Tết cổ truyền Trung Quốc

1. Lịch sử ra đời

“Xuân tiết” (春节) là Tết âm lịch hay là năm mới, tục gọi là qua năm mới, đón năm mới, hay “ăn Tết”. Thường bắt đầu từ ngày 23 tháng chạp đưa ông Táo đến ngày 15 tháng giêng, cũng có nơi bắt đầu từ ngày mùng tám tháng chạp cho đến cuối tháng giêng âm lịch. Trong đó đêm giao thừa và ngày mùng một đầu năm là đỉnh điểm của ngày Tết. Trong thời gian Tết, tùy mỗi địa phương mà tổ chức những hoạt động vui chơi rất phong phú. Ngày Tết còn là ngày lễ mang tính truyền thống long trọng nhất, náo nhiệt nhất và có lịch sử lâu đời nhất của nhân dân Trung Quốc.

tet trung quoc1

Ảnh: internet

Người Trung Quốc đem ngày đầu năm âm lịch gọi là ngày Tết. Ngày Tết còn là ngày lễ biểu trưng cho sự đoàn kết, thịnh vượng, gởi gắm niềm hi vọng vào tương lai xán lạn cho một năm mới sắp đến. Căn cứ sử liệu ghi chép, ngày Tết của Trung Quốc đã trải qua hơn 4000 năm lịch sử. Có nhiều thuyết nói về sự lịch sử ra đời của ngày Tết, nhưng trong đó thuyết được phổ biến nhất là thuyết khởi nguyên từ thời vua Thuấn ( 2277 BC - 2178 BC). Trước công nguyên hơn 2000 năm về trước, ngày mà vua Thuấn thống lĩnh bá quan văn võ triều thần cúng tế trời đất , lên ngôi thiên tử, và từ đó ngày này được làm ngày khởi đầu cho một năm. Đó là khởi nguyên của ngày đầu năm âm lịch, sau này gọi là ngày Tết.

Khởi nguyên là thế, nhưng thời gian đón tết âm lịch của các triều đại Trung Quốc không giống nhau.Triều Hạ (khoảng 2033 BC-1562 BC) lấy ngày mùng một tháng giêng âm lịch làm ngày đầu năm. Triều Thương (khoảng 1 562BC- 1046 BC) lấy ngày mùng một tháng mười hai làm ngày đầu năm. Triều Chu sớm hơn Triều Thương một tháng lấy ngày mùng một tháng mười một làm ngày đầu năm. Sau khi Tần Thỉ Hoàng (259 BC-210 BC) thống nhất đất nước, sớm hơn Triều Chu một tháng, ông lấy ngày mùng một tháng mười làm ngày đầu năm , suốt cho đến thời kỳ đầu của triều đại nhà Hán (202BC - 8BC). Đến đời Hán Võ Đế Lưu Triệt (156 BC-87 BC), hoàng đế yêu cầu Công Tôn Khanh và Tư Mã Thiên soạn lịch Thái Dương, khôi phục cách tính của triều Hạ, chính thức tính ngày đầu năm là vào ngày đầu tiên của tháng Giêng . Cách tính này duy trì cho đến cuối đời Thanh (1644-1912), trải qua hơn 2000 năm.

Tên gọi của Tết âm lịch Trung Quốc có nhiều, trước đời Tần gọi là Thượng Nhật上日 (shàng rì), Cải Tuế 改岁 (gǎi suì), Nguyên Nhật 元日 (yuán rì ), H iến Tuế 献岁( xiàn suì )...Đời Hán gọi là Tam Triêu 三朝(sān cháo), 岁旦 Tuế Đán (suì dàn) , Chánh Đán 正旦 ( zhèng dàn ), Chánh Nhật 正日 ( zhèng rì )... Đời Ngụy Tấn Nam Bắc Triều gọi là Nguyên Thần 元辰 (yuán chén), Nguyên Nhật 元日( yuán rì ) Nguyên Thủ 元首 ( yuán shǒu), Nguyên Triêu 元朝 (yuán cháo)... Đời Đường, Tống, Nguyên, Minh gọi là Nguyên Đán 元旦 ( yuán dàn ), Nguyên ( yuán ), Tuế Nhật 岁日( suì rì ) , Tân Chánh 新正 ( xīn zhèng ), Tân Nguyên新元 ( xīn yuán )... Cuối đời Thanh gọi là Nguyên Đán 元旦 (yuán dàn ), Nguyên Nhật 元日( yuán rì ).

Ngày 1/1/1912, Tôn Trung Sơn1866 -1925 tuyên thệ nhậm chức Đại Tổng thống lâm thời tại Nam Kinh, tuyên bố thành lập nước Trung Hoa Dân Quốc. Đồng thời, ông đã ban hành chính sách phế bỏ âm lịch, cải cách sử dụng dương lịch (công lịch), và lấy ngày 1/1/1912 dương lịch làm ngày đầu năm mới cho năm đầu tiên Dân Quốc.Nhưng cải cách của ông còn quá mới mẻ nên chưa được đông đảo quần chúng đón nhận. Vì thế, Tết năm đó (1912) dân chúng vẫn tiếp tục sử dụng lịch truyền thống tức âm lịch, lấy ngày mùng một tháng G iêng năm Nhâm Tý (nhằm ngày 18/2/1912) làm ngày đầu năm mới , và những ngày lễ truyền thống trong năm vẫn y theo lịch cũ.

Tháng 7 năm 1913 (Dân Quốc năm thứ 2), chính phủ Bắc Kinh trình lên Viên Thế Khải (lúc này là Tổng Thống) một bản dự thảo các ngày lễ truyền thống trong năm, trong đó coi Nguyên đán là “Xuân tiết” ( 春节), Đoan Ngọ là “Hạ tiết” (夏节 ), Trung Thu là “Thu tiết” (秋节 ) và Đông Chí là “Đông tiết” ( 冬节 ). Tuy nhiên, Viên Thế Khải chỉ phê chuẩn ngày mùng một tháng giêng âm lịch làm ngày ngh lễ Xuân tiết. Năm sau, tức năm 1914 bắt đầu thực thi. Từ đó người dân Trung Quốc gọi Tết âm lịch là “ Xuân tiết ”.

Xã hội Trung Quốc lúc bấy giờ, có một số nhân sĩ phản đối âm lịch, đề xướng dương lịch. Và cũng có không ít ý kiến ngược lại. Sự bất đồng ý kiến này khiến cho nội bộ chính phủ Trung Quốc lúc bấy giờ không ít mâu thuẫn. Ngày 27/9/1949 Hội Nghị Chính Trị Hiệp Thương Nhân Dân Trung Quốc lần thứ nhất, toàn thể hội nghị đồng nhất trí biểu quyết thành lập nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, đồng thời nhất trí ngoài âm lịch, cách tính truyền thống của Trung Hoa, nên sử dụng thêm cách tính ngày tháng thông dụng trên thế giới là tính theo công nguyên (công lịch, dương lịch).

Để phân biệt tết dương lịch và âm lịch, người dân Trung Hoa lấy ngày mùng một tháng giêng làm ngày tết âm lịch. Vì tiết lập xuân của Trung Quốc thường rơi vào những ngày âm lịch đầu năm mới, nên tết âm lịch gọi là “Xuân tiết”. Ngày 1 tháng 1 dương lịch làm tết dương lịch gọi là Nguyên Đán. Từ năm 1949, nhân dân Trung Hoa chính thức gọi ngày 1 tháng 1 dương lịch là Nguyên Đán. Ngày 23/12/1949 chính phủ Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa ban hành văn bản quy định mỗi năm Tết âm lịch ngh tết 3 ngày.

2. Tập tục ngày Tết

Trung Quốc là nước có rất nhiều dân tộc. Cách đón Tết và thời gian đón Tết của mỗi dân tộc cũng rất đa dạng.Dân tộc Hán, Mãn, Triều Tiên đón tết âm lịch với những tập tục như: cả nhà đoàn tụ, chuẩn bị các món ăn ngày tết, làm bánh tổ, bánh sủi cảo, kết hoa treo đèn, đốt pháo, chúc tết... Người Mông Cổ xưa gọi ngày tết là lễ Trắng và đón tết theo lịch Mông Cổ. Nguồn gốc của tên gọi này có thể bắt nguồn từ màu trắng của mùa đông hay từ màu trắng của thực phẩm, đặc biệt là từ sữa. Người dân nơi đây luôn nghĩ rằng màu trắng mang lại cho họ hạnh phúc và sức khỏe. Vì vậy, theo lịch Mông Cổ, tháng đầu tiên của năm được gọi là tháng Trắng - một sự khởi đầu tinh khiết và sạch sẽ. Theo tập quán, vào những ngày lễ Trắng này, mọi người cùng “rửa sạch” cả thể xác lẫn tâm hồn để đón chào một sự khởi đầu mới tốt đẹp hơn. Người Tây Tạng đón tết theo lịch Tạng. Người Hồi, người Duy Ngô Nhĩ, người Ksa-giắc-stan...đón lễ Hiến Sinh. Tết âm lịch cũng là ngày tết cổ truyền của người Mèo, người Choang, người Dao... Các hoạt động vui chơi trong những ngày tết cũng rất phong phú như: múa lân, múa rồng, đi cà-keo, múa ương ca, múa chèo thuyền, đi hội chùa... Còn có một số địa phương theo thông lệ cũ tổ chức tế tổ cúng thần, cầu nguyện một năm mới phong điều vũ thuận, quốc thới dân an, mùa màng tươi tốt. Ngoài ra, tết cổ truyền Trung Quốc còn có rất nhiều tập tục mang đậm bản sắc dân tộc.

Cúng ông Táo

taoquanCúng ông táo,người Trung Quốc gọi là 祭灶神, là một trong những tập tục ngày tết có sự ảnh hưởng rộng lớn trong dân gian.Người dân Trung Quốc, dường như nhà nhà đều có bàn thờ ông Táo. Truyền rằng, Táo được Ngọc hoàng T hượng đế phong chức “cửu thiên đông trù tư mệnh táo vương phủ quân”( 九天东厨司命灶王府君 ) phụ trách quản lí lửa bếp của các gia đình dưới trần gian. Táo còn được mọi người gọi là “Tư mệnh bồ tát” ( 司命菩萨) hay “táo quân tư mệnh” ( 灶君司命 ), còn được xem là vị thần bảo hộ của gia đình. Dân gian có câu “quan tam dân tứ thuyền gia ngũ” ( 官三民四船家五 ), nghĩa là quan phủ cúng ông Táo vào ngày 23, dân chúng ngày 24, thuyền gia cúng ngày 25 tháng chạp hằng năm. Đến ngày này, táo quân sẽ về trời tâu với Ngọc hoàng những chuyện tốt xấu một năm qua của gia đình nơi Táo đang cai quản, rồi Ngọc hoàng sẽ định đoạt phước họa của gia đình đó trong năm mới giao lại cho Táo quân. Đưa ông Táo, nhà nhà thường bày cúng đèn cầy đỏ, kẹo viên hình quả dưa, lễ nghi rất cung kính, mong rằng Táo sẽ “thượng thiên ngôn háo sự, hạ giới giáng kiết tường” ( 上天言好事,下界降吉祥 ), nghĩa là mong Táo sẽ về trời nói tốt với Ngọc hoàng, để Ngọc hoàng sẽ ban điều tốt lành cho gia đình mình.

Dọn dẹp, trang hoàng nhà cửa

Sau ngày đưa ông Táo, các gia đình Trung Quốc bắt đầu tiến hành quét dọn, lau chùi nhà cửa, tổng vệ sinh cuối năm. Miền Bắc gọi là “tảo phòng” (扫房 ), miền Nam gọi là “đàn trần” (掸尘). Tất cả các thành viên già trẻ lớn bé trong gia đình đều tất bật dọn dẹp để nhà cửa thêm đẹp vào ngày Tết. Công việc này không đơn thuần chỉ là quét dọn mà nó còn bao hàm xua tan bụi bặm, xua những điều xấu trong năm cũ. Những người tham gia vào công việc này đều hy vọng sẽ được may mắn trong năm tới.

Dán câu đối tết

Dán câu đối tết là một trong những tập tục ngày tết được thịnh hành từ đời Tống. Người Trung Quốc, mỗi năm đến ngày Tết nhà nhà đều có thói quen dán câu đối tết.

Tet TQ 2

Ảnh: internet

Câu đối xuân hay câu đối tết ( ), còn gọi là “môn đối” ( ), “xuân thiệp” ( ), “đối liên” ( ), “đối tử” ( ), “đào phủ” (桃符 ) là một trong những loại câu đối. Vì được sử dụng trong ngày xuân (tết) nên gọi là câu đối xuân (tết). Đến ngày 30 hoặc 29 tết, nhà nhà đều ra tiệm chọn câu đối mình thích, đem về dán trước cửa, chuẩn bị không khí mới đón tết.

Câu đối tết bắt nguồn từ “đào phủ”( ). Ban đầu, người dân dùng gỗ đào, khắc hình người treo trước cửa nhà để trừ tà đuổi quỷ, gọi là “đào phủ”. Dần về sau, khắc hình thần giữ cửa hoặc đơn giản chỉ viết tên thần treo trước cửa. Thời kì đầu, thần giữ cửa thường được khắc họa là Thần Trà và Uất Lũy , nhưng tới đời Đường, nhiều nơi thay bằng tranh vẽ hai danh tướng Tần Thúc Bảo và Uất Trì Cung 尉迟 . Truyền rằng, vua Đường Thái Tông bị bệnh, đêm nằm nghe tiếng quỷ thần gọi tên mình. Vua sợ quá, thao thức suốt đêm, không ngủ được. Sau đó, vua sai hai vị tướng Tần Thúc Bảo Uất Trì Cung đứng canh giữ hai bên cửa. Sau khi có hai vị tướng quân giữ cửa, nhà vua không còn nghe tiếng quỷ thần gọi nữa. Từ đó, vua lệnh mọi người vẽ hình hai vị này treo trước cửa. Và từ đây hai vị này được dân gian xem là hai vị thần giữ cửa.

Đào phủ thường có kích thước dài 6 tấc rộng 3 tấc. Đến đời Tống, đào phủ được đổi viết trên giấy. Đời Minh, đào phủ đổi tên gọi là “ ” câu đối xuân. Gỗ đào thường có màu đỏ, đối với người Trung Quốc, màu đỏ là màu đem lại vận may, là màu biểu hiện điềm lành, trừ ma quỷ. Vì thế, đa số câu đối tết thường được viết trên nền giấy màu đỏ.

Bữa cơm sum hợp cuối năm

Bữa cơm cuối năm Trung Quốc gọi là (niên dạ phạn) hay còn gọi là bữa cơm sum họp gia đình “Đoàn viên phạn” ( ),là một tập tục không thể thiếu trong ngày tết cổ truyền Trung Quốc. Tối 30 tết, cả gia đình cùng quây quần đoàn tụ bên bữa cơm sum họp cuối năm. Dù ở rất xa, dù công việc bận rộn cách mấy, mọi người đều luôn mong muốn được quây quần bên gia đình để cùng ăn bữa cơm sum hợp cuối năm. Nhưng nếu vì công việc quá bận rộn không về dự được bữa cơm đoàn tụ gia đình, thì trên bàn ăn ngày hôm đó, gia đình cũng dọn sẵn một chỗ, cái chén, đôi đũa tượng trưng cho sự có mặt của người này sum hợp cùng gia đình. Bữa cơm sum hợp gia đình được xem là tiệc liên hoan gia đình cuối năm. Người Trung Quốc rất coi trọng bữa tiệc gia đình này. Đây là dịp để gia đình đoàn tụ, cùng quây quần bên nhau, thắt chặt thêm mối quan hệ gia đình mà cũng là dịp chúc phúc cho nhau, hy vọng vào một năm mới với nhiều an vui, hạnh phúc, phú quý, thịnh vượng, trường thọ,.. . Vì thế các món ăn của bữa tiệc này cũng mang đầy ý nghĩa tượng trưng với các món như 饺子 ; phiên âm là “jiǎo” gần giống với phiê n âm của chữ “ ” ( jiāo), âm H án việt là “giao”; phiên âm là “ zǐ” giống với phiên âm của chữ (zǐ), nghĩa là giờ tý, giờ giao thừa là giờ tý. Vì thế, người Trung Quốc mượn âm đọc của “jiǎozǐ” 饺子) biểu trưng cho sự giao thoa giữa năm cũ và năm mới; 寿面 (shòu miàn) mì mừng thọ với ý nghĩa năm mới được trường thọ; 元宵 (yuán xiāo ) chè trôi nước, có hình viên tròn tượng trưng cho sự viên tròn, đầy đủ; “ngũ phước lâm môn” hy vọng năm mới năm điều phước đến nhà; “đoàn đoàn viên viên”hy vọng cả nhà đoàn viên, quây quần, sum hợp; (nián nián yǒu yú ) “niên niên hữu dư” hy vọng mọi năm đều được dư d ã , giàu có; táo (hóng zǎo ) = (chūn lái zǎo) : mong năm mới sớm đến; quả hồng (shì bǐng) = 事如意 (shì rú yì ): kiết tường như ý; hạnh nhân (xìng rén ) = (xìng fú lái ): hạnh phúc đến; đậu hũ ( dòu fǔ ) = (quán jiā fú ): cả nhà đều được hạnh phúc; đậu phộng (huā shēng) = (chǎng shēng bú lǎo): trường sinh bất lão; bánh tổ (nián gāo) = 糕,一 (nián gāo nián gāo,yī nián bǐ yī nián gāo): năm sau tốt hơn năm trước. Ngày nay, có một số gia đình, vì tính chất công việc, tiệc liên hoan gia đình cuối năm thường được tổ chức tại các nhà hàng sang trọng. Nhưng cho dù được tổ chức ở đâu đi chăng nữa, đều cũng là dịp để gia đình đoàn tụ quây quần bên nhau, hỏi thăm nhau công việc của năm cũ, cầu chúc cho nhau một năm mới với nhiều điều an lành nhất.

tetTQ 1

Ảnh: internet

Đón giao thừa

Truyền rằng thời xa xưa có một con quái vật tên là “Niên”, mặt mũi hung tợn, sừng nhọn vuốt sắc, hung ác vô cùng. Niên quanh năm ẩn cư trong núi, đến tối của ngày cuối năm mới vào làng bắt súc vật và người ăn thịt, sáng s m thì ẩn vào rừng . Loài người cứ đến đúng ngày đó là không ai dám ngủ, cả nhà phải quây quần lại với nhau đề phòng quái vật, nên mới có tục thức đêm đón giao thừa.

Sau này loài người phát hiện ra “Niên” rất sợ màu đỏ, sợ tiếng động lớn, nên cứ tới ngày đó là mặc quần áo đỏ, treo đèn đỏ, dán câu đối đỏ, đốt pháo. Sau này, “Niên” không dám quấy phá nữa, loài người thì vẫn giữ phong tục đó và gọi là “quá niên” ( qua năm mới, đón năm mới, ăn Tết) .

Đêm giao thừa gọi là “trừ tịch” (chú xī), người dân thường thức suốt đêm đón năm mới, gọi là “thủ tuế’ (shǒu suì) . “Trừ” nghĩa là dứt bỏ; “tịch” nghĩa là sau khi mặt trời lặn, tức chỉ đêm tối. “Trừ tịch” tượng trưng cho sự trừ bỏ tháng cũ, năm cũ, tuổi cũ, để đón năm mới, tháng mới, tuổi mới. Ngoại trừ các đứa trẻ, cả nhà đều thức đêm đón giao thừa, hi vọng sớm đón nhận được một năm mới với nhiều điều mới mẻ nhất vào giờ khắc giao thoa giữa năm cũ và năm mới. Tục đón giao thừa có từ đời nhà Tấn, Nam Bắc triều đã được phổ biến rộng rãi, đến thời Tùy, Đường đã rất thịnh hành, đến đời nhà Tống thì là đỉnh cao của sự phát triển.

Tiền mừng tuổi (Tiền lì xì)

Tiền mừng tuổi, Trung Quốc gọi là , là một trong những tập tục ngày tết của người Hán. Vào những ngày Tết, người lớn thường phải chuẩn bị sẵn tiền lì xì để tặng cho những người vai vế nhỏ hơn mình , đặc biệt là trẻ em đến chúc t ế t. Người lớn cho trẻ nhỏ tiền mừng tuổi không những gởi gắm sự quan tâm, thương yêu, mà còn ngụ ý là để trừ tà tránh quỷ, mong rằng trẻ luôn được khỏe mạnh, vui chơi, chóng lớn. Tương truyền vào thời Bắc Tống, một đêm tết nọ, tể tướng Vương Thiều cùng gia đình dẫn đứa con trai nhỏ của mình đi xem hội ngày tết, không may đứa nhỏ bị kẻ xấu bắt cóc tống tiền. Trong lúc đuổi bắt, gặp xe ngựa của triều đình đi ngang qua, đứa bé liền kêu cứu. Kẻ xấu sợ quá, vội bỏ đứa bé mà chạy thoát mạng. Sự việc này đến tai vua Tống Thần Tông, vua bèn ban cho đứa bé một ít tiền để dỗ dành, trấn an cho nó bớt sợ. Từ đó, được lưu truyền trong dân gian.

Tập tục tiền mừng tuổi có từ đời Tống. Lúc đầu, tiền mừng tuổi không cùng một loại với tiền xài hằng ngày, mà được đúc thành tiền cắc có lỗ cho trẻ nhỏ xỏ dây đeo vui chơi trong những ngày tết , cũng là ngụ ý trừ tà tránh quỷ. Hai mặt của đồng tiền, một mặt khắc chữ như: thiên thu vạn tuế ( ), thiên hạ thái bình ( ), khử ương trừ xung ( )....; mặt còn lại với các hoa văn như: long phượng, rùa rắn, đôi cá, đấu kiếm, ngôi sao... Theo sự phát triển của thời đại mà tiền mừng tuổi có những cách thức khác nhau như tiền đồng, tiền cắc, tiền cắc có lỗ, tiền giấy, ...với những hoa văn và chữ viết cũng rất đa dạng.

Chúc tết

Chúc tết, Trung Quốc gọi là, là một tập tục không thể thiếu trong ngày tết cổ truyền Trung Quốc. Thường là qua giờ giao thừa, mọi người bắt đầu chúc tết nhau, người nhỏ chúc tết ông bà, cha mẹ, chú bác, cô dì, những người lớn hơn mình, một năm mới thọ tỷ nam san, phước như đông hải... Đời Tống, các sĩ phu đã có tục chúc tết bằng thiệp. Thời đó, các sĩ phu có mối quan hệ rất rộng, nếu như nhà nhà đều đi đến chúc tết thì phải tốn rất nhiều thời gian và công sức. Vì thế, có một số quan hệ bạn bè không thân lắm thì có thể không đích thân đến nhà chúc tết, mà chỉ phái người đem thiệp đến gởi lời chúc tết thay mình. Thiệp thường được làm bằng loại giấy mỏng, có in hình hoa mai rộng 2 tấc, dài 3 tấc. Đến đời Minh, thiệp chúc tết đã được thiết kế ngày càng đẹp hơn, tinh xảo hơn, chẳng những trên thiệp có in tên, địa chỉ của người gởi, người nhận mà còn viết những lời chúc tết rất ý nghĩa như: chúc mừng năm mới, kiết tường như ý, vạn sự an lành.. Đời Thanh, trong gia đình chúc tết nhau trước tiên là lạy trời đất, kế đó là lạy tổ tông , và sau cùng là lạy ông bà, cha mẹ và cả nhà chúc tết lẫn nhau. Người nhỏ lễ bái chúc tết ông bà cha mẹ. Ông bà cha mẹ, người lớn phát tiền mừng tuổi cho trẻ nhỏ. Người đồng vai vế thì cung tay chào hỏi chúc tết nhau. Chúc tết tục lệ thường là: mùng một tết gia đình chúc tết lẫn nhau, mùng hai đi chúc tết nhà vợ, mùng ba đi chúc tết họ hàng thân tộc.

Ngoài ra, tùy theo từng địa phương, từng dân tộc mà ngày tết có rất nhiều tập tục khác nhau như: đi lễ hội chùa, tặng thần tài, tiếp thần, treo kết Trung Quốc, đốt pháo, dán chữ “phước” ngược, cúng sao, tế tổ, tế thần, thả diều, xin xăm, bói quẻ, múa lân, múa rồng...