Tái hiện tượng Phật Bamiyan nhờ dự án chiếu tia sáng laser

TaihienP-4

From: ibtimes.co.uk

Các tượng Phật đã bị phá hủy ở Bamiyan có thể không bao giờ phục hồi lại được nữa, nhưng nhờ sự hỗ trợ của đôi vợ chồng người Trung Hoa, bức tượng Phật khổng lồ đã được tái hiện một phần ngang qua dự án ánh sáng 3D.

Nói đến tượng Phật Bamiyan là nói đến hai tượng Phật khổng lồ được tạc trên vách núi trong thung lũng Bamiyan, miền trung đất nước Afghanistan. Tượng có tên gọi là “Solsol” cao 53m, được kiến tạo vào khoảng giữa năm 591 – 644 CE và một tượng có tên gọi là “Shahmama” cao 35 m, được kiến tạo vào những năm khoảng giữa 544 – 595. Cả hai bức tượng thể hiện được phong cách lai tạo cổ điển theo nghệ thuật Gandhara. Dọc theo lịch sử thời trung cổ, hai bức tượng đã từng bị tấn công nhưng cho đến 2001 mới bị quân Taliban triệt phá hoàn toàn. Việc phá hủy tượng Phật này được xem là cuộc tấn công chống lại quan điểm toàn cầu về bảo tồn di sản văn hóa. Năm 2008, Ngân quỹ Di sản Thế giới liệt kê những tượng Phật ở đây thuộc Danh sách Công trình Thế giới cần Cảnh giác là Di sản thứ 100 trong đang trong tình trạng nguy hiểm báo động. Các du khách có thể khám phá những hang động và nhiều điểm liên quan đến di sản này.

 TaihienP-3

Tượng Solsol vào năm 1963 và 2008. From: Wikipedia

 TaihienP-2

Tượng Shahmama năm 1977. From: Wikipedia

Buồn vì di sản bị phá hủy, hai nhà làm phim tài liệu Janson Yu và Liyan Hu quyết định tạo ra một thiết bị đặc biệt có khả năng nâng cấp gắn vào máy chiếu tia laser thông thường. Thiết bị này trị giá hơn 120.000US, điều khiển ánh sáng lên hai mặt để hiển thị rõ nét hình ảnh ba chiều. Cặp vợ chồng đã tham khảo bộ sưu tập hình Phật để tái tạo lại các bức hình gốc bằng kỹ thuật số. Được sự cho phép từ chính quyền Afghanistan, ngày 07 tháng 06 họ đã chiếu dự án vào hai hốc vách núi, nơi có tượng Phật trước đây, người dân địa phương vô cùng hoan hỷ khi được thấy lại hình ảnh Đức Phật trên vách núi. Mặc dù chưa công bố rộng rãi, có hơn 150 người đã có mặt chứng kiến sự kiện này.

Nhiều người dân Afghanista, trong đó có một số người Taliban trước đây tham gia vào việc phá hủy tượng đã hối tiếc trước sự mất mát di sản này. Mirza Husain, một thợ sửa xe đã tâm sự với BBC hồi tháng Ba rằng: “Tôi lấy làm hối tiếc cho sự việc năm ấy, họ đã khoan lỗ và cho thuốc nổ vào trong để phá hủy tượng Phật; cho đến bây giờ và mãi mãi về sau tôi không thể nào nguôi ngoai niềm hối tiếc này. Nhưng tôi không cưỡng lại được, không có lựa chọn nào khác vì họ sẽ giết chết tôi”.

UNESCO vẫn chưa tìm ra cách để khôi phục lại tượng Phật Bamiyan, các nhà khoa học người Đức đang làm việc trong Hội đồng Quốc tế về bảo tồn các Di tích Đền tháp (ICOMOS) vào năm 2011 đã đề xướng nhiều cách để khôi phục phần chân của tượng Phật Shahmama. Điều này đưa đến nhiều tranh cãi trong UNESCO, ICOMOS, các tổ chức chính phủ, tổ chức bảo tồn di tích, và người dân địa phương về các vấn đề như phục hồi, tái tạo, chính sách trong nước, và đạo đức. Một số như nhà hoạt động nhân quyền Abdullah Hamadi đề nghị các hốc trên vách núi nên cứ để trống như để cảnh báo chống lại sự cuồng tín của chính quyền cực đoan Taliban. Tuy nhiên, những người khác như Abdullah Mahmoodi của Hiệp hội Du lịch Bamiyan cho rằng việc tái thiết các tượng Phật sẽ mang lại lợi ích cho người dân địa phương phát triển ngành du lịch.

TaihienP-1 

(Theo Buddhistdoor International, 2015/06/15)