Thiền ngộ (Phần 5)

TẮC THỨ 17: VĂN HỶ VÀ VĂN THÙ

Thiền sư Vô Trước Văn Thù mới bảy tuổi đã xuất gia. Đứa bé bảy tuổi thì có thể làm được gì?

Lúc đức Phật còn tại thế, một đàn việt (cư sĩ) mà Anan quen biết, không may gặp nạn, cả nhà chết hết, chỉ có một đứa bé bảy tuổi may mắn thoát nạn. Anan đem nó về chỗ đức Phật ở. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã biết rõ mà cố hỏi: “Đứa bé này là ai vậy?”. Anan đem sự tình thưa lại với đức Phật. Đức Phật dạy rằng: “Vì sao không cho nó cắt tóc xuất gia? Không có ai chăm sóc, nó chẳng thể nào sống sót!”

Anan thưa: “Tăng đoàn có quy định giới luật, không thể thế độ cho người xuất gia dưới mười hai tuổi”.

Đức Phật hỏi Anan: “Đứa bé này có thể đuổi chim, đuổi quạ không cho chúng làm hư hại đồ vật của các Tỳ kheo không? Có thể giữ giới đơn giản nhất của Sa di không? Nếu được thì có thể theo ý nguyện cho nó xuất gia. Anan nghe những lời này bèn xuống tóc cho đứa bé bảy tuổi kia.

Giáo pháp của đức Phật vốn như vậy, linh hoạt nhạy bén, hợp tình hợp lý, chưa từng bị sự ràng buộc của giáo điều cứng nhắc. Từ đó, tiểu Hoà thượng từ bảy tuổi đến mười ba tuổi được gọi là “Sa di đuổi quạ”.

Tiểu Văn Hỷ làm Sa di đuổi quạ nhưng lại hoàn toàn không như người trồng lúa đi dọa nạt chim quạ, trông coi lúa mạch - gọi là đuổi quạ chẳng qua chỉ là lần đầu tiên đức Phật vì đứa trẻ đáng thương mà mở ra một con đường phương tiện xuất gia mà thôi. Tiểu Văn Hỷ thì đi theo Thiền sư Quốc Thanh học rộng hiểu nhiều, học chữ đọc sách, lại ở trong trường tư thục học tập khá nhiều. Chính vì như thế, ngày xưa nhiều trẻ em con nhà nghèo học nhờ ở trong chùa (Phạm Trọng Yêm nhà văn học lớn, nhà chính trị lớn, nhà quân sự lớn, cha chết mẹ tái giá bèn ở trong chùa học nhờ, sau này thi đỗ Tiến sĩ).

Cảnh đẹp không lâu bền, pháp nạn Hội Xương đến gần, Văn Thù và hơn hai mươi vạn Tăng ni trong cả nước cũng vậy, bị bức bách hoàn tục. Đầu trọc nhưng không phải Hoà thượng, người để tóc cũng không phải là người thế tục. Văn Hỷ dấu tài ở trong hồng trần mà đạo tâm càng kiên cố. Sau hơn một năm, những người làm Sa di giống như Văn Hỷ trong lịch sử có Lý Thế Dân, gọi là Đường Tuyên Tông làm Hoàng đế, chấn hưng Phật giáo. Văn Hỷ xuống tóc lại tại chùa Tế Phong ở Diêm Quang Triết Giang , trở về Thiền môn.

Lúc đó, Thiền sư Tánh Không rất nổi tiếng trú trì tại núi Đại Từ ở Hàng Châu, Văn Hỷ đến bái yết. Thiền sư Tánh Không nói: “Ngươi đọc kinh sách nhiều năm, vì sao không đi vân du trong tùng lâm chín châu, tham vấn chư tôn túc trong thiên hạ?”.

Dưới sự khích lệ của Thiền sư Tánh Không, Văn Hỷ một bình một bát, một nón lá, giày cỏ, gậy trúc thêm tay nải bắt đầu chân trời góc bể. Ông đi rồi lại đi, thẳng đường lên phía Bắc, định đến chùa Hoa Nghiêm ở núi Ngũ Đài. Ngũ Đài Sơn là đạo tràng của Bồ tát Văn Thù, tại thế giới mát mẽ băng tuyết lấp lánh đó, một hạt bụi cũng không có, tu thiền thật tốt. Giữa đường, ông gặp một nơi gọi là hang Kim Cang, bỗng nhiên nhìn thấy một ngôi chùa Phật vàng ngọc huy hoàng, ông đang muốn đi vào lễ bái thì gặp một cụ ông dắt bò đi đến, mời ông cùng vào chùa.

Đi vào cửa núi, Lão ông gọi một tiếng: “Quán Đề!” một Đồng Tử đáp lời ra đón. Lão ông buông dây thừng, con bò ngoan ngoãn đi theo Đồng Tử. Dưới sự chỉ dẫn của lão ông, Văn Hỷ đi qua một đại điện hùng vĩ, đi quanh lầu đài cao lớn, đi đến pháp đường. Một Tự viện đàng hoàng tráng lệ thật, các tòa lầu đều chói lòa ánh sáng vàng rực rỡ, nghiễm nhiên toàn vàng ròng làm nên. Lão ông ngồi ngay ngắn trên thiền sàng, chỉ chỉ cái đôn thêu trước mặt mời Văn Hỷ ngồi xuống.

Lão ông hỏi Văn Hỷ từ đâu đến? Văn Hỷ thưa: “từ phía Nam”. Lão ông lại hỏi: “Phật pháp ở phía Nam như thế nào?”

Văn Hỷ trả lời: “Thời kỳ mạt pháp, Tỳ kheo giữ gìn giới luật nghiêm khắc rất ít”.

Lão ông hỏi câu thứ ba: “Chúng nhiều ít?”.

“Có nơi chúng ở ba trăm, có nơi năm trăm, không chính xác lắm”.

Văn Hỷ hỏi lại: “Phật pháp ở đây như thế nào?”.

Lão ông trả lời: “Rồng rắn lẫn lộn, phàm thánh ở chung”.

“Chúng bao nhiêu?”.Văn Hỷ lại hỏi, lão ông nói: “Trước ba ba, sau ba ba”.

Cái gì trước ba ba sau ba ba? Trước ba ba sau ba ba là bao nhiêu? Văn Hỷ không hiểu, vừa muốn mở miệng thỉnh giáo, lão ông gọi Đồng Tử rót trà và bưng đến một đĩa Tô lạc mà trước nay Văn Hỷ chưa từng thấy. Văn Hỷ nếm thử, mùi hương của nó không thể so sánh, vị ngọt của nó thấm thẳng vào gan ruột, bỗng nhiên ông có cảm giác tâm ý rỗng rang. Lão ông đưa cái tách pha lê lên hỏi: “phương Nam có cái này không?”.

Lúc đó, pha lê vẫn còn là một vật quý hiếm, thuộc một trong thất bảo mà kinh A Di Đà nói đến (vàng, bạc, lưu ly, pha lê, xa cừ, xích châu, mã não), cho nên Văn Hỷ chưa từng thấy qua, ông lắc đầu nói: “Không có”.

Lão ông rót trà vào ly pha lê cho Văn hỷ, mời Văn Hỷ uống. Văn Hỷ bưng tách lên uống một hớp, lão ông hỏi: “Phương Nam đã không có đồ uống trà này, bình thường dùng gì uống trà?”.

Văn Hỷ bỗng nhiên cảm nhận được thiền cơ sắc sảo, nhưng mà ông ta không có lời gì để đối đáp.

Có thể gặp lại ngàn năm sau, năm thứ chín niên hiệu Quang tự (1883 Tây lịch) cũng tại đây, trên đường đến thăm Ngũ Đại Sơn, Cao tăng Hư Vân thời cận đại bị gió tuyết vây khốn bên bờ Hoàng Hà, trước chẳng thấy thôn, sau chẳng thấy nhà. Rét lạnh, đói khát và tật bệnh, khiến Ngài hơi thở thoi thóp, rồi hôn mê, trời hiểu đến nổi đưa một người từ đâu xuất hiện, cứu Ngài Hư Vân tĩnh lại, ông tự xưng là Văn Kiết, dáng vẻ như ăn xin, nhưng ông ta lại giống như một nhà ảo thuật, có thể không ngớt lấy từ trong người ra những thứ cần thiết. Lúc ông ta đang nấu cháo cho Ngài Hư Vân ăn cho đỡ đói, trời lạnh đất đông, bèn lấy tuyết thay nước. Văn Kiết chỉ tuyết trắng trong nồi hỏi Ngài Hư Vân: “Thượng Tọa từ Phổ Đà đến, Nam Hải có cái này không? Ngài Hư Vân nói không có. Văn Kiết lại hỏi Ngài, ăn gì? Ngài Hư Vân nói uống nước. Một lát sau tuyết trong nồi đã tan, Văn Kiết chỉ tuyết tan thành nước hỏi: “là cái gì?” Lúc đó, Ngài Hư Vân vẫn chưa khai ngộ, cho nên tuy rõ ràng thể ngộ được thiền cơ tốt, nhưng lại có miệng mà khó nói, đối không được.

Mặt trời lặn về Tây, ánh mặt trời sắp hết, Văn Hỷ đứng dậy, chắp tay chào lão ông, thưa rằng: “Trời đã tối, con có thể ở nhờ đây một đêm được không?”

Lão ông nói: “Ngươi còn tâm chấp trước, không thể ở lại đây”.

Văn Hỷ vội phân bua nói con đã phá trừ chấp trước. Lão ông hỏi: “Ngươi đã thọ giới chưa?”

Văn Hỷ nói con đã thọ giới cụ túc đã lâu, rất lâu. Tăng nhân, nếu không thọ giới tức không thể coi là Tỳ kheo chính thức. Nhưng mà, lão ông lại nói: “Nếu ngươi không có tâm chấp trước hà tất lại phải thọ giới?”.

Đúng vậy, nếu đã sáng tâm thấy tánh, căn bản là không thể phạm giới, hà tất phải chấp trước hình thức thọ giới! Văn Hỷ không còn lời gì để nói, đành cáo lui.

Đồng Tử tên ‘Quân Đề’ kia phụng mệnh lão ông tiễn Văn Hỷ ra về. Văn Hỷ hỏi Đồng Tử Quân Đề: “Trước ba ba, sau ba ba, là bao nhiêu?”.

Quân Đề đột nhiên cao giọng hét lên một tiếng: “Đại Đức!”.

Văn Hỷ giật mình, theo bản năng đáp dạ một tiếng. Thiền ý của Đồng Tử Quân Đề nói một cách sắc lạnh : “Là bao nhiêu?”

Văn Hỷ lại một lần nữa cảm nhận được cơ phong cuồn cuộn như sóng đại dương vỗ lên bề mặt…

“Ở đây là nơi nào?”. Bằng trực giác, Văn Hỷ cảm giác mông lung, lão ông, Đồng Tử này phi thường lạ lùng, cho nên ông mượn cớ hỏi nơi nào để thăm dò ngọn ngành của hai nhân vật thần kỳ này. Quả nhiên Quân đề nói: “Đây vẫn là chùa Bát Nhã hang Kim Cang mà”.

Bát Nhã tức là đại trí tuệ, mà Bồ tát Văn Thù nhờ trí tuệ mà nổi tiếng! Văn Hỷ rỗng rang đại ngộ. Lão ông kia tức là Bồ tát Văn Thù hiển hóa! đối mặt lại nhầm lẫn, không thể gặp lại nữa, ông vội vàng đảnh lễ Đồng Tử, khẩn cầu cho mình ít lời trước khi rời khỏi. Đồng Tử liền nói bài kệ:

“Trên mặt không sân cúng dường đủ,

Trong miệng không sân nhả hương thơm,

Trong lòng không sân là trân bảo,

Không cấu không nhiễm là chân thường”.

Nói xong Đồng Tử Quân Đề chỉ chùa Kim Cang Bát Nhã sau lưng Văn Hỷ, Văn Hỷ vội vàng quay đầu. Ngôi chùa hùng vĩ hoa lệ kia đã không còn thấy dấu vết gì nữa. Đợi Văn Hỷ quay người lại thì Đồng Tử Quân Đề kia cũng đã mất tông tích. Một vùng núi hoang mênh mông, một vùng đất sạch sẽ trắng toát. Dường như chùa kia, người kia, cảnh kia chẳng qua đều là huyễn mộng, họ đều chưa hề tồn tại vậy! Nhưng mà, trong lòng Văn Hỷ cuối cùng đã lưu lại trăm mối thương cảm, vô cùng buồn bã và tự hối hận khiến người ta sợ hãi trong lòng…

Từ ngàn dặm vì ngươi mà đến, gặp mặt rồi không biết là ngươi. Năm tháng trôi qua vô ích, ngày nào mới có thể gặp lại ngươi? Văn Hỷ bỗng nhiên cảm thấy trong bầu trời trên đầu, trong mây lành ngũ sắc, dường như có Bồ tát Văn Thù cưỡi sư tử lông vàng từ từ lướt qua…

Thế mà, đến khi ông ngẩng đầu lên, một đám mây trắng từ phương đông bay đến, che phủ tất cả không còn dấu vết. Sau này khi Thiền sư Độc Nhãn Long Minh Chiêu đọc đến công án này, tâm có sở ngộ, thuận miệng ngâm bài tụng:

“Sa giới mênh mông còn già lam,

Khắp nơi Văn Thù đang luận đàm,

Ngay lời không biết mở mắt Phật,

Quay đầu chỉ thấy núi xanh thôi”.

Ngàn năm mộng huyễn huyễn ngàn năm, ngàn năm thương cảm ngàn năm dài, ngàn năm sau, Đại sư Hư Vân đến Ngũ Đài có thơ rằng:

“Núi đẹp thần sắc tự trời ban,

Ngàn vạn Bồ tát trụ Ngũ Đài,

Tuyết chứa ngàn năm Tăng nhập định,

Mây lành một đám bay nhỡn nhơ.

Cõi thanh lương sắc vàng kỳ dị,

Vui vì Mạn Thù trí tuệ tài,

Trước sau ba ba là nhiều ít?

Văn Hỷ hành cước chưa hề đến”.

Già lam, là tên gọi khác của chùa chiền Phật giáo; Mạn Thù là tên gọi khác của Bồ tát Văn Thù. Đúng như Đại sư Hư Vân đã nói, Thiền sư Văn Hỷ sau khi cắm tích trượng ở Ngũ Đài Sơn mấy năm, công phu tu tập tiến bộ nhiều. Chính vì có mấy năm đặt cơ sở tu tập thiền định, ông ở Hàm Thông ba năm rồi trở về phương nam, đến núi Quan Âm ở Hồng Châu tham kiến Thiền sư Ngưỡng Sơn Huệ Tịch, một câu nữa lời liền khế nhập tâm ấn của chư Phật, đạt được pháp mạch truyền thừa của tông Quy Ngưỡng.

Sư phụ Quy Ngưỡng Huệ Tịch nói với ông, người tu thiền phải phước huệ song tu. Thế là ông giữ chức điển tòa của tự viện- người quản lý nhà ăn, bỏ thiền trượng xuống cầm lấy cây cán bột mì lên, làm việc nấu cơm cho đại chúng.

Một hôm, Thiền sư Văn Hỷ đang nấu cháo, Bồ tát Văn Thù hiện hình trên xẻng xới cơm của ông.

Đại Bồ tát hiển thị Thánh tích. Đây là chuyện thần kỳ, thần thánh linh biết bao! Nhưng gặp mà không thể cầu xin đó là điều nghìn năm khó gặp. Thế mà Thiền sư Văn Hỉ không những không đảnh lễ, quỳ bái, ngược lại còn cầm cây trúc khuấy cháo đánh túi bụi, và còn trách mắng: “Văn Thù là Văn Thù, Văn Hỉ là Văn Hỉ.”

Đây chính là khí khái của người khai ngộ: “Ta chính là ta, ta là pháp vương, ta đội trời, đạp đất, ta cũng như chư Phật, không hề khiếm khuyết! Hóa thân của Bồ Tát Văn Thù chịu no một trận đòn, với bộ mặt khóc tang mà nói kệ:

Bầu đắng đắn tận góc, dưa ngọt ngọt đến cuống.

Tu hành ba đại kiếp, lại bị lão tăng ghét.

Một hôm, trong chùa có một vị Tăng lang thang áo xống rách nát, mặt mày dơ dáy, toàn thân ghẻ lở đến. Trên người ông phát ra mùi hôi, ai gặp ông cũng đều bịt mũi, tránh xa thật xa. Văn Hỉ không chút ghét bỏ ông, dìu ông vào liêu phòng của mình, hết lòng chăm sóc: rửa sạch mủ máu bôi thuốc băng bó cho ông. Vị tăng lang thang này không có giới điệp (chứng minh thân phận của vị tăng ngày xưa) cho nên, không thể ngủ lại, cũng không có cơm ăn. Văn Hỉ âm thầm nhịn đói, đem phần cơm của mình cho vị tăng lang thang đang bệnh……….

Ngưỡng Sơn Huệ Tịch bình tĩnh quan sát kỹ lưỡng rồi nói với Văn Hỉ : “ Người đã thành thục rồi, nên xuống núi hoằng hóa đi.”

Thế là Văn Hỉ trở về Triết Giang, trụ trì chùa Long Tuyền.

Tại pháp đường có một vị tăng hỏi: “Thế nào là tướng của Niết Bàn?”

Tướng Niết Bàn là một trong tám tướng của Phật, cũng chính là tướng trạng trong lúc Đức Phật nhập diệt: “ Đức Phật Thích Ca Mâu Ni trụ thế, ngộ đạo, thuyết pháp, hóa duyên đã xong, ở giữa hai cây Sala bên bờ sông Bạt Đề thành Câu Thi La ở miền trung Ấn Độ, sau khi nói Kinh Đại Bát Niết Bàn xong đầu hướng về phía Bắc, mặt hướng về Phía Tây, nằm nghiêng bên phải, cuối cùng viên tịch. Có một số tượng Phật nằm trong các tự viện, tức là tướng Niết Bàn của Đức Phật.

Tướng niết bàn mà vị tăng này hỏi lại có một nghĩa khác, trên thực tế ông ta đang cật vấn như thế nào là cảnh giới viên mãn của Phật? Thiền sư Văn Hỉ đương nhiên hiểu rõ ý đồ này. Sau khi đức Phật trình hiện tướng Niết bàn liền dùng lửa Tam muội tự đốt thân mình. cho nên Thiền sư Văn Hỉ trả lời rằng: “ngươi nên thể nghiệm nơi tận xứ của khói hương.”

Vị tăng này dốt nát chưa thể từ trong đó khế nhập thể nghiệm cảnh giới thanh tịnh viêiệt nam mãn. Thế là ông lại dứt khoát thẳng thắn hỏi: “như thế nào là đại ý của Phật pháp?”

Thiền sư Văn Hỉ nói: “đi tìm viện chủ đến, vị tăng này lại bị bệnh điên rồi”.

Vị tăng này vẫn cứ mơ hồ, hỏi lần thứ ba: “thế nào là bản thân của mình?”

Thiền sư Văn Hỉ yên lặng, trầm mặc hồi lâu không trả lời. Không trả lời chính là câu trả lời xảo diệu nhất: từ nơi vô thanh nghe tiếng sấm, tâm có chút nhạy bén. Nhưng im lặng như tiếng sấm kinh động vũ trụ, cóc nhái trong đáy giếng không ngẩng đầu. Vị tăng này vẫn cứ không chịu hiểu hỏi lại lần nữa.

Thiền sư Văn Hỉ nói: “trời xanh tối tăm, không bay phía trên trăng”.

Quốc Vương Ngô Việt rất kính phục Thiền sư Văn Hỷ, ban cho Ngài ca sa tía, phong hiệu là “Thiền sư Vô Trước”.

Thiền sư Vô Trước Văn Hỷ gần viên tịch, vào nửa đêm Ngài dạy các đệ tử: ‘Ba cõi tâm tận, tức là Niết bàn”. Nói xong kiết già ngồi ngay, nhẹ nhàng ra đi – Ngài lấy tính mạng cuối cùng của mình trực tiếp hiển bày thực tướng Niết bàn.

Thế mà Thiền sư Vô Trước Văn Hỷ đã viên tịch nhưng truyền kỳ vẫn chưa dứt. Sau nhiều name, năm thứ hai niên hiệu Thiên Phúc nước Ngô Việt, một đội quân ào ạt, phản quân tướng lĩnh, binh lính phóng túng cướp bóng, ngay tháp mộ của Thiền sư Văn Hỷ an táng ở núi Linh Ẩn cũng chưa thể may mắn thoát khỏi. Loạn binh phá của tháp, bỗng nhiên nhìn thấy một vị lão Hoà thượng ngồi ngay ngắn trong tháp. Ngài, giống như nhập vào trong thiền định thâm sâu, tựa hồ như chỉ một tiếng khánh vang lên, Ngài liền có thể xuất định, đứng dậy…

Nhục thân của Thiền sư Văn Hỷ không hư hoại, an táng nhiều name vẫn sinh động như sống, tóc móng vẫn dài.

Thiền cơ liên tiếp: RỒNG RẮN LẪN LỘN, PHÀM THÁNH Ở CHUNG

Thiền sư Hoằng Bá Hy Vận là người Phúc Châu, tuổi nhỏ đã xuất gia làm một tiểu sa di. Sau khi thọ giới Ngài bắt đầu ra ngoài vân du. Mục tiêu thứ nhất của Ngài là núi Thiên thai ở Triết Giang.

Núi Thiên Thai là nơi Phật giáo sản sanh tông phái thứ nhất ở Trung Quốc – nơi đất lành phát sanh ra tông Thiên Thai. Đại sư Trí Khải (538 – 597) – đời xưng là Đại sư Trí Giả – tổ sư khai tông Tông Thiên Thai, từng ở nơi nay tu thiền, khế nhập Pháp Hoa tam muội, tâm khai đắc ngộ. Đại sư Trí Giả là một trong những Tăng nhân trước thuật phong phú nhất của Trung Quốc, viết tổng cộng được 29 bộ, 151 quyển. Chùa Quốc Thanh là tự viện quan trọng nhất của núi Thiên Thai vốn là chỗ tu thiền của Đại sư Trí Khải, năm thứ mười tám triều đại Khai Hoàng (598 TL) Phổ Vương Dương Quảng theo di nguyện của Đại sư Trí Khải mà kiến lập thuộc tổ đình của tông Thiên Thai.

Lúc đó, Hoàng Bá Hy Vận sở dĩ muốn hướng đến núi Thiên Thai là vì trong chùa Quốc Thanh có hai vị Tăng kỳ diệu: Hàn Sơn và Thập Đắc (xem tùng thư Thiền Cơ Đốn Sự tắc 24 đến 26). Suốt hành trình, ngài cứ đi mãi, không nghỉ, cuối cùng cũng đến được chân núi Thiên Thai.

Nhưng thấy trên núi thông tốt tươi đều đặn, cỏ cây um tùm, núi cao hùng tráng, cửa ngõ an lành, là thứ quý hiếm trong biển núi nghèo, đẹp đẽ tráng lệ, như cảnh tiên vậy. Hoa đỉnh phong nhô lên từ biển 1138 mét, các núi chụm lại với nhau, thế núi cao và dốc đứng cô lập, úp trong mây mù hư không như ẩn như hiện giống như một đang dãi mây vậy. Không biết rốt cuộc là nó có hay không, là rời rạc hay liên kết? Càng không thể biết nó có thông lên rơi thần tiên không hay là quê hương của mây trắng…

Người đời tìm đàng mây,

Đàng xa xôi không dấu,

Núi cao nhiều hiểm trở,

Khe rộng thiếu lung linh,

Trước ngọc trước và sau,

Mây trắng Tây và Đông,

Muốn biết con đường mây,

Đông mây tại hư không.

(chùa Hàn Sơn)

Hoàng Bá Hy Vận cố gắng leo lên đỉnh Thiên Thai, xuyên qua rừng cây tươi tốt, rậm rạp dưới chân núi. Ngài gặp một người tướng mạo kỳ dị. Rời nhà vân du đến chân trời, Tăng nhân trong thiên hạ là một nhà. Nơi núi hoang gặp nhau tức là có duyên. Lúc chuyện trò bàn luận, hai người đều cảm thấy rất hoà hợp, dường như đôi bạn thân lâu ngày không gặp vậy. Duyên phận giữa người và người chính là kỳ quái như vậy, có một số người vừa gặp như đã quen lâu, thân mật không giới hạn. Mà có một số người gần nhau suốt đời lại như xa lạ. Hoàng Bá Hy Vận phát hiện hai mắt của vị Tăng kỳ lạ này tinh quang ánh lên, thu nhiếp hồn phách người ta. Có thể thấy công phu tu hành của ông ta không như người phàm.

Hai người nói chuyện thiền bàn luận đạo lý, vừa đi vừa nói, bất giác đã leo qua một ngọn núi cao, lồng lộn gào thét, chảy ngang thành sông. Sức nước lũ trong núi rất kinh người, đá lớn ngàn cân nó cuốn đi như viên nhỏ, huống hồ là người.

Hoàng Bá Hy Vận tự nhiên không muốn mạo hiểm lội qua, ông lấy gay trúc chống chóng trên đất, lấy nón trên đầu xuống, quán sát tình hình nước lũ. Vị Tăng kỳ lạ kia nói: “con khe nhỏ nhoi này sao đủ để ý”.

Hoàng Bá Hy Vận nói, nước trong khe núi thiên biến vạn hoá, nông sâu khó lường. Vị Tăng kia không hề để ý, nói rằng: “không ướt chân”.

Hoàng Bá bỗng nhiên cảm nhận được sự sắc sảo như núi cao dốc đứng, làn sóng trào dâng vậy: Lũ to bất ngờ, sóng trắng cuồn cuộn ngất trời, lại nói không ướt chân, thật là tràn đầy thiền ý! Đúng rồi, tự tánh của chúng ta không lay động, dù cho nước lũ (phiền não) bean ngoài cuồn cuộn, cũng không thể làm ướt nó nửa phân.

Thế là Hoàng Bá cũng dùng sự nhạy bén mà đối đáp: “Đã như thế thì, mời ông lội nước qua sông đi”.

Vị Tăng cười, tay xách ca sa, để lộ giày cỏ, đôi chân đạp trên bọt sóng nước, như đi trên đất bằng, từ từ đi qua bờ bên kia …

- Quả nhiên không ướt chân!

Vị Tăng qua đến bờ kia, quay đầu vẫy tay gọi Hoàng Bá: “Qua đây, qua đây!”

Hoàng Bá lại dừng chân, chửi: “Vốn dĩ ông là không ướt chân như vậy! Vốn dĩ ông là không ướt chân như vậy! Vốn dĩ ông chỉ là một kẻ chỉ biết độ cho riêng mình! Sớm biết như thế, ta đã chặt hai chân của ngươi rồi!”.

Vị Tăng kia nghe rồi, ngửa mặt lên trời than một tiếng dài: “Những ngày ta dạo chơi ở Trung Hoa rộng lớn, hôm nay gặp được một pháp khí đại thừa, tự than không được như thế, tự hổ không được như thế”.

Nói xong vị Tăng kia không còn thấy tăm hơi đâu nữa.

Năm thứ 24 niên hiệu Khai Nguyên của Đường Huyền Tông, chiếu lệnh các quận châu trong thiên hạ, mỗi nơi xây dựng một ngôi chùa lớn, liền lấy kỷ niên làm tên chùa, làm tên chùa chiền chính thức. Cho nên, những thành ở của Trung Quốc từ cấp vừa trở lên đều có một ngôi chùa Khai Nguyên. Chùa Đại Khai Nguyên ở Thuận Đức tỉnh Hà Bắc (nay là Hình Đài) chính là một trong những ngôi chùa Khai Nguyên xây dựng vào đời Đường.

Năm đó, chùa Khai Nguyên có một vị Tăng vân du, mọi người không biết ông ta từ đâu đến, càng không biết ông tu hành pháp gì, chỉ biết pháp hiệu của ông gọi là “Pháp Minh”. Kỳ thật nên gọi là “Pháp Âm”, bởi vì từ khi ông đến chùa Khai Nguyên ở lại, không hề giảng kinh, cũng không thuyết pháp, chỉ suốt ngày tụ tập với bọn rượu chè, cờ bạc chơi đến nổi phát cáu.

Lúc đó, ở ngay thời kỳ đất nước rất rối ren, xã hội bất an, lòng người lo sợ luôn cảm thấy giữ được buổi sớm không chắc giữ được buổi tối. Cho nên, có nhiều người sống qua ngày đoạn tháng, sống say chết mộng. Pháp Minh là một vị Thiền tăng, là một người xuất gia, một vị Hoà thượng trọc đầu, suốt ngày tụ tập với bọn người kia, thật giống con lừa từ trong chuồng cửu chạy ra, đương nhiên không được tín chúng hiểu. Hành vi cử chỉ của ông càng làm cho đồng đạo không đếm xỉa đến. Thiền sư Pháp Minh như ngây như dại, chẳng hề quan tâm đến ánh mắt lạnh lùng của mọi người, vẫn uống rượu, đánh bạc, vui chơi không mệt mỏi với bọn người kia. Như vậy, cổ nhân dạy: nơi rượu chè không có quân tử, nơi cờ bạc chẳng có ma tốt.

Nói ra cũng lạ, mặc dù Pháp Minh vừa dốt vừa biếng nhác, những người này lại rất nghe lời ông.

Cứ như thế mười mấy năm trôi qua, xã hội dần dần yên tĩnh lại. Một hôm, Pháp Minh nói với các Tăng nhân trong chùa: “Ngày mai ta phải đi rồi”.

Mọi người vốn dĩ rất ghét ông, càng không quan tâm ông sẽ đi về đâu, cho nên, những câu mọi người nói với ông đều chỉ cho qua chuyện thậm chí còn mừng thầm: ngươi đi càng sớm càng tốt.

Thế mà ngày hôm sau, chúng tăng vẫn không thấy ông chuan bị vân du hành cước. Ngay cả lũ bạn bè chó má sống vất vưởng bình thường giao du với ông đều đến đưa tiễn. Ong không những không thu dọn hành lý, ngược lại tắm giặt áo xống, kiết già đoan toạ. Đây lại là việc làm hiếm hoi nhiều năm nay chưa hề thấy. Pháp Minh nói với đại chúng: “Ta phải nói lời ca từ biệt với các ông rồi.”

Với tất cả mọi người lúc này mới rõ, ông ta tức là nhập diệt!

“Trước lúc gần đi, ta có mấy lời muốn nói với các Ông: “Thiền sư Pháp Minh dùng thần sắc trịnh trọng trước nay chưa hề có để nói với tất cả mọi người, liền đó ông ngâm tụng bốn câu kệ:

Bình sáng túng túng trong mê say

Mê say lại thây phân biết bày

Sáng nay tỉnh rượu nơi chốn ấy

Bên bờ dương liễu gió mai trăng tàn.

Dù thế nào nữa chúng ta cũng không ngờ rằng, ông suốt ngày say mèm, tự nhiên lại có thể xuất khẩu thành thơ, lại còn dự đoán đến việc chưa đến, từ trong khẩu khí của bài kệ, ông bình thường như say như dại, vậy mà đều là đóng kịch mà thôi! Kỳ thực, điều mà khiến người ta khó tin là mặt này Thiền sư Pháp Minh nở nụ cười ý vị sâu xa, thần bí, nhẹ nhàng ra đi!

Nếu không phải thường ngày co thể giờ giò phút phút làm chủ, làm sao có thể giải thoát như vậy!

Mãi đến lúc này, mọi người mới hiểu rõ , việc không chú ý ăn mặc, uống rượu đánh bạc của ông đều là du hí tam muội, Đặc biệt là những người bình thường cùng uống rượu đánh bạc với ông , bỗng nhiên nghĩ rằng, nhưng năm gần đây, trong số họ không có ai biến thành con ma rượu không có thuốc chữa, uống đến khi khuynh gia bại sản, không có con bạc nào đọa lạc thành kẻ không có việc ác gì mà không dám làm, thua đến vợ con ly tán. Những người này và sự ngang bằng chướng không thấy trong mờ ám của Thiền sư Pháp Minh, sẽ có biết bao nhiêu người nhiễm thói cờ bạc, thói xấu nát rượu, khó mà tự khống chế, không thể vượt qua, cuối cùng thì nhà tan cửa nát, thân tàn ma dại.

Đúng vậy, Người ta ngay sanh tử cũng đã nắm chắc, chúng ta có bản lĩnh đó không? Không có bản lãnh này mà cón dám lang thang trong sanh tử, sinh hoạt phóng đãng sao……..Đại cơ đại dụng của Thiền chính là bất khả tư nghĩ như thế. Vị tăng kì lạ này có thể đủ sức bay bổng lên trời cao, Đại sư Hoàng Bá lại không đáng nhìn, Bồ Tát Văn Thù thần thông hiển hóa, lại gặp phải gậy của Thiền sư Văn Hỉ đánh, Thiền sư Pháp Minh lộn xộn điên đảo, thanh danh bê bối, trong lòng lại rõ ràng, chuyển hóa được đại chúng vô hình.

TẮC THỨ MƯỜI TÁM: HẠT HUYẾT TRONG LÒ LỬA

Thiền sư Trường Tư Khoáng ở Đàm Châu Hồ Nam (nay là Trường Sa), hành cước khắp nơi. Năm nọ, ông đến ở Tào Khê ở Thiền Châu lễ bái tháp nhục thân Lục Tổ Huệ Năng trở về, lúc đi qua Nam Nhạc, bỗng nhiên nghĩ đến đại sư Thạch Đầu kết am ở trên núi Hằng Sơn này chính là người đã tận mắt gặp Lục Tổ. Thế là ông sẽ lên núi, tham yết đại sư Thạch Đầu Hi Thiên. Đại sư Thạch Đầu nhìn thẳng ông một cái rồi hỏi một câu xem ra thật bình thường: “Ông từ đâu đến vậy?” Thiền sư Khoáng là người tham thiền đã lâu, cho nên ông có thể cảm nhận được thiền cơ Tổ sư dẫn dắt trong câu hỏi bình thường của đại sư Thạch Đầu Hi Thiên. Ông cũng không dao động trước thanh sắc thật thà trả lời: “ từ Lãnh Nam đến”.

Lãnh Nam là nguồn sữa thiền đốn ngộ của Lục Tổ, còn là quê hương của đại sư Thạch Đầu Hi Thiên, cho nên, câu trả lời của thiền sư Khoáng lại có thiền ý “ứng cơ”. Quả nhiên, đại sư Thạch Đầu khích lệ hỏi: “Một phần công đức trên dãy núi Đại Dữu, phải chăng đã thành tựu?”

Núi Đại Dữu là núi ranh giới giữa Hồ Nam, Giang Tây và Quảng Đông, là dãy núi phân chia dòng nước ra hai phía Nam Bắc. Nhưng mà, câu hỏi này của đại sư Thạch Đầu không hề liên quan đến địa lý. Thiền Khoáng đã từ Tào Khê Lĩnh Nam đến tất nhiên đi qua dãy Đại Dữu. Mà trên dãy Đại Dữu, Lục Tổ Huệ Năng đã từng điểm hóa cho thiền sư Huệ Minh đại triệt đại ngộ, tận mắt thấy bản lai diện mục của mình (xem Tùng thư “ Thiền Đông Thiền Tây Bản lai diện mục”) Chính vì như thế mà Thạch Đầu Hi Thiên mới hỏi như vậy?

Dưới sự khích phát của đại sư Thạch Đầu, thiền sư Khoáng hoát nhiên khế nhập tông chỉ thiền, lập tức đầy đủ khí khái nam tử hán đầu đội trời chân đạp đất, cho nên, ông trả lời rằng: “Thành tựu đã từ rất lâu rồi, chỉ thiếu điểm nhãn”.

Nói đến điểm nhãn, như vẽ rồng chấm thêm mắt, cá chép nhảy qua cửa rồng. Được ấn khả của sư phụ, trên có thể phun mây nhả mù, vút tận trời cao! Đại sư Thạch Đầu nói: “Thật muốn điểm nhãn sao?”

Thiền sư Khoáng cũng không khách khí: “Xin mời”

Đại sư Thạch Đầu Hi Thiên không trả lời mà thỏng một chân xuống

Năm đó, sư phụ của Thạch Đầu Hi Thiên – Thanh Nguyên Hành Tư, cũng thỏng một chân xuống để biểu thị sự chấp nhận đối với sự khai ngộ của Hi Thiên. Thiền sư Khoáng thấy tình cảnh này, vội năm vóc gieo sát đất, quỳ xuống đảnh lễ . Thế mà, Thiền sư Thạch Đầu vẫn chưa bỏ qua nói “Người lãnh ngộ được đạo lý gì mà lễ bái như vậy?”

Thiền sư Khoáng mỉm cười, nói: “Theo con thấy giống như hạt tuyết trong lò lửa”.

Câu trả lời cơ phong như thế, giống như con công múa trong ráng đỏ, chim tiên hót trên tầng mây , sáng đẹp, cao diệu nhưng lại tự nhiên không chê vào đâu được, giống như trời đất sinh ra vậy. Đại sư Thạch Đầu thỏng một chân xuống, vừa vặn giống như bánh ngon treo nơi đầm sâu, ý đang nhử rồng. Quả nhiên, người biết tự cắn câu, “Hạt tuyết trong lò lửa, công huân tuyệt diệu”.

Hạt tuyết trong lò lửa, vô cùng đẹp đẽ, vô cùng kì lạ, lại đem ý cảnh thiền; phong vận thiền nâng lên đến chỗ đến tột cùng! 1000 năm sau chúng ta vẫn có thể lãnh hội thiền ý linh động…

Hạt tuyết trong lò than,

Băng kết trong ngọn lửa.

Cá nhảy suối không nguồn,

Chim hót trên cây khô.

Tiều phu chặt mây xa,

Ngư ông câu trên đảo.

Giày tuyết đỉnh trơ đỉnh không trắng,

Mưa ướt măng đá măng phải sanh.

Những lời lạ lùng như thế chỉ có thể xuất hiện nơi miệng Thiền sư. Nó nhờ ý tưởng siêu việt đẹp đẽ khác thường, sáng tạo ra ý cảnh ngược đơì nhưng lại hợp với tư duy của thiền, có sức hấp dẫn kì lạ nhiếp phục hồn phách người ta, khiến cho người không ngừng nảy sinh tư tưởng kì diệu, do không tự chủ mà sanh ý tưởng miên man.

Thiền sư Khoáng được Thiền sư Thạch Đầu Hi Thiên ấn khả rồi, trở về Đàm Châu, trú trì tại Trường Tư, xiển dương tông chỉ Thạch Đầu, thiền phong lừng lẫy, pháp đường cực thịnh.

Có một vị tăng đến tham yết, ông đến phương trượng, không lễ bái, mà đi quanh thiền sàng của thiền sư Khoáng một vòng rồi bỏ đi. Xem ra đây là một người tham thiền đã lâu, là người tự chủ. Thế mà cơ phong gặp nhau, người tự chủ cũng phải chia khách chủ. Thế là Thiền sư Khoáng nói: “nếu là pháp tịch của Thạch Đầu thì chẳng dùng được tí nào.”

Vị tăng này lại đi quanh thiền sàng một vòng, chỉ hiển thị bản thân là một người biết thiền. Thiền sư Khoáng cười nói: “lúc làm như thế này, thật khó để nói rõ chỗ đến”.

Ý của Thiền sư Khoáng là ông rất cứng nhắc, giáo điều, không hiểu lời người xưa. Vị tăng này không phục, tự cho rằng mình có sở đắc, bèn quay người đi ra ngoài. Thiền sư Khoáng kêu ông, ông không quay đầu, tiếp tục đi ra ngoài.

Ông làm như, vậy tự có đạo lí của ông. Ông cho rằng bản thân tham thiền có ngộ, cho nên phải tự đưa ra chủ trương. Thế mà tâm thiền linh động, không chấp mê mà cũng không chấp ngộ, không có gì đắc mà cũng không có gì không đắ. Vị tăng này chổi cùn cũng quí, đem cái ngộ được của mình dấu kỹ trong lòng, cho đến che đậy mà toát ra mùi hôi. Các vị tổ sư gọi tình huống này là “đảnh môn cang thiền” – không biết vận dụng linh hoạt, tùy nơi mà chuyển mình.

Thiền sư Khoáng mắt tuệ sáng rõ, nhìn đúng căn bệnh đang tồn tại của ông, áp dụng thủ thuật chêm khử chêm nên bảo rằng: “kẻ này khi còn nhỏ học ở đâu?”

Vị tăng này ngước mũi lên trời, làm sao chịu chấp nhận lời chế giễu lạnh lùng này?

Quả nhiên ông quay đầu lại nói: “có một người, không đạt từ người khác, không chịu học tập, không rơi vào giai cấp, Thiền sư có chấp nhận không?”

Cái ông chỉ là tự tánh ai ai cũng đầy đủ. Lục tổ từng nói, tự tánh vốn tự đầy đủ, tự tánh không dao động. Vì thế không phải đạt được từ bên ngoài, không cần dạy dỗ, cũng không rơi vào giai cấp. Thế mà, chấp trước chân lí, chân lí liền trở thành giáo điều; qua sông rồi mà còn vác thuyền, thuyền đưa người qua sông lại trở thành gánh nặng; bệnh lành rồi mà còn uống thuốc, thuốc hay lại trở thành thuốc độc! Cho nên, Thiền sư Khoáng nói: “gặp mà không gặp, gặp ắt có chuyện”.

Dùng chêm bỏ chêm, xà trên cửa bõng nhiên hạ xuống, của thiền mở toang. Vị tăng này hoát nhiên đại ngộ, vội lùi lại ba bước. Thiền sư Khoáng lại đi quanh thiền sàng một vòng, vị tăng kia nói: “không những tông nhãn rõ ràng mà truyền thừa của sư có căn cứ”. Câu này là ông tán dương Thiền sư Khoáng sau khi bản thân đã đại triệt đại ngộ, đồng thời cũng tự khen mình đã phá bỏ được thành lũy bịt lấp trong tâm. Thiền sư Khoáng đánh ông ta ba gậy, đánh dấu ông đã vượt qua long môn, biểu thị sự khen ngợi.

Lại có một vị tăng đến thăm, Thiền sư Khoáng hỏi ông ta từ đâu đến, ông trả lời: “núi Cửu Hoa đè am đá”.

Thiền sư Khoáng vẫn bình thản hỏi, am chủ của ông ta là ai. Thiền tăng trả lời: “đó là một tôn túc đức cao vọng trọng ở dưới trướng của Mã Tổ đạo Nhất”.

Thiền sư Khoáng hỏi vị tôn túc đó tên gì? Thiền tăng nói không biết pháp hiệu của ngài. Thiền sư Khoáng tự nhiên nổi cáu hỏi: “là ông ta không biết hay là ngươi không biết?”

Thiền tăng là một người hiểu ý, biến sấm sét vào vô hình, không đáp mà hỏi ngược lại: “mắt tôn túc ở đâu?”

Thiền sư Khoáng trả lời: “nếu là am chủ đích thân đến, hôm nay ắt phải ăn gậy”. Thiền tăng thi lễ thưa: “may mắn gặp được Hòa thượng, xin tha cho con đi.”

Thiền sư Khoáng thương cảm than: “trăm năm sau tìm kiếm một sư tăng hiểu ý cũng khó được.”

Lý Hành Bà đến tham vấn, Thiền sư Khoáng bèn hỏi bà: “còn nhớ chuyện lúc ở Giáng Châu không?”

Một người là người xuất gia, một người là đàn bà, thì lúc ở Giáng Châu có chuyện gì chứ? Nếu nghĩ thêu dệt khỏi phải ăn ba mươi gậy; nếu cho là không có việc gì, tất nhiên phải ăn ba mươi gậy. Thời xuân thu Giáng Châu từng là thủ đô của nước Tấn; Giáng Châu (nay là huyện Tân Giáng tỉnh Sơn Tây) cách Đàm Châu (nay là Trường Sa) mấy ngàn dặm mênh mông. Lý Hành Bà là người nữ, vào thời kì Trung Đường phương tiện giao thông rất sơ khai, không thể đi qua phương Bắc xa xôi. Vậy mà, Thiền sư Khoáng nói như vậy là có ý thú gì chứ?”

Lý Hành Bà lại đáp: “nếu không phải Hòa thượng nhắc đến thì tôi đã quên mất rồi”.

Trời ạ, lẽ nào bà ta, người đàn bà này thật tình đã đến Giáng Châu? Và tại Giáng Châu đã từng có chuyện gì đó với Thiền sư Khoáng? Thiền cơ vi diệu, không thể nghĩ bàn, thánh phàm khó lường, phàm phu không hiểu.

Thiền sư Khoáng nói: “già hư giả, non thực tế”.

Lý Hành Bà nói: “đại Hòa thượng, ông có gì kị húy sao?”

Thiền sư Khoáng nhấc thiền trượng trên tay, nói: “nghĩ ngươi là đàn bà, tha cho ngươi vài gậy.”

Lý Hành Bà lại không chịu để yên, lại đem cơ phong đẩy lên một mức cao độ hoàn toàn mới mẽ. Bà nói, cuối cùng tôi cũng không phát hiện ra ông có lỗi gì”.

Thiền sư Khoáng mới không chịu nhận lời khen “ chẳng mang ý tốt này”, ngài lập tức lấy thế thủ làm thế tấn công, hỏi rằng: “lỗi của lão tăng ở đâu?”

Lý hành Bà chỉ đợi có thế, hỏi lại: “Hòa thượng ngươi không có lỗi lầm, lão bà ta há có thể có lỗi lầm sao?”

Đúng vậy, nếu không lỗi lầm, ngươi quên đưa gậy lên, há không phải là người mù sao! Thiền sư Khoáng tự có bản lãnh giở nhiều thủ đoạn, trong nháy mắt lại trình hiện một cơ phong mới: “không có người lỗi lầm, lại sẽ thế nào đây?”

Lý Hành Bà là một người rất cừ bèn đưa thẳng nắm đấm nói: “như thế này, luôn thành điên đảo”.

Thiền sư Khoáng và Lý Hành Bà cùng cười ha hả. Cười xong Thiền sư Khoáng đem pháp chiến cơ phong của họ tổng kết thành “thật không có chỗ kị húy”.

Liên quan đến thiền cơ: Thiền Cơ Diệu Kì Không Thể Nói Được

Thiền sư Giản ở Cao Đình – Hoàn Dương, từ bờ Hán Giang Hồ Bắc đi thẳng xuống phía Nam, đến ven bờ sông Nguyên ở vũ Lăng – Hồ Nam (nay là Thường Đức). trong chốn thiền lâm thịnh hành câu truyền: “gậy Đức Sơn khua mất vía phàm Thánh ma quỷ”. Ông đến tham bái đại sư Tuyên Giám Đức Sơn.

Vừa may, ông vừa đến bên bờ sông lớn dưới chân núi Đức Sơn, đại sư Đức Sơn Tuyên Giám lại đúng lúc xuất hiện bên bờ sông bên bờ sông bên kia. Đại sư Đức Sơn không phải đến để qua sông, mà là dọc theo bờ đê bên kia sông đi xuống phía dưới dạo chơi. Thiền sư Giản nghĩ rằng, đợi mình qua đến bờ bên kia mới đuổi theo thì không kịp nữa. Thế là, ông liền đứng bên này sông gọi lớn: “đại Hòa thượng Đức Sơn, đại Hòa thượng Đức Sơn!”

Đức Sơn Tuyên Giám quay đầu nhìn sang bên này sông. Thiền sư Giản vội vã hỏi lớn: “con không biết nghĩa chân thật của thiền là gì? Xin ngài nói cho con.”

Đức Sơn Tuyên Giám không trả lời, phẩy phẩy cái quạt trong tay.

Nhưng mà chỉ bên kia sông phẩy phẩy quạt là đủ rồi, Thiền sư Giản khoát nhiên khai ngộ. Ông cũng không đuổi theo Đức Sơn làm gì nữa, không chút do dự, quay đầu bỏ đi, thậm chí chẳng thèm nhìn lại một cái.

Một phụ nữ xây dựng một căn nhà nhỏ tinh xảo đẹp đẽ nơi núi rừng thanh đều, non xanh nước biếc, một lòng muốn thành tựu một vị làm rường cột cho cửa Phật. Có một thiền tăng may mắn được chọn vào đây, ông được thí chủ thịnh tình mời vào am đóng cửa tu hành. Người phụ nữ rất kính trọng và tin tưởng. Hằng ngày bà đều dâng cúng, còn thiền tăng rất chịu khó yên tĩnh tu tập, suốt ngày chỉ ngồi thiền, không hề phan duyên với thế giới bên ngoài. Ráng mai xán lạng, hoa nở như gấm, mắt pháp đã đạt đến thanh tịnh địa, không bị nhiễm sắc hồng trần. Oanh ca yến múa, nước suối róc rách, thiền tâm rỗng rang khó gần vật, không theo ong bướm lên xuống điên cuồng.

Nháy mắt đã hai mươi năm trôi qua, người phụ nữ trở thành một bà lão. Một hôm, bà bảo đứa cháu gái mới mười sáu tuổi đi đưa cơm, và cúi xuống dặn dò bên tai chuyến này phải như thế.

Tiểu nữ đưa cơm đến cho Thiền tăng, ngay bản thân cũng cùng đưa đến cửa – cô ôm chặt vị Tăng, như lời bà nội đã dặn đi dặn lại hỏi: “ngay lúc này ông nghĩ như thế nào?”.

Vị tăng kia có định lực ung dung nói: “cây khô dựa núi lạnh, ba đông cũng chưa có hơi ấm”.

Om cô gái Diệu Linh nhưng lại giống như một khúc cây khô dựa trên tảng đá băng lạnh không hề khởi lửa dục. Thật đúng là ngồi lòng không loạn, rất đáng xưng là bậc đạo đức cao thượng.

Không ngờ bà lão nghe xong, than rằng: “ta hai mươi năm nay chẳng qua cũng chỉ là cúng dường cho một kẻ phàm tục!”

Thiếu nữ không hiểu, lúc da thịt nam nữ tiếp xúc với nhau, vị tăng kia lại an trú không hề dao động, chẳng phải là người tu hành thâm sâu, rất khó đạt được đó sao? Bà già nói: “hai câu nói kia chứng tỏ tâm ông ta vẫn còn phân biệt, đó là điều đại kỵ của Thiền giả.

Bà lão vội đuổi vị tăng nhân, lấy lửa đốt thiêu am cỏ.

Vị tăng bị đuổi đi rất xấu hổ, đau buồn vì bản thân đã nhận mười mấy năm cúng dường vô ích, lại không khai ngộ. Từ đó, ông phát tâm đại sám hối, dõng mãnh hành đạo, vừa khất thực ở trong thị trấn, vừa khắc khổ tu hành. Ba năm sau, ông lại đến nhà bà lão, khẩn cầu bà cho ông đóng cửa lại một lần nữa, thời gian chỉ ba năm. Gió xuân ba lượt, công đức viên mãn. So với sáu năm trước, cháu nội của bà lão đã là một đóa hoa mẫu đơn nở rộ kiều diễm, cô cũng làm y như lời bà dặn dò, bước lên ôm lấy Thiền tăng, bảo: “nói, nói mau!”

Thiền tăng nói với cô gái: “trời biết đất biết, cô biết tôi biết, chớ cho bà bà nhà cô biết!”

Chuyện giữa một người nam và một đại cô nương, trời biết đất biết, cô biết tôi biêt, lại không cho người ngoài biết, có thể có việc gì tốt? Thế mà, bà bà nghe lời cháu gái nói xong vui mừng khôn xiết, đi đến am tranh nơi thiền tăng đang đóng cửa, nói với ông ta: “vui thay! Vui thay! Chúc mừng Thiền sư đã đại triệt đại ngộ!”

TẮC THỨ 19: TRĂNG TRÒN RỒI KHUYẾT

Thiền sư Thạch Thất Thiện Đạo vốn là một cô nhi lang thang khắp nơi chẳng có ai quan tâm, cậu không thương, bà cũng ghét, năm ông mười tuổi, Thiền sư Trường Tư Khoáng gặp ông trên phố, dẫn ông về chùa. Thế là, ông xuất gia làm một tiểu sa di đuổi quạ. Năm tháng qua mau, thời gian tám năm để một “sa di đuổi quạ” bé nhỏ tôi luyện trở thành một “ứng pháp sa di” – không lâu nữa tức có thể chính thức tham dự những sinh hoạt trong cuộc sống của người xuất gia. Một hôm, Thiện Đạo nói với Sư phụ: “Đệ tử muốn đi thọ giới”.

Trường Tư Khoáng nói: “con thọ giới để làm gì?”

Thiện Đạo thưa: “sau khi thọ giới đệ tử có thể hành cước vân du. Đệ tử từ lâu đã muốn đi đến mây nước khắp tòng lâm, Nam Bắc sông lớn tham học, rèn luyện thiền đạo. Nhưng không có giới điệp, không dám ra đi”.

Tăng nhân sau khi thọ 250 điều giới cụ túc, mới có thể xem là một tỳ kheo chính thức. Cho nên, tăng nhân xếp hàng đều lấy giới lạp (thời hạn thọ giới) làm thứ tự.

Thiền sư Khoáng bảo: “Thọ giới phải đủ 20 tuổi mới được còn con thì sao?”.

Thiện Đạo không có lời gì để đáp đành im lặng đi ra. Một chân ông vừa bước qua ngưỡng cửa , Thiền sư Khoáng bỗng nhiên gọi ông quay lại. Thiền Đạo thưa: “sư phụ có việc gì không?”. Thiền sư Khoáng nói: “Ta không có việc mà ngươi thì có việc đấy”.

Thiện Đạo cảm thấy kỳ lạ: rõ ràng là Sư phụ gọi ta, làm sao lại là ta có việc được chứ?

“Con muốn thọ giới không phải là có việc sao!” Thiền sư Khoáng lại nói: “việc tâm chưa sạch, tích tụ thành núi. Con đã xuất gia nhiều năm trong chùa, lại đủ mười tám ròi, có thể tùy nghi một tí, cho phép con đi thọ giới thôi”.

Trong lòng Thiện Đạo vui mừng reo thành tiếng, lập tức chạy về liêu phòng của mình chuẩn bị hành lý. Sáng sớm ngày hôm sau, ông liền đến Sư phụ từ biệt ra đi. Thiền sư Khoáng dặn đi dặn lại rằng: “lúc con thọ giới trở về, nhất định phải đến Nam Nhạc Hằng Sơn để lễ bái Sư phụ của ta – lão Hòa thượng Thạch Đầu Hy Thiên. Ơ đó tự sẽ có điều tốt cho con”.

Thiện Đạo thọ giới xong, nghe lời sư phụ dặn dò, đến tham yết Tổ sư Đại sư Thạch Đầu. Đại sư Thạch Đầu Hy Thiên rất hoan hỉ với đồ tôn này, bèn giữ ông ở lại bên cạnh, dẫn dắt thường xuyên.

Một hôm, lúc Thiện Đạo theo hầu Thạch Đầu Hy Thiên vân du trên núi, Đại sư Thạch Đầu bỗng nhiên chỉ cây trước mặt hỏi: “Con đến chặt ngã cây trước mặt cho ta, để nó khỏi cản đường ta.”

Tổ sư Thiền Tông xưa, nói im động tĩnh, không gì là không phải thiền; trong một hôm mượn việc chỉ vật, tùy lúc khai thị, thiền yếu. Đại sư Thạch Đầu bảo Thiện Đạo chặt cây, chính là gợi ý việc trước mắt. Thiện Đạo ngẩng đầu đưa mắt, nhìn cây nhỏ trước mặt, nói: “Con không đem giới đao đi theo”.

Giới đao là một trong 8 vật tùy thân Tỳ Kheo mang theo để dùng vá áo là dao nhỏ hình bán nguyệt, để dùng vá áo, cắt tóc, bổ dưa. Vì đức Phật không cho phép chặt tất cả các cây cỏ, cho nên dao Tỳ kheo mang theo gọi là “Dao giới”. Đồng thời, dao giới rất bén, có thể chém đứt tất cả phiền não vì thế nó ngoài giá trị thực dụng ra, cũng có ý nghĩa trên tinh thần. Đã là đức Phật cấm chỉ vô cớ phát chặt cây cỏ, Đại sư Thạch Đầu bảo Thiện Đạo đi chặt cây trước mặt chắc có ý vị khác, mà dao giới đã là vật tùy thân của Tỳ Kheo, Thiền Đạo vừa mới thọ giới, lại nói mình không mang theo, cũng có một ý thú khác.

Đại sư Thạch Đầu rút dao giới của mình ra, nhưng lại đưa cho Thiện Đạo – bảo ông đón lấy lưỡi dao! Thiện Đạo vô cùng thông minh lanh lợi. Vừa nhìn đã biết Tổ sư đang chỉ thị thiền yếu, tâm ông cũng theo đó mà linh động, nhạy bén hỏi rằng: “vì sao không đưa đầu kia?”

“Đầu kia”, trên biểu hiện giống như đang nói cán dao, trên thực tế lại như “cái này, cái kia, bên này bên kia” mà Thiền sư thường nói, những thứ này đều đại biểu cho tự tánh, Phật tánh … không thể nói, không hình không tướng. Cho nên, Thiện Đạo cũng đang thỉnh Tổ sư Thạch Đầu chỉ thị tự tánh.

Thạch Đầu Hy Thiên lại nói: “con dùng đầu kia làm gì?”.

Đầu này, đầu kia đều là tác dụng của tự tánh, hà tất phải thêm phân biệt sai quấy? Mà tự tánh, chính ngay trong những sự việc hằng ngày như “rút dao, chặt cây” thể hiện ra tác dụng của nó; tự tánh chính ngay trong tác dụng, không thể đem nó chặt thành hai được!

Thiện Đạo ngay lập tức đại triệt đại ngộ!

Cuối cùng ông hiểu rõ Sư phụ - Thiền sư Trường Tư Khoáng đã suy nghĩ rất nhiều khi bảo ông đến Hằng Sơn.

Thiện Đạo bái biệt Sư tổ Thạch Đầu, thẳng đường lên phía Bắc, trở về Trường Tư – Đàm Châu. Thiền sư Khoáng hỏi ông: “phải chăng con đã ghé qua Nam Nhac? Gặp lão Hòa thượng Thạch Đầu chưa?”

Thiện Đạo thưa: “đến thì đã đến rồi, chỉ là chưa từng thong báo danh hiệu”.

Thiền sư Khoáng vừa nghe câu này lập tức hiểu rõ đồ đệ đã khai ngộ nhưng Ngài vẫn phải khảo nghiệm một phen xem Thiện Đạo đã thật sự đạp lên thật địa chưa: “con thọ giới với ai?”.

Thiện Đạo thưa: “không theo ông ta”.

Đúng vậy, tự tánh vốn đầy đủ, pháp thiền không cần đạt được từ người khác. Người khai ngộ rồi khế nhập đại đạo của nhân sinh vũ trụ, chân lý ở trong tay, đương nhiên vẻ hiên ngang như vua chúa, thực sự có khí khái đội trời đạp đất. Thiền sư Trường Tư Khoáng tiếp tục khảo nghiệm Thiện Đạo: “ở đó con đã được như vậy, lại còn đến chỗ ta làm gì?”.

Thiện Đạo chắp tay thi lễ, cung kính thưa: “con làm sao dám chống trái Ngài chứ!”

Đây chính là thiền giả đích thực, sức nuốt núi sông như hổ, lễ khiêm nhường cũng như đất. Ta là Pháp vương, trên trời dưới đất chỉ có ta là trên hết; thế mà, trời đất và ta cùng một gốc, vạn vật và ta cùng một loại, ta và sâu kiến bình đẳng. Ta dọc ngang trong trời đất, ta hơn Phật vượt Tổ, trước mặt ta chưa từng có thần tiên thượng đế gì cả; đồng thời, ta thuận theo tất cả quy luật của tự nhiên, ta tuân thủ lễ nghi thường tình của thế gian, ta chỉ là một người bình thường tự nhiên như vậy thôi…

Thiền sư Thiện Đạo sanh không nhằm thời, lúc ông vừa đủ lông đủ cánh, sắp muốn bay vút tận trời xanh, gặp ngay cuộc vận động tiêu diệt Phật giáo của Đưòng Vũ Tông. Chùa chiền trong cả nước mười phần phá hết chín, hai mươi sáu vạn Tăng Ni bị cưỡng bức hoàn tục. Thiền sư Thiện Đạo cũng không thể may mắn thoát khỏi, trên đầu trọc nay lại phải để tóc. Một năm sau, Đường Vũ Tông diễn xong trò điên cuồng cuối cùng, vì uống thuốc độc trong đơn dược của các đạo sĩ nên qua đời. Đường Tuyên Tông người đã từng làm Sa di trong tòng lâm Thiền tông lên ngôi, mở ra một giai đoạn thái bình thịnh thế của triều đại nhà Đường cuối cùng. Sống sót sau tai nạn lớn, hàng loạt Thiền sư khai ngộ từ trong rừng sâu núi thẳm đi ra, gánh vác sứ mạng chấn hưng Phật giáo, nhiều Tăng ni cũng đã trở về chùa. Thế nhưng Thiền sư Thiện Đạo lại không xuống tóc trở lại, ở núi Thạch Thất huyện Đàm Châu Du nơi từng ẩn cư làm một hành giả – người lao khổ nhất, thấp hèn nhất trong tự viện. Ong cũng như Lục Tổ năm nọ vậy, mỗi ngày đều đạp chày giã gạo cúng dường Tăng chúng cả chùa.

Tuy ông ở chung với những hành giả không nhập lưu, nhưng các cao tăng đại đức mến danh từ trước mà đến tham vấn vẫn lũ lượt không dứt. Mỗi khi có vị tăng đến, ông liền chống thiền trượng nói: “ba đời chư Phật, đều từ đây mà đến.” Người ứng đối rất ít khi có thể đạt đến sự khế nhập, đạt được sự chấp nhận của ông.

Đệ tử của Nam Tuyền là Thiền sư Trường Sa Cảnh Sầm tiếng tăm hiển hách, sau khi nghe được công án này, nói rằng: “nếu ta thấy ông ta chống thiền trượng tức bảo ông bỏ xuống, chớ hiểu tin tức này”.

Đương thời, đệ tử của Đại sư Lâm Tế - Tam Thánh Huệ Nhiên đang vân du đhương Nam bèn dùng câu nói thiền này đối đáp với Thiện Đạo, Thiện Đạo cười ha hả, nói: “Lời đọc bại hoại của người là câu nói của Trường Sa”.

Thiền sư Hạnh Sơm Giám Hồng nghe Tam Thánh Huệ Nhiên thất cơ bèn chạy đến mấy ngàn dặm, từ phương Bắc xa xôi –Trác Châu – Hà Bắc tự đến Thạch Thất. Thiền sư Thiện Đạo nghe nói Hạnh Sơn không quản ngàn dặm xa xôi mà đến, bèn xuống núi đón ông ta. Rất nhiều tăng chúng cũng theo Ngài đi ra ngoài cửa núi. Thiền sư Hạnh Sơn Giám Hồng từ xa thấy như vậy, bèn lặng lẽ đi đường vòng, lén vào gian nhà mà Thiện Đạo thường giã gạo, đạp cối gạo “thùng thùng”.

Chúng ta thấy, Thiền sư ngày xưa chính là sắc sảo và hoạt bát như thế.

Thiện Đạo nghe tiếng mà đến, Hạnh Sơn nói: “Thiền sư lao động lấy nghi thức to lớn như thế này mà tiếp đãi, bần Tăng khó mà chấp nhận.”

Thiền sư Thiện Đạo trả lời: “Bát mở tâm bưng lên, đĩa không nắp lấy đi” nói xem có gì là chấp nhận hay không chấp nhận.”

Thiền giả tâm không bị ngăn ngại, tự tại tùy duyên, bóng trúc quét bụi trần không đọng, ánh trăng chiếu xuống nước hồ không để lại dấu vết. Mặc cho bạn sóng gió khởi lên, tâm ta vẫn an nhiên tự tại.”

Có một thiền Tăng hỏi Thiền sư Thạch Thất Thiện Đạo: “Thưa Đại sư, Ngài đã từng đến Ngũ Đài Sơn phải không?”

Thiền sư Thiện Đạo trả lời “Đi rồi”

Vị tăng kia khi không mà tự nhiên nổi sóng, hỏi rằng: Ngũ Đài Sơn là đạo tràng của Bồ tát Văn Thù, vậy thì, phải chăng Ngài đã từng thấy Bồ tát Văn Thù hiển linh.?

Thiền sư Thiện Đạo là người nghề cao gan lớn, gật đầu nói: “Đã thấy rồi”

Thiền Tăng vừa vui mừng, vừa hoài nghi, hỏi vặn thêm: “thật sao, Văn Thù có lẽ từng nói với ông điều gì đó.”

Thạch thất Thiền đạo mắng ông ta: “Bồ tát Văn Thù nói, cha mẹ ruột của ngươi hiện nay đã chôn dưới mồ rồi, trên mộ đầy những bụi cỏ.”

Thiền đâu có đến nhiều hư huyễn như thế? Tâm bình thường là đạo. Sự huyền áo, kỳ ảo, thần diệu không có duyên với thiền:

Tổ sư Qui Sơn Linh Hựu người khai sáng tông Qui Ngưỡng nghe nói Thiền sư Thạch Thất Thiện Đạo công hạnh thâm sâu, thiền cơ sắc bén, kiến thức hơn người, bèn phái đệ tử đắc ý của mình là Ngưỡng Sơn Huệ Tịch đến khảo nghiệm. Ngưỡng sơn hỏi: “Thế nào là Phật?”

Thiện Đạo không đáp, chỉ đưa ra một nắm tay.

Ngưỡng Sơn lại hỏi: “Thế nào là đạo?”

Nắm tay của Thiện Đạo trở thành bàn tay.

Ngưỡng Sơn Huệ Tịch hỏi lần thứ ba: Phật và Đạo cách nhau bao nhiêu?

“Đạo” được nói đến trong Phật giáo hoàn toàn không phải là đạo gia hay đạo giáo, Thứ nhất, đạo là chân đế của nhân sanh vũ trụ, thứ hai đạo là phép tắt để đạt đến giác ngộ, phương pháp, đường lối, cảnh giới và quá trình tu hành, thứ ba, đạo cũng là Bồ Đề – dịch ý là trí tuệ giác ngộ vô thượng.

Thiền sư Thiện Đạo đưa ra một cánh tay, đầu tiên mở ra thành bàn tay, tiếp tục nắm lại thành nắm tay, sau đó trả lời: “Đạo như duỗi cánh tay, Phật như co thành nắm.”

Ngưỡng Sơn Huệ Tịch gật đầu. Ông hiểu rõ, Đạo tức là Phật, Phật tức là Đạo, hai thứ vốn là một, chỉ là hình thức biểu hiện ra bên ngoài mỗi thứ mỗi khác. Nhưng cuối cùng cả hai mỗi thứ đều có một chỗ vi diệu của nó, có sự sai biệt vi tế, hoàn toàn là chỗ dụng công khế nhập. Vì thế, Ngưỡng Sơn hỏi tiếp: “Rốt cuộc như thế nào là thỏa đáng, nên tin tưởng, nên làm theo không?”

Thiền sư Thiện Đạo dùng cánh tay kéo trong không trung 3 cái nói : “Không có việc như thế, căn bản không có gì là đáng tin cậy, hay không tin cậy, theo hay không theo?”

Xưa nay chưa có Chúa cứu thế, Đức Phật cũng chỉ đem sự giác ngộ của bản thân Ngài, chân lý tự nhiên tồn tại mà Ngài phát hiện nói cho chúng ta một con đường giác ngộ chân lý. Đi hay không đi, ngộ hay không ngộ là việc của mỗi người chúng ta.

Một hôm, gặp đúng đêm rằm, một vầng trăng sáng treo trên bầu trời phía Đông, Thiện Đạo và Ngưỡng Sơn Huệ Tịch đến bờ hồ Phóng Sanh ở bên ngoài chùa, ngồi trên bờ hồ ngắm trăng.

Đêm ngắm trăng bờ hồ, thiền thân ngồi bên trăng.

Hư vô có thể bắt, ý sáng trong khó truyền.

Nếu hiểu được không tâm, lớn như bóng trăng tròn.

(Dạ dạ trì thượng quán, thiền thân tọa nguyệt biên

Hư vô sắc khả thư, giảo khiết ý nan truyền

Nhược hướng không tâm liễu, trưởng như ảnh chánh viên.)

(thơ của Kiểu Nhiên- thiền tăng đời nhà Đường)

Tâm thiền như trăng, chiếu mà thường lặng, lặng mà thường chiếu, trăng thanh như thiền, sáng trong linh động, linh động sáng trong. Tâm của thiền giả, tức vật mà chân thật, thế là Ngưỡng Sơn Huệ Tịch hỏi: “Vầng trăng sáng này lúc trở thành vừa nhọn vừa cong, vậy thì tướng tròn của nó đi đâu rồi? Lúc trăng sáng tròn đầy thì tướng nhọn của móc cong kia lại đi đâu rồi?”

Thiền sư Thiện Đạo nói: “Lúc trăng khuyết tướng tròn vẫn ngầm tồn tại; lúc trăng sáng tròn tướng nhọn vẫn tồn tại”.

Trong khuyết có tròn, trong tròn có khuyết, tướng tròn và khuyết dung hợp trong nhau, không có gì gọi là khuyết, không có gì gọi là tròn.

Một vầng trăng trên trời, cũng là cảnh giới thiền, lúc hiện thì ánh sáng phát sanh, nhưng lúc ẩn cũng chưa từng thiếu.

Liên quan đến thiền cơ: Khiếm Khuyết Và Tròn Đầy

Hai mươi năm trước, ông tốt nghiệp từ một ngôi trường khảo cổ chuyên nghiệp, vừa bước khỏi ngưỡng cửa đại học liền may mắn được đi theo đoàn khảo cổ do sở nghiên cứu tổ chức đi đến một vùng sa mạc lớn. Ở đó, nơi hoang mạc mênh mông này, dưới lớp đất cát mênh mang có một đô thành, huy hoàng tráng lệ. Sự huy hoàng của nó đến nay vẫn còn xán lạn trong các loại sử sách.

Khảo cổ, nghe ra có vẻ lãng mạn, như truyền kỳ, thực tế thì rất khô khan, đặc biệt là đi tìm nền văn minh thất lạc trong sa mạc lớn, chẳng khác gì mò kim đáy biển. Mặc dù họ trăm ngàn lao khổ, mãi đến lúc gần kết thúc hoạt động khảo cổ lần này, vẫn chưa có phát hiện gì lớn lao cả. Vào hoàng hôn ngày nọ, sau khi công việc kết thúc, ông đi dạo một mình quanh trại. Trong lúc bất ngờ, bàn chân đá lên một vật màu vàng chói lọi từ trong cát hoang – Trời ạ! Đây là một cái mũ vua được làm bằng vàng!

Đạp rách giày thép tìm kiếm khắp nơi, được rồi hoàn toàn không phí công vô ích! Anh ta, chàng trai lần đầu tiên ra khỏi căn nhà tranh này trong lúc vô ý tìm được mũ vua đã chấm lên một dấu chấm tròn đầy cho toàn bộ hoạt động của cả đoàn khảo cổ.

Thế nhưng trong sự viên mãn đó cũng có một vài điều đáng tiếc – trên chóp mũ chỗ cần đính ngọc thạch lại trống không. Đó chính là bộ phận quí nhất trên mũ vua kia bị thiếu.

Những năm tháng sau đó, để tìm kiếm viên ngọc quí kia bổ khuyết cho phần thiếu sót ở bộ phận trung tâm trên, ông luôn tranh thủ tất cả mọi cơ hội để đến đó, kiếm tìm, lục lọi cực khổ. Thời gian hai mươi năm nhẹ nhàng qua mau, tuy ông không tìm thấy viên đá quí thất lạc đó, nhưng trong quá trình tìm kiếm nó, trong vô tình hay hữu ý ông đã phát hiện ra nhiều văn vật trân quí và có nhiều manh mối lịch sử có giá trị cao cấp, ông cũng nhờ đó mà trác việt thành gia, trở thành người có quyền uy xây dựng lớn nhất trên phương diện này. Ông đạt được địa vị học thuật cao quí và sự tôn trọng của những người đồng hành.

Trong sự thiếu sót thai nghén sự tròn đầy.

Năm đó, ông lại đến sa mạc lần nữa, viên đá quí thiếu sót kia đã trở thành một dấu chấm mờ nhạt nhưng sở dĩ ông vẫn không ngừng đến đây tìm kiếm, là vì đã hình thành một thói quen. Hôm đó, ở giữa sa mạc, ông gặp một nhà thám hiểm.

Trong hoang mạc, khó mà gặp được người sống, ha người đương nhiên là rất vui mừng, ông không chút tiếc nuối đưa bình nước của mình cho nhà thám hiểm, nhà thám hiểm cũng mở hành lý của mình, đem thức ăn cao cấp chia cho ông cùng hưởng. Ông không nhận thức ăn, đôi mắt nhìn chằm chằm vào hành lý của nhà thám hiểm - bởi vì, ông bất ngờ nhìn thấy một viên đá quí tỏa hào quang từ phía trong hành lý này! Bằng trực giác, ông biết viên đá này chính là viên đá thất lạc trên mũ vua.

Nhà thám hiểm phát hiện ra sự khác thường của ông, khóe miệng nhếch lên nụ cười khinh rẻ. Ông dường như cũng nhận thấy sự tham lam của mình, vội vàng giải thích đây là viên đá quí có liên quan đến mũ vua mà ông đã phát hiện ra hai mươi năm trước, ông kể lại quá trình tìm kiếm cực khổ trong những năm qua. Nhà thám hiểm nghe xong lập tức đem viên đá quí giá trị liên thành này ra đưa cho ông không chút do dự.

Đây thật là vận may trên trời rơi xuống! Ông vô cùng cảm động, tuy miệng liên hồi cám ơn nhà thám hiểm, nhưng mắt thì cứ chăm chú nhìn vào viên đá ngày đêm mong cầu kia. Ông đưa viên đá quí lên líu ríu thổ lộ hết mộng hồn vây khốn trong nhiều năm, cảm thán sự thần kỳ tròn đầy kia…

Đợi đến lúc tâm trạng ông lặng lẽ bình tĩnh đôi chút, lúc ngẩng đầu nhìn lại, mới phát hiện ra nhà thám hiểm tình cờ gặp kia đã không còn thấy tung tích nữa, trên sa mạc mềm xốp chỉ lưu lại hai hàng dấu chân mờ nhạt.

Lúc này, ông mới cảm thấy toàn bộ sự việc có gì đó không thể nghĩ bàn được. Vị thám hiểm kia vì sao dễ dàng tặng viên ngọc vô giá cho ông?

Ông vội vàng men theo dấu chân đuổi theo kịp nhà thám hiểm để hỏi xem: “Là cái gì đã khiến ông đem viên ngọc quí như thế biếu không cho tôi? Thứ đó chắc chắn quí hơn cả ngọc quí!”

Nhà thám hiểm nói mình là một thiền khách hiện đại, đang đi lại con đường của Đường Tăng ngày xưa - con đường Pháp Sư Huyền Tráng đi cầu pháp. Ông lại nói : “Bất cứ vật gì, chỉ có giá trị đối với người cần nó. Ví dụ viên ngọc quí này, đối với ông, nó là ngọc quí vô giá, mà đối với ta một kẻ đi trong sa mạc như thế này thì chỉ là một gánh nặng.”

Lúc sắp chia tay, nhà thám hiểm còn nói thêm: “Nó, viên đá quí kia, ta phát hiện ra bên cạnh một bộ xương trắng âm u trong sa mạc.”

TẮC THỨ 20: TAY MẮT KHẮP THÂN

Thiền sư Đạo Ngô Tông Trí, từ nhỏ đã y chỉ với Hòa Thượng Bách Trượng Niết Bàn (trong sử sách Thiền Tông có ghi, Hòa Thượng Bách Trượng Niết Bàn tức là Thiền sư Bách Trượng Duy Chính, vì ngài thường tụng kinh Niết Bàn nên gọi như vậy) xuất gia thọ giáo. Khi lớn được thọ giới cụ túc xong, Hòa Thượng Niết Bàn bảo ông đến Dược Sơn Lễ Châu (nay là thôn Đường Hoa, thành phố Thường Đức tỉnh Hồ Nam) tham yết Thiền sư Duy Nghiễm. Ông không đồng ý, thưa, thiền Giang Tây (dòng chính của Mã Tổ Đạo Nhất) là tiệm vàng, thiền Hồ Nam (dòng chính của Thạch Đầu Hi Thiên) là tiệm tạp hóa. Hòa Thượng Niết Bàn đánh ông một gậy, bảo: “Thằng nhỏ miệng vàng như ngươi, chỉ nhìn thấy sự náo nhiệt của tòng lâm Giang Tây, mà không lãnh ngộ được sự cao ngất của thiền Hồ Nam. Ngươi nên biết, hơn mười vị Sư bá sư thúc của ngươi, tuy trải qua sự đào tạo rèn luyện trong lò lớn của Mã Tổ mà vẫn là một miếng thép cứng, nhưng Tổ sư Thạch Đầu chỉ một câu nửa lời lại gợi ý được cho họ đại triệt đại ngộ. Sư huynh Dược Sơn Duy Nghiễm lại là đại thiện tri thức được Tổ sư Thạch Đầu và Mã Tổ cùng đào tạo ra, tập trung thiền yếu của hai vị trong một thân ngài, Thiền sư khắp trong thiên hạ có lẽ chỉ có Bách Trượng Hoài Hải mới có thể cùng bàn luận với ngài thôi.”

Tông Trí nghe Hòa Thượng Niết Bàn nói như vậy, trong lòng lập tức tràn đầy sự qui kính vô hạn đối với Dược Sơn. Thiền Tăng vân du thiên hạ, đầu đội chiếc nón rộng vành, thì có thể ngăn gió che mưa; tay cầm một gậy trúc thì có thể ngày đêm lên đường. Ông đi thẳng xuống phía Tây, vượt qua sông Tương, lội qua sông Tư, từ bên bờ sông Cán đến bến sông Nguyên. Dãy núi Dược Sơn cao chọc trời, thiền chỉ Dược Sơn vi diệu không thể bàn kể.

Một hôm, Tông Trí theo hầu Đại sư Dược Sơn Duy Nghiễm đi dạo núi. Tông Trí thấy trong thắt lưng Sư Phụ có đeo dao giới, liền kiếm cớ hỏi chuyện, thực ra là để hỏi thiền: “Thưa Sư Phụ thứ đeo sau lưng Ngài là gì vậy?”

Dược Sơn im lặng, rút dao giới ra. Bỗng nhiên chém trên miệng Tông Trí…

Như vậy, ngươi phải biết là cái gì rồi chứ?

Một hôm khác, Thiền sư Dược Sơn Duy Nghiễm viết chữ trong phương trượng. Tông Trí đứng hầu một bên để đưa bút mực, Đại sư Dược Sơn nhắm mắt định thần. Sau đó, chấm đầy mực đậm, viết trên giấy một bộ Nhân ở một bên. Tông Trí đoán: Phật là do người làm nên, cho nên viết chữ Phật trước tiên phải viết chữ Nhân, có lẽ Sư phụ muốn viết một chữ “Phật” thật lớn. Quả nhiên, ngòi bút của Dược Sơn lượn như rồng rắn, một chữ “Phật” già dặn cứng cáp giống như khắc chạm, đúc tạc nổi trên giấy. Dược Sơn quay đầu lại hỏi Tông Trí : “Đây là chữ gì?”

Tông Trí thốt ra một tiếng: “Phật.”

Dược Sơn Duy Nghiễm ném bút xuống, mắng: “Ông sư lắm chuyện!”

Cũng giống như lần bị sư phụ dùng dao chặt miệng vậy, một lần nữa Tông Trí cảm nhận được thiền cơ cuồn cuộn đến, ông vội vàng chắp tay thi lễ, thưa rằng: “đệ tử chưa rõ việc lớn, khẩn cầu Hòa thượng chỉ thị tâm yếu.”

Đại sư Dược Sư Duy Nghiễm im lặng rất lâu, thời gian, tựa hồ như đã ngưng lại; không gian, cũng ngưng kết lại thành một khối băng trong suốt…

Trời sáng đã lâu lắm rồi, Dược Sơn mới từ từ nói: “Hôm nay ta nói cho ngươi một câu cũng không khó gì, chỉ là nếu ngươi có thể lập tức lãnh hội thì xem như không nhiều lắm. Nếu ngươi vì đó mà rơi vào trong suy nghĩ dài lâu, thế là lỗi của ta rồi. Vì vậy, chẳng bằng bớt một ít chuyện, ta, ngươi và mọi người ai nấy đều tự ngậm miệng lại, khỏi phải liên lụy lẫn nhau!”

Tông Trí có cả một bụng nghi vấn, rõ ràng bị Sư Phụ làm cho tắc nghẽn lại, tâm ông không thể không thu lại vào trong. Thế nhưng, chính trong thời gian ngắn ngủi đó huệ tâm ông thúc liễm vào trong, hồi quang phản chiếu, đột nhiên khế nhập tâm ấn của thiền Dược Sơn.

Tông Trí sau khi khai ngộ, lời nói việc làm đều khác. Một vị thiền tăng hỏi: “Vạn dặm không có mây không phải là bầu trời xưa nay, Xin hỏi, bầu trời xưa nay là gì?”

Thiền sư Tông Trí ngẩng đầu nhìn bầu trời, nói: “Hôm nay vừa vặn để sàng lúa tốt.”

Dược Sơn Duy Nghiễm khai thị tại pháp đường rằng: “Có một câu nói, trước nay chưa hề nói với ai.”

Thiền sư Tông Trí cười, từ trong đại chúng đứng lên nói: “Cùng nhau đến thôi.”

Cao xa vời vợi, không dễ suy lường. Cảnh giới tuyệt đối của thiền, không có cách nào có thể bàn luận. Cho nên, bất cứ là ai, cũng chưa từng nói cho ai cả. Thế mà, không thể nói rõ, lại không thể ngầm chỉ. Lời nói của Dược Sơn, vốn dĩ chính là phương tiện mà chỉ thị, cho nên, Tông Trí có tâm sắc sảo nói “Cùng nhau đến”. Nhưng mà lời nói của họ như tiên nhạc vi diệu của ống tiêu trời vậy, có người nghe được rõ ràng, có người lại mơ hồ. Thế là, có một vị Tăng hỏi: “Câu mà Dược Sơn không nói cho ai đó, nó như thế nào?”

Đại sư Dược Sơn từ bi, mở lời nói: “Không thể nói.”

Tông Trí không khách khí, hét thẳng vào Sư phụ: “Đã sớm nói ra rồi!”

Một hôm, trời sắp tối, Tông Trí mang toàn thân sắc núi, toàn thân ráng chiều trở về chùa, đi đến phương trượng. Đại sư Dược Sơn hỏi ông: “ông đi đâu về thế?” Thiền sư Tông Trí thưa: “Con đi dạo núi về.”

Dược Sơn Duy Nghiễm bỗng đất bằng nổi gò núi, không gió nổi phong ba, hét lên hỏi: “Không rời nhà này, nói mau, nói mau!”

Tông Trí mỉm cười, thưa: “Quạ trên núi đầu như tuyết, cá lội dưới khe bận rộn không ngừng.”

Trời ạ, đây là cảnh giới gì vậy? Quạ vốn dĩ toàn thân đen sì, Tông Trí lại nói đầu của nó trắng như tuyết. Khe núi u tĩnh, cá lội tiêu dao, ông lại cho rằng chúng đang qua lại như thoi, bận rộn không ngừng! Nhưng mà, từ trong câu nói trái ngược với lý thông thường chúng ta lại cảm nhận được sự linh hoạt và siêu thoát của Thiền.

Pháp hiệu của Thiền sư Tông Trí là “Đạo Ngô”, bởi vì sau này ngài mở pháp tịch, hoằng dương thiền đạo ở núi Đạo Ngô - Đàm Châu. Các đệ tử mà ngài bồi dưỡng như Thạch Sương Khánh Gia, Tiệm Nguyên Trọng Hân đều trở thành hóa chủ một phương. Thế nhưng, có một người làm xúc động lòng người nhất đó là một vị thiền giả vĩ đại không hề nghĩ đến lợi ích của mình mà chuyên làm lợi ích cho người, đó là Đạo Ngô Tông Trí.

Ông trút hết 20 năm tâm huyết tìm kiếm một người tài làm rường cột mà ngàn năm khó gặp - Hiệp Sơn Thiện Hội, thế mà ngài lại bảo Hiệp Sơn Thiện Hội đi bái yết sư đệ của mình là Thuyền Tử Đức Thành, từ đó giúp cho pháp mạch về sau này của Thuyền Tử Đức Thành đã có người nối tiếp (xem “Thiền Sơn Thiền Thủy. Sanh Mạng Đích Thăng Hoa”) làm cho phát triển mạnh mẽ, ảnh hưởng của ông vượt xa người kế thừa của ông. Nên biết, phải chăng tên tuổi một người có thể được lưu truyền sử xanh, phần lớn là do pháp mạch truyền thừa của đời sau quyết định. Có biết bao nhân vật vĩ đại khai tông lập phái đều do vì thiếu người kế tục mà giữa đường phải rơi rụng, vùi lấp trong dòng lịch sử dài lâu, không còn dấu vết….

Càng khiến cho người cảm động hơn là tình cảm Ngài đối với Sư huynh đồng môn Vân Nham Đàm Thành.

Vân Nham Đàm Thành là bạn của Đạo Ngô Tông Trí từ lúc còn nhỏ ở trên núi Bách Trượng - Năm đó, khi ông theo Hòa thượng Bách Trượng Niết Bàn xuất gia, Vân Nham Đàm Thành đã là thị giả của Bách Trượng Hoài Hải. Hai người họ, thuở còn bé chơi với nhau vô tư hồn nhiên, cùng lên núi hái quả dại, cùng xuống sông bắt cá nhỏ, kết bạn trèo cây leo tường, cùng bướng bỉnh càn quấy, thậm chí, ngay chịu đòn của Sư phụ cũng cùng ngã cả hai mông… Mỗi tảng đá, mỗi suối trên núi Bách Trượng đều mang niềm vui tuổi niên thiếu của họ. Mặc dù ông lớn tuổi hơn Vân Nham, khai ngộ sớm hơn Vân Nham và là đệ tử lớn của Thiền sư Dược Sơn, nhưng vì Vân Nham tăng lạp lớn hơn ông, cho nên, ông luôn gọi Vân Nham là sư huynh.

Năm Đạo Ngô Tông Trí tròn hai mươi tuổi, sau khi thọ giới, rời núi Bách Trượng. Dưới sự khuyến khích của đại sư Dược Sơn Duy Nghiễm đã đại triệt ngộ. Nhưng Vân Nham Đàm Thành tuy làm thị giả cho Bách Trượng Hoài Hải 20 năm mà mãi đến lúc Đại sư Bách Trượng viên tịch, trong lòng ông vẫn là một khoảng mờ mịt, giống như bị nhốt trong thùng dầu hắc vậy.

Đạo Ngô Tông Trí viết cho ông một bức thư, nói: “Thạch Đầu là tiệm vàng ròng, Giang Tây là tiệm tạp hóa. Sư huynh còn do dự ở đó làm gì? Nhanh đến, nhanh đến, nhất định, nhất định!”

Vân Nham thật là từ Giang Tây thiền phong mạnh mẽ, đi đến Hồ Nam tương đối im ắng. Tại Dược Sơn, Vân Nham đã mấy lần đối cơ với đại sư Duy Nghiễm, trước sau vẫn không cách gì lãnh hội được diệu chỉ của thiền Dược Sơn, nên thất vọng mà cáo từ. Thiền sư Đạo Ngô lập tức thu dọn hành trang, đi theo.

Đại Ngô đi cùng ông từ Hồ Nam đến Hồ Bắc rồi An Huy, suốt đường treo đèo lội suối đi đến Trì Dương - đạo tràng của Thiền sư Nam Tuyền Phổ Nguyện. Vân Nham cho rằng, đại sư Nam Tuyền là sư đệ của tiên sư Bách Trượng Hoài Hải, thiền phong gần gũi, dễ dàng khế nhập. Ai ngờ, sau khi nhập môn, Đạo Ngô lại rất ăn ý với Nam Tuyền, sắc sảo đối đáp, hài hòa giống như cùng được trời đất tạo nên vậy. Mà Vân Nham, lại giống như kẻ điếc xem kịch, chỉ thấy họ múa máy mà không biết những điều họ nói. Đây thật đúng là, chưa thể vào được cửa, bốn phía đều gặp tường, mướp đắng trộn hoàng liên, thanh mai thêm giấm. Mãi đến lúc này, Đạo Ngô thấy đúng khế cơ, nói: “Sư huynh, xem ra cơ duyên của huynh cũng không phải ở đây rồi!”

Thế là, Đạo Ngô vừa dỗ vừa khuyên, lại dẫn Vân Nham trở về Dược Sơn. Vân Nham đã cùng đường, đành quyết một lòng làm môn đệ tại Dược Sơn, toàn tâm toàn ý tu tập thiền Dược Sơn. Tâm ông như con khỉ hướng ngoại tìm cầu, nay đã an định trở lại, dưới sự gợi ý của đại sư Dược Sơn Duy Nghiễm. Ông đã dễ dàng ngộ nhập thiền đạo.

Sau khi khai ngộ, Vân Nham lập tức cáo từ Sư phụ, Thiền sư Dược Sơn hỏi ông đi đâu? Ông nói đi đến gặp Sư huynh Qui Sơn Linh Hựu. Thiền sư Dược Sơn hỏi đến gặp để làm gì? Vân Nham thưa: “lúc con và Qui Sơn Linh Hựu cùng ở chỗ tiên sư Bách Trượng, con làm thị giả, Sư huynh Linh Hựu làm điển tòa (người quản lý nhà ăn), hai chúng con tâm đầu ý hợp, không xa rời nhau, cùng giúp đỡ cho Bách Trượng. Sau này, Sư Huynh Linh Hựu tâm khai được ngộ, phụng mệnh đi khai sáng ở núi Đại Qui. Lúc sắp chia tay, con có một nguyện vọng, nếu con cũng có thể ngộ triệt bản lai diện mục, nhất định phải nói rõ với Sư huynh việc này.”

Dược Sơn Duy Nghiễm im lặng, Vân Nham từ biệt xuống núi.

Trời sắp tối, Đạo Ngô Tông Trí đi đến phương trượng, Sư Phụ và ông nói về chuyện Vân Nham xuống núi. Ông nhạy bén nhận ra đuôi mày Sư phụ rướn lên trên, nên vội hỏi: “Thưa Sư Phụ, Sư huynh Vân Nham đã khai ngộ rồi, còn có gì chưa thỏa đáng sao?”

Dược Sơn nói: “Mắt của nó tuy đã sáng, nhưng thiếu mài dũa, cho nên những tập khí hình thành từ ngày xưa vẫn còn, không thể phân biệt rõ ràng để đào thải, trừ bỏ sai trái giữ lại chân thật.”

Đạo Ngô Tông Trí nghe lời này, xuất phát ngay trong đêm, ngày hôm sau, cuối cùng cũng đã đuổi kịp Vân Nham ngay trên ruộng vườn của chùa. Họ cùng đi đến núi Đại Qui. Qui Sơn Linh Hựu hỏi Vân Nham: “Bồ Đề lấy gì làm tòa?”

Bồ Đề tức là đại trí tuệ giác ngộ, Qui Sơn dường như là đang hỏi trí tuệ lấy gì làm cơ sở, cho nên suy nghĩ rồi trả lời rằng: “Đương nhiên lấy” vô vi” làm tòa.”

Thiền sư Qui Sơn Linh Hựu không cho là như vậy, mỉm cười. Vân Nham hỏi ngược lại Thiền sư Qui Sơn, Qui Sơn trả lời: “Ta thấy, Bồ Đề nên lấy các pháp không làm tòa.” Thiền sư Qui Sơn nói xong, lại hỏi Đạo Ngô: “Đại Thiền sư, ông nhận thức như thế nào?” Thiền sư Đạo Ngô nói: “Ngồi cũng nghe theo ông ngồi, nằm cũng theo ông nằm, có một người không ngồi cũng không nằm, nói mau! Nói mau!”

Thiền sư Qui Sơn chắp tay làm lễ mà lui ra. Vân Nham rõ ràng cảm giác được khoảng cách của mình. Lúc đó, Đạo Ngô nói với Vân Nham những điều sư phụ chưa yên tâm. Vân Nham nhanh chóng tỉnh ngộ, vội cùng Đạo Ngô trở về Dược Sơn, mãi đến lúc Đại sư Dược Sơn Duy Nghiễm viên tịch, ông vẫn luôn ở bên cạnh sư phụ.

Từ đó về sau, Đạo Ngô và Vân Nham luôn luôn khuyến khích rèn luyện lẫn nhau, thường đối đáp trao đổi thiền cơ, đem thiền ý hoạt bát dung hòa vào trong cuộc sống, tung rải trên Dược Sơn.

Một hôm, Đạo Ngô cầm nón từ trong liêu phong đi ra, Vân Nham chỉ cái nón hỏi: “Dùng cái này làm gì vậy?”

Đạo Ngô trả lời, đương nhiên có chỗ dùng. Vân Nham đột nhiên nổi gió làm sóng, hỏi: “Bỗng nhiên gặp lúc mưa to gió lớn sắp nổi lên thì sao?”

Thiền sư Đạo Ngô bình tĩnh trả lời: “Che đậy lên.”

Vân Nham lại đất bằng dậy sóng, đem sự nhạy bén của Thiền đẩy lên một trình độ cao hơn mới mẽ hơn: “Ông, còn phải che đậy sao?”

Ông, cái tự nhiên ông chỉ là tự tánh, bản lai diện mục. Tự tánh vô hình vô tướng, làm sao mà che đậy? Thiền sư Đạo Ngô hăng hái, cười lớn, nói rằng: “Tuy là như vậy, mà không thấm ướt.”

Vân Nham thể hội được một loạt ý cảnh hoàn toàn mới mẽ từ trong câu nói thiền đó . Ngăn chặn triệt để không cho thấm qua là gia phong nhất quán của Sư phụ Dược Sơn Duy Nghiễm của họ; nay, Thiền sư Đạo Ngô lại đem nó đập vỡ ra thành ý mới. Sau đó, đệ tử dưới trướng của Vân Nham là Động Sơn Lương Giá sáng lập ra Tông Tào Động, còn có thêm ba thuyết “thẩm lậu” (lọt qua) nữa. Từ trên một ý nghĩa nào đó, yếu chỉ của Thiền Tào Động, chính là ở chỗ ngăn chặn tuyệt đối không cho thấm qua. Sở dĩ Tông Tào Động có thể cùng tồn tại song song với Tông Lâm tế, ruỗi rong thiền đạo, lưu truyền mãi cho đến ngày hôm nay, chính là nhờ vào công phu độc đáo về việc ngăn chặn triệt để không cho lọt qua.

Thân thể Vân Nham không được khỏe, đưa vào ở trong nhà Niết Bàn (phòng cho bệnh nhân bệnh nặng), lúc Đạo Ngô đến chăm sóc ông, đã không dùng lời an ủi, cũng không thương cảm rơi lệ, mà hỏi: “Lìa xác thô lậu này ( thân thể), đến đâu để gặp nhau?”

Vân Nham nói: “Gặp nhau nơi không sanh không diệt”.

Thiền sư Đạo Ngô mắng: “Vì sao không nói: nơi chẳng không sanh không diệt, cũng không mong gặp nhau?” Vân Nham nghe lời này, bịnh tình tự nhiên thuyên giảm - không mong không cầu , rỗng rang trong sáng, tâm thiền linh động, thì có bịnh gì?

Một hôm, Vân Nham ngồi dưới hành lang, xỏ kim xâu chỉ vá đôi giày cũ. Đạo Ngô hỏi: “Làm gì?” - đã biết rõ mà cố hỏi, há không phải là phí lời sao? Nhưng nếu thật sự phí lời, thì ông đã biết rõ mà còn cố hỏi sao? Thế là, Vân Nham trả lời một cách rất ý vị: “Lấy rách nát, vá rách nát.”

Thiền sư Đạo Ngô thay đổi cách nói mới mẽ hơn, nên nói: “Vì sao Sư huynh không nói là rát nát lại chẳng phải là rách nát?”

Là rách nát lại chẳng phải rách nát, dẹp bỏ phân biệt chấp trước, chính là sự siêu thoát của thiền.

Đạo Ngô vì muốn khảo nghiệm, rèn luyện cho Vân Nham nên khó tránh khỏi việc kéo bùn xách nước, toàn thân ê chề. Có một lần, ông cố ý hỏi Vân Nham: “Bồ Tát đại từ đại bi có ngàn tay ngàn mắt, mắt nào là mắt thật?”

Vân Nham trả lời: “Điều này cũng giống như đang nửa đêm đưa tay ra sau rờ gối.”

Mỗi người chúng ta đều đã từng trải qua những việc như thế; lúc nửa đêm, không có đèn đuốc, không chút ánh sáng. Lúc bạn lấy tay rờ gối, có cần mắt không? Mắt lại đang nhìn nơi nào?

Đạo Ngô nói mình hiểu rồi. Vân Nham hỏi ông, lãnh hội như thế nào? Đạo Ngô nói: “toàn thân đều tay mắt.”

Đạo Ngô cố ý lưu lại thiền cơ vi diệu nhất trong lời nói này, xem phải chăng Vân Nham đã hiểu rõ. Quả nhiên, Vân Nham nói: “Ngươi nói đúng lắm, nhưng chỉ là nói ra tám thành.”

Đạo Ngô giả bộ ngơ ngác, hỏi lại: “ý của Sư huynh là gì?”

Vân Nham nói: “thông thân là tay mắt.”

Khắp thân là tay mắt và thông thân là tay mắt, cái nào đúng? Cái nào sai? Không đựơc cắn câu nuốt chữ, không được tư duy tính toán, không được hư vọng nghĩ cuồng, cũng chính là nói đoạn tuyệt suy nghĩ tình trần, dùng chân tâm thanh tịnh rỗng rang để thể hội, tự có thiền cơ kỳ diệu, hoát nhiên khai ngộ!

Liên quan đến thiền cơ: Tâm Tình Thiền sư

Tăng nhân bỏ nhà xa lìa người thân, từ biệt bạn bè, không chút băn khoăn rời bỏ trần thế, dường như rất tuyệt tình. Họ không nói cười tùy tiện, mặt luôn nghiêm túc, thân như cây đã khô héo, tâm như tro nguội lạnh từ lâu, dường như rất vô tình. Nhưng mà, đây chẳng qua chỉ là những phán đoán của người thế tục, không hiểu được thế giới nội tâm của Tăng nhân, thật ra đằng sau dáng vẻ lạnh như băng của họ là thế giới tinh thần vô cùng phong phú. Tình nghĩa giữa những Tăng nhân chân chánh đồng chí đồng đạo làm cho người ta cảm động sâu sắc, khiến người rơi lệ.

Cuối đời nhà Minh, giữa những năm niên hiệu Vạn Lịch, ngoài thành Kim Lăng, bên bờ Trường Giang, một vị Tăng ngoài 50 tuổi tinh thần tiều tụy ngẩng mặt lên trời xanh, phát thệ với vũ trụ bao la: “Hám Sơn không trở về đó là trách nhiệm xuất thế lớn lao của ta; đánh thuế quặng mỏ không ngừng đó là trách nhiệm cứu thế lớn lao của ta; Truyền đăng chưa dứt là trách nhiệm huệ mạng lớn lao của ta!”

Lập tức, ông đạp cát vàng mênh mông, dọc theo con đường lớn mênh mang đi hướng về phía Bắc xa xôi mờ mịt…

Ngài chính là Tử Bá Chân Khả một trong bốn vị Đại Cao Tăng cuối đời nhà Minh. Sở dĩ ngày đêm đi không nghỉ, không quản đường xá xa xôi ngàn dặm đi đến Bắc Kinh, một là vì chịu oan khuất của bạn thân là Hám Sơn Đức Thanh Chiêu Tuyết, hai là vì trừ bỏ đánh thuế khoáng sản bá tánh một cách bịp bợm của triều đình. Hơn nữa ngài rõ ràng biết được, lần đi này không chỉ vào dầu sôi lửa bỏng mà còn rất có thể vì đó mà mất luôn cả tính mạng, nhưng ngài mang chí nguyện của Bồ Tát Địa Tạng “Ta không vào địa ngục, ai vào địa ngục”, hay là gặp việc bất bình chẳng tha.

Sở dĩ Hám Sơn Đức Thanh thân bị vào ngục oan, là vật hy sinh của cuộc đấu tranh cung đình giữa hoàng đế và hoàng thái hậu, là án thép của Minh Thần Tông khâm định làm sao dễ dàng lật đổ! Nhưng vùi lấp dân chúng trong sự thuế má về nước lửa là tên hoàng đế tham của nhất trong lịch sử Trung Quốc - “kiệt tác” của Tống Thần Tông, há có thể dung tha cho vị Hòa Thượng hoa tay múa chân này sao! Việc làm này của Tử Bá Chân Khả chỉ là con thiêu thân lao mình vào lửa lấy trứng chọi đá mà thôi! Tử Bá Chân Khả không quản những điều đó, ngài lợi dụng sức ảnh hưởng rộng lớn của mình trong dân chúng, quan viên kêu gọi khắp trong kinh thành để cứu Đức Thanh, để trừ bỏ thuế má. Hành động của Ngài thật là khiến cho Hoàng đế không vui, những đặc vụ đông xưởng cho đến những người mưu lợi khác cũng hận Ngài đến tận xương.

Mưa núi sắp đến gió đầy nhà, các đệ tử nghe tiếng gió, khóc lóc quì trước mặt Chân Khả xin ngài từ bỏ. Chân Khả nói: “Năm nọ khi ta xuống tóc, tức là đã cắt mất đầu, hôm nay làm gì có đầu để chặt! Một ngày Hám Sơn chưa từ lưu đày trở về thì ta một ngày chưa rời Bắc Kinh!”

Cuối cùng, hoàng đế bị ngài làm cho tức giận quá, đích thân hạ lệnh bắt ngài vào đại lao Cẩm Vệ, đặt ngài vào chỗ chết! Tử Bá Chân Khả cười nhạt, hai chân xếp bằng, nhẹ nhàng ra đi…

Khen rằng:

Xương kia cứng như thép

Khí kia như cầu vồng

Bạn thiền thật chân tình

Ân nghĩa đầy hư không.

Thiền sư Thâm và Thiền sư Trí Minh đều là đệ tử dưới trướng của Đại sư Vân Môn Văn Yển, hai người họ tham thiền gần nhau, giúp nhau trong lao tác, vân du cùng nhau, kết thành đôi bạn thiền thâm sâu. Thiền sư Thâm dưới sự hướng dẫn của Đại sư Vân Môn đã sớm tâm khai đạt ngộ , thoát phàm thành Thánh; mà Trí minh lại giống như một cái trứng đá, bất luận là Sư Phụ chuyển hóa thế nào, vẫn không động tĩnh gì. Thiền sư Thâm lại không vì thế mà bỏ người bạn “ngu ngốc” này, ngược lại luôn luôn gợi ý cho ông, với ý muốn giúp ông khế nhập thiền cơ huyền diệu.

Một hôm, Thiền sư Trí Minh đến thỉnh giáo Thiền sư Thâm về vấn đề liên quan đến người khai sáng tông Pháp Nhãn - một đoạn công án của Đại sư Văn Ích.

Phàm có vị Tăng hỏi: như thế nào là sắc ? Đại sư Pháp Nhãn Văn Ích hoặc là chống phất trần, hoặc là trả lời “Mào gà”, hoặc là nói: “áo lót dính thịt”. Đây là “ba loại câu mang sắc thái của Pháp Nhãn” rất nổi tiếng.

Thiền sư Trí Minh nghi ngờ không hiểu: “Phật Pháp nên chỉ có một vị. Vì sao cùng một câu hỏi mà lại có ba đáp án? Nếu nói sắc là vạn sự vạn vật, vì sao lại chỉ có ba đáp án?”

Thiền sư Thâm mỉm cười, không trả lời. Bởi vì ông biết, thiền ngữ của Tổ sư đều là ứng cơ mà nói, thoát ly ra khỏi hoàn cảnh riêng kia, chỉ mò mẫm trên ngôn ngữ văn tự, giống như khắc thuyền tìm kiếm. Lấy đó là ngộ Thiền, khác nào trống đánh xuôi kèn thổi ngược. Thiền sư Thâm vì muốn giúp cho sư đệ cùng tham thiền của mình cảm nhận thiền cơ của công án này một cách thiết thực đã không quản trăm ngàn lao khổ, không ngại trăm sông ngàn núi, dẫn sư đệ từ Quảng Đông trèo non lội suối vượt qua mấy ngàn dặm đi đến chùa Thanh Lương ở Kim Lăng- Giang Tô, bái yết Pháp Nhãn Văn Ích.

Hôm đó, gặp lúc Đại sư Pháp Nhãn Văn Ích thượng đường, Thiền sư Thâm từ trong đại chúng bước ra, thưa: “Nghe nói, Đại Hòa Thượng có ba loại sắc ngữ, phải không?”

Đại sư Pháp Nhãn Văn Ích gật gật đầu, nói: “Phải.”

“Diều hâu qua Tân La!” Thiền sư Thâm giống như nói ra một câu ngờ nghệch, càng làm cho không ngờ được nữa là ông không đợi Đại sư Pháp Nhãn có bất cứ biểu hiện gì, liền tự động trở về chỗ cũ.

Thiền sư Trí Minh xem màn kịch thoạt ẩn thoạt hiện này, trong mắt, trong tâm tự hồ có tỉnh ngộ: Diều hâu, bay rất nhanh; nước Tân La (nay là Bán Đảo Triều Tiên), xa xôi ở biển Đông; Diều hâu qua Tân La, thí dụ cho sự sắc sảo nhạy bén của Thiền, giữa lúc Thiền Tăng đang còn qua lại ràng buộc trên ngôn ngữ thì nó đã đi xa rồi.

Ngày hôm đó, vừa gặp lúc Nam Đường Hoàng Đế Lý Cảnh đang ở tại pháp đường, ông ta hoàn toàn không chấp nhận câu trả lời của Thiền sư Thâm, nên nói với Thiền sư Pháp Nhãn: “ngày mai Quả Nhân làm một bữa tiệc trà, mời hai vị Thiền Tăng từ Vân Nam mới đến này trả lời lại.”

Ngày hôm sau, tiệc trà tan, Lý Hoàng Đế đem một hòm bảo bối màu sắc rực rỡ và một cây kiếm quí sắc bén dị thường để trước mặt mọi người, sau đó nói với Thiền sư Thâm: “Nếu Thượng tọa đáp được thì thưởng một hòm trân bảo; nếu đáp không được, ở đây có một cây kiến bén, ngươi xem đó mà làm!”

Nhìn cây kiếm bén sắc lạnh kia, Thiền sư Trí Minh không khỏi giật mình, toàn thân run lẫy bẫy. Ông lặng lẽ kéo kéo tay áo sư huynh, ngầm bảo sư huynh nhất định đừng trả lời. Thế nhưng, để kích thích sự khế ngộ thiền cơ của sư đệ, Thiền sư Thâm không tiếc dấn thân vào nguy hiểm, không chút do dự đứng dậy đi ra, hỏi: “Hôm nay, phụng lệnh vua trả lời, đại Hòa thượng cho phép không?” Đại sư Pháp Nhãn nói: “Cho phép.”

“Diều hâu qua Tân La” Thiền sư Thâm giữ nguyên câu trả lời không thay đổi, sau khi nói xong tự quay lại ôm hòm trân bảo làm bằng điềm may này nghênh ngang mà đi.

Lúc đó, Thiền sư Pháp Đăng nổi tiếng là một Duy Na ở đây, ngài thỉnh chuông triệu tập đại chúng tề tập trước Tăng Đường, muốn khảo nghiệm hai huynh đệ Thiền sư Thâm. Sau khi mọi người đến đủ, Thiền sư Pháp Đăng hỏi: “Nghe nói hai vị đã lâu tham thiền dưới trướng Đại sư Vân Môn, có nhân duyên đặc biệt gì, xin đưa ra một tắc để bàn xem.” Thiền sư Thâm nói: “Cổ nhân dạy : “Cò trắng xuống đồng ngàn điểm tuyết, oanh vàng trên cây một đóa hoa.” Duy Na nói đạo lý gì?”

Thiền sư Pháp Đăng vừa muốn mở lời phát biểu nghị luận, Thiền sư Thâm liền xách tọa cụ lên, bỗng nhiên đánh vào miệng Ngài…

Từ hai lần đấu pháp kịch liệt này của sư huynh, Thiền sư Trí Minh cảm nhận sâu sắc sự thần kỳ của thiền không thể nghĩ bàn: Sự sắc sảo của thiền vi diệu đẹp đẽ. Cũng từ đó ông kiên trì quyết tâm ngộ đạo.

Để giúp ông sớm khai ngộ, Thiền sư Thâm lại dẫn Trí Minh vân du lên phía Bắc. Họ vượt qua Trường Giang cuồn cuộn, chẳng phải ngày một ngày hai mà họ đến được bên bờ sông Hoài. Lúc mặt trời xuống núi, một người đánh cá chèo một chiếc xuồng con đang kéo lưới, nắng chiều rải xuống trên những gợn sóng lăn tăn, toàn mặt sông là một màu hồng trong vắt, dường như trên mặt nước đang bùng cháy vậy. Những con cá mắc lưới đang nhảy nhót vùng vẫy, những giọt nước trên đuôi cá lấp lánh như những chuỗi trân châu, dưới ánh tà dương những vẩy cá lóe lên những phản quang màu sắc rực rỡ.

Lúc đó, một con cá chép lớn bỗng nhiên nhảy lên cao, giống như một mũi tên bạc, vạch ra một đường tuyệt đẹp trên không trung, vượt qua tấm lưới lao vào nước sông xa xa. Thiền sư Thâm để mắt đến, tự nhiên thốt ra lời khen: “Giỏi quá! Sư huynh! Nó thật thông minh, hoàn toàn giống một Thiền Tăng.”

Trí Minh nhìn làn sóng còn lăn tăn kia, dường như suy nghĩ nói: “Tuy như vậy, nhưng vẫn không bằng đầu tiên đừng lọt vào trong lưới thì tốt hơn.”

Câu trả lời của Trí Minh, nhìn trên góc độ thế tục dường như rất có lý, nhưng mà nói theo quan điểm thiền thì vào lưới và ra lưới, trong lưới và ngoài lưới, chẳng có gì khác nhau cả. Thiền sư Trí Minh, vẫn còn có sự phân biệt này. Vì thế, Thiền sư Thâm cười ha hả, nói: “Minh huynh ơi là Minh huynh, huynh vẫn còn chưa sáng, nếu như sư huynh đã sáng, thì trong ngoài đều như nhau.”

Thiền sư Trí Minh tuy nhìn thấy người đánh bắt cá, bản thân chưa hề ăn cá, nhưng trong cổ họng của ông lại mắc phải một cái xương cá - lời nói của Thiền sư Thâm như xương cá trong cổ họng, nuốt không vào mà nhổ không ra, cào xé đến nỗi ông nằm ngồi không yên, nửa đêm gà gáy vẫn còn bồi hồi suy nghĩ bên bờ sông.

Nước sông chảy lặng lẽ, sóng nước gợn lăn tăn, trăng sáng đang chiếu tỏ, tràn ngập ánh trăng trong. Nước sông giữa đêm trăng và nước sông dưới chiều tà có nhiều điều khác lạ. Thế nhưng, nước trong sông này, trên bản chất có gì khác nhau đâu? Cũng như thế, con cá kia chui vào lưới đánh cá và không vào lưới, cũng chỉ là sự khác biệt bên ngoài, tự tánh của nó không mảy may theo đó mà thay đổi!

Trí Minh vui đến nỗi nhảy ùm xuống sông, giống như con cá chép nhảy tung tăng, tự do tự tại đùa giỡn trong nước, trên mặt nước nở rộ những đóa sen trắng toát.