Thông điệp Vesak 2015 của Đại sứ Nepal

THÔNG ĐIỆP VESAK 2015
CỦA ĐẠI SỨ NEPAL TẠI THÁI LAN

Tôi cảm thấy rất vui được hiện diện nhân dịp Đại lễ Vesak tổ chức ở Thái Lan, một đất nước phần lớn người dân theo tín ngưỡng đạo Phật. Nhân dịp này, tôi xin chúc mừng đến toàn thể nhân loại và xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến Chính phủ Hoàng gia Thái Lan và Đại học Mahachulalongkornraja tại Bangkok đã đứng ra đăng cai tổ chức Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc.

Thái tử Siddhartha Gautam, người sau này trở thành một vị Phật đã giáng hạ tại Lumbini thuộc đất nước Nepal vào năm 623 trước Công nguyên. Những lời dạy và thông điệp của Đức Phật mang tính phù hợp cao đối với hoàn cảnh thế giới hiện nay. Ba cột trụ chống đỡ trong cuộc đời được biết đến là “Tam Bảo” – Phật, Pháp, Tăng có liên quan đến thế giới ngày nay cũng giống như thời Đức Phật còn tại thế. Những triết lý này dạy mọi người thực hành theo thông điệp của Đức Phật, thực hành theo tôn giáo hay tín ngưỡng tâm linh, và giữ vững tinh thần đoàn kết với mọi người. “Những viên ngọc quý” này, nếu tin tưởng theo một cách đúng đắn sẽ giúp cho mọi người sống trong hòa bình và hòa hợp. Điều này có khẳng định trong Hiến chương của Liên Hiệp Quốc nhằm mục đích để đạt được: “... thực tập tinh thần khoan dung và chung sống hòa bình với nhau như láng giềng tốt, và đoàn kết sức mạnh của chúng ta để duy trì nền hòa bình và an ninh quốc tế...”. Quyết định này đã được Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đồng thuận vào năm 1999 và công nhận Đại lễ Vesak là sự kiện chung của toàn thế giới.

Chủ đề của Đại lễ kỷ niệm năm nay là “Phật giáo và Khủng hoảng Thế giới” quả thật rất đúng thời và phù hợp. Thế giới ngày nay đang phải đối mặt với nhiều khủng hoảng trong nhiều hình thức khác nhau, một số người đã tạo ra và một số do tự nhiên. Chúng ta đều biết các cuộc khủng hoảng do con người tạo ra, thì con người ta còn có thể tránh được. Thế giới đang nỗ lực để thoát ra khỏi những cuộc khủng hoảng như vậy. Con người trên thế giới cũng đang chịu nhiều đau khổ từ những khủng hoảng thiên nhiên như động đất, hồng thủy, lốc xoáy, dịch bệnh, hỏa hoạn và các thảm họa khác. Đất nước Nepal chúng tôi đã bị ảnh hưởng tồi tệ sau trận động đất vào ngày 25 tháng 04 năm nay. Chúng tôi được cổ vũ rất nhiều từ sự trợ giúp kịp thời và rộng lượng của các cộng đồng quốc tế, trong đó có vương quốc Thái Lan. Sự thông cảm, tiếp tay giúp đỡ trong lúc khó khăn góp phần làm cho thế giới này trở thành một nơi tốt đẹp hơn cho nhân loại. Chúng ta đã biết rằng lòng từ bi trong tình nhân loại vượt ngoài mọi giới hạn quốc tịch, tôn giáo, màu da và tín ngưỡng. Đấy là bức thông điệp thật sự của đạo Phật.

Đức Phật dạy chúng ta làm thế nào để khỏi khỏi “khổ”, những đau khổ đã gây ra đau khổ trên thế giới. Sống yên bình và để cho người khác cũng sống yên bình, khoan dung lẫn nhau, lòng từ bi trong nhân loại và giúp đỡ lẫn nhau khi gặp hoàn cảnh khó khăn cần thiết là những công cụ hữu ích trong việc phòng tránh và đối mặt với khủng hoảng của thế giới.

Mong rằng Đại lễ này nhắc nhở và khuyến khích tất cả chúng ta hiểu, nhận thức được bức thông điệp của Đức Phật, và áp dụng lời dạy của Ngài vào trong cuộc sống thực tiễn hàng ngày của chúng ta.

Khaga Nath Adhikari

Đại sứ Nepal

Bangkok.

6 May 2015

 

Congratulatory Message from KhagaNathAdhikari, Ambassador of Nepal

I feel happy to have the opportunity to celebrate the Vesak Day, in Thailand, a predominantly Buddhist country. I take this opportunity to congratulate all human being on this auspicious occasion, and express my sincere thanks to the Royal Thai Government and the MahachulalongkornrajavidyalayaUniversity, Bangkok for hosting and organising the Vesak Day celebrations.

Siddhartha Gautam, who became Lord Buddha later on, was born in Lumbini in Nepal in 623 BC. Buddha's teachings and messages carry high relevance all over the world today. The three pillars of life, popularly known as the "Triple Gems", which include Buddha, Dhamma (Dharma, in Sanskrit), and Sangha (Association), are as relevant in the present-day world as they were in Buddha's life-time. These philosophies teach people to follow the message of Buddha, to follow religion or be spiritual, and to keep unity among the people. These "Gems", if followed properly, help the people live in peace and harmony. This is exactly what the Charter of the United Nations aims to achieve: " … to practice tolerance and live together in peace with one another as good neighbours, and to unite our strength to maintain international peace and security…". This is with this realisation that the United Nations general Assembly decided, in 1999, to observe the Vesak Day as a universal event.

The theme for this year's celebrations, i. e., Buddhism and World Crisis, is very timely and appropriate. The world today is facing crises in different forms, some man-made and some natural. We are all aware of the man-made crises, which could have been avoided. The world is working hard to rid the world of such crises. People around the world are also suffering from natural crises: earthquakes, sunamis, cyclones, epidemics, fires and other disasters. My country Nepal has been very badly hit by the earthquake of 25 April this year. We are greatly encouraged by the quick and generous response form the international community, including the Kingdom of Thailand. This kind of sympathy, support and hands of help at difficult times contribute to making this world a better place for human beings. We have seen that compassion for humanity crosses beyond all limits of nationality, religion, cast and creed. This is the true message of Buddhism.

Lord Buddha taught us how to get rid of "dukkha", the sufferings, that have caused misery in the world. Living peacefully and letting others live peacefully, mutual tolerance, compassion for humanity, and helping each other at the time of need are the tools that are useful in avoiding and facing world crises.

May this Day remind and encourage us all to understand and realise Buddha's messages, and apply themto our daily and practical life.

Khaga Nath Adhikari

Ambassador of Nepal