Tấm gương đạo đức Tổ sư Minh Đăng Quang

TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC TỔ SƯ MINH ĐĂNG QUANG,
NGƯỜI KHAI SÁNG HỆ PHÁI PHẬT GIÁO KHẤT SĨ VIỆT NAM

Hơn nửa thế kỷ đã trôi qua, Tổ sư Minh Đăng Quang đã vắng bóng nhưng những gì Ngài để lại cho đạo pháp, cho Tổ quốc và dân tộc Việt Nam như còn tồn tại mãi. Hàng ngàn người đã theo dấu chân Ngài để tiếp bước. Hàng trăm ngôi tịnh xá đã được dựng lên làm nơi trú xứ cho một đoàn thể, lấy phương châm “Nối truyền Thích-ca Chánh pháp, Đạo Phật Khất Sĩ Việt Nam” mà hành đạo. Nhiều công trình nghiên cứu khoa học, luận án, luận văn, khóa luận... đã đề cập đến Hệ phái Khất sĩ ở Việt Nam. Nhiều hội thảo khoa học, quốc tế và quốc gia đề cập đến Hệ phái Phật giáo do Ngài khai sáng. Nay, một hội thảo khoa học chuyên sâu về Ngài và Hệ phái Phật giáo Khất sĩ đã được tổ chức, để có điều kiện nghiên cứu, tìm hiểu sâu hơn, kỹ hơn nữa về những hoạt động của Ngài đối với đạo pháp, cũng như cho đất nước và dân tộc Việt Nam. Điều đó cho thấy những ảnh hưởng sâu rộng của Ngài và của Hệ phái Khất sĩ đối với Tăng Ni Phật tử, những nhà trí thức, nhà khoa học lớn lao đến nhường nào.

8

Trong hành trạng của các vị Tổ sư, có thể nói rằng khó mà phân biệt được cái nào đã hành động vì Tổ quốc, cái nào là cho dân tộc Việt Nam và cái nào là vì đạo pháp. Xuất phát từ tấm lòng yêu nước, thương dân, thuần thành với đạo, Ngài đã vận dụng trí tuệ để xiển dương đạo pháp nhằm đem lại lợi lạc cho dân, cho nước và cho nền Phật giáo Việt Nam.

Bài viết nêu lên bức tranh khái quát về những công trạng của Tổ sư Minh Đăng Quang để góp phần làm rõ hơn nữa sứ mạng, nhân cách và đạo đức của Ngài cho đạo pháp, cho Tổ quốc và dân tộc Việt Nam, như là một món quà dâng lên trong ngày Đại lễ Tưởng niệm 60 năm Ngài vắng bóng.

1. Sứ mạng xiển dương Phật pháp

Trong hành trạng của Tổ sư Minh Đăng Quang, mọi hoạt động không chỉ xuất phát từ nhận thức, từ sự trải nghiệm, mà quan trọng hơn còn là sự chọn lọc, để đưa ra thực hiện những cốt lõi trong giáo lý Phật giáo, vốn được xiển dương từ thời Đức Phật Thích-ca, để sao cho ánh sáng Phật pháp có thể đến với từng người học hiểu đạo Phật; sao cho giáo pháp ấy được thấm nhuần một cách chính xác, trung thực, đầy đủ vào tâm hồn của mỗi con người, nhằm thực hành giáo lý ấy một cách đúng đắn.

Như vậy, dựa trên hoài bão này, Ngài đã thực hiện việc sáng lập ra hệ phái mang tính riêng chỉ có ở Việt Nam, như là một sứ mạng vẻ vang, cần thiết, trong bối cảnh đạo pháp đang đi vào suy thoái, đang cần có sự chấn hưng sâu rộng.

2. Xiển dương Phật giáo

2.1 Dung hợp hai hệ phái

Tổ sư Minh Đăng Quang đã kết hợp hài hòa được hai hệ phái Phật giáo (Bắc tông và Nam tông) để hình thành một hệ tư tưởng xác lập tính đặc thù của dân tộc. Sự dung hợp này được thể hiện qua trang phục có ảnh hưởng Nam tông, nhưng kinh điển lại mang dấu ấn của Bắc tông, với chí nguyện “Nối truyền Thích -ca C hánh pháp ,Đ ạo Phật Khất S ĩ Việt Nam” nhằm xây dựng một hệ phái Phật giáo biệt truyền, ảnh hưởng sâu đậm tính dân tộc và chỉ có ở Việt Nam.

2.2 Xiển dương Phật giáo qua bộ Chơn lý

Qua 950 trang, bộ Chơn lý chính là sự khái quát, hệ thống, thể hiện tính phong phú, đa dạng, uyên bác của Tổ s ư Minh Đăng Quang. Sứ mạng xiển dương Phật pháp trong giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX, là thời điểm Phật giáo Việt Nam đang bộc lộ nhiều suy thoái, đòi hỏi có sự chấn hưng lại nền đạo, Tổ s ư Minh Đăng Quang đã sử dụng bộ Chơn lý như một phương tiện q uyền xảo, mà nội dung chứa đựng chính là sự kết hợp của 70 chuyên đề [1] , là “ngón tay” chỉ ra chơn lý tối hậu, cứu cánh của sự giải thoát. Từ mục tiêu nhắm đến là làm thế nào bộ Chơn lý nói lên được pháp cốt tủy của đạo Phật, Tổ s ư Minh Đăng Quang đã vận dụng phương pháp siêu khoa học [2], đưa kinh điển và pháp môn tu, đưa tư tưởng phá chấp - cập thời- khuyến tu vào kinh, đồng thời nêu lên một đường lối tu hành theo hạnh trì bình khất thực, dùng phương pháp ẩn dụ, thông qua những dụ ngôn, nhằm mục đích tạo cảm giác nhẹ nhàng, dễ hiểu, để khuyến tu, như những tiểu luận như “ Con sư tử , Đi học ”, Vị hung thần”,…

Thực ra, trì bình khất thực không phải là pháp tu do Ngài đặt ra. Thời Đức Phật còn tại thếđã áp dụng lối tu này. Nhưng điểm nổi bật của Tổ sư Minh Đăng Quang chính là đã vận dụng đường lối này trong sự dung hợp cả hai hệ phái Bắc và Nam tông để trở thành một mô hình mẫu, vừa có thể dễ dàng áp dụng đưa tới sự giác ngộ và chứng ngộ thông qua sự trải nghiệm thực tiễn, đó chính là chơn lý; vừa xiển dương giáo pháp của Đức Phật một cách rõ ràng, chính xác, để tránh sự nhầm lẫn đáng tiếc khi giải thích, khi diễn giảng. BộChơn lý do Tổ sư Minh Đăng Quang xiển dương đã định nghĩa “Khất sĩ là học trò khó đi xin ăn để tu học. Khất sĩ là cái sống của chơn lý võ trụ, mà tất cả chúng sanh đều là học trò cả thảy” [3]. Trong đó , Tổ s ư Minh Đăng Quang đã chỉ thẳng vào bản chất của tánh:“Tánh là bản nguyên của tất cả.Tánh là gốc nguồn của muôn loại. Tánh cũng là bản chất đầu tiên của võ trụ” [4].

Cũng chính từ sứ mạng, nhiệm vụ lớn lao đề ra, Tổ sư Minh Đăng Quang đã vận dụng nhiều phương tiện để chuyển t i. Từ văn tự đến văn thể, văn khí đều mang một đặc tính đơn giản, chính xác, cô đọng, hùng hồn, cao sâu. Ngài đã sử dụng từ Chơn lý thay vì viết chân lý, dùng võ trụ phương ngữ của người Nam b gần gũi với quần chúng .

Với văn khí trong bộ Chơn lý, sự hùng hồn, mạch lạc được biểu lộ, cho thấy một khí chất cao quý, uyên bác, cùng với một lập luận vững chắc đã đưa người đọc như bị lôi cuốn vào, để càng lúc càng th m thía hơn về sự cao thâm, siêu diệu của vấn đề. Khi lập luận thì phá chấp, lời lẽ nhẹ nhàng, khiêm cung, nhưng lại vô cùng sắc bén!

Để làm cách mạng bản thân, phá chấp là con đường phải đi qua của những bậc giác ngộ. Cuộc cách mạng bản thân đồng nghĩa với giác ngộ. Phá chấp là phá bỏ, điều chỉnh những sai lầm của cái cũ, do định kiến mà có. Đức Phật đã từng nhấn mạnh việc định tâm để tìm ra chân lý, Ngài đã phá chấp chính ngay trong đạo của Ngài và đã cho rằng: Lời giảng của Ngài chỉ như nắm lá trong tay, từ trong rừng cây hiểu biết của Ngài.

Nội dung chuyển tải trong 69 tiểu luận đã bộc lộ những tư tưởng phá chấp, như tiểu luận về Vô Lượng Cam L ộ, Qu an Thế Âm, Địa Tạng. Ngài đã cho rằng Quan Thế Âm là giáo lý Pháp bảo, chứ không phải chỉ riêng một người, nam hoặc nữ : “Và những bậc đại hùng đại lực đại từ bi ấy, tức là sự mạnh mẽ như đàn ông nên họ gọi là ông Quan Thế Âm đại sĩ, chớ thật ra danh từ pháp lý Quan Thế Âm, là không phải nam hay nữ cả, vì ai cũng có được in nhau hết [5].

Với phương châm, lý tưởng Nối truyền Thích-ca Chánh pháp, Đạo Phật Khất Sĩ Việt Nam” đã cho thấy một đại nguyện lớn lao của Tổ sư Minh Đăng Quang tiếp nối và xiển dương một đạo Phật chơn truyền Y bát giáo nghĩa, cùng sự giải thoát yên vui trung đạo của chư Phật. Hình tượng ngọn đèn Chơn lý được đắp trên nóc các tịnh xá đã thể hiện tinh thần này.

Như vậy, có thể thấy đây là một cơ duyên may mắn, là một hạnh phúc quý báu của toàn thể nhân loại chúng sinh trên thế giới này khi được tiếp cận với giáo pháp. Đó là một điều hy hữu, thật hy hữu cho những ai có tâm hồn thánh thiện, biết hướng thượng để thành đạt những điều hạnh phúc chân thật…

2.3 Giải Ấn hóa và Hoa hóa

Trong bối cảnh xã hội Việt Nam, đặc biệt là tại miền Nam, vào giai đoạn Tổ sư Minh Đăng Quang lập hệ phái, k inh văn Hán ngữ, Phạn ngữ vẫn còn lưu hành phổ biến. Đây là một trở ngại lớn cho P hật tử trên đường học hiểu đạo Phật. Việc tự mình tr ải nghiệm, học hiểu và thực hành Phật pháp, rồi sau đó xiển dương nền đạo, thông qua bộ Chơn lý là một đóng góp lớn trong quá trình giải trừ những yếu tố, những ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa, cũng như văn ngữ Phạn, thông qua kinh sách, qua văn tự của Tổ sư Minh Đăng Quang. Vì vậy, ở miền Nam , từ giữa thế kỷ XX đã xuất hiện một kinh văn Phật giáo bằng Việt ngữ, có hệ thống, mạch lạc, khúc chiết, nêu lên những tư tưởng có tính linh hoạt, không chấp chặt vào những giáo điều xưa cũ, mà được nhìn dưới nhãn quan Trung đạo, phá chấp. Sự vượt thoát ra khỏi những giáo điều khô cứng của giáo lý, nhưng vẫn thể hiện được toàn bộ nội dung chủ yếu, đã chứng tỏ trình độ chứng ngộ của Tổ sư Minh Đăng Quang. Dung hợp hai hệ phái Phật giáo đã có trên thế giới và tại Việt Nam, chính là Tổ s ư Minh Đăng Quang đã tự “nói lên” nhận thức về con đường T rung đạo của Phật giáo, không bị rơi kẹt vào nhị nguyên. Sự bao quát, vận dụng toàn bộ những yếu tố của hai hệ phái trong Đ ạo Phật Khất Sĩ, là đã tự xác định tư tưởng bất nhị, về tính viên dung trong H ệ phái Khất sĩ. Tuệ Trung Thượng Sĩ chẳng đã từng nói: “Ví bằng quên nhị kiến/Vạn sự thảy bao dung ” đó sao?

3 . Nhân cách đạo đức

Trong bộ Chơn lý, Tổ sư Minh Đăng Quang đã dành một tiểu luận để viết về Đời đạo đức, bao gồm 6 mục chính: Nghĩa đạo đức, người đạo đức; xứ đạo đức, lời đạo đức, đạo đức là vô ngã, đạo đức quan trọng. Ngài đã chỉ ra rằng: “Trong đời chỉ có đạo đức là quan trọng, có giác ngộ như thế mới thấy chơn lý võ trụ, đạo đức là quan trọng. Quan trọng hơn cả xã hội, gia đình, giáo lý chánh trị của người, Trời. Vì chánh trị có ra là do tà trị, bởi có ác là mới sanh thiện chánh, gọi là lấy chánh trị tà, mà lấy chánh trị tà là để bảo tồn đạo đức, nâng cao đạo đức, khuyến khích đạo đức, gây dựng đạo đức, phạt kẻ ác, thưởng người thiện, cất lớp lập trường, nuôi dưỡng cho những người lo tu dạy học, ủng hộ áo thuốc cho thầy giáo học trò đạo đức”.

Tóm lại, theo Tổ sư Minh Đăng Quang, đạo đức là vô ngã, là quan trọng nhất. Hiểu, nói, viết và thực hành theo những nguyên tắc ấy, cũng là phương cách thể hiện nhân cách đạo đức của Ngài. Đó chính là tấm gương đạo đức của Tổ sư Minh Đăng Quang, cũng là tấm gương đạo đức của c hư Phật, chư Tổ Phật giáo Việt Nam vậy!

PGS.TS. Trần Hồng Liên
Viện KHXH vùng Nam Bộ


[1] Thực ra, chỉ có 69 Tiểu luận / chuyên đề.

[2]Theo Lê Trung Trực (1995), Tìm hiểu Chơn lý Tổ sư Minh Đăng Quang, tr. 24, phương pháp này chính là luận giải những ý niệm chính yếu về nguồn gốc và cấu trúc Tiểu và Đại vũ trụ, theo không gian 4 chiều đi từ vật chất hữu hình sang siêu linh vô hình.

[3] Minh Đăng Quang (1965), Chơn lý, TT. Giác Nhiên ấn tống, Sài Gòn, tr. 156.

[4] Sđd, tr. 594.

[5]Minh Đăng Quang, (1965), Sđd, tr. 666.