Tâm chất của vị trụ trì

HTHa TTTay TTThong 6 Copy

I. Tổng quan

Tổ sư Minh Đăng Quang sau khi đắc đạo năm 1944. Tổ sư bắt đầu khai sáng lại con đường giải thoát của Phật Thích-ca xưa bằng chí nguyện: “Nối truyền Thích-ca Chánh pháp”. Tổ sư Minh Đăng Quang làm tươi nhuận và sống lại một đạo Phật đã cũ và biến thái rất nhiều, thành một đạo Phật mới thuần Việt, đó là “ Đạo Phật Khất Sĩ Việt Nam”. Bước đầu khai nguồn mở đạo, Tổ sư một y một bát, một mình lữ hành hoằng hóa, độ sanh. Những ngôi tịnh xá đầu tiên của những người đạo tâm hiến đất cúng dường, xây dựng đạo tràng, để làm cơ sở hành đạo, tiếp Tăng độ chúng, giáo hóa chúng sanh: Tịnh xá Pháp Vân, Tịnh xá Ngọc Viên (Vĩnh Long); Tịnh xá Ngọc Quang (Sa Đéc); Tịnh xá Ngọc Trung - Tăng (Thốt Nốt, Cần Thơ), Tịnh xá Mộc Chơn, … Cơ sở đã vững, Tăng đoàn mỗi lúc mỗi đông. Tổ sư khai mở đạo tới đâu các tịnh xá được thành lập theo bước chân hành đạo của Ngài và Tăng đoàn. Tổ sư chia ra hai hội chúng, một hội chúng thì tiếp tục hành xứ theo Tổ, một hội chúng thì ở lại tịnh xá trụ xứ, luân phiên sắp đặt chư Tăng trụ trì, và chư Tăng trụ xứ. Cứ mỗi 3 tháng thay đổi trụ trì, trụ xứ, tịnh xá khác, cứ thế mà luân lưu giáp vòng các tịnh xá, khi trở lại tịnh xá ban đầu thì cũng giáp 2, 3 năm. Những Tăng nhân đệ tử hành xứ, vị nào đau bịnh, già yếu, hay muốn thay đổi cách tu, muốn ở yên một chỗ tịnh tâm, thì xin Tổ trở về trụ xứ, còn vị nào muốn đi hành xứ để theo Tổ thầy tu học, thì xin gia nhập Đoàn Du Tăng Khất Sĩ, tiếp tục hành xứ. Như vậy thời Tổ sư Minh Đăng Quang đã có Pháp chế trụ trì. Nhưng Pháp chế này là trụ trì không cố định miên viễn, mà tạm thời 3 tháng rồi thay đổi trụ xứ khác. Mục đích thay đổi như vậy là nhằm không để cho Tăng Ni chấp thủ cơ sở trú xứ, tín đồ quyến luyến, dính mắc cư gia, thối lui đạo hạnh. Tổ sư Minh Đăng Quang thường dạy: “Nguyên nhân Tăng chúng mất phước, sa đọa là do chư Tăng ở một chỗ vậy”. Ngày mùng 1 tháng 2 năm Giáp Ngọ - 1954, đức Tổ sư Minh Đăng Quang vắng bóng. Y bát kế thừa, Tổ sư phó chúc chơn truyền lại cho Nhị tổ Giác Chánh. Tổ sư lại di ngôn trước đại chúng giao phó cho Trưởng lão Giác Như làm Trị sự quản lý Tăng đoàn, sắp xếp chỗ cho chư Tăng cư trụ và luân phiên thay đổi thuyên chuyển trụ trì, trụ xứ các tịnh xá. Năm 1956, đức Nhị tổ tiếp tục hành đạo, duy trì truyền thống Du tăng hành xứ của Tổ sư Minh Đăng Quang xưa. Đức Nhị tổ dẫn đoàn hành đạo ra miền Trung, rồi vào miền Nam, và miền Đông Nam Bộ. Sau cùng, đức Nhị tổ hành đạo luôn ở miền Tây. Sau ngày đất nước giải phóng, đức Nhị tổ dừng chân hoá đạo, về trụ xứ và hành đạo ở các tịnh xá như: TX. Ngọc Liên - Bạc Liêu; TX. Ngọc Viên - Vĩnh Long; TX. Ngọc Đồng, TX. Ngọc Hiệp, TX. Ngọc Lợi - Tiền giang; TX. Ngọc Chánh – TP.HCM. Pháp viện Minh Đăng Quang, đức Nhị Tổ vừa Tịnh dưỡng, vừa tùy duyên tiếp độ Tăng chúng, thuyết pháp độ cư gia… cho tới ngày viên tịch. Trong khi đức Nhị Tổ nhận lãnh trách nhiệm của Tổ sư Minh Đăng Quang Giao phó lãnh đạo Tăng đoàn, thì các vị đệ tử lớn của Tổ sư Minh Đăng Quang như đức thầy Giác Tánh, đức thầy Giác An, đức thầy Giác Lý, đức thầy Giác Nhiên,… đi ra miền Trung, miền Đông Nam Bộ hoằng hoá mở đạo, phát triển giáo pháp Khất sĩ, thành lập các Giáo đoàn theo vùng miền, và mổi năm cùng hội tụ một tịnh xá để tự tứ chung. Cho đến năm 1963, các giáo đoàn về tự tứ chung ở Tịnh xá Ngọc Thạnh Tây Ninh. Do thời cuộc biến loạn, từ đó không còn tự tứ chung nửa và mỗi giáo đoàn Tự tứ riêng, có pháp lý hành đạo, đạo Phật Khất sĩ từ thời điểm đó phân chia thành 6 giáo đoàn và phát triển hưng thạnh như sau:

- Đoàn I: Do Tổ sư Minh Đăng Quang thành lập từ năm 1944 và trực tiếp thu nhận Tăng Ni xuất gia và hướng dẫn hành đạo. Sau khi Tổ sư vắng bóng, Giáo đoàn vẫn tiếp tục hành đạo, mở đạo dưới sự hướng dẫn của Nhị tổ Giác Chánh. Đoàn Nhị Tổ Giác Chánh, gồm có Tri sự Trưởng lão Giác Như, Giác Trang, Giác Tường, Giác Nhu, Giác Giới, Giác Thiền, Giác Long… Đoàn I thời đức Nhị Tổ đa số chuyên tu giới luật, hành đạo du hành ở vườn cây, am cốc che bạt tạm vài tháng du hành, ăn ngọ ngủ ngồi, lo phần tự độ. Thâu nhận chư Tăng rất đông, tịnh xá cũng rất nhiều và thiện tín rất đông, nhiệt tâm hộ trì Tam Bảo. Đức Trưởng lão Tri sự Giác Như thì lo chăm nom dạy dỗ chư Tăng, nhắc khuyên thiện tín, giữ gìn tịnh xá, cốc am cho giáo hội, để chư Tăng hành đạo; và khi Tăng về, có chỗ nghỉ ngơi an trụ, lo phần tự độ, độ tha.

- Đoàn II: Đoàn Trưởng lão Giác Tánh hành đạo miền Trung: Gồm có đức Thầy Giác Tịnh với các cao Tăng như: TT. Giác Dũng, TT. Giác Thanh, TT. Giác Thường… Tầm hoạt động ban đầu rất mạnh, nhưng vì đức Trưởng lão càng ngày càng già yếu nên sự hoạt động trở lại mức bình thường. Hiện nay Đoàn II phát triển, chư Tăng hành đạo trong đoàn cũng đông, tịnh xá cũng nhiều, hàng thiện nam tín nữ nhiệt tâm hộ trì Tam Bảo.

- Đoàn III: Đoàn Trưởng lão Giác An hành đạo miền Trung. Ban đầu rất gian nan, gặp nhiều thử thách, nhưng Trưởng lão vẫn kiên tâm và bền chí theo bản nguyện cứu khổ độ đời, theo hạnh vô úy, bố thí máu cho bịnh nhân, thật là một tấm gương hy sinh cao cả mà ít có người làm được. Ngày nay, Giáo đoàn đang trên đà phát triển rât mạnh, tịnh xá cũng đã được trùng tu, sửa chữa lại nhiều. Tăng, Ni tu học rất đông.

- Đoàn IV: Đoàn Hòa thượng Pháp sư Giác Nhiên hành đạo miền Nam, nhưng phát huy ở miền Đông Nam Bộ nhiều hơn và mở cơ quan Hội sở Trung ương tại Sài Gòn. Địa bàn hoạt động rộng rãi, chư Tăng Ni đông, tịnh xá nhiều, Phật tử đông.

- Đoàn V: Đoàn do đức thầy Giác Lý đứng ra thành lập từ năm 1960. Đoàn đức Thầy Giác Lý có nhiều vị cao Tăng đạo hạnh như HT. Giác Bạch, HT. Giác Cầu, HT. Giác Hà, HT. Giác Tràng… Đoàn đức thầy Giác Lý hành đạo khắp cả 2 miền Nam - Trung nước Việt, chư Tăng hiện nay rất đông, tịnh xá nhiều, Phật tử quy y đông. Sự hành đạo phát triển rất nhanh chóng, mặc dù ra đời sau nhưng phát triển cũng bằng các giáo đoàn trong Hệ phái.

- Đoàn VI: Đoàn do Thượng tọa Giác Huệ đứng ra thành lập từ năm 1962, đặt trụ xứ tại giảng đường Lộc Uyển, Quận 6, TP. Hồ Chí Minh. Giáo đoàn hiện có 18 ngôi tịnh xá, tự viện và tịnh thất.

Tóm lại: Tăng Ni Hệ phái Khất sĩ gồm có 6 Giáo đoàn Tăng và có Ni giới Hệ phái Khất sĩ, 3 Giáo đoàn Ni trực thuộc Tăng. Giáo đoàn của Ni trưởng Huỳnh Liên, Giáo đoàn của Ni trưởng Ngân Liên, Giáo đoàn của Ni trưởng Trí Liên. Ngày nay chư Ni hành đạo rộng rãi khắp nơi chia ra thành nhiều phân đoàn cho dễ hành đạo.

kmac 6

II. Vấn đề trụ trì tịnh xá của Đạo Phật Khất Sĩ

Trước giải phóng năm 1975, trụ trì tịnh xá thì rất dễ, không có những pháp chế qui định, bắt buộc như ngày hôm nay. Chỉ cần Tăng Ni nào có đạo hạnh, đạo tâm là Tổ và chư Tôn đức cho trụ trì, dù là vị đó là Sa-di, chưa thọ Cụ túc giới. Sự sinh hoạt tịnh xá đơn giản, Phật sự không có nhiều như ngày nay, 4 ngày cúng hội, tụng giới: rằm, 30, mùng 8 và 23 thuyết pháp cho cư gia Phật tử tu học. Ngày thường, sáng đi khất thực hóa duyên, không nhận tiền bạc, thức ăn sống, chỉ nhận thức ăn chín, độ ngọ trong buổi; chiều không nấu nướng, nhà bếp không có lửa khói; 14 giờ đọc Chơn lý ôn lại lời Tổ dạy, nhắc nhở mà tu tập. Từ khi Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành lập, gồm 9 tổ chức thành viên thì Tăng Ni Khất sĩ trụ trì nói riêng và Tăng Ni Phật giáo Việt Nam nói chung, đòi hỏi nhiều mặt, như phải có trình độ học vấn, biết thuyết Pháp giảng đạo, biết ứng xử phải lẽ, biết nghĩa lý ở đời, biết giao tiếp đoàn kết các Hệ phái, các Tôn giáo bạn, giao tiếp chánh quyền, đoàn thể, hội họp, làm nghĩa vụ tôn giáo, từ thiện, mở đạo tràng Bát Quan Trai, hướng dẫn Phật tử, cư gia tu tập. Phật sự khó khăn nhiều như vậy đòi hỏi người trụ trì phải có khả năng hành đạo, nhất là vị trụ trì phải có Tâm chất. Nếu không thì vị trụ trì sẽ khó thành công, vì không đoàn kết, không nhất quán, làm trụ trì mà Tăng không tôn kính, dẫn đến chia rẽ, đồng thời sẽ dẫn đến nhiều hệ quả bất lợi cho việc phát huy ngôi tịnh xá. Trong kinh tạng Pali, Tăng không đoàn kết sẽ dẫn đến bất hạnh cho chư thiên và nhân loại. Tăng ở đây là Tăng đoàn, là Giáo hội, cũng có nghĩa là đoàn thể trong Giáo đoàn hoặc trong Hệ phái, hay Tăng chúng trong một ngôi chùa. Chư tôn đức trong Ban Trị sự Giáo đoàn nhận thấy một vị Tăng nào đó có Tăng cách, đạo đức thì suy cử vị đó làm trụ trì, để thay Giáo đoàn hành đạo, giữ gìn bản sắc Hệ phái, phát huy giáo pháp của Tổ sư, thâu nhận đệ tử xuất gia, cảm hóa cư gia quy y vào đạo. Thông thường một vị trụ trì tốt phải là vị cao hạ, có đạo đức, có văn hoá, giao tế tốt, thì mới phát huy đạo tràng, mới “Tục diệm truyền đăng”, “Tòng lâm hưng thịnh”, “Báo Phật ân đức”. Vị trụ trì đồng nghĩa với phước đức. Phước đức nhiều thì trụ trì chùa to Phật lớn, phước đức ít thì trụ trì chùa nhỏ Phật bé, đạo khó phát triển. Không có phước đức thì khó sanh làm người huống hồ chi làm trụ trì. Trụ trì xứng đáng để Tăng chúng và Phật tử lễ bái cúng dường hàng ngày. Như vậy trụ trì là có nghĩa phước đức đời truớc đã tạo, đời này vị trụ trì cần phải tạo thêm các hạnh: bố thí, trì giới, tham thiền, cung kính, phục vụ, tuỳ hỷ, hồi hướng, thuyết pháp, nghe pháp, cải tạo tri kiến. Mười nhân tạo phước đức trên đức Phật dạy trong kinh tạng Pali, vị trụ trì thường xuyên phải tu tập trong đời sống hằng ngày, vì đó là phước đức cho mình, cho Tăng chúng trong chùa.

III. Tâm chất vị trụ trì

Tâm chất là Phẩm chất tự thân của mỗi người, nói theo thuật ngữ Phật giáo đó là Phật chất. Phật chất là tâm Phật, tức lòng từ bi, vô ngã, vị tha. Tổ đức dạy làm trụ trì phải có tâm từ bi hỷ xả, vô ngã vị tha, thì mới quản lý tốt tịnh xá, tự viện… Người trụ trì là linh hồn của ngôi tịnh xá, tự viện, làm chủ một tịnh viện, tịnh xá… phải có bản lãnh phân biệt đúng sai, người ngay người gian. Nhất là phải biết nhận định trước sự nịnh bợ tâng bốc của Tăng, Ni chúng và cư sĩ tâu vô tâu ra, thêm bớt... Trụ trì phải biết dùng người, phải có bề dày kiến thức nhận định chính xác, không giỏi nhận định chính xác thì nguy hiểm, nhẹ thì mất tiền của, nặng thì có thể bị hư thân hại đạo. Điều quan trọng trong đạo Phật xuất phát từ tự giác, sau đó mới nói đến giác tha độ chúng. Đây là khâu quan trọng trong đạo tràng, dù biết rằng có duyên có nợ mới được gần nhau. Và Phật cũng chỉ độ người có duyên, chớ người vô duyên cũng chưa độ được. Tuy nhiên cũng cần phải có mắt nhìn người để biết thấp cao, tốt xấu mới tránh sự lầm lẫn khổ đau, dù không biết xem tướng đoán người cũng phải biết rõ tình đời ý đạo mới có thể tiếp độ chúng sinh. Bởi đời có muôn mặt ức lòng thì vị trụ trì phải có một khả năng thẩm định nhân tâm tương ứng mới khả dĩ đảm đang ứng phó được. Cho nên vị trụ trì ngày nay phải là người có mắt nhìn thấu rõ nhân tâm và đủ khả năng ứng phó, hóa giải vấn đề thì mới có thể nhận đồ chúng tu hành đúng chánh pháp của Phật. Và ít ra phải có trình độ hiểu biết giáo lý, biết ứng xử theo đạo lý mới nên làm trụ trì. Tuy mình có đủ cơ duyên phương tiện thuận lợi, nhưng nếu không đủ chân tinh thần đạo lý cũng khó làm Phật sự tiếp độ chúng sanh. Trụ trì giống như cha mẹ, đức Phật dạy: “Cha mẹ luôn có lòng từ bi hỷ xả đối với con cái”. Cũng vậy, vị trụ trì phải có tâm từ bi hỷ xả đối với Tăng chúng. Vị trụ trì không có tâm từ, tâm bi, thì đối nhân xử chúng sân si, hung ác, không có tình người. Vị trụ trì không có tâm hỷ, tâm xả thì dính mắc và cố chấp, hiềm hận, nhỏ nhen, ích kỷ, hư đạo và tự cô lập lấy mình, mọi người sẽ tránh xa. Đức Phật dạy có 3 loại bệnh: Bệnh do thời tiết, bệnh do vật thực, bệnh do nghiệp. Hai loại bệnh đầu có thể chữa trị bằng thuốc, loại bệnh thứ ba là bệnh tâm, phải chữa trị bằng tâm, phải tu tập mới đoạn trừ. Phật dạy trong kinh Tăng Chi bộ: “Này chư tỳ kheo! Có 4 hạng người dễ sa đọa khổ cảnh: 1. Ông vua, 2. Ông quan, 3. Trụ trì chùa, 4. Người phụ nữ đẹp”. Tại sao làm trụ trì dễ sa đoạ khổ cảnh? Vì người trụ trì có quyền hành nên dễ tạo ác nghiệp. Nếu người trụ trì làm khó dễ Tăng Ni chúng tu học, ngăn cản, không tạo điều kiện cho Tăng chúng tu hành; hay là làm trụ trì độc đoán, độc tài, hăm dọa, xua đuổi Tăng Ni chúng và Phật tử. Cho nên người trụ trì dễ tạo ác nghiệp vì có quyền hành. Trong Đại Phẩm (Mahavagga) thuộc Luật tạng Nam truyền, Phật dạy: “Tỳ khưu có 4 chi dễ sa địa ngục: 1. Tỳ khưu tư vị vì thương. 2. Tỳ khưu tư vị vì ghét. 3. Tỳ khưu tư vị vì dốt nát. 4. Tỳ khưu tư vị vì sợ”. Bản chất tự thân của sa môn là giới hạnh và đạo đức. Bản chất này do tu tập có thể từ quá khứ, hay trong hiện đời huân tu thành chủng nghiệp nó sẽ hiện khởi trong ứng xử từ ý nghĩ, lời nói, và hành vi mà thành cá tánh. Nếu trong quá khứ hay hiện đời chúng ta huân tập hột giống xấu ác thành chủng tử thì thân khẩu ý chúng ta đều là xấu ác, và ngược lại nếu trong quá khứ hay hiện đời chúng ta huân tập hột giống thiện lành thành chủng tử thì thân khẩu ý chúng ta đều là thiện lành. Có 6 nguyên nhân gây thành nghiệp thiện ác, phiền não: 1. Chủng tử, 2. Đối tượng, 3. Chú ý không thích đáng, 4. Sự quen thuộc, 5. Lạc hướng và ảnh hưởng xấu, 6. Tập khí xấu.

Chủng tử của thiện ác, phiền não là tiềm năng gây ra sự phát khởi của phiền não và là nguyên nhân thực sự. Đức Phật nói người đã bỏ hết được năm điều phiền não kể trên là người đã hoàn tất cuộc đời mình không còn làm gì nữa.

Có 2 loại chủng tử: 1. Bản hữu chủng tử, 2. Tân huân chủng tử. 1. Bản hữu chủng tử là những tập khí đã sẵn có, như tham sân si... Tùy theo sức huân tập của mỗi người mà nó có nặng nhẹ khác nhau. Ngoài những thứ tập khí phiền não lâu đời là Bản hữu chủng tử; còn có những thứ tập khí mà chúng ta mới huân tập vào gọi là Tân huân chủng tử. 2. Tân huân chủng tử là những tập khí mới tập nhiễm trong đời nầy thành thói quen như: Cờ bạc, rượu chè, hút thuốc, chửi thề, trộm cắp, lười biếng… Vì lúc mới chào đời không có ai biết những thứ này, lớn lên theo môi trường sống mà huân tập thành thói quen đắm nhiễm. Những thứ tập khí này, tuy mới huân tập trong hiện đời mà thật còn khó bỏ, hà tất gì những thứ tập khí lâu đời lâu kiếp. Những thói quen tân huân này, nếu chúng ta quyết chí, cố gắng tu sửa, cải thiện thì cũng sẽ trừ bỏ được. Chỉ có những tập khí, cố hữu lâu đời như tham, sân, si là những tập khí sâu dày muốn dứt trừ chúng thật khó trừ khó đoạn. Vì bình thường ta không thấy nó ẩn trốn trú ngụ nơi đâu, nhưng khi đối cảnh xúc duyên, trái ý nghịch lòng thì chúng xuất đầu lộ diện ngay. Như ta bị có người mắng, thì tập khí sân hận, liền phát khởi hiện hành tức khắc. Vì thế người tu hành sợ nhứt là lũ tập khí phiền não này, đòi hỏi người tu hành phải chuyên cần tinh tấn và có một nghị lực, quyết tâm mạnh mẽ luôn hành trì già dặn miên mật lắm mới đoạn trừ phiền não cố hữu này. Người tu hơn nhau là ở chỗ có nghị lực quyết tâm tu tập, sửa đổi, diệt trừ những thứ tập khí phiền não xấu ác. Những thứ tập khí này có thô tế, sâu, cạn, nặng, nhẹ khác nhau. Tu diệt trừ được phần thô là khá lắm rồi. Còn những thứ tập khí vi tế, chỉ có Phật mới diệt hết mà thôi. Tất cả pháp tu, Phật dạy đều nhằm mục đích duy nhất là để đối trị, điều phục, đoạn trừ, chuyển hóa những thứ tập khí phiền não này. Tu tâm diệt lòng ích kỷ là phát tâm rộng lớn, quyết bỏ tâm nhỏ mọn, hẹp hòi... Đảm đang trách nhiệm, làm việc công ích, quan tâm người thân, chia sẻ công việc chung là chuyển hóa tâm niệm ích kỷ, cố chấp, hận thù... thành vô ngã vị tha.

Tập khí là gì? Từ điển Phật học Huệ Quang tập 7 trang 6578 giải thích hai chữ “tập khí” (carita) như sau: “Tập khí chính là phần tàn dư, còn sót lại của phiền não, dần dần kết chặt vào tâm, trải qua thời gian lâu xa tích tập thành tánh, rất khó phá trừ. Ví như đặt một thỏi hương vào hộp, khi lấy thỏi hương ra, trong hộp vẫn còn mùi thơm; tức là tuy đã diệt trừ chánh thể (chánh sử) phiền não nhưng vẫn còn khí phần tập quán. Trong kinh Phật có nói đến dâm tập của ngài Nan-đà, sân tập của ngài Xá-lợi-phất và Ma-ha Ca-diếp, mạn tập của ngài Tỳ-lăng-già-bà-bạt, khiêu hỷ tập của ngài Ma-đầu-ba-tư-tra, ngưu nghiệp tập của ngài Kiều-phạm-ba-đề… Chỉ có Phật là đoạn trừ vĩnh viễn chánh sử và tập khí”. Như vậy “tập khí” nói theo cách thông thường làthói quen hoặctập quán đã cứng rắn và mạnh mẽ, unđúc nên tánh khí, tánh tình của con người được huân tập vào tạng thức, trở thành những chủng tử thiện ác. Thí dụ như ta vừa mới cho con chóăn no nê, thế mà khi thấy chiếc giày cũ, nó cũng tới gặm nhấm, hay ít ra cũng chúi mõm vào ngửi ngửi. Cùng thế ấy, một ngườiđầy tật xấu vẫn giữ thói thấp hèn và đê tiện trong ngôn ngữ hay cử chỉ. Ngay cả khiđược các bậc trưởng thượng giúp cho vượt lênđiạ vị cao hơn, đôi khi họ cũng vẫn để lộ ra tập khí chẳng tốt. Họ chẳng thể diệt sạchđược gốc rễ của thói quen. Vì thế, tu là ta cần phải tự mình quán sát lấy mình cho cẩn thậnđể nhận ra được các tập khí của chính mình, cùng các tâm sở phụ hợp với tập khíđó. Tâm thức thiện hay bất thiện chẳng phải chỉ do ngay trong cuộc sống hiện tại, chúng còn chịu ảnh hưởng sâuđậm của các khuynh hướng và cá tánh tích tụ từ ngàn xưa trong các kiếp trước. Những người hiện nay có nhiều đức tánh tốt là do sự tích lũy các côngđức trong quá khứ. Và rất khó mà chuyển hoá chođược tâm thức của những người đãđa mang các tật xấu từ nhiều đời qua. Chúng ta tu tậpđối trị các khuynh hướng của tật xấu bằng cách khép mình sống luôn bên cạnh các bực hiền giả, nhưngđến khi xa vắng thầy vàđược tự do hànhđộng tuỳ thích, thì lại ngả theo chứng nào tật nấyđã vướng sẵn tự baođời. Chúng ta mất cả đức hạnh khi rời xa các bực hiền giả cũng tựa như chất kim khí nấu chảy lỏng để nguội thìđặc cứng trở lại vậy. Nếu chúng ta cố thử đem một ống đồng hình trụ tra vàođuôi con chó, rồi thoa dầu mỡ lên, luôn trong mười năm, ta sẽ thấy khi rút ống đồng ra khỏi, đuôi chó vẫn cong lại như xưa, thật phí công uốn thẳng lại. Tập khí là những kinh nghiệm, tập quán, thói quen do con người tích lũy, có tốt xấu, sau khi trải qua một thời gian dài, thói quen trở thành tự nhiên, biến thành tập khí thâm căn cố đế, đời đời kiếp kiếp khó mà tiêu trừ. Vì vậy, đối với sự dưỡng thành thói quen, cần phải cẩn thận.

sáu loại tập khí(carita). Sáu loại Tập khí này chiếm địa vị ưu thế trong tánh tình con người. 1. Tham tập khí(raga carita) của kẻ tham lam. Người cóTham tập khí thường tỏ ra quá quyến luyến vào các thú vui thể chất, nhục dục; hắn trở nênđê tiện, dối trá, kiêu mạn và tham lam. 2. Sân tập khí (dosa carita) của kẻ hay giận dữ; Người cóSân tập khíthường biểu lộ sự hờn giận, muốn báo thù, ganh tị,đố kỵ, phỉ báng, cao ngạo và cứngđầu cứng cổ. Kẻ có Sân tập khíhay thô cộc trong dángđiệu, cẩu thả trong cách ăn mặc, ít tuân kỷ luật, thích món ăn cay nồng và phản ứng bạođộng trước các hình dạng thô xấu hay các âm thanh chẳng êm dịu. 3. Si tập khí(moha carita) của kẻ si mê; Một kẻ cóSi tập khíthường là người lười nhác, hay bối rối và mê lầm. Chẳng thể phân biện giữađiều lành và việc ác, thiếu sự tự mình phánđoán, khiếm khuyết sự tỉnh giác và trí huệ. Thường hay lãng quên. Người ấy lắm khi trở nên mù mờ, chẳng thể phân biện rõ ràngđiều phải với lẽ quấy, sự tốt với việc xấu. Lại chẳng thể tự mình phánđoán, chỉ biết hùa theo kẻ khácđể khen hay chê ai. Vì khiếm khuyết sựTỉnh giácTrí huệ, Người ấy cứđể thời giờ trôi qua trong sự lười nhác, lờ đờ và nghi kỵ. Người ấy là nạn nhơn của sự giảiđãi và hôn trầm.4. Tín tập khí (saddha carita) của người có lòng tin; những bực cótín tập khí tâm tánh chơn chất, ngay thẳng, có lòng quảng đại biết bố thí rộng rãi. Người nầy lại có tín tâm mộđạo, tin tưởng vào ngôi Tam Bảo và thường thích nghe giảng Chánh pháp. 5. Minh tập khí(buddhi carita) là của người thông minh. Người cóMinh tập khí ít hờn ghen, oán hận hay tị hiềm và dễ nghe theo lời khuyên nhũ tốt. Hànhđộng một cách cẩn thận, chín chắn, người ấy hiểu thấu luật nhơn quả, biết lo nghĩ đến các đời tái sanh trong tương lai, nên thích làm nhiều hành vi thiệnđể tu tập theo cáchạnh Ba-la-mật. 6. Tác ý tập khí(vitakka carita) của người quáđắn đo suy nghĩ. Tác ý tập khí thường sống trong sự lưỡng lự và nghi ngờ. Người ấy thường thẫn thờ và ít khiđủ hăng hái để làm xong một việc thiện. Người đó thường nhập bọn với những người có tánh giống mình. Cả ngày chỉ biết ấp úng các câu khó hiểu,đắm chìm trong tưởng tượng vàđoán mò, Người ấy lãng phí thời giờ chẳngđược việc gì có ích cả. Ba loại tập khí trước là những tập khí xấu, còn ba tập khí sau là những thói quen tốt. Một cá nhơn có thể có một tập khí, hay hai, hoặc ba tập khí phối hợp lại .

Khuynh hướng thiện ác, xấu tốt của tâm tiếp tục từđời này sang đời khác. Khuynh hướng liên quanđến việc xấu ác là một sức mạnh của cáclậu hoặctức là các sự nhơ bẩn của tâm thức. Lậu hoặc: lậu: rỉ chảy +hoặc: mê lầm;Lậu hoặclà danh từ thường dùng trong kinh sách Bắc truyền để chỉ các phiền não nhưtham, sân, si, mạn, nghi ... làm ô uế tinh thần và rỉ chảy rađể thúc đẩy các hành vi bất thiện. Nhưng nếu khuynh hướngcó liên quanđến các việc tốt lành thì được gọi là thiện ý chí(ý muốn làmđiều thiện).Khuynh hướnglà phần bẩm sinh có sẵn nơi tâm thức của mọi chúng sanh. Như thế, trong cáchành nghiệp (hành nghiệp là hànhđộng tạo nên nghiệp) củađời qua, nếu ta đã vun bồi sựtham lam,thìkhuynh hướngngày nay của ta sẽ làtham lamnơi bản thể. Nếu ta chẳng chịu cải thiệnkhuynh hướngxấuđó, thìtham tập khí sẽđeo đuổi mãi trong các đời sau của chúng ta. Sựsân hận, sựsi mê lại cũng có ảnh hưởng dai dẳng như thế. Nếu ta được phú bẩm vớitrí huệ tập khí,trongđời nầy và ta cố gắng vun bồi thêm sự sáng suốt, thìtập khíấy sẽ theo với ta mãi và kết quả là trong các cuộc tái sanh sau nầy, ta sẽ là người có thiên tưtrí huệ. Các vị phát nguyện tu chứng Phật quảđãđắc được quả vị tối cao cũng nhờ nơitrí huệ làm yếu tố căn bản cho sự thành công; các vị khác lên ngôi vị tối thắng trong hàngđệ tử, như ngài Xá-lợi-phất, vịđại đệ tửcủa Đức Phật Thích-ca, được tôn vinh là bựcđệ nhứt trí huệ,cũng là dokhuynh hướng trí huệnuôi dưỡng qua nhiềuđời. Bởi thế cho nên,điều quan trọng bực nhứt cho chúng ta là ngay trongđời nầy phải nỗ lực từ bỏ cáctập khí xấu, các tà hạnh,và gắng sức phát triển cácTập khí cao quí. Những aiđang cóTham tập khímuốnđối trị với lòngtham,cần tập quán tưởng về mọi vật xem đó như là vật bất tịnh vàđáng gớm ghiếc Rồi nhờ đó mà khuynh hướng tham lam mới nhạt dần để biến mất đi. Với kẻ cóSân tập khí, thì nên thực hànhtừ quán luôn luôn; tâm từlà yếu tố thanh lương dập tắtđược ngọn lửaSân hận. Những ngườiđa mangSi tập khí cần thân cận các bực thiện trí thứcđể thưa hỏi, hầu làm giảm bớt sự Si mê. Và họ cũng nên thực tập thường xuyên phép quán tưởng hơi thở (hít vào và thở ra). Nếu họ phát triểnđược thói quen đặt câu hỏi để học thêm, kiến thức họ sẽ gia tăng và khuynh hướngsi mêsẽ bị diệt. Với những người sẵn có những thói quen tốt nhưniềm titrí huệ, cũng nên tiếp tục phát huy cácđức tánh tốt đó, ngày càng tốt hơn lên,để thọ hưởng trong sự toại ý các thành quả tốtđẹp. Chúng ta là thủ đắc được cácTập khítốt, trục xuất hếtđược các tập khí xấu và vun bồi các tập khí tốt, ngay trongđời nầy và cả cácđời sau nữa. Tín tâm tập khí giúp ta biết tận tụy chỉ vớiđiều lành mà thôi. Muốn đánh giá người nào có tu hay không, là chúng ta hãy nhìn vào ba nghiệp của người đó. Mà nghiệp thân và miệng là biểu hiện rõ nét nhứt. Những hành động hung hăng, miệng chưởi thô bạo, cũng như những thói hư tật xấu của người ấy, thì quả đó là do những Tập khí, thói quen lâu đời cũng như những tập khí hiện đời của người đó vậy.

Người trụ trì ít tu tập, chuyển hoá được chủng tử, tập khí, tánh khí xấu thì khó mà làm lợi ích cho đạo vì giới luật không có, đạo đức khô khan, lòng dạ hẹp hòi, tánh tình cố chấp, nguyên tắc cứng quá thì trở nên lập dị, sẽ xa dần với thực tế. Giới luật truyền thống là tiếp xúc phái nữ không được cười, ăn uống có ngon và dở không được khen chê. Vị trụ trì mà sống nguyên tắc quá, thiếu tổ chức chắc chắn ngôi chùa đó Tăng chúng và Phật tử sẽ ít đi. Do đó yếu tố tâm lý trong đời sống vị trụ trì phải có. Tâm lý là biết người ta thích và không thích điều gì, tâm lý là sống với bản chất thật của mình, tức là cười, nói một cách chân thật. Gặp gỡ, tiếp xúc, nói chuyện là để lại hình ảnh đẹp, cử chỉ trong sáng, phong cách dung dị, những bài học đáng giá cho người. Vị trụ trì không nên ích kỷ nụ cười, ánh mắt của mình đối với đại chúng, vì đó là biểu lộ sự trìu mến.

V. Kết luận

Người xưa nói “Đức nhược tài cường, tài tất vi ương, phúc bạc nhiệm đại, nhiệm tốc thành bại”. Thầy trụ trì là cái hồn của ngôi chùa/ tịnh xá, ngôi chùa/ tịnh xá có hưng thịnh hay không, Tăng Ni Phật tử có quy tụ về tu tập đông đủ hay không đều nhờ vị trụ trì có đức độ, quyền xảo, có khả năng chuyển hóa. Trên thực tế có những ngôi chùa/ tịnh xá chỉ có vị trụ trì, không đệ tử, lại không có Phật tử, bổn đạo quy y, không có lớp giáo lý, không có đạo tràng cho Phật tử tu tập, tịnh xá hoang vắng, do vị trụ trì không chịu mở cửa tâm hồn hướng lòng vị tha, bao dung hướng dẫn mọi người tu tập, nhằm thực hiện hoài bão của người xuất gia “Phục vụ chúng sanh là thiết thực cúng dường chư Phật”. Vai trò, nhiệm vụ của người làm trụ trì là chính yếu trong sự nghiệp tạo niềm tin Phậtp pháp, để mọi người có cái nhìn tốt đẹp về đạo Phật. Trái lại cũng chính vị trụ trì sẽ là kẻ “phá kiến”, một tội trong những tội làm mất tín tâm người Phật tử tại gia.

- Người trụ trì phải coi ngôi tự viện, tịnh xá là giáo sản của Giáo hội. Nhất là người tu Khất sĩ thì tính chất của người Tăng khất sĩ là vô ngã, không chấp thủ. Nếu người tu Khất sĩ không có tinh thần này, thì đã đánh mất tính chất của người tu Khất sĩ. Sự chấp thủ đó dễ đưa đến thoái hoá sa đọa, vì chấp tịnh xá, tài sản thường trụ của Tam bảo là của mình. Hoà thượng Thích Trí Quảng trong khoá Bồi dưỡng trụ trì năm 2012 đã nói: “Chúng ta phải hiểu rằng, tịnh xá là nơi hành đạo chứ không phải là nơi bám trụ vào. Những Tăng Ni được Giáo hội giao phó “trụ trì” phải hiểu đây là trách nhiệm được giao phó chứ không phải xem tịnh xá là của mình. Càng nhớ rằng con đường phấn đấu của người tu là phải thoát ra sự ràng buộc của tình cảm và vật chất, nhà Phật gọi là nhập Không môn, nghĩa là không vướng mắc vào xác thân, pháp môn, tình cảm hay trụ xứ… Xem xác thân tứ đại như cái áo mặc để che chở tâm linh, khi nó đã hư cũ chúng ta sẵn sàng cởi bỏ, tự tại tới lui trong vòng sanh tử”.

Với thời gian ngắn ngủi chỉ mấy mươi năm kể từ khi Tổ sư vắng bóng, thế mà đường lối của Tổ sư cho đến nay điểm lại đã lắm phai mờ. Nhiều vị được gọi là “Khất sĩ” nhưng hình thức lẫn nội dung tu tập không thể hiện được như tên gọi và bản chất của Khất sĩ. Cơ sở tịnh xá, tự viện là đạo tràng tu học chánh pháp, mà cũng là chỗ ở của Tăng Ni, nếu không có đủ khả năng thiết lập đạo tràng làm cơ sở tu học đúng Chánh pháp, thì các tịnh xá, tự viện ấy chỉ là chỗ ở của phàm phu tầm thường mà thôi. Dĩ nhiên là nhân hư chớ đạo bất hư, chẳng qua là đạo tràng hữu hạn suy tàn vì vị trụ trì thiếu phước đức, khả năng xây dựng cơ sở. Bởi mỗi cơ sở tịnh xá, tự viện nào cũng có qui cách xây dựng dù cây lá đơn sơ, nhưng qui cách vẫn phải có. Hệ phái Khất sĩ tuy có muộn sau các Hệ phái Phật giáo khác, nhưng Hệ phái Khất sĩ có những nét đẹp truyền thống. Những nét đẹp truyền thống đó theo trào lưu tiến hoá của xã hội ngày nay các nét đẹp ấy dần dần bị bào mòn, phai nhạt. Thấy được lẽ đó, chư tôn Hoà thượng trong Hệ phái tổ chức khoá “Trao đổi kinh nghiệm trụ trì” và “An cư kiết hạ” cho Tăng Ni học hỏi từ kinh nghiệm của các bậc Hoà thượng tôn túc, các Ni trưởng cao niên và trao đổi, học hỏi sự trải nghiệm giữa chư huynh đệ Tăng Ni, “Kiến thức riêng chỉ giải cho nhau” trong tinh thần sống chung tu học theo lời Tổ sư Minh Đăng Quang dạy.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Khắc Thuần, Đại cương lịch sử văn hóa, trang 148.

2. Chơn Lý, Tổ sư Minh Đăng Quang.

3. Hàn Ôn, Minh Đăng Quang Pháp Giáo.

4. Thích Giác Trí, Sự hình thành và Phát triển của Hệ phái Khất sĩ.

5. Thích Hạnh Thành, Tìm hiểu Phật giáo Khất sĩ ở Nam Bộ.

6. Hành Vân, Trung Giang ký sự.

7. Ni trưởng Huỳnh Liên: Tinh hoa bí yếu, Nxb. Tổng hợp TP. HCM.

8. Trần Hồng Liên, Phật giáo Nam Bộ.

9. ĐĐ. Thích Giác Duyên, Tìm hiểu về Hệ phái Khất sĩ.

10. Văn kiện tưởng niệm 55 năm (1954 - 2009) tưởng niệm Tổ sư Minh Đăng Quang vắng bóng.

11. Tư liệu bồi dưỡng trụ trì tháng 7/ 2013 tại Tịnh xá Trung Tâm.