Sức mạnh của sự đoàn kết và tinh thần phụng sự Chánh pháp

30giaohoipgvnĐoàn kết luôn tạo nên sức mạnh lớn lao, là yếu tố quyết định giúp một tổ chức, một dân tộc vượt qua những hoàn cảnh nguy khó. Lịch sử dân tộc chúng ta đã để lại nhiều bài học hết sức giá trị về sự đoàn kết, những bài học ấy không bao giờ là xưa cũ, mà vẫn luôn có ý nghĩa nhất định cho chúng ta hôm nay và mai sau.

Với Phật giáo, sự đoàn kết được hiểu Đức Phật định nghĩa hết sức cụ thể trong kinh Tăng chi bộ, khi Ngài dạy về các yếu tố tạo nên sức mạnh của hội chúng Tỷ-kheo, những người có sứ mệnh truyền bá Chánh pháp. Đức Phật đã tóm tắt 7 nội dung như sau: “(1) Thường tụ họp và tụ  họp đông đảo với nhau; (2) Tụ họp trong niệm đoàn kết, giải tán trong niệm đoàn kết, và làm việc Tăng sự trong niệm đoàn kết; (3) Không ban hành những luật lệ không được ban hành, không hủy bỏ những luật lệ đã được ban hành, sống đúng với những  học giới được ban hành; (4) Tôn sùng, kính trọng, đảnh lễ, cúng dường các bậc Tỷ-kheo Trưởng lão, những vị này là những vị giàu kinh nghiệm, niên cao lạp trưởng, bậc cha của chúng Tăng, bậc Thầy của chúng Tăng và nghe theo những lời dạy của những vị này; (5) Chúng Tỷ-kheo thích sống những chỗ nhàn tịnh; (6) Chúng Tỷ-kheo tự thân an trú chánh niệm, khiến các bạn đồng tu thiện chí chưa đến muốn đến ở; (7) Các bạn đồng tu thiện chí đã đến ở được sống an lạc.” (Đại tạng kinh Việt Nam, Kinh Tăng Chi bộ 3, Chương VII Bảy Pháp III. Phẩm Vajjì (Bạt-kỳ), HT.Thích Minh Châu dịch, lược trích).

Nội dung ấy thường được gọi là các pháp làm cho giáo pháp được cường thịnh – yếu tố căn bản làm nên tinh thần của một tổ chức Phật giáo, tạo nên sức mạnh của Giáo hội. Thiếu yếu tố này, tổ chức Phật giáo sẽ không được phát triển, mà còn bị suy giảm, hay nói một cách khác theo từ ngữ xã hội học là có khả năng bị ô nhiễm môi trường thế tục hoá.

Chúng ta nhớ lại những ngày đầu tiên của công cuộc vận động thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) sau khi đất nước độc lập, thống nhất. Đã 33 năm, hơn 6 nhiệm kỳ, Giáo hội chúng ta đã chịu sự mất mát quá lớn khi vắng bóng các bậc trưởng thượng xứng đáng là các bậc đạo hạnh mô phạm tâm và tuệ viên mãn, chỗ nương tựa vững vàng cho Tăng Ni, Phật tử như cố Trưởng lão Đệ nhất Pháp chủ - HT.Thích Đức Nhuận, ngài Đệ nhị Pháp chủ - HT.Thích Tâm Tịch; cố Trưởng lão Đệ nhất Chủ tịch Hội đồng Trị sự - HT.Thích Trí Thủ, ngài Đệ nhị Chủ tịch – HT.Thích Trí Tịnh, các ngài HT. Phạm Thế Long, HT.Thích Thiện Siêu, HT.Thích Thiện Hào, HT.Thích Minh Châu… mà những ai hữu duyên được làm việc sẽ thấy tinh thần đoàn kết – hoà kính được các ngài thể hiện một cách sống động trong mọi Phật sự của Giáo hội cũng như khi tham dự vào các vai trò khác nhau của xã hội, các tổ chức khác của đất nước. Nhờ vậy mà Giáo hội luôn ổn định và có những phát triển, có những thành tựu nổi bật về Tăng sự, giáo dục Tăng Ni, hoằng pháp, các hoạt động đối nội cũng như đối ngoại mà chúng ta được thừa kế hôm nay. Chính điều đó đã tạo niềm tin khiến cho những ai có thiện chí hướng về Giáo hội, không ngại gian khó, chung sức chung lòng chia sẻ, gánh vác các hoạt động trong tinh thần phụng sự Chánh pháp. Đức Phật đã từng ân cần giáo huấn chúng ta: “Hãy vui gánh những gánh nặng đang gánh, không mơ gánh những gánh nặng chưa gánh”.

Với cái nhìn duyên sinh, và qua các bài học của lịch sử, thịnh hay suy ở giữa đời không phải do yếu tố bên ngoài tác động, không phải do hoàn cảnh, mà tất cả là do chúng ta tự quyết định.

Sau đây là những hình ảnh thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam năm 1981: 

GHPGVN-1

GHPGVN-2

Đại diện các Giáo hội, hệ phái ký văn bản gia nhập ngôi nhà chung Phật giáo Việt Nam

GHPGVN-3

GHPGVN-4

GHPGVN-5

GHPGVN-6

GHPGVN-7

GHPGVN-8

Đại hội biểu quyết

GHPGVN-9

GHPGVN-10

GHPGVN-13

Đức Đệ Nhất Pháp chủ Thích Đức Nhuận phát biểu

GHPGVN-11

Đại biểu dự Hội nghị thống nhất Phật giáo Việt Nam
chụp hình trước chánh điện chùa Quán Sứ - Trụ sở Trung ương Giáo hội