Tích truyện mười giới

LỜI ĐẦU SÁCH

Là kẻ hậu sinh, sinh sau đẻ muộn, nhưng với lòng Tôn sư trọng đạo, muốn tìm hiểu về nguồn cội uyên nguyên, tình cờ gặp được bài diễn từ của một cư sĩ đọc tại Tịnh xá Tây Ninh trong mùa Vu Lan 1957, tôi xin trân trọng ghi lại xem như là việc làm góp phần gìn giữ những kỷ niệm thuở ban đầu của hàng cư sĩ tại gia thời Tổ sư khai đạo. Nếu có điều chi sai sót, kính mong tác giả cùng chư vị Tôn đức lượng thứ cho.

Nguyện cầu Chánh pháp cửu trụ Ta-bà, lợi lạc nhơn sanh. Nguyện cầu Tổ sư sớm trở lại lèo lái con thuyền Giáo hội Khất sĩ, đưa độ người nơi chốn sông mê.

                                                            Cẩn bạch

BÀI DIỄN TỪ

(Đọc tại Tịnh xá Tây Ninh, ngày rằm tháng bảy 1957)

MÔ PHẬT

Đốt nén tâm hương

Kính lạy Đức Thế Tôn, Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật,

Kính lạy chư Phật Pháp Tăng mười phương ba đời,

Kính lạy Đức Tôn Sư Minh Đăng Quang,

Kính lạy quí Tăng Sư và quý Sư cô,

Kính thưa quý ông bà và quý cô thiện tín các nơi,

Hôm nay Tự Tứ (rằm tháng bảy) có đủ tứ chúng về bái yết ngôi Tam Bảo. Nhân dịp này, chúng tôi ôn lại sự tích của năm giới, rất dễ nghe, dễ hiểu, tiện giữ gìn của chúng tôi.

Trong Sa-di Luật giải, Tăng đồ nhà Phật và thập giới, có dạy rành. Song phần giới luật đó của bậc quí Tăng Sư và quí Sư cô cao quá, chúng tôi cư gia không thể vói, nắm giữ, bì kịp. Về giới sát sanh: Phật, Đức Thầy, quí Sư và Sư cô, dạy chúng tôi ráng giữ khi truyền giới.

Chúng tôi hết sức hoang mang, tự hỏi rằng: Từ hồi nào cho đến hồi nào, chúng tôi chỉ ăn dùng huyết nhục của thú cầm và cơm gạo, ngày nay lại không ăn, đừng sát sanh thì chúng tôi lấy gì để sống? Sao Thánh nhơn lại bảo câu: “Vật dưỡng nhơn ?”

LỜI ĐỨC THẦY DẠY:

Vật là vật chất thanh đạm, dưỡng là dưỡng nuôi, bồi bổ; nhơn là người, nhơn từ, nhơn ái, thiện nhơn. Nào phải nói loài vật hay thú vật dưỡng nhơn.

& & &

Giới thứ nhất: KHÔNG SÁT SANH

Đời nhà Lương có sư Thiện Chơn tu rất chín chắn, ngộ được nguyên lý chơn không, vẹn tròn giới định huệ, tinh tấn. Ông ở trong một cái cốc nhỏ, riêng biệt cách xóm làng, nâu sồng, đạm bạc, muối dưa hẩm hút, mà vui tươi thơ thới nhẹ nhàng, không hề giết một con kiến. Một hôm nhàn rỗi, ông ngắm xem, thấy bụi bông trổ thơm tươi tốt, gần bên có cái khạp bỏ không. Ông bèn lấy dao, bứng trồng trong khạp, tưới nước xong rồi, mới hốt ôm lá rác, để lấp lỗ ấy lại, tình cờ ông thấy con trùng đứt làm hai khúc đang giãy dụa lăn tăn, giựt mình sợ hãi, tầm thế để cứu, mà không phương sống được; ông liền bỏ nó vô trong cái hộp nhỏ, và lấp chôn lại kín đáo, trách mình vô ý, ngộ tội sát sanh. Bắt đầu từ ấy, mỗi thời công phu, ông đều chú nguyện cho con trùng được thoát kiếp trở làm người, để khỏi nghiệp oan báo hận. Nhờ sự chú nguyện đó, mà con trùng được chuyển sanh thường nhơn. Hơn 40 năm viên mãn, đạo quả chơn thành, Sư liễu đạo.

Mà thảm thay,

Kiếp thứ nhất phải đầu thai làm trùng để trả hờn báo oán. Ông bị đào đứt thành ba khúc.

Kiếp thứ nhì, ông l ại làm heo để bị banh da xẻ thịt, một kiếp nữa.

Kiếp thứ ba, ô ng chuyển lại thân người, sẵn gốc cội lành ông cũng tu hành, chay lạt, ở am cốc. Một đêm tịnh toạ, ông quán xét tội căn, liền liễu đạt cơ huyền, biết rõ nhớ lại từng kiếp trải qua. Ông bèn chú nguyện thêm cho con trùng, nó được thoát kiếp người, sanh lại làm vua.

Sáu chục năm dư, đạo lành hiển đạt, ông nhận thấy hai ngày nữa ông nhập diệt, song nghiệp xưa còn trả. Ông bèn đến cổng đền vua, xin vào chầu.

Quan huỳnh môn quỳ mọp dưới chín bệ, nho nhỏ tâu xin cho Sư vào bái yết.

Vô tình ! Nhà vua đang đánh cờ với vị quốc sư, ngài cầm con cờ của ngài mà đánh xuống ăn con bên kia một cái “bốp”, miệng lại nói: “Giết nó đi”.

Quan huỳnh môn run sợ, cúi mọp lui ra, và truyền lệnh lính hầu bắt Sư đem hạ ngục, chờ mai đem ra pháp trường. Quan huỳnh môn cũng thương hại mà than rằng: “Không biết vua giận việc chi lại định giết ông Sư như vậy”. Quan cũng cảm thương không phương cứu gỡ ! Vì quân tử bất hí ngôn.

Sư cười ngất, biết rằng: “Ông đến để chết, để trả nghiệp mà”.

* * *

Hôm sau, trời tinh sương nơi pháp trường một vị sư thọ hình. Sư rất bình tĩnh vui vẻ, không chút gì sợ hãi. Trước phút lên đoạn đầu đài, ông được tỏ lời sau chót, ông bèn nói rõ nhơn duyên cả ba kiếp trải qua.

Hoàng thượng (vua) chỉ nhờ sự chú nguyện của ông, mà hưởng quả vị cao sang đó. Hôm nay ông nhập Niết-bàn, thì không ai chú nguyện cho vua nữa; phải chi ông giáp mặt vua, tâu rõ một đôi lời thức tỉnh, để vua biết đạo đức, biết tu thì được an hưởng ở ngai vàng mãn kiếp.

Rủi thay, ông không hối ngộ cho vua được, đây rồi không bao lâu nữa, vua sẽ mang bịnh trầm kha, thân hình lầy lụa, thúi hôi đến thác, chỉ thấy muôn vạn trùn với bộ xương trong khi tẩm liệm.

Giờ đây ông cầu xin Phật, ban ơn cảm hoá, sao cho vua được tu hành, tránh qua khổ ấy, dứt lời ông kê đầu vào gươm siết lại. Thấy ánh điện như trời chớp x oay vần, xem qua không không còn thấy xác ông đâu nữa.

Lơ lửng nơi không trung, ông đang an toạ trên liên toà sáng rỡ. Cất tiếng khuyên giác ngộ của quần sanh!

Thôi thì người người đồng muôn một, mọp đầu khóc lạy, xin Phật từ bi tế độ... Phật... Phật, lành thay đấng cao cả, đấng từ bi vô thượng, từ từ ẩn mất trong chơn không vô tận.

Ngơ ngác, vui buồn, dậm chân, than thở.

Kẻ áo, người mão, đồng quỳ mọp nơi chín bệ.

Vua thịnh nộ, quở nạt mà không một ai sợ hãi lỗi đạo quân thần. Mọi người đều giọng vang lên: “Xin từ quan, xin đi tu giải thoát”… Quan huỳnh môn tâu rõ tự sự, vua xanh mặt toát cả mồ hôi.

*       *       *

Bước xuống ngai vàng, giọt lệ tràn.

Các quan tu…, trẫm cũng đi tu…, thần dân thảy đều tu…, vạn loại mãi mãi tu…

Dừng chơn là bóng chẳng theo,

Nhơn tay thì nghiệp chẳng đeo bên mình,

Ai ơi ! Hãy khá giữ gìn.

& & &

Giới thứ hai: KHÔNG THAM LAM và TRỘM CẮP

Đời nhà Tống có ông phú trưởng giả Trương Thiện Hữu và vợ là Lý Thị nhà giàu có lớn, lại không con. Ông bèn đi khắp các chùa, để cúng thí cầu con may ra có được phần hương lửa. Bà cũng vui lòng, ông đi năm ba ngày mới về một hôm.

*       *       *

Gần bên có anh Triệu Đình Ngọc, nhà nghèo, mẹ già đau bịnh nặng, anh lại là con chí hiếu; làm thuê làm mướn, bán tất cả đồ vật trong nhà, để chạy lo cho mẹ. Mà thảm thay tiền mất tật mang, bịnh bà coi càng ngày càng nặng, nhà còn trơ lại có nửa bát gạo để nấu cháo cầm hơi cho mẹ; anh phải ở kiền một bên, mấy hôm nhịn miệng đói lòng, không hề rời mẹ.

Anh muốn làm sao có tiền để hốt cho mẹ ít thang thuốc và mua hòm rương để tẩm liệm nhưng xem trước ngó sau, chỉ có cái bàn thờ xiêu vẹo và bộ vạt tre với mảnh chiếu rách mẹ nằm, không có gì đáng giá để đổi được tiền. Anh đi vay hỏi và xin ở mướn khắp nơi, không ai giúp dùm.

Lòng thương mẹ! Cùng phương anh ta quỳ giữa trời khấn vái nguyện rằng: “Xin Phật trời độ con đến nhà ông Trương Thiện Hữu, ăn trộm cho được hai mươi quan đặng về lo thuốc cho mẹ và cuộc tống chung. Xong rồi con sẽ làm có tiền đem trả lại”.

Tình cờ một đám mưa to, anh run sợ, bậm môi bóp ngực, đến nhà bà Lý Thị, xeo cửa vô cạy rương. Ôi ! Dẫy đầy cả bạc vàng châu báu, nhưng không lấy thêm một món nào, chỉ đếm đủ có hai mươi quan thôi.

Anh mừng quá về lo thuốc cho mẹ, được ba hôm, bà quá vãng. An táng xong, anh mãi buồn rầu mang bịnh rồi chết.

Hôm sau, bà Lý Thị hay mất tiền, bà kêu trời nguyền rủa kẻ ăn trộm đủ điều, bà than tiếc, mãi đấm ngực dậm chân khóc lóc.

Ông về khuyên giải bà mới tạm khuây.

Kế có ông Hoà thượng ở chùa Sơn Lâm ghé, tình quen biết ông Trương Thiện Hữu rất mừng rỡ, đãi đằng cơm nước. Ông nghỉ nhờ một đêm và gửi lại 500 quan tiền, rồi đến các nơi khác khuyến hóa thêm đặng cất chùa đang hư sập. Ông Trương Thiện Hữu dặn vợ, mai này ông đi chùa, năm hôm mới về, ở nhà Thầy có trở lại, thì trao 500 quan tiền và cúng thêm 50 quan nữa.

Dạ, dạ vâng lời… Bà cũng còn nhớ tiếc 20 quan tiền mất trộm buồn mãi, rồi bà cũng vui cười, mừng rỡ nói thầm rằng: “Hứ, thật là có phước, thật là may, mình mất có 20 quan, mà ngưới khác lại đem trả 500 quan, quá lời vốn rồi, còn ức hiếp chi mà rầu”.

Ba hôm sau, vị Hoà thượng trở lại, vô nhà bà không hỏi han, ngó lảng.

Ngồi lâu ông mới hỏi bà, để lấy tiền đặng đi. Bà nói: “Cơ khổ ! Tôi có biết ông ở đâu ? Ông gởi tiền cho tôi hồi nào mà đòi, tôi không hề biết ông, không được đòi hỏi và ở trong nhà tôi”.

Ông cười hỏi bà :“Nói chơi hay thiệt ” ?

- Thiệt chứ, ông mau ra khỏi nhà tôi, ở lâu ắt mang họa.

- Nếu quả thật vậy bà dám thề chăng ?

- Dám chớ, nếu tôi có tham lam tiền bạc chi của ông thì cho hai con mắt tôi nó hộc máu đi và chết đọa trong 18 tầng địa ngục .

- Được! Tôi không còn nhắc nhở tới số tiền ấy nữa, bà cứ yên tâm .

Năm hôm sau, ông Trương Thiện Hữu trở về hỏi lại, bà nói giao cho Thầy rồi và còn cúng thêm 50 quan.

Ông Thầy về trên núi, kẻ đi qua, người đi lại, nói cúng tiền rồi mà không chịu sửa chùa, bộ ăn nhậu hết rồi, thật là thượng huề mà, ít bữa đây mượn cớ đi tới nữa...

Ông buồn quá không chịu nổi tiếng thị phi bèn vô hang lấp đá đến chết.

*      *       *

Anh Phạm Đình Ngọc đầu thai làm con trưởng nam thứ hai.

Ông Hoà thượng, làm con thứ ba của ông bà Trương Thiện Hữu.

Cậu hai lớn lên, cái áo lành không bận, vật ngon chẳng ăn, mãi mãi lo làm dầm sương dãi nắng, không than một lời, dư cả trăm muôn.

Cậu ba lêu lỏng chơi bời, phóng túng cờ bạc, điếm đàng, hút xách suốt đêm ngày, hết tiền đòi bao nhiêu bà không từ chối.

Cậu ba phá hơn nửa gia tài, cậu chết.

Cậu hai mang bịnh nặng thác luôn.

Bà rầu buồn quá mãi khóc than đến hai mắt bà máu ra có giọt, bà chết.

*   *   *

Ông còn trơ trọi một mình, hiu quạnh trước sau, dậm chơn trách đất, đấm ngực than trời.

Chùa nào ông cũng đến, lư hương nào ông cũng xây, tượng cốt nào ông cũng réo; trách rằng trời Phật không linh, bấy lâu nay ông hiền đức; ông đến miễu Thần hoàng kêu than suốt cả ngày đêm. Canh khuya, mệt mỏi thiếp đi, thấy hai người mặt áo xanh đến nói rằng Diêm Vương cho mời ông. Ông mừng quá và nói, tôi ước mơ sao được thấy mặt rồng, mà tình cờ đặng đến; thôi mấy ông chỉ đường, tôi chạy cho mau, khỏi dắt đi lâu lắc.

Vào đền ông quỳ lạy: “Muôn tâu, sao Bệ hạ bất minh, tôi là người hiền đức, hằng lo cúng chùa, bố thí, làm phước, ra ơn, Bệ hạ nỡ bắt hết vợ con tôi, rất oan ức lắm, xin trả lại cho tôi, không thì giết cả tôi đi, cho tròn nghĩa phu thê, phụ tử, trùng phùng ở dạ đài”. Ôngkhóc sướt mướt...

Diêm Vương cười phán: “Ta sẽ cho nhà ngươi gặp vợ con liền tại đây để giải những niềm oán trách, kêu ca của ngươi bấy lâu nay đó”.

*       *       *

Giám quan đưa con thứ hai đến.

Ông vội ôm mừng khóc: “Sao con nỡ đành bỏ cha mà đi, con về ở với cha, cha giao hết sự nghiệp cho con”.

Cậu hai liền xô ông ra: “Tôi với ông đâu có cha con gì nữa, tôi là Triệu Đình Ngọc ở kế nhà ông, tôi vì trọn hiếu với mẹ già mà cam tâm ăn trộm 20 quan tiền của ông, kiếp sống không trả đặng thác làm con ông; không dám ăn, không dám mặc, làm dư cả trăm muôn, quá lời vốn rồi, còn kiếm tôi chi nữa. Ông về đi, sản nghiệp của ông có bao nhiêu. Tôi vì trọn hiếu, sẽ được đầu thai làm vua chúa, phú hộ gấp trăm lần sản nghiệp của ông, ông đừng kéo níu tôi”.

*   *   *

Cậu ba đến ông cũng ôm khóc, con về ở với cha, sao con bỏ cha đành.

Cậu ba cũng xô ông nói rằng: “Tôi với ông đâu còn cha con gì nữa, mà ông tìm kiếm. Tôi là Hoà thượng ở chùa “Sơn Lâm tự”, gởi tiền cho vợ chồng ông, vợ ông đoạt của nói ngược, tôi lên đòi quá vốn lời rồi. Tôi phải qua kiếp khác để tu, ở mãi thiếu nợ ông sao”. Cậu gỡ tay ông bỏ đi.

Trương Thiện Hữu tức quá lạy Diêm vương cho gặp vợ. Quỷ sứ dắt đến, bà mang gông cùm, xiềng xích rất nặng, thân thể gầy ốm, hai con mắt máu phun ra có giọt.

Bà ôm ông mà khóc: “Ông ơi ! Ông nghĩ tình vợ chồng, về làm chay siêu độ cho tôi, vì tôi tham lam sang đoạt 500 quan tiền của Thầy gởi, tôi ngỡ thề dối, mà nay báo ứng mang đoạ như vầy, ở trong 18 tầng địa ngục, chịu đói khát, khảo hành, xích còng khổ sở”.

Ông đang tríu mến khóc than với bà, thình lình DiêmVương nạt lớn, vỗ bàn một cái rầm, quỷ sứ xô ông té xấp, dẫn bà đi. Giựt mình, tỉnh dậy, xem ra ông đang nằm ngủ trong miếu Thần Hoàng.

Rạng đông lạy từ ra về. Ông ôn lại giấc mơ, vừa đi vừa nói nhảm: “Tham lam, trộm cắp. Tham lam, trộm cắp…”.

Ngăn sao cho được lòng tham,

Lửa sân tận diệt, si mê khéo trừ.

Xem thường tam độc dễ ngươi….

& & &

Giới thứ ba : KHÔNG DÂM DỤC – TÀ DÂM

Đời mạc Tống, Chung Lữ đại tiên lâm phàm.

Có ghi tích xưa Hứa Tin Vương khi còn nhỏ chuyên nghề săn bắn.

Ba nọ lên núi gặp được nai con, ông liền xạ ti n, nai con mang tên chạy trốn, kẻ tùy hạ và ông đuổi theo bén gót. Đến gần miệng hố, nai con nằm dưới đất, nai mẹ cắn rút mũi tên và nhai cỏ nhổ cho con, liếm chỗ vết thương con mà sa nước mắt. Thấy người tới gấp, nai mẹ không đành bỏ con trốn chạy, quấn quýt một bên liền nhào té xuống, thảy đều bị bắt.

Đem về mổ ra, ruột mẹ đứt làm mấy khúc, nai con còn nguyên.

Tin Vương lấy làm lạ, ngụ ý suy nghĩrằng: Ồ! Thương con đứt ruột .

Ta đây là người sao thiếu lòng nhơn của nhơn loại.

Nhơn bất sát không bao giờ giết,

Sát bất nhơn mất biệt tiếng người.

Thảo nào, Phật thường nói: Phật ái chúng sanh như mẫu ái tử”, nghĩa là Phật thương chúng sanh, như mẹ thương con.

Lòng bác ái vị tha của Phật, ôi ! cao cả , ta sao đành ăn thịt nó!

Nh câu: Quân tử chí ư cầm thú giả,kiến kỳ sanh, bất nhẫn kiến kỳ tử .

Bèn bảo gia nhơn đem chôn. Cung tên ông bèn chặt bỏ hết.

*       *       *

Từ ấy ông ăn chay, vào núi tu luôn không bao lâu đắc quả, đạo hiệu Hứa Chơn Quân. Sau đó, Ngài hạ sơn, đi hoá độ chúng sanh, hằng giảng kinh thuyết pháp dạy việc tu hành, thâu nhận được hơn 100 đệ tử.

Ba nọ, Chơn Quân gọi các đệ tử dạy rằng: Ta sắp điểm hoá cho các trò ngộ đạt chơn nguyên diệu pháp, thoát đường liu tử siêu sanh, đắc thành quả vị.

Vậy trò nào diệt được tâm dâm chưa ? Một dâm tâm, hai dâm thân, ba dâm niệm. Nếu các trò chưa diệt được, dầu cho tỏ ngộ đến đâu, cũng mang câu: Lậu tận nan thành .

Các đệ tử đồng thanh: “Chúng con diệt lâu rồi thầy, xin thầy ban ơn điểm hoá”.

Chơn Quân cười: “Ta nghe các ngươi nói, mà chưa gìn trọn đặng, thâm cơn bán nhựt, khó ngăn ? Ta có phép thử biết được giả chơn”.

Mỗi trò đều kiếm một cây than 3 thước, để trên giường ngủ một đêm, sáng đem trình cho ta xem, rồi ta mới tin và chỉ giáo.

Các trò làm y lời thầy dạy. Đêm ấy, các trò mới chợp mắt ngủ mê, giựt mình ngồi dậy, liền thấy mỹ nhơn di m lệ, nằm sát một bên, trêu ghẹo lẳng lơ. Các trò d ục ý khó khăn, chơn dương tiết lậu.

*       *       *

Nghe tiếng kêu nhặt thúc: “Đem trả cây than .

Mỗi trò vâng dạ không dám trái lời.

Trò thứ nhất trình.

Chơn Quân hỏi :

- Ngươi niên kỷ bao nhiêu?

- Bảy mươi sáu tuổi

- Ngươi đã ngoài thất thập lai hy, sao còn đắm sắc, mê hoa dường ấy chưa bỏ ?

- Bạch, sao Thầy biết đặng ?

- Kìa , ngươi xem cây than !

Liền biến sắc ngơ ngẩn, mắc c gục đầu, chẳng dám ngó lên.

Các trò khác nghe quở, hổ thẹn lỗi mình đều ngậm miệng.

Thầy gọi mãi, không ai bước tới, chỉ có một trò mm cười vui v đem giao cây than không dấu tích chi cả.

Chơn Quân hỏi:

- Sắc uế ai cũng ham say, sao trò chẳng nhiễm?

- Bạch thầy, đệ tử từ chỗ sắc mà luyện ra, bởi có lâm rồi mới sợ, ban đầu đắm mê, sớm ưa chiều muốn chẳng dừng, miệt mài tửu điếm ca lâu. Mỏi mòn thân suy, sức yếu, tánh mạng khó gìn, mới biết sợ nó, chẳng dám khinh thường, tầm phương xa lánh.

Nay đạo mầu tỏ ngộ đối cảnh vọng tình, gi mình tuyệt dục, coi thường mỹ mạo, trốn xa lánh nó để bảo tồn tánh mạng, công phu mong thoát khỏi luân hồi sinh tử.

Trước tu sau độ Cửu huyền.

Vì vậy mà con không nhiễm.

Chơn thần tỏ rạng, giá sạch khó mờ lu.

Con xin đảnh lễ Tôn sư !

Chơn Quân gật đầu khen ngợi

Thôi thì bạc trạch qui gia hơn trăm đệ tử,

Đạo mầu tỏ ngộ, khinh thường ái dục, d còn ai .

*       *       *

Cô lâu chồng chập bãi tha ma,

Chôn lấp nghìn đời, bể ái hà,

Xác thúi dập dồn nơi nghĩa địa,

Vào nằm lì đó đuổi không ra.

*       *       *

Không ra nấm mộ ủ sương tàn,

Để mảnh hình hài chịu rã tan,

Phách uế dục tình theo gió bụi,

Giường linh bi thảm thiếp hay chàng.

&     &     &

Giới thứ 4: ÁC NGỮ, Ỷ NGỮ, LƯỠNG THIỆT và VỌNG NGỮ

Phật tích ngàn xưa ghi lại:

Ni cô Diệu Minh cha mẹ mất sớm từ thuở 15, chỉ còn trơ lại một mình, cô bèn vào chùa xuất gia đầu Phật.

Siêng năng, mỗi một công quả gì, việc từ thiện nào cô không hề bỏ.

Công phu hai bữa sớm chiều, tiếng kệ câu kinh, giọng ngân nga chuông mõ, giục thúc vào tâm hồn, cô thấy nhẹ nhàng, thơ thới, tinh tấn vui tươi.

Ngoài lạy thầy, kính bạn, thiện tín thập phương ai cũng cảm mến cô hơn 30 Sa-d i khác.

*       *       *

Mười năm sau, vị Hoà thượng trụ trì viên tịch. Nghĩa nặng ơn thầy ai cũng tròn xong nhiệm vụ.

Lễ giáp năm, có cả cư gia tề tựu, hợp đồng với các vị Sa-di để suy tôn người kế tự. Kẻ đưa ông này, người đưa ông khác, cho đến cư gia, họ cũng muốn chiếm giành.

Bắt đầu từ ấy, chòm năm lũ ba, ban đầu còn to nhỏ, sau cải vã tranh nhau từ tiền tài, vật dụng cây trái đất vườn, kẻ đặng người không, bất hoà chống nghịch. Thôi thì tha hồ đâm thọc, rủa chửi, ác ngữ, ỷ ngữ, lưỡng thiệt và vọng ngôn. V trang nghiêm thanh tịnh ngày xưa mất hẳn. Tiếng chuông chùa buổi có thời không.

* * *

Hai phần người chơn tu, quyết lìa bỏ cõi đời chẳng màng danh lợi, đều lánh xa, tầm nơi tu tâm dưỡng tánh để giữ vẹn đạo thờ thầy.

* * *

Ni cô Diệu Minh cũng cam số phận, cô cất một cái am nhỏ, xa chùa để thoát ra cuộc tranh chấp ấy. Từ đây vui theo cảnh an bần lạc đạo, hẩm hút cháo rau đạm bạc nâu s ng thơ thới ngày qua.

Thấm thoát 20 năm, cô ôn lại tuổi đầu đã ngoài 40.

Lúc nhàn rỗi, cô nghĩ suy, mình tu cũng lâu rồi, không thấy đắc quả thành công chi hết.

Lên non ngán dốc khó trèo,

Qua sông biếng lội, ai theo độ mình.

Chí hướng muốn tu làm Phật, nay niên cao kỷ trưởng cứ ở lỳ một ch để chờ Phật đến rước thì sao cho phải.

Âu là mình lìa bỏ cái am nhỏ này, quyết tâm đi về Tây Phương tầm Phật phải hơn. Ý định ấy cứ thúc dục mãi, cô bèn cất gánh ra đi.

Từ đây đói xin ăn, khát ung , lần bước lần bước không dừng.

Chân trời thăm thẳm bâng khuâng,

Đường về cảnh Phật độ chừng bao xa.

Đòi cơn thỏ lặn ác… tà…

Ban đầu còn xóm làng, riết đến đồng hoang cỏ rậm, cô đành mượn lá non, trái rừng độ nhật và nương nhờ gốc cây kẹt đá.

Thấm thoát, hơn năm năm.

Một hôm cô lọt vào rừng thẳm, ba ngày rồi không cơm nước, sanh tử chẳng màng, phú mặc trời cao phân định. Lắm lúc mệt lả, cô ngất đi. Tỉnh dậy,định thần gắng gượng, trong lòng niệm Phật không rời.

Chợt nhìn thấy gần đấy có làn khói tỏa, cô mừng quá, quên hồi đói mệt, lần dò đến nơi, thấy nơi khoảng trống có mái nhà tranh liền ghé vào để xin cơm ăn, nước uống.

Bà lão bước ra xá chào, mặt mày ngơ ngác dòm quanh tứ phía: “Cô ở đâu đi lọt vào cảnh này?

Mô Phật, tôi người tu quyết tâm về Tây phương tầm Phật, băng núi lội rừng mới tới đây. Xin bà cho tôi tá túc một đêm, sáng mai sẽ lên đường đi nữa.

Bà lão vừa mừng vừa sợ, đãi đằng xong xả, bà khóc sướt mướt , thốt chẳng nên lời.

Mô Phật, sao bà có vẻ bi sầu như vậy ?”

Bà thưa thật :

Không có chi, tôi rất thương cô, người tu hành đức hạnh, mà không thoát được khổ chết đêm nay, vì tôi có hai đứa con, rất hung dữ chuyên ăn sống cả thú lẫn người. Hiện chúng đi tìm thịt chưa về, e khó dung cô được. Cớ ấy nên tôi rầu khóc .

Diệu Minh bình tĩnh:

Bà nên yên tâm, tôi quyết chí tầm Phật mặc cho sinh tử có hề chi; mấy ổng tha, tôi đi về Tây phương, còn mấy ổng ăn, tôi cũng vui lòng .

Bà lão bệu bạo thốt :

Có một phương giải cứu, nếu cô ưng thuận bà mới liệu xong .

Diệu Minh chịu vô ngồi trong lu, bà đậy nắp lại.

Bà bắt một con dê đem nướng, rượu thịt để sẵn sàng.

Ác Lai, Ác Báo mặt xanh, tóc đỏ, nanh bạc, mắt lồi, tiếng thét ê mình, đánh mùi thịt nướng về đến nhà.

Bà ân cần thôi thúc hai con ăn uống.

Ăn xuống no say, vậy mà chúng còn bắt được hơi, liền nhớn nhác kiếm tìm:Mẹ, sao nhà mình có mùi thịt. Mẹ dấu đâu cho con ăn với ?”

Chúng sục sạo quanh nhà, đến gần cái lu toan dở nắp ra xem .

Bà sợ hãi vùng nạt lớn: “Hai con dừng tay lại, nếu cãi, mẹ đập đầu chết liền. Có thịt để mẹ nấu rồi hãy ăn .

Người hung lại chí hiếu, đồng đứng dang ra hai bên.

Bà sa nước mắt: “Con ! Đây là người tu theo Phật con à. Hai con hãy tha người đi về cõi Phật để mẹ có phước. Giết người này chết thì hãy ăn thịt mẹ trước đi, mẹ vui lòng thế mạng ”.

Ác Lai, Ác Báo không hiểu Phật là gì cả, song không dám cãi mẹ: “Đâu cho con coi người ấy tu Phật làm sao?”.

Bước ra khỏi lu, cô chp tay niệm Phật.

Hai chàng hỏi: “Phật ở chỗ nào ?”

Diệu Minh giải bày: “Phật ở Tây phương rất thanh nhàn vui sướng, sống mãi đời đời, muốn ăn chi đều có nấy, không khổ cực, hằng vui tươi mát mẻ luôn luôn. Ai có tu thì ở được nơi ấy ”.

Hai chàng hỏi: “Tu về Tây phương được sao ?

- Được!

- Phật dụng món chi ?

- Phật chỉ dụng lòng mà thôi, chứ không dụng chi cả.

Hai chàng từ tạ lui ra.

Bà lão vui mừng vì thấy con mình biết nghe lời, lại được hồi tâm, không còn hung dữ hét la nữa.

Đêm ấy Diệu Minh yên giấc, bà sợ thức mãi canh chừng.

Sáng ra đãi đằng cơm nước đưa cô lên đường.

Ác Lai, Ác Báo quỳ thưa: “Chúng tôi muốn về Phật quá để chúng tôi gởi lòng đến Phật”.

Diệu Minh gật đầu nói được.

Hai chàng liền rạch bụng, cắt ruột vói đưa xin gởi Phật.

Cô khiếp đảm run cả người, cố gượng tiếp nhận hai đùm ruột, giã từ bà lão ra đi. Đi một đi xa, cô tối tăm mặt mày, tay chơn run rẩy.

Cô bèn quỳ xuống lạy vái Phật trời, sa nước mắt: “Tôi vô tình hay bất ý, do lời thành thật của tôi, hay lòng chơn thật của người làm tôi mang câu ác ngữ, sát nhơn hay nhơn tự sát, xin Phật trời xá tội cho tôi, tôi hết sức xót xa và hối hận. Ôi ! Giờ khắc này tôi liệu làm sao?”

Cô ngó hai đùm ruột sợ quá. Suy tới nghĩ lui hay là mình đi gần đến Phật rồi, mới có chuyện như vầy, để tỏ lòng thử thách. Ta phải gánh, ta phải gánh.

Đi được mười hôm, hai đùm ruột sình lên hôi thúi, nín thở, ngậm miệng mà chịu; lớp ruồi lằn bu, lớp dòi bò lểnh nghểnh rớt đầy mình.

Đến một bờ sông, rộng lớn, bèn tắm rửa, nghĩ ngợi, thở một hơi mát khoẻ. Cô dòm lại mang hai đùm ruột dơ bẩn như thế này, làm sao về đến Phật đặng; chi bằng ta liệng phức nó đi cho rảnh.

*       *       *

Nhẹ gánh cô đi khp khởi, đến một hòn núi rất xinh đẹp, mát mẻ, có cả hoa quả đơm tươi, phụng xoè hạt múa. Trước mặt một đền vàng, ánh chói muôn màu, xa xa thấy dạng Thiên Thần, Phật tử.

Cô quỳ mọp, kể lể công quả, khổ hạnh tu hành, nay về nương theo cửa Phật, xin từ bi thương xót?

Nghe tiếng lành thay khen ngợi.

Đức Phật phán: “Có ai kính dâng đại lễ chi chăng?

Cô ngm nghĩ rồi bạch : “Không .

Liền đó hai ông Thiện, Ác bước ra, bụng đều trống rng.

Lời Phật từ bi chỉ dạy : “Hạnh đức tu hành, đáng ghi cửa Phật, giờ này chưa được nương thân; mau về kiếm đủ đùm ruột để trả hai người, chừng ấy sẽ định phần công quả .

Thiên thần đưa ra khỏi đền, liền nghe tiếng dội vang lên, cô xây xẩm mặt mày. Xem lại, thấy mình ở dựa chơn non, cô liền mau chân đến mé sông tìm kiếm.

Giòng khơi nước chảy hng hờ,

Mi mòn tầm mắt, đợi chờ xa xăm.

Ai người làm kẻ vô tâm ?…

Khổ hạnh tu hành bấy lâu trôi dòng nước.Lâu ngày dài tháng, kiếm hoài không gặp, cô rầu rỉ đến thác rả xương, thành con chim đầu đội khăn đen, mình mặc áo dài quần trắng , cất tiếng kêu bịp… bịp… cốc… cốc… cốc.

Tiếng mõ ai kêu dựa bể sông,

In hình nhi nữ mãi chờ trông,

Bao phen mắt ngắm dòng xuôi ngược,

Đếm lại hôm nay đã mấy đông.

&   &   &

Giới thứ 5: KHÔNG UỐNG RƯỢU

Phật học cổ ngữ truyền biên:

Tích chuyện ông Bàng cư sĩ, người say sưa uống rượu như hủ chìm, lớp lại nấu ra để bán cùng xứ khắp nơi.

Lắm lúc có ai khuyên giải, ông lại nói: “Khả tăng bất khả giảm, uống vô cho nó vui”.

Tửu nhập ngôn xuất (rượu vào lời ra ),

Tửu bất tuý, nhơn nhơn tự tuý (rượu không say, chỉ người say),

Tửu nhập tâm, như hổ nhập lâm (rượu nhập tâm như hổ về rừng),

Tửu nhập tâm như cẩu cuồng tại thị (rượu nhập tâm như chó chạy rông ngoài chợ),

Vô tửu bất thành lễ (không có rượu, lễ lộc không thành) mà…

Sao bảo tôi đừng uống; uống đi, uống mãi, say đi, ta cứ say, say sao ngắm võ trụ, đảo ngược hoài như bông vụ, mây nước gập ghềnh ...

Rốt rồi không ai khuyên nữa.

Say sưa ngả gió đi xiêng,

Nằm bờ té bụi, như điên khác nào,

Loạn tâm cuồng trí mòn hao,

Ba chục năm sau, ông vì say, nhim gió té dưới mương, uống nước mà chết. Đọa vào địa ngục tửu trì.

*       *       *

Hơn thế kỷ, có 500 vị Bồ -tát đi vân du các cửa ngục. Đến nơi nào, các Ngài cũng độ tận tất cả chúng sanh. Giáp hết, tới ngục tửu trì, các Ngài thấy ông Bàng cư sĩ, mang gông xiềng, trầm mình ở giữa ao rộng lớn, đói khát, chỉ uống rượu mà thôi.

Bồ-tát bèn hoá hiện thần thông, diệt tận gông cùm và rượu đặng cứu ông Bàng cư sĩ.

Thảm thay! Gông xiềng, rượu vừa tiêu qua, lại hiện ra y nguyên như cũ. Nhiều lần như vậy, cũng không cứu được, túng thế Bồ -tát trở lại hỏi Minh q uân.

Thập điện Diêm vương bạch: “Tửu trì này, không phải như các ngục môn; muốn cứu phải dụng thần thông, uống cho cạn mới được”.

500 vị Bồ -tát nghĩ ngợi hoài : “Các nơi đều độ hết, chỉ còn sót có một ngục này. Nếu không cứu thì sao tròn lòng bác ái, bằng uống cạn ao, phạm giới phải đoạ tam đồ .

Tầm cạn lý, để lấy một lẽ mà hoá độ, rốt cuộc đồng ý chịu mang đọa; hiện thần thông uống cạn ao rượu, cứu được ông Bàng cư sĩ chuyển sanh làm người và biết hướng thiện tu chơn.

500 vị Bồ -tát bị đoạ làm 500 con ốc.

* * *

Một hôm ông Bàng cư sĩ nằm ngủ thấy 500 đức Phật ngồi trên không trung kêu ông bảo cứu mạng. Ông lạy mọp bạch rằng: “Đệ tử phàm phu làm sao cứu Phật, Phật là bậc toàn giác kim thân, đâu còn nạn khổ gì dạy con cứu, xin nhờ ơn Phật độ thân con. Phật bèn tỏ lại duyên xưa: “Sáng mai này, ngươi ra tại ngả ba đón người đội 500 con ốc đủ màu, mua mà phóng sanh, để cứu lại tam đồ cho Phật”. Phán dạy xong đồng biến mất.

Tỉnh ra mùi hương thơm ngát cả nhà, ông ngẫm ngh ĩ, bán tín bán nghi của cơn mộng điệp; giờ này còn khuya, mình đi đón tới sáng thử coi. Thật không ngờ, có người đội bán một thúng ốc, ông bèn mua hết đem phóng sanh y như lời Phật. Ông vui vẻ về đến nhà, chưng dọn đèn hương ra sân lạy dâng hương lễ Phật.

Thấy một vầng mây vàng rực r, chói lọi muôn màu, hiện đủ 500 đức Bồ -tát, khen ngợi công đức của ông. Mỗi Đức Phật đều ban cho một lời chú nguyện; nào nhà cửa, lầu đài xinh đẹp, nguy nga đồ sộ, đất vườn bao la, bạc vàng châu báu, lúa thóc, lụa là, ngựa xe thập vật. v.v…

Tới vị Phật sau chót ban tất cả lời chú nguyện đó, có đủ hiện tại liền và kho l m dy đầy, khiêng chở bao nhiêu cũng không hề lưng kém.

*   *   *

Ông lạy tạ xong mây lành che khuất các đấng Từ bi mất dạng .

Bấy lâu hẩm hút cơ bần,

Ngày nay phú hộ nổi mừng nào hơn.

Gìn lòng bố thí ra ơn….

Làm được việc, bỗng nhiên ông trở nên giàu sang tột thế. Lòng đạo đức của ông hằng gìn giữ như keo sơn gắn chặt.

Vựa lm kho tàng ngày đêm mở trống tha hồ bố thí, vua quan lê thứ tứ phương ai cần món chi tự do đến xe, đội, vác, gánh, chở. Mà lạ thay, bảo vật tiền tài không hề thấy lưng kém.

Ban đầu chen lấn rừng người,

Lần hồi thưa thớt mười mươi mỗi ngày.

*   *   *

Chàng bần sĩ học rất giỏi, kỳ hội khoa tràng lại rớt.

Một may, may một, một may,

Ch tài sánh với ch tai một vần .

Buồn quá anh trèo lên cây đại thọ, làm vòng để treo cổ. Kẻ qua người lại nói, đời này làm quan cực khổ, đâu bằng giàu sang vui sướng thanh nhàn hơn. Cần học thi cử làm chi đến ông Bàng cư sĩ, xin châu báu ngọc ngà về ở không cả đời chẳng hết.

Ngm nghĩ mình thi đậu làm quan chỉ để giàu sang. Nay rủi rớt đến xin vật báu cho thiệt nhiều, về an hưởng không khoẻ hơn sao, dại gì tự v n. Bèn liệng vòng tuột xuống, đến xin ngọc ngà châu báu chở 50 xe, đi được ba hôm con lừa cái dốc cao đi không nổi.

Anh lấy roi đánh còn mắng chửi hét la, đạp loạn đả, nó nằm bẹp dưới đất, ré lên và nói tiếng người:

Tôi sắp chết, đừng đánh tôi na, nghĩ thương anh nên nói được lời. Tôi vì tham xin ông Bàng có 5 xe về hưởng phải làm lừa 10 kiếp, nay mới mãn đây. Còn anh tới 50 xe, biết mấy chục đời khổ nhọc hơn tôi” .

Dứt lời nó tắt thở, anh sợ quá liền quay trở lại, trả lại vật báu cho ông Bàng rồi lên núi ẩn tu luôn . Tiếng đồn câu chuyện lan rộng ra, không ai dám đến xin.

Ông Bàng mướn hai người, mỗi ngày lấy xe chở châu báu ngọc ngà đem ra mấy ngả ba đường để bố thí. Được ít hôm, hai anh bàn tính; dại gì chở đổ bỏ như vậy, chúng ta coi cái trũng nào thật lớn, thật sâu, đem đổ đầy nơi đó rồi mình chia nhau mà hưởng. Xe một tháng đầy hố, hai người đến xin nghỉ việc, bàn tính cùng nhau sáng mai lên đó đặng chia .

Anh thứ nhất nói thầm, chia cho nó làm gì, chi bằng đi sớm rình, bắn nó một mũi tên độc, nó chết trọn hết phần mình.

Anh thứ hai cũng tính, để sắm đồ ngon bỏ thuốc độc vô cho nó ăn rồi mình ẳm trọn.

Trời hừng sáng, anh thứ hai gánh đồ lên núi liền bị một mũi tên thuốc té nhào chết liền.

Anh thứ nhứt chạy ra xem coi gánh gì, thấy rượu thịt sn sàng, ngon quá đang đói, anh ăn chưa kịp uống nước liền giãy chết.

Từ đây, không ai đến xin của ông Bàng nữa, ông bèn khấn vái với 500 đức Bồ-t át, cho ông xe chở lưng kho vựa đem đổ nơi biển cả.

Ngọc vàng đến lúc thảy thừa,

Dân sanh đồng sợ hết ưa đến gần.

Xem gương nhân quả cổ nhân.

*   *   *

Ông Bàng có người con gái rất đẹp, lại mộ Phật tu chơn, theo cha trường chay khổ hạnh. Cô cung cấp cho chùa tất cả vật dụng tứ sự không thiếu kém món gì; sáng nào cô cũng có mặt tại chùa, trông nom cho thầy chiều mới về nhà.

Ông Hoà thượng trụ trì, từ nhỏ tới lớn chay lạt tu hành rất tinh tấn, ai ai cũng đều mến mộ, kính thầy trọng đạo. Một hôm ông té mang bịnh, cần phải uống thuốc rượu cả tháng, bịnh hết rồi mà ông vẫn còn uống.

Ngày nọ cô bận việc, ba hôm không đến.

Ông Hoà thượng thấy vắng bèn mang bịnh, biếng ăn bỏ ngủ cho người xuống mời. Cô lên thăm, thấy mặt hết đau liền, ông mừng rvà tỏ thiệt nổi lòng thương. Cô dùng đủ lời lẽ đ tỉnh thức mà không thấy một chút gì thầy hối ngộ.

Ông khóc sướt mướt than rằng: “Cô từ chối là ông cắn lưỡi tự vn ”.

Suy nghĩ một hồi cô ưng chịu, hẹn ngày mai lên ở với ông, đắc lời ông mừng khấp khởi hơn được ăn đào tiên.

Y hẹn cô dọn một căn phòng treo bông kết tua, quét dọn sạch sẽ bạch thầy đến thọ lễ giao bôi . Ông mừng như nhẹ bước thang mây, mau chơn bén gót đến nơi, khoát màn lên thấy, một bàn thờ đức Đại Sĩ Quan Âm lư trầm hương nghi ngút, khắp phòng cốt tượng Phật cô chất chồng, trao chiếu bảo: “Thầy lót chiếu vì đã đúng giờ hiệp cẩn .

Ông nói: “Sao con để Phật nằm la liệt ch đâu mà trải ?

- Không sao thầy trải đại đi.

- Làm vậy mang đoạ chết con à!

- Phật cây Phật giấy mà thầy sợ lỗi, con đây là Phật tử, Phật thiệt ở tâm lòng, thầy lại đòi nằm trên, không tội hay sao ?

Thầy xanh mặt toát cả mồ hôi, cúi lạy: “Ôi ! lòng bác ái vị tha như sông bể, nước tịnh bình nhành dương liu, con quét sạch tâm thầy, dứt cả tam ma.

Chơn lui . . . miệng niệm:

Nam-mô Quan Thế Âm Bồ Tát,

Nam-mô Quan Thế Âm Bồ Tát Ma- ha -tát.

*   *   *

Tửu sắc đô kiêm tài khí hao,

Cư trần bất nhiễm thị anh hào,

Thiện nhơn diệt tận qui lai Phật,

Ác độ ngưu đồ, lụy giác mao.

(Ông Bàng cư sĩ thành Bồ-Tát, người con thành tiên) .

                                   

Pháp bảo chân lý trường tồn,

Giáo Pháp sư Trưởng bất diệt .

Quí Tăng Sư, quí Sư cô đạo lành mau sớm đắc.

Quí ông bà, quí cô thiện tín nơi đây và các nơi phát tâm B-đề thêm lên, tu hành tinh tấn, mau đạt quả giải thoát toàn giác tam y.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

MÔ PHẬT

Đốt nén tâm hương,

Kính lạy đức Thế Tôn Bổn Sư Thích ca Mâu Ni Phật

Kính lạy chư Phật Pháp Tăng mười phương ba đời

Kính lạy đức Tôn Sư Minh Đăng Quang

Kính lạy quý Tăng Sư và quý Sư cô.

*   *   *   *

Kính thưa quý ông bà, quý cô t hiện tín nơi đây và các nơi, tôi xin nhắc lại lễ Trung ngươn , tôi có đọc bài di n từ năm giới được quý vị nghe hạp ý, số in ra cho không đủ; nhiều nơi còn gởi thơ xin, thúc dạy tôi tiếp năm giới sau; không thể phụ lòng, xét lại mình, phận cư gia thấp thỏi nên viết phỏng theo sự để tiện gi gìn giới pháp của chúng tôi mà thôi, vậy có điều chi sơ sót xin từ bi hoan hỷ.

&   &   &

Giới thứ sáu : KHÔNG NGỒI GHẾ CAO, NẰM GIƯỜNG RỘNG, NỆM CHIẾU XINH ĐẸP

Thuở Xuân thu chiến quốc hiền tài đều ẩn dật, có vị địa tiên Đạo Hư, chứng đắc nhiều thần thông phép lạ, ở chót núi Đông Sơn, an nhàn tu tĩ nh thập giới quy điều, thường ngày có con vượn bạch kính dâng hoa quả.

Vua L Ai Công nghe danh, liền phái sứ đến cầu hiền, bao phen không được. Ai Công thân hành bái yết một mực khẩn cầu. Đạo Hư vui nhận hạ san, liền giao thạch động cho vượn bạch, truyền dạy phép phân thân, biến thể để hạ luyện công phu.

*   *   *   *

Luận bàn tâm đầu ý hợp, thao lược binh thư, được Ai Công phong Đạo Hư đến Quốc sư; dụng phép mầu giúp vua thắng nhiều phen đuổi giặc; nào hô phong hoán vũ , tàn sát sanh linh, kể biết bao nhiêu mất thân vong mạng. Vua nhiều lần tặng khen , Quốc sư càng tăng thêm lòng phấn khởi.

Hi ơi! Đạo thể nới rơi, như xe rời xuống dốc. B a ngọ trưa thưa lạt trai kỳ, lắm lúc dùng hết tinh thần chiến đấu ham mộ sát sinh linh, lãng công phu giới định.

Nghiệp trần d tạo nhiều vay,

Càng cao danh vọng càng dày gian nan.

Tiệc rượu khánh công tưng bừng ca hát, nào ghế cao, giường rộng, gối ấm, nệm êm, ngọc ngà, gấm vóc, lụa là, đền đài dinh thự, lầu các nguy nga, kẻ hạ người hầu, tiền hô hậu ủng.

Tha hồ xuống ngựa lên xe,

Càng cao danh vọng càng dày gian nan.

Quốc sư sao không tự đắc, tự ý, tự kiêu, sân si nhim nhiều tam độc, đè hiếp trăm quan.

Nào hay vua yêu, bạn ghét,

Chúa chư hầu không nhịn, mất nước,

Quan không nhịn, mất chức,

Gia đình không nhịn, nhà tan.

Ngăn sao cho khỏi sàm thần, nước nhà càng thêm rối rắm, người thông đồng, kẻ rước giặc. Một hôm Quốc sư bại ở chiến trường, đền vàng liền đảo ngược. Cùng đường giục ngựa buông cương, về nơi thạch động.

Khi xưa, nằm trần phiến đá, lưng dựa thạch bàn, đạo hạnh đường tu, trái rau nước suối. Ngày nay, là vị Quốc sư đền đài dinh thự, hải vị sơn hào, ca lâu ngự tửu, nhuộm mùi tục lụy đã quen.

Giờ đây trở lại cảnh thanh bần đơn giản, trời đông, gió rét, mưa phùn. Nằm không yên, ngủ không an giấc, lắm lúc run rẩy, bước chơn đi đường trơn té mãi. Ông buồn, ông tức, ông giận, giận đến ông trời, nghiến răng trợn mắt, sao mưa hoài rong rêu lầy nhớt.

Lần lưng lấy ra cái túi càn khôn liệng lên. Trước kia, trùm phủ cả góc trời, hôm nay che vừa kín núi , hoá lửa đốt tan gió mưa giá tuyết, đá lăn cây ngả, thượng cầm hạ thú, bò bay máy cựa đều chết thiêu.

Bạch tiên nương đạp mây, chơn quỳ kính dâng hoa quả, khóc thưa: “Lòng từ bi Sư phụ về đây, không nên sát sanh phá giới nữa, bỏ đạo đức tu chơn, e phạm phải tội trời khó phương cứu tránh, con là vượn bạch, gi tròn hạnh luật, được công toại quả thành, chẳng l làm ngơ, đến lạy Thầy hối ngộ ”.

Đạo Hư không hồi tỉnh còn buộc nàng phải ở cung phụng theo ngài.

- Mô Phật, khi xưa là thú, ngày đêm ẩn náu ngọn cây trước động; giờ đây con lại là người chẳng nơi nương tựa.

- Không sao! Thầy cho phép con ở chung với thầy.

- Bạch Thầy ! Câu nam nthọ thọ bất thân .

Đạo Hư nổi giận rút gươm, tiên nương liền tuôn mây mất dạng. Du Thánh, Sơn Thần cáo nơi thiên điện, Lôi công liền đánh tiêu phép lạ cứu sanh linh.

Đạo Hư rã xác tiêu hình, tàn thân hoại thể.

Tiên nương tưởng mến ân thâm, ngày đêm tụng kinh siêu độ, khuyên hoá Thầy hối ngộ tu hành, để chơn linh ông được nương nhờ quy nhứt, ông chẳng thuận theo nghiến răng trợn tròng làm d , nghe tiếng trời gầm, quá sợ; liền ẩn nấp dưới dạ cành cây, cất tiếng than:

Ve ve sầu…, ve ve sầu…,

Não nùng véo vắt rừng khuya,

Lệ rơi tuôn kể, đường về chơn non.

Kêu sao nước chảy đá mòn,

Đêm trường bi thảm, than van khóc sầu.

Gởi niềm ai oán vào đâu ?

& & &

Giới thứ bảy: KHÔNG NGHE XEM HÁT MÚA ĐỜN KÈN, CH ĐÔNG VUI YẾN TIỆC.

Thần tiên truyện, thuở Trung nguơn có 500 vị tu tiên đắc quả, được ân huệ đức Kim Mẫu ban cho đi dạo khắp thiên giới và bốn châu để vân du khánh hạ. Quý tiên rất ung dung nhàn lạc, bay khắp thắng cảnh danh lam, tiêu dao vui thú không dừng.

Khi thì ngự chốn non bồng,

Hồi nương ráng đỏ cội tòng ngâm thi.

Về đi dạo khắp tây đông,

Rảnh ngồi nhập định kề trong sen vàng.

Cuộc đời thế sự đa mang,

Một ngày an lạc thanh nhàn thần tiên.

*   *   *   *

Chất Đà Tiên (vua ma vương) đoán biết 500 vị tiên mới đắc quả, sắp bay qua địa phận Ngài, b èn lên chót núi cao, vận dụng thần thông, biến hoá ra cảnh bồng lai, trăm hoa đua nở, tòng bá đượm đà phẳng bằng một sân tao đàn mát mẻ đẹp tươi; dạy tướng sĩ ẩn phục chung quanh, chính gi a lại bày ra hát múa đờn kèn, ch đông vui yến tiệc, có 100 mỹ nhơn dung mạo đẹp đẽ, ăn vận khoả thân, nhạc trổi du dương vui đùa nhảy múa, lả lơi ca hát; bủa lưới đặng bắt các tiên nhơn còn non giới luật.

250 vị tiên bay trước, nhờ không ly cảnh định, chơn thần tỏ rạng, tiếng nhạc phàm chẳng động chẳng lay, càng vượt trổi bay cao, lưới ma khó bủa.

250 vị tiên bay sau, nghe tiếng vũ khúc bổng, trầm cảnh xinh c õi tịnh, để mắt dòm xuống xem coi. Một điểm phàm tâm vọng khởi, liền bị đứt mất thần túc, rớt lợt đợt xuống non.

Ma vương truyền tướng binh bắt trói, buộc tội chặt hết đầu cổ tay chân, liệng xuống hố thẳm.

Than ôi ! Tà kiến vô minh, sóng lòng khơi vợi; giới điều non vẹn, đoạn lìa chơn mạng uổng thần tiên.

Khúc địch nghê hề, cảnh say mê,

Vũ nhạc ly tao hề, thần tiên chê.

Ri ma ti kế hề, thác thảm thê,

Ma vương ngụy kế hề, Tăng sĩ ghê.

Giới định huệ hề, đạo chẳng xê,

Phàm tâm diệt tận hề, vững tư bề,

Tánh chơn ngộ hề, cứng tợ đê.

& & &

Giới thứ tám: KHÔNG TRANG ĐIỂM PHẤN SON, DẦU HOA ĂN MẶC ĐỒ HÀNG TƠ LỤA

Phật thuyết kim lai cổ vãng, ôn lại một tích sư Đạt Thâm, tu hành rất nghiêm nghị, hạnh kiểm đoan trang, từ bi đúng mực. Cảnh chùa thật lớn, đệ tử rất đông, thường ngày tới lui, ai ai thảy đều kính mến, kề nơi đô thị rất náo nhiệt.

Ông quá chán ngán ch phồn hoa, quyết tầm nơi thanh tịnh, bèn tạo một am nhỏ, ch vắng vẻ u nhàn, giao chùa lại cho người đệ tử lớn quản xuất. Trước am ông treo bốn chử: “Tịnh khẩu thập niên”. Hai bên đôi li n đề:

Đạo tại tâm trung, vũ trụ gồm thâu qui nhất.

Đức dày tánh nhn, tam thừa liu đắt ngộ chơn .

Từ ấy ông không tiếp khách và chẳng nói một lời với ai, thấm thoát 9 năm qua.

Một hôm Đức Quan Âm Đại Sĩ đi vân du, thấy vầng bạch quang xung thiên, liền biết ch ấy có nhà chơn tu, sắp thành đạo quả.

Ngài xem tấm biển, liền khen sự khổ hạnh, cần tu của sư Đạt Thâm; xét đôi lin lại biểu lộ lời tự đắc, bậc hiền nhơn, sao thốt lắm câu ngã mạn.

Xưa kia Bá Nhn, công dầy đạo trọn, khoe mình trăm nhịn, thử mới ba lần, còn nổi sân si lên mắng Phật. Sau ngồi ngoài cồn , bỏ ăn nhịn uống, cát bồi tới miệng, Phật cho vợ chồng chim sâu tới thử liền ngộ tội sát sanh, phải hoá thành cây cột phướn.

Nay Đạt Thâm tự xưng chơn đạo, có một mình, không còn ai hơn nữa. Âu là ta cho hai nàng tiên lớn tuổi đến thử, như được viên thành, thì rước về thượng giới, để ban tặng người tu, bằng non kém dạy Đạt Thâm hồi tâm cảnh tỉnh.

Trời tinh sương, có hai bà lão tốt người, già lụm khụm, bưng hai mâm đồ đứng trước am, cửa đóng vô không được, hai bà quỳ lạy dài xuống đất, miệng khẩn cầu, xin Sư cho diện kiến. Hai bà than thở phận già, đường xa quá bộ mấy hôm, đến để cúng dâng, ngưng mong nhờ ân đức từ bi chứng chiếu cho hai bà lễ Phật.

Đạt Thâm đang tịnh toạ, nghe văng vẳng tiếng cầu kêu thảm thiết. Sư nghĩ rằng, chín năm nay ta không tiếp khách, chẳng nói một lời, từ khước tất cả mọi nơi, ai ai thăm viếng. Nay hai bà người niên cao kỷ trưởng đến lạy dài cầu khẩn lắm phen, ta sao n nhn tâm, e mình mất đức.

Suy xét mãi, âu là phải cho hai bà vào lễ Phật, cúng dâng tự ý; phận ta, ta gi cho y không lời.

Cây cài Sư rút, ngồi nhắm mắt lặng thinh, cửu niên diện bích, cánh cửa gió bạt, từ từ hé mở, hai bà mừng quá bước vô lạy Phật, bái Sư. Bạch thưa bấy nhiêu , Sư cũng không một lời thốt lại.

Từ sớm tới trưa, hai bà than nói: “Khổ hạnh tu hành của Sư rất cực nhọc, vậy mà Phật không thương tế độ, để Sư điếc lại câm, quá ư đau đớn.

Vậy hai ta nên hết lòng thành tâm, khẩn cầu đấng Từ bi cho Sư hết điếc, hết câm; chừng được như vậy mới trở về, bằng không quyết định ở lại, phụng sự cho Sư, không đành rời bỏ ”.

Thay phiên lạy mãi, cầu nguyện đến chiều. Động lòng trắc ẩn, xả thiền, lấy giấy mực viết, Sư tịnh khẩu 10 năm chớ không phải câm và điếc, hai bà nên vui vẻ an tâm mà về.

Để miếng giấy trên bàn Phật, hai bà mừng quá lại xem và nói mình dốt, không hiểu nói dạy điều chi. Bàn tính cùng nhau chắc Sư bảo đêm nay ở lại cầu khẩn thêm chớ gì.

Hai bà lạy nhiều hơn nữa.

Sư tự trách mình, để cho hai bà vào, nay hoàn cảnh tạo ra thế này mới liệu làm sao, liền ra dấu cho hai bà biết.

Hai bà không hiểu chi hết, còn thêm mừng rối rít, nói rằng: “Cầu Phật rất linh, Sư nghe rồi đó, chắc không bao lâu nói được ”.

Thôi tha hồ hai bà lạy, không lường đếm. Hai bà cầu nguyện Phật cho Sư nói được một lời mới an tâm, từ ch tâm chơn vắng lặng, đến suy nghĩ, đến lo, đến buồn phiền, đến bực tức; trở về chơn vắng lặng, đến vọng khởi n a, bao phen Sư nhứt định cầu xin Phật; để Sư niệm một tiếng Phật, cho hai bà ra về, tính niệm rồi tính không.

Nước là chơn, sóng là vọng; vọng chẳng toàn chơn, ý thúc dục, rốt rồi Sư niệm một tiếng Phật.

Hai bà mừng quá quên mỏi mệt, tán thưởng nhau, nhờ mình thành tâm khẩn cầu linh thiêng, Phật tiền chứng chiếu. Lạy na, cầu nhiều na, cho Sư nói được ít lời, rồi mình sẽ từ giã.

Nan liệu hà phương, Sư ban lời dạy: “Hai bà vui vẻ về đi, tôi cấm khẩu chớ không phải câm và điếc đâu, hai bà cố khẩn cầu chi mãi”.

Mừng quá ra về, để cúng lại cho Sư một áo cà sa bằng tơ vàng và hai choàng lụa mỏng. Sư đóng cửa cài chặt, từ đây cương quyết, dầu cho cái am này, vô tình lửa có phát cháy thiêu đi na, Sư cũng không hề mở.

Trót tuần qua Sư ân cần sám hối, để tu bồi cho công đức viên thành.

*   *   *

Một đêm gió lạnh ghê mình, trời mưa tầm tã, nghe tiếng thét gầm, vọng đưa văng vẳng, Sư lấy làm lạ: Ở đây, thuở giờ không nghe hổ báo, sao nay lại có ?

Rồi nghe tiếng chân người, tiếng sợ la hơ hải, cầu xin cứu mạng càng lúc càng gần thét la kêu cửa.

Sư nghĩ: Ta người chơn tu, cơn nguy cấp, bức bách mạng người, sao đành lấp ngơ cho đặng , liền mở cửa. H ai người chun vô ,Sư đóng và gài chắc lại.

Xem qua là hai mỹ nhơn, tuy bị mưa sa cọp rượt tơi bời, song không mất hẳn vẻ phấn son, dầu hoa, đồ hàng, tơ lụa. Mưa càng lớn, cọp bức bách lại hung, đến xé quào rách cửa, hai nàng run sợ quá bám chặt lấy Sư, ẩn núp buồng trong trốn chết.

Vũ vô thiết toả năng lưu khách,

Sắc bất ba đào dị nịch nhân.

Cọp hung có thể kề gần,

Mỹ nhơn dung mạo tu cần tránh xa.

Cơn mưa vừa tạnh, tiếng hổ vừa tan, tấm biển và đôi li n phát cháy tới am, thiêu cả nhất nam nhị nữ.

Đồng tử trên cao cầm kiếng rọi vào, lửa hồng tắt rụi, cất tiếng kêu: “Bớ Đạt Thâm, bớ Hồng Chơn muội muội sao phạm quy điều”.

Thấy ba con vật; con đực cất cổ lên bò, hai con cái đều dấu mặt.

Rùa quạ, rùa vàng, nàng chàng mắc đọa,

Nhờ mang y vá, bao bọc kín da,

Tuy thú vậy mà trường sanh bất tử,

Vương nhằm người dữ ăn nhậu chẳng dung,

Gặp kẻ không hung mua về để thả,

Cũng nhờ phép lạ của đức Phật Bà,

Tu sĩ cư gia nhớ tha làm phước.

& & &

Giới thứ chín: KHÔNG ĂN QUÁ NGỌ TỪ NGỌ NAY TỚI NGỌ MAI

Phật Thế Tôn nhập diệt, thì ngoại đạo chấn hưng. Có ông Tê Túc Bà-l a-môn chiếm cứ trấn thủ một bờ cõi trị vì; quyền sanh sát trong tay liệt hàng vua chúa. Đức Ca-diếp Đồng-nữ đến tận nơi liền bị quản thúc. Sau khi luận đạo, ngài giải rõ nguyên lý của linh hồn, thiên đường, địa ngục, luân hồi, quả báo, thâu phục được Tệ-túc, truyền bá Chánh pháp ra nơi ấy, bậc xuất gia rất đông, hàng cư sĩ không lường đếm.

Ngày Tự tứ, đủ đều tứ chúng cúng dâng tứ sự; sau b a ngọ trưa có hai vị Sa-di-ni nhỏ, thấy nhiều hoa quả thanh lương ngon đẹp, lén lấy cất vào trong bát, thừa cơn tối ẩn khuất dưới cội cây, chia nhau cùng hưởng.

Thình lình có con quỷ hiện ra, đầu lớn, bụng to, răng lồi, mỏ nhọn, mặt xanh nói sao ăn lén của nó, bèn chụp xô té xỉu, ôm giựt cái bát chạy bay.

Nghe tiếng la thất thanh, người người tới tiếp, Hạnh Thu bị móc một mắt, Hạnh Nguyệt bị tét môi trên, hỏi ra cớ sự mới tường.

Hôm sau, hai Sa-di-ni này thiếu cả nhân duyên nên phải trở về cư sĩ.

Thời pháp rằm:

Đức Ca-diếp Đồng-nữ nhân dịp ấy giải rõ . Giới bổn Ni, T ứ y pháp, Y bát chơn truyền và Bát chánh đạo nhắc trong tứ chúng.

Ba ngọ trưa ân cần nghiêm gi, độ đúng giờ, tức là gieo hợp thời vào ruộng phước, trưởng dưỡng tâm điền, định huệ phát sanh, B-đề tăng thọ.

Ăn sái giờ (phi thời) là phá giới ăn lén, ăn vụn, ăn trộm, ăn tham, ăn gian; khác nào tr vật phi pháp vào lòng, tam độc dấy sanh hư qu lành, không thành đệ tử Phật.

Một ba ăn lợi hại đến đ i, người tu chẳng khá chẳng dè dặt vậy. Phật tử thà nhịn đói không nên ăn sái giờ, Kinh Đại Tập có câu:

Vô giới T - kheo tích mãn Diêm- phù -đề.

Tỳ-kheo không gi giới ở chật ních c õi D iêm - phù.

Tứ chúng nghe qua thảy đều ghi lòng tạc dạ, đồng kính vâng nghiêm gi .

Miếng ăn còn mến ngọt ngon,

Ham ưa mùi vị lòng son phai dần.

& & &

Giới thứ mười: CẦM RỚ ĐẾN TIỀN BẠC, NGỌC NGÀ, CHÂU BÁU

Phật tử giới nghiêm truyền ghi hạnh luật Sa-di Nhật Tâm theo học đạo với Tỳ-kheo Huệ Trí.

Một hôm, Nhật Tâm được tin thân mẫu quá vãng, liền bạch xin Thầy cho hồi gia để thọ lễ cư tang. Huệ Trí liền căn dặn : “Bậc xuất gia thọ cụ túc giới rồi kể như ly khai với gia đình (bất vãng lai), ngày ấy tạm gọi chết bên đời sanh qua bên đạo, dầu cho ông già 60 đi nữa, mới đắp y một năm cũng kể là một tuổi đạo. Con nay hạnh luật chưa đủ đầy, còn phần lai vãng, nên Thầy cho con tròn câu hiếu tử; sau khi trả thảo từ thân rồi, liền mau trở lại, chẳng nên lưu luyến gia đình, lãng quên quy giới .

Nhật Tâm vâng dạ lui chơn, đường về lội bộ ròng rã năm hôm, tới đâu xin ăn tới đó, đêm đầu ghé ở miếu Thổ công, an giấc thấy ông râu dài, áo vải ch p tay chào hỏi, đãi đằng trà nước khen tặng mến ưa.

Đêm thứ hai nghỉ ở miếu Thành Hoàng thấy có 5 ông tốt người, bận áo đội mão đến mừng vuốt ve ca ngợi.

Đêm thứ ba nằm dưới gốc đại thọ, gặp ông lão cầm nhành cây nói: “Nhà lão rất đơn sơ, trống trải, tứ mùa mưa sa, gió lạnh, để lão che cành cây này chú tiểu ngh ngơi .

Đêm thứ tư đến gần bờ sông rộng lớn trời tối không thuyền ghé qua lại bèn nằm dựa chơn non, nương theo kẹt đá, thấy nhiều người lực lưng, cởi ngựa, phía sau rất đông tuỳ tùng, ôm trái cây hoa quả để đầy trong bát, cơn tỉnh dậy mới hay trong giấc mộng lần lại mé sông, thấy ghe xin nương qua bến.

Đến nhà, thân mẫu an táng đã hai hôm, Nhật Tâm lạy dài trước linh sàn, nằm lăn ra than khóc, lễ bái bà nội cha và anh em cô bác; tang nhơn trách sao về tr .

Trò thưa: “Người xuất gia vạn vật không không, đường xa quá bộ nên chẳng thấy mặt mẫu từ lần chót, trò âu sầu thê thảm .

Ngày sau, chú Sa-di dựng một túp lều tranh dựng bên phần mộ, thành tâm tụng kinh siêu độ khẩn cầu cho mẹ đúng 100 ngày; sau đó trình thưa nội tổ và phụ thân để trở lại đường tu học Phật. Bà nội, cha và gia nhơn khóc mùi, bịn rịn không muốn sanh ly tử biệt, cố cầm để hàn gắn vết thương tâm.

Trò lạy dài tỏ thưa tự sự, nhắc câu: “Nhứt nhơn hành đạo cửu huyền thăng. Con tuy cách biệt mà còn được viếng thăm, sau thành đạo quả tế độ tổ tông cha mẹ mới vẹn lòng con thảo, xin nội và cha chớ nên bịn rịn ”. Giải bày cạn lẽ đạo mầu, gia nhơn mới đành lòng an dạ . Bà nội và cha cho một phần tiền bạc để đem theo, phòng khi đi đứng uống ăn cùng bịnh hoạn hộ trì.

Nhật Tâm từ khước bà nội và cha mếu máo lụy tuôn quyết cháu con phải nhận. Trò giải quy điều thập giới, thân phụ cũng không ưng, nói của nhà chớ có phải tham gian hay xin của ai sao mà cấm, có cấm là cấm của người phi pháp kìa; con nhận đi, cha cho phạm tội gì cha chịu hết.

Nếu con cãi là con bất hiếu thì tu sao thành,

Câu thiên kinh vạn điển hiếu nghĩa vi tiên,

Ngàn kinh muôn sách hiếu nghĩa làm trước.

Bất hiếu chi nhơn khổ vạn thiên,

Con người không hiếu khốn khó muôn ngàn.

Hiếu chí ư thiên, hiếu động đến trời,

Bất tuân nghịch tử chẳng trọn đạo người,đi tu chi nữa.

Dục tu tiên đạo, tiên tu nhơn đạo.

Nhơn đạo bất tu tiên đạo viễn hỉ.

Muốn tu tiên đạo, trước tu đạo người; đạo người hiệp tiên, đạo người chẳng tu đạo tiên xa lắm.

Nhật Tâm ngơ ngẩn bái thưa cho con suy nghĩ lại; anh chị em xúm xít luận bàn, nếu em không rớ đến tiền bạc được thì để anh chị liệu tính như vầy giản tiện cho thuận ý nội và cha.

Lấy khúc tre già làm cho em cây gậy gánh hành lý, nơi đầu thọc mắc dồn bạc tiền vào đó, mỗi khi h u dụng đưa người cạy lấy dùm cho; đó mới vẹn quy điều em không cầm rớ.

Nan liệu hà phương, Nhật Tâm ưng ý, nội và cha vui vẻ cho đi.

*   *   *   *   *

Đến bờ sông, tối nghỉ nhờ ở căn lều bỏ trống, thấy đám người rất đông, hò hét bu lại lấy cây và đất ném xả vào mình, càng phút càng đông, mắng nhiếc thậm tệ. Nhật Tâm sợ quá thoát thân chạy đến bờ sông để mong nhờ xuồng ghe lánh nạn; thấy con sấu to trườn lên hả miệng rượt đùa, liền giựt mình thức giấc.

Đêm thứ nhì ngủ gốc đại thọ, thấy ông lão hầm hừ, mặt đỏ gay cầm nhánh cây khô, đập xô túi bụi.

Đêm thứ ba ở miếu Thành Hoàng, lạy cầu sám hối, mơ màng thấy năm ông già điểm mặt, tu sao phá giới, thần không ưa quỷ cũng ghét, chẳng cho ngủ nhờ. Năm thần hạch hỏi, bày tỏ trình thưa vì hiếu, l i phạm quy điều có phần thứ dung, dạy mau đem tiền bạc bố thí hết đi, cho vẹn toàn hạnh luật.

Sáng ra, Nhật Tâm liền đưa gậy tre mượn cạy lấy tiền, cho hết những người nghèo khổ.

Đêm thứ tư ghé miểu Thổ công, thấy ông già khoanh tay khép nép vui mừng, khen ngợi đường tu đạo hạnh, kế có đám người đông vây quanh ôm nâng bát đất cúng dường.

Làn gió tinh sương, nghe mình khoẻ nhẹ,

Ánh nhật hồng điểm lẹ trời đông,

Nhân sanh đều tỉnh giấc nồng.

Ngọc vàng tiền bạc ai ôi,

Hôm nay kéo đến ngày mai đi rồi.

Thói thường ví nó như vôi,

Túi tham không đáy sao thôi mà đầy.

Tu cầu gi đến giới này,

Cảnh trần vô sắc vui vầy thiên tiên.

*   *   *   *

Trước khi dứt lời, cúi xin tứ chúng gom một lòng thành cầu cho pháp bảo chơn lý trường tồn .

Cầu cho thế giới hoà bình, nước nhà thạnh trị, bá tánh an cư.

Cầu cho chúng sanh trong mười phương được vui tươi khoẻ nhẹ, từ tâm bác ái giải thoát tu chơn, sớm thành quả Phật.

Cầu cho Cửu huyền Thất tổ, nội ngoại của chúng sanh và chúng tôi được trở về nơi yên ng hỉ đời đời ở thiên đường.

Cầu cho các hương linh, chiến sĩ trận vong đều siêu thoát.