỏi của cá nhân về các giá trị và quy tắc xã hội. Cái siêu tôi buộc cái tôi phù hợp không chỉ về thực tế mà còn về lý tưởng của mình về đạo đức. Có thể nói, cái siêu tôi là mặt lương tâm, đạo đức của cá nhân và cái tôi lý tưởng. Nó có mặt trong cả vô thức, tiền ý thức và ý thức của bộ máy thần kinh con người.

Tâm được xem là một trong những phạm trù quan trọng bậc nhất của Phật giáo. Tùy theo tác dụng mà tâm được chia thành các loại khác nhau. Ở đây xin trích dẫn 4 loại tâm: “nhục đoàn tâm (trái tim), duyên lự tâm (tâm suy tư theo đối tượng), tập khởi tâm (thức a-lại-da), và kiên thực tâm (tâm chắc thực)” . “Thức a-lại-da là thức thứ 8 theo Duy thức học. Vì thức này bao hàm nghĩa tích tập, là thể căn bản sinh ra các pháp, cho nên cũng gọi là tập khởi tâm, nghĩa là thức A lại da tích chứa các chủng tử mà sinh ra hiện hành. Sáu thức trước gọi là “thức”, tức tác dụng liễu biệt, nhận thức. Thức Mạt na thứ 7 gọi là “ý”, tức tác dụng tư duy. Chủ thể của tâm gọi là Tâm vương, những tác dụng của tâm vương gọi là tâm sở” .[2]Kiên thực tâm là cái tâm không hư vọng ,bất sinh bất diệt, còn gọi là chơn tâm. Chỉ cái tuyệt đối, cái tính giác ngộ sẵn có nơi mỗi người, đó là Phật tính.

ducPhat 802146802

Đạo Phật từ lúc sơ khai, tức hơn 2500 năm trước, đức Phật Thích Ca (624-544 BC)[3] đã thuyết lập thuyết vô ngã để phủ định thuyết linh hồn vĩnh hằng bất biến ( 我,atman) của Bà la môn giáo. Đức Phật cho rằng, con người là do năm uẩn sắc, thọ, tưởng, hành, thức hợp thành. Trong đó tâm thức là chủ đạo, là đầu dây mối nhợ cho bất cứ tư tưởng, lời nói hay hành động nào của con người. Còn sắc, t họ, t ưởng, h ành là những trợ duyên để tâm thức thực hành ý định đó. Sắc, thọ, tưởng, hành, thức là năm giềng mối bổ túc cho nhau. Nếu không có thọ, tưởng thì không thể có thức. Cũng như nếu không có sắc thì không thể nào có thọ hay tưởng được. Và tâm không phải là linh hồn bất biến, mà tâm của con người cũng giống như dòng nước chảy, sát na sinh diệt, niệm niệm biến hóa vô thường.

Đối với đạo Phật mà nói, tâm thức đóng vai trò chính trong việc kiến tạo đời sống hạnh phúc hay khổ đau. Tâm thức có tác dụng chi phối rất lớn đối với đời sống con người và môi trường xung quanh. Tâm thức là động lực của ngôn ngữ và hành vi. Kinh Pháp Cú dạy :Trong các pháp,tâm dẫn đầu, tâm làm chủ, tâm tạo tác tất cả [4]. Kinh A Hàm đức Phật dạy : “Tâm não cố chúng sinh não, tâm tịnh cố chúng sinh tịnh.”[5] Kinh Hoa Nghiêm: Tam thế nhất thiết Phật. Ưngquán pháp giới tính.Nhất thiết duy tâm tạo [6].Đại thừa khởi tín luận nghĩa sớ: “Tâm sinh thì pháp sinh, tâm diệt thì pháp diệt, tam giới hư vọng đều do tâm tạo” [7]. Tông cảnh lục quyển 2 : “Tam giới duy tâm, vạn pháp duy thức”[8].

Nói tâm dẫn đầu, tâm làm chủ, tâm có vai trò chính trong việc chi phối đời sống của con người, không có nghĩa là chủ trương tâm có trước vật hay là tinh thần quyết định vật chất như trong chủ nghĩa duy tâm triết học phương Tây quan niệm. Ở đây Phật giáo muốn nói đến tâm là nhân tố chính trong các mối nhân duyên tương tác lẫn nhau trong việc cấu tạo của vật chất. Sự hoạt động của tâm lí xác thực cần đến sự hỗ trợ của vật chất, như muốn nhận thức rõ các sắc, xác thực cần phải có cái thấy của con mắt. Nhưng con mắt cũng chỉ là một trong những điều kiện quan trọng của sự nhận thức các sắc. Khi thiếu đi sự thấy của mắt, người mù cũng có thể phân biệt được sự vật. Cho nên, đạo Phật quan niệm rằng, tác dụng của tinh thần đóng vai trò chính trong đời sống của con người và nhận thức môi trường xung quanh. Khi nhận thức các sự vật, xác thực cần có các ngoại duyên vật chất hỗ trợ, nhưng đó chỉ là sự hỗ trợ mà thôi, là tính thứ yếu, chứ không phải là tính trọng yếu. Cũng như cùng khởi tâm ham thích một món đồ vật, có người khởi tâm muốn chiếm hữu nó, có người chỉ khởi tâm ham thích mà thôi, chứ không muốn chiếm hữu, có người khởi tâm tham nhiều một chút, cũng có người tâm tham ít một chút. Cho nên nói, động lực chính dẫn dắt hành vi ngôn ngữ tạo tác tất cả chính là cái tâm của con người. Nói một cách khác, vật chất và tinh thần có mối quan hệ tương tác lẫn nhau, nhưng trong mối quan hệ này tâm là yếu tố chính, tâm quyết định, vật chất chỉ là sản vật của tâm. Tâm nương vào sự hỗ trợ của ngoại duyên vật chất mà tồn tại. Nếu không có sự hòa hợp của vật chất thì tâm cũng không thể tồn tại độc lập một mình. Đây cũng là chủ trương của đạo Phật, các pháp đều do nhân duyên hòa hợp mà thành. Vì thế, đối với quan điểm về tâm mà nói, Phật giáo không chủ trương chủ nghĩa duy vật mà cũng không phải là chủ nghĩa duy tâm.

II. QUAN ĐIỂM VỀ TÂM CỦA LỤC TỔ HUỆ NĂNG VÀ TỔ SƯ MINH ĐĂNG QUANG

Lục tổ Huệ năng638 - 713 , vị tổ thứ sáu của thiền tông Trung Hoa, với tác phẩm kinh Pháp Bảo Đàn, được đệ tử ghi chép lại, duy nhất tác phẩm của một vị Tổ được tôn xưng là “kinh”. Thông thường, chỉ có những lời dạy của các đức Phật, được các đệ tử kết tập lại mới được tôn xưng là “kinh”. Qua đây, chúng ta có thể thây được tầm quan trọng của kinh Pháp Bảo Đàn. Có thể nói, bộ kinh này là tôn chỉ của thiền tông, ngôn từ ngắn gọn, lời lẽ chất trực , 10 phẩm của kinh không ngoài việc nói rõ pháp môn thiền với tôn chỉ : “trực chỉ nhân tâm, kiến tánh thành Phật”. Kinh Pháp Bảo Đàn hiện có hơn 10 bản khác nhau, hiện có hai bản được xếp vào Đại Chánh Tạng là bản Đôn Hoàng ( 敦煌本 ), b ản này hiện được xếp vào Đại Chính tạng tập 48, số hiệu 2007, trang 337. Bản thứ hai là bản Tông Bảo(宗宝本) , 1 quyển, 10 phẩm, hơn 20.000 chữ, do sư Tông Bảo ( 宗宝 ) biên tập lại vào niên hiệu Chí Nguyên thứ 28 (1291) đời  nhà Nguyên, đây là bản thường thấy lưu hành, được xếp vào Đại Chính Tạng tập 48, số hiệu 2008, trang 345.

tsmdq009

Tổ sư Minh Đăng Quang (1923), khai sơn Đ ạo Phật Khất Sĩ Việt Nam, một sắc thái Phật giáo đặc thù, biệt truyền tại miền Nam Việt Nam.Với bộ Chơn Lí gồm 69 quyển, Tổ Sư đã nêu lên những tư tưởng đặc thù phát xuất từ những sự chứng ngộ của bản thân Ngài, dựa trên nền tảng là pháp môn Giới- Định-Tuệ theo truyền thống của đạo Phật.[9] Với lời văn mộc mạc, chất phát, với lối thí dụ gần gũi, sự vận dụng hài hòa của hai nền tảng giáo lí Bắc Tông và Nam Tông, Chơn Lí của Tổ Sư Minh Đăng Quang đã góp phần tạo nên nét đặc thù của Phật giáoViệt Nam. Đặc biệt là khi nói về Tâm, Tổ Sư đã mô tả hết sức chi tiết từ hình thể chữ viết cho đến nội dung :Chữ tâm, trên có ba điểm như sao giăng, dưới có cái vòng móc như mặt trăng xế, cũng có nghĩa là ba điểm: Tinh, Khí, Thần, hay giới, định, huệ ở nơi sắc thân này gọi là tâm. Tâm ấy là sự ngăn ác, giữ mình trong sạch, yên lặng và sáng suốt, mới thiệt là trung tâm điểm, cốt yếu của sự sống đời, là ta vậy.Hình của chữ tâm, trên có ba điểm cũng tức là thọ cảm, tư tưởng, hành vi. Còn dưới là cái câu móc hình đứa nhỏ, ngồi trong thai bào bụng mẹ, kêu là sắc thân. Vậy nên hình chữ tâm đây là ba ấm: thọ, tưởng, hành, ở trên sắc thân, làm sự sống, cái biết và linh thiêng. [10]

Tổ s ư đã đem ba điểm và cái vòng móc của lối viết chữ Tâm ) ví với giới, định, tuệ hay ba ấm : thọ, tưởng, hành ở trên sắc thân, và xem tâm là điều cốt yếu của sự sống đời, là cái biết, cái linh thiêng. Đây là một thí dụ rất độc đáo, rất xác thực với hình thể chữ Tâm. Ba điểm của chữ Tâm tượng trưng cho giới, định, tuệ; cái vòng móc câu tượng trưng cho hình đứa nhỏ ngồi trong thai bào bụng mẹ kêu là sắc thân. Tổ Sư đã giải thích chữ Tâm dựa trên lối viết chữ Hán, một lối giải thích hết sức mộc mạc nhưng đầy chất hình tượng, dễ nhớ nhưng cũng không kém phần linh động, sáng tạo đồng thời cũng nói lên đầy đủ ý nghĩa và tầm quan trọng của tâm trong mối quan hệ giữa thân và tâm.

Ngoài ra, Tổ s ư còn nhấn mạnh rằng tâm là nơi sinh ra vạn vật từ vật chất cho đến tinh thần, đồng thời cũng là nơi tồn chứa lưu trữ tất cả các pháp thế gian: Tâm là trung tâm điểm, cốt yếu, trụ cốt của các pháp, của lý trí sự vật....mà tất cả chúng sanh vạn vật và các pháp, cái chi cũng có bởi trung tâm, và do trung tâm mới sanh ra tất cả, nên gọi là nhứt tâm sanh vạn pháp, nhứt thiết do tâm tạo, vạn pháp tồn tâm qui nhứt tâm. [11]Trong kinh Pháp Bảo Đàn, lục tổ Huệ Năng đã ví tính dung nhiếp của tâm với hư không, dung chứa tất cả các pháp thế gian từ vật nhỏ như cỏ cây hoa lá cho đến sơn hà đại địa, trăng sao, thiên đường, địa ngục, ác pháp, thiện pháp đều hàm chứa nơi tâm: “Tâm lượng quảng đại như hư không...hay hàm chứa vạn vật sắc tướng, mặt trời, mặt trăng, sao, núi sông, đất liền, suối khe, cỏ cây rừng rậm, người lành người dữ, pháp thiện pháp ác, thiên đường địa ngục, tất cả biển lớn, các núi Tu Di,tất cả đều ở trong hư không. Tánh không của con người cũng như vậy. [12]Hay khi Lục tổ Huệ Năng canh ba vào thất của N gũ tổ, được N gũ tổ thuyết kinh Kim Cang, đến câu: ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm , L ục tổ đại ngộ, thưa với N gũ tổ rằng: “....nào ngờ tự tánh sinh ra muôn pháp”.[13] Qua đây, chúng ta có thể thấy rằng, L ục tổ Huệ Năng, một vị T ổ thiền tông Trung Hoa, một con người của thế kỷ thứ 7; T ổ sư Minh Đăng Quang, một vị T ổ khai sáng một H ệ phái của Phật giáo Việt Nam, một con người Việt Nam của thế kỷ thứ 19 , cách nhau hơn 10 thế kỷ. Hai vị đã dựa trên nền tảng giáo lí của đức Phật, cùng giải thích về tâm, tuy ngôn từ, văn tự có khác nhau, và tùy theo phong tục tập quán, văn hóa, xã hội, lịch sử của từng nước mà bị bản địa hóa, cho nên mỗi vị có sự giải thích hay đưa ra thí dụ khác nhau để phù hợp với quần chúng nước mình nhưng nội dung không ngoài giáo lí của đạo Phật đã khẳng định về tâm. Tâm là nguồn gốc tất cả các hiện tượng tinh thần, là căn nguyên của mọi hoạt động nhận thức, hoạt động tâm lí, là nơi lưu trữ tất cả các hạt giống sinh ra muôn sự muôn vật, hữu hình hay vô hình.

Qua đoạn trích dẫn trên, chúng ta có thể hiểu thêm rằng, cái gọi là 10 cảnh giới (tứ thánh và lục phàm): Phật, Bồ tát, Duyên giác, Thinh văn, Thiên, Nhơn, A tu la, súc sanh, ngạ quỷ và địa ngục đều bao hàm nơi tâm. Tâm là yếu tố chính có thể dắt chúng ta lên thiên đường cũng có thể đưa chúng ta xuống địa ngục. Chúng ta cũng thể tu tâm để thành Phật, cũng như có thể mê hoặc theo tâm mà sống đời trụy lạc. Kinh Pháp Bảo Đàn, Lục tổ nói: “Khi vạn pháp không nghĩ, thì tánh vốn hư không, khi khởi một niệm suy lường, thì gọi là biến hóa. Suy nghĩ việc ác hóa ra địa ngục, suy nghĩ việc lành hóa ra thiên đường, độc hại hóa ra rồng rắn, từ bi hóa ra Bồ tát, trí tuệ hóa làm cõi trên, ngu si hóa thành phương dưới. Tự tánh biến hóa rất nhiều, người mê không thể tỉnh giác, niệm niệm thường khởi ác, thường đi đường ác, nếu quay về một niệm lành, liền phát sanh trí tuệ. ”.[14]Tổ sư Minh Đăng Quang cũng cho rằng sỡ dĩ con người bị trôi lăn trong sanh tử luân hồi, xuống lên ba cõi sáu đường, là bởi bị tâm phàm vọng dẫn dắt. Tổ sư dạy: Cũng như bậc Trời, người, thần, thú, ma, địa ngục, các chúng sanh ấy mãi lăn xoay theo vòng tương đối của bánh xe luân hồi khổ não, là bởi điên đảo vì vạn tâm phàm vọng, không chơn như nhứt định.[15] Phật giáo không như các tôn giáo khác, đem quyền quyết định hạnh phúc cuộc đời mình giao cho vị thần linh tối cao. Phật giáo đem quyền quyết định hạnh phúc cuộc đời mỗi người giao cho chính mỗi người. Nói cách khác, con người là chủ cuộc đời mình. Và tâm là người dẫn đường cho cuộc đời mỗi người. Quan điểm của lục tổ và tổ sư là một điển hình.

Tuy lục tổ và tổ sư không đem tâm phân tích rõ như trong Duy thức học gồm có 8 thức tâm vương và 51 tâm sở, hay như trong tâm lí học nói rõ sự hoạt động của vô thức, tiền ý thức, ý thức, tập thể vô ý thức... nhưng qua Kinh Pháp Bảo Đàn Chơn lí Tâm , hai vị đã giảng giải rõ thế nào là tâm phàm phu chúng sinh và tâm Phật. Kinh Pháp Bảo Đàn, Lục tổ dạy: “Tự tánh mê tức là chúng sinh, tự tánh giác tức là Phật”, “Niệm trước mê tức phàm phu, niệm sao ngộ tức Phật”, “Chúng sinh trong tâm, chỗ gọi rằng tâm tà mê, tâm cuống vọng, tâm bất thiện, tâm tật đố, tâm ác độc, những tâm như thế trọn là chúng sinh”.[16] Vì pháp môn thiền của lục tổ là pháp môn thiền đốn ngộ, trực chỉ nhân tâm kiến tánh thành Phật, nên Ngài không đem tâm phân tích tỉ mỉ, mà chỉ thẳng vào tâm tánh mê vọng, tà ác, bất thiện tức là tâm chúng sinh, tâm giác ngộ, thanh tịnh tức là tâm Phật. Ngài còn chỉ rõ tâm Phật và chúng sinh sai khác nhau chỉ trong một niệm mà thôi. Niệm trước mê thì là chúng sinh, niệm sau giác thì là Phật, chỉ cần một niệm giác nhìn rõ được tâm mình, tức hoát nhiên đại ngộ thì đã chuyển hóa tâm chúng sinh thành tâm Phật, không cần phải đi từng nấc thang tu tập tiến hóa từ cảnh giới người, trời, thinh văn, duyên giác, bồ tát rồi mới thành Phật. Lại không cần phải trải qua 52 giai đoạn tu tập tiến hóa từ phàm phu đến hiền, thánh, ...diệu giác, đẳng giác và cuối cùng là Phật. Vì tâm của chúng sinh vốn là thanh tịnh, giác tĩnh, nhưng vì trong cuộc sống hằng ngày chúng sinh quen chạy theo trần cảnh bên ngoài, khởi vọng tâm, tà tâm không dứt nên khiến tánh giác bị che khuất. Cũng như mặt trời lúc nào cũng chiếu sáng, nhưng vì mây đen che khuất nên tạm thời bị lu mờ mà thôi, chỉ cần một luồng gió nhẹ thổi qua, mây tan, trời lại trong sáng. Điều này được lục tổ nói rõ trong kinh: “Người đời tánh vốn thanh tịnh... Như bầu trời trong, mặt trời mặt trăng thường sáng, có đám mây che phủ thành ra trên sáng dưới tối. Bỗng gặp gió thổi tan mây, trên dưới đều sáng, muôn cảnh hiện ra.[17] Đây là bước đột phá đốn ngộ về tâm của lục tổ. Sau này được các đệ tử của lục tổ phát triển và truyền bá rộng ra thành dòng thiền “nam phương đốn giáo” đối lập với dòng thiền “bắc phương tiệm tu” của ngài Thần Tú.

So với Lục tổ, Tổ sư Minh Đăng Quang, miêu tả chi tiết hơn, từ tâm của cỏ cây, tâm thú người cho đến tâm trời Phật. Tổ sư viết: “NƠI CỎ CÂY: Tâm là cái sống, như: tâm cây tre, cây trúc, là cái đọt phía trên giữa các lá nhánh, hễ rút đọt thì cây chết...NƠI THÚ, NGƯỜI: Tâm là sự biết, như: kẻ thì nói để cho biết, làm để cho biết, lo nhớ tính để cho biết. Để khi chết rồi, thì chỉ còn cái biết ấy đem theo...NƠI TRỜI PHẬT: Tâm là sự linh thiêng huyền bí ẩn mật, thần thông, yên lặng.... Bởi chủ tâm là chơn như yên lặng chưởng linh diệu và nuôi luôn các cái biết, cái sống, nên gọi tâm của Trời Phật là linh diệu.” [18]Ngoài ra, Tổ sư còn đem tâm ví với hột giống, tâm ác như hột non, tâm thiện như hột già, tâm chơn như hột chín no tròn chắc thiêt đời đời. Chính tâm chơn mới gọi là thiệt tâm, còn tâm vọng động của ác, nhơn, thiện là hột giống còn có thể hư hoại dời đổi chưa chắc định. Tổ sư dạy: “Tâm là hột giống sau rốt hay giác chơn, Phật; còn chúng sanh thì cái tâm đang thành tựu còn non nớt nhỏ nhít yếu mềm, nên gọi là chưa có tâm....Hột giống thú là: thân, khẩu, ý ác.Hột giống người là: thân, khẩu, ý nhơn. Hột giống Trời là: thân, khẩu, ý thiện.Hột giống Phật là: thân, khẩu, ý chơn. [19]

Lục tổ nói rằng tâm chúng sinh còn mê mờ, chưa giác ngộ. Tổ sư Minh Đăng Quang cho rằng tâm chúng sinh còn non nớt, nhỏ nhít, yếu mềm. Cũng như hột giống còn non nhỏ đang ẩn trong trái hoặc chưa có chứ không phải không có. Tâm Phật như hột chín no tròn chắc thiệt để đời đời không hư hoại. Ngoài ra, để mọi người dễ nhận thức hơn, Tổ sư còn lấy hành vi của thân, khẩu, ý để phân biệt tâm thú, tâm người, tâm trời và tâm Phật. Tâm của loài cầm thú được thể hiện qua thân, khẩu, ý ác. Tâm của loài người là thân, khẩu, ý nhơn tức thiện ác lẫn lộn. Tâm của trời là thân, khẩu, ý thiện lành. Tâm của chư Phật là thân, khẩu, ý chơn. Chơn tức là chơn như, không vọng động, sai khác, yên lặng, sáng suốt . Chơn cũng có nghĩa là chơn không dung chứa tất cả các pháp, sinh ra muôn pháp. Từ “chơn” ở đây đồng nghĩa với từ “thanh tịnh” mà lục tổ nói trong kinh Pháp Bảo Đàn hay “Phật tánh” mang nghĩa chơn như, bất sinh, bất diệt mà các kinh Phật thường nhắc đến. Trong các kinh Phật cũng có dùng đến từ “chơn như, chơn tâm” để giải thích ý nghĩa Phật tánh, nhưng khi nói đến Phật tánh thì thường dùng “tánh thanh tịnh” hoặc “tâm thanh tịnh” ít khi dùng từ “chơn tánh hay chơn tâm ”. Trong chơn lí của Tổ sư danh từ “tâm chơn” hay “cái biết” là danh từ rất phổ thông trong 69 quyển chơn lí của Tổ. Tổ sư nói : “ Tâm chơn là hột chín no tròn chắc thiệt đời đời. Chính tâm chơn mới gọi là thiệt tâm, còn tâm vọng động của ác, nhơn, thiện là hột giống còn có thể hư hoại, dời đổi chưa chắc định”.[20] Tuy ngôn từ có khác nhưng nội dung không sai khác với ý nghĩa bất sinh bất diệt của danh từ “Phật tánh”. Nhưng từ “tâm chơn” hay “cái biết” có lẽ sẽ dễ hiểu hơn đối với người dân Nam Bộ vốn chất phác, thật thà trên mảnh đất miền Nam hiền hòa, nơi đạo Phật Khất Sĩ ra đời.Theo thiển ý của người viết, từ “tâm chơn” hình tượng hơn, làm cho người đọc dễ mường tượng ra ý nghĩa của tánh Phật là chơn như, chơn chất giống như bản tánh của đứa trẻ mới sinh ra, như vậy con người dễ liên tưởng đến ý nghĩa của Phật tánh là trở về nguồn cội, bổn tánh hay vắng lặng, sáng suốt, thanh tịnh. Từ “chơn” còn bắt nguồn cho người đọc dễ liên tưởng đến từ “chơn không hay hư không”, mang tính dung nhiếp vạn vật, cũng là một trong những ý nghĩa của từ Phật tánh.

Pháp tu tâm của lục tổ là đốn giáo đốn tu, chỉ thẳng vào tâm người, một niệm giác ngộ phàm phu thành Phật. Tổ sư cho rằng tu tâm chính là tu thân, khẩu, ý.Chính cái nghiệp nơi thân khẩu ý là tâm. “Tâm là thân khẩu ý, ngoài thân khẩu ý thì không có tâm....và sự tu là tu tâm chớ không có tu riêng thân hay khẩu, hoặc ý gì cả. Nhưng cũng tùy nơi bệnh nào nhiều là người ta phải lo sữa chữa nó trước, để rồi tất cả đều được trọn lành, là tâm chơn tốt đẹp, nên tức gọi là tu tâm...Thân làm là bao vỏ của tâm- hột, miệng nói là thịt cơm của tâm- hột, ý tưởng là ngòi mộng của tâm- hột.”[21] Qua đây chúng ta có thể thấy được giáo lý nhân duyên hay nói cách khác là các pháp do nhân duyên hòa hợp mà thành trong ý nghĩa về tâm của Tổ sư. Thân khẩu ý chính là tâm và tâm chính là thân khẩu ý, mối liên hệ duyên sinh không thể tách rời giữa thân và tâm. Tu tâm chính là tu thân khẩu ý, một phương pháp tu rất dễ, thích hợp cho mọi tầng lớp, từ những bậc thượng căn thượng trí cho đến người bình dân. Tu thân khẩu ý là ở mọi nơi mọi lúc, tu trong mọi hoàn cảnh, lúc làm việc, lúc giao tiếp với mọi người, lúc đi, đứng, ngồi, nằm, người tại gia, xuất gia đều có thể tu được, người thiếu căn, kém trí đều có thể giữ gìn, sửa đổi ba nghiệp thân khẩu ý của mình cho được chơn như, thanh tịnh, chứ không phải dành riêng cho người xuất gia, người thượng căn, thượng trí hay những người đến chùa, tụng kinh gõ mõ mới gọi là tu. Quan điểm này của Tổ sư đồng với quan điểm của lục tổ, như trong phẩm Tọa Thiền, lục tổ nói: “ Ngoài lìa tướng tức là thiền, trong chẳng loạn tức là định, ngoài thiền trong định, ấy gọi là thiền định.”[22] Ngoài không chấp vào các tướng, bên trong giữ cho tâm không loạn động, đó là thiền, chứ không phải là ở hình tướng xếp chân ngồi kiết già. Như vậy, ở mọi nơi mọi lúc đều có thể tu thiền, trong lúc làm việc nếu tâm không loạn động, giác tĩnh biết rõ việc mình đang làm, đó là thiền.Từ đó, chúng ta thấy rằng lục tổ và tổ sư đều chú trọng ở chỗ tu tâm chứ không chấp vào hình tướng. Vì tâm là nhân tố chính trong việc kiến tạo đời sống hạnh phúc của con người. Vì thế, tu tâm là điều cốt yếu nhất. Bắt đầu từ tâm, tìm hiểu tâm, tu tâm chính là con đường đúng đắn nhất trong các con đường dẫn đến hạnh phúc đích thực. Đây là con đường mà mấy nghìn năm qua các nhà tôn giáo học cũng như các nhà tư tưởng học trên thế giới đã và đang quan tâm hàng đầu. Lục tổ và tổ sư cũng không ngoại lệ.

LucTo
Ảnh minh họa: Lục Tổ

III.THAY LỜI KẾT

Lục tổ và Tổ sư hai con người của hai nền văn hóa khác nhau, hai ngôn ngữ khác nhau, hai thời đại khác nhau đã cùng bàn về tâm với những điểm tương đồng và dị biệt dựa trên nền tảng của giáo lí đạo Phật. Nhìn chung, hai vị đều cho rằng có hai loại tâm, đó là tâm chúng sinh và tâm Phật. Tâm chúng sinh còn mê mờ, non yếu, chưa giác ngộ hay còn gọi là vọng tâm. Tâm Phật sáng suốt, yên lặng, là hột chín no tròn đời đời chắc thiệt không hư hoại mà lục tổ gọi là tánh thanh tịnh, Tổ sư gọi là tâm chơn hay cái biết. Lục tổ và tổ sư đều chú trọng vào yếu tố tâm thức của con người bởi hai lẽ : một là con người là chủ nhân của cuộc đời mình mà tâm là người dẫn đường, chứ không phải là sản phẩm sáng tạo của một vị thần linh tối cao nào. Hai là tâm thức có tác dụng chi phối rất lớn đối với đời sống con người và môi trường xung quanh, vì tâm thức là động lực của hành vi và ngôn ngữ.

Điều quan trọng hơn hết là Lục tổ và Tổ sư đã dựa trên sự chứng ngộ của bản thân mà nói về tâm, chứ không phải sự hiểu biết từ tín ngộ hay giải ngộ. Hai vị đã tự thân trải nghiệm và đã có những ấn chứng cho riêng mình, đã được tôn xưng là hai vị Tổ của hai tông phái. Vì thế, lời các vị nói ra xuất phát từ kinh nghiệm của bản thân, từ sự chứng ngộ của bản thân, chứ không phải là sự tin tưởng vào giáo lí của đức Phật, tin theo lời của đức Phật một cách mù quáng. Cũng không phải là sự hiểu biết suông từ sách vở, kinh văn, hay là sự nhận thức trên bề nổi của ngôn từ, văn tự mà thôi. Cũng không như Tâm lí học hay y học dùng những phương pháp thực nghiệm, trừu tượng, hoặc dùng những kỹ thuật khoa học tân tiến để mổ xẻ tâm, phân tích sự hoạt động của tâm, sự hình thành của tâm, tính logic của tâm... Như nhà Tâm lí học Fromm (1900-1980), đã nói trong cuốn “Thiền và Phân tâm học” : “Thí dụ như nghiên cứu về một đóa hoa, các nhà khoa học đem nó phân tích như một đối tượng của vật lí học, hóa học hay thực vật học. Rồi đem những thành quả đạt được từ sự nghiên cứu công bố với mọi người. Và cho rằng đã nghiên cứu thấu đáo về hoa. Khoa học nghiên cứu như thế, kỳ thật chỉ là mô tả một đối tượng, bàn luận xoay quanh đối tượng, phẩu thuật, phân giải một đối tượng, rồi sau đó ghép nhiều bộ phận lại với nhau, chẳng qua chỉ là sự tổng hợp trừu tượng của nhiều hiện tượng phân tích mà thôi,chứ không phải sự hiểu thấu đáo của chính bản thân đối tượng.Như vậy khoa học chỉ là người đứng bên lề, người ngoài cuộc, vĩnh viễn không bao giờ tham thấu được chính bản thân sự vật.[23]Hay như Khổng Tử đã nói: chúng ta không phải là cá thì sao biết được cái vui của cá ? Là hàng hậu học, với sự tu còn non kém, sự hiểu biết còn ít ỏi, chúng ta không thể nào tham thấu hết những quan điềm về tâm của Lục tổ và Tổ sư. Nhưng chúng ta phải tin chắc rằng đây là những kinh nghiệm, những quan điểm, những lời nói xuất phát từ người trong cuộc, từ sự chứng ngộ của bản thân hai vị. Và những lời nói như thế rất đáng được trân trọng, đáng làm kim chỉ nam cho hàng hậu học.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. 宗宝编:《六祖大师法宝坛经》,《大正藏》,第48 册,2008经。

2. 天竺三藏求那跋陀罗译 《杂阿含经》,卷10,《大正藏》,第 02 册,99 经。

3. 天竺三藏佛驮跋陀罗译:《大方广佛华严经》,卷 19,《大正藏》,第10 册, 279经。

4. 慧远撰:《大乘起信论义疏》,卷 1,《大正藏》,第 44 , 1843 经。

5. 主智觉禅师延寿集:《宗镜录》卷 2,《大正藏》,第 48 , 2016 经。

6. 澄观撰述:《新译华严经七处九会颂释章》,卷 1,《大正藏》,第36 册, 1738经。

7. 长水沙门子璇录:《金刚经纂要刊定记》,卷 1,《大正藏》,第33 , 1702 经。

8. 智舷校阅:《正法眼藏》,卷 2,《续藏》,第67 册, 1309经。

9. 铃木大拙、弗洛姆,禅宗与精神分析,辽宁教育出版出版社,1988 .

10. Thích Giác Toàn , “Tổ sư Minh Đăng Quang với chí nguyện nối truyền Thích Ca chánh pháp” , Hội thảo khoa học 300 năm Phật giáo Gia Định - Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh, Nxb TP. HCM, năm 2002 .

11. Tổ sư Minh Đăng Quang, Chơn lí “Tâm” , tập 1, Nhà xuất bản Tôn Giáo , Hà Nội, năm 2004.

12. Thích Quảng Độ (dịch ), Phật Quang Đại Từ Điển 4, Hội Văn h óa Giáo dục Linh Sơn Đài Bắc xuất bản, năm 2000.

13. Thích Trí Đức, Kinh Pháp Cú, Phật học viện Quốc tế, năm 198 5.

 


[1] 亚里士多德(Aristoteles )全集,苗力田主编,中国人民大学出版社,1997.

[2] Thích Quảng Độ dịch, Phật Quang Đại Từ Điển 4, Hội Văn hóa Giáo dục Linh Sơn Đài Bắc xuất bản năm 2000, tr.5062.

[3] Niên đại về ngày sinh của đức Phật còn đang tranh luận, nhưng có hai cách tính phổ thông nhất, đó là : Theo cách tính của người châu Á là 624-544 BC, theo cách tính của người châu Âu là 563-487 BC.

[4] Thích Trí Đức, kinh Pháp Cú, Phật-học-viện Quốc-tế, 1985, tr. 13.

[5] 《杂阿含经》,卷10,《大正藏》,第02册,no. 99, p. 69, c23-25

[6] 《大方广佛华严经》,卷19,〈20 夜摩宫中偈赞品〉,《大正藏》,第10 册,no. 279, p. 102, b1

[7] 《大乘起信论义疏》卷1,《大正藏》,第44, no. 1843, p. 175, a6.

[8] (1)《宗镜录》卷2,《大正藏》,第 48, no. 2016, p. 423, c25-b21.

(2)《新译华严经七处九会颂释章》卷1: “唯是一心者一切三界唯心转故《大正藏》,第36册,no. 1738, p. 718, c28-29.

(3)《金刚经纂要刊定记》卷1:「若离心念。即无一切境界之相。则知三界唯心万法唯识。」《大正藏》,第33册,no. 1702, p. 173, a1-p. 170, a23.

(4)《正法眼藏》卷2:「三界唯心。万法唯识」.《续藏》,第67册,no. 1309, p. 582, b3 // Z 2:23, p. 27, a18 // R118, p. 53, a18.

[9] Thích Giác Toàn, “Tổ sư Minh Đăng Quang với chí nguyện nối truyền Thích Ca chánh pháp” ,Hội thảo khoa học 300 năm Phật giáo Gia Định - Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh, Nxb. TP. HCM, 2002, tr.42.

[10] Tổ Sư Minh Đăng Quang, Chơn lí “Tâm”, tập 1, nhà xuất bản Tôn giáo, Hà Nội, 2004, tr.430.

[11] Sđd, tr.431.

[12] 《六祖大师法宝坛经》,卷1 《大正藏》,册48no. 2008, p. 350, a22-b3 .

[13] Sđdp. 349, a20-21.

[14] Sđdp. 354, c15-20.

[15] Tổ Sư Minh Đăng Quang, Chơn lí “Tâm”, tập 1, nhà xuất bản Tôn giáo, Hà Nội, 2004,tr.437.

[16]《六 经》,卷1,《大 藏》,册48 no. 2008, p. 354, a14-16

[17] Sđd, p. 353, b29

[18] Tổ sư Minh Đăng Quang, Chơn lí “Tâm”, tập 1, Nhà xuất bản Tôn giáo, Hà Nội, 2004,tr.432.

[19] Sđd, tr.433-434.

[20] Sđd, tr.435.

[21] Tổ sư Minh Đăng Quang, Chơn lí “Tâm”, tập 1, Nhà xuất bản Tôn giáo, Hà Nội, 2004,tr.441.

[22] 《六祖大师法宝坛经》,卷1,《大正藏》,册48no. 2008, p. 353, b24-18.

[23] 铃木大拙、弗洛姆,禅宗与精神分析,辽宁教育出版出版社,1988年,第15.