Tiến trình nhập thiền định

thanhdao

Thảo luận về những điểm cốt lõi trong thực hành nhập các tầng Thiền, phát triển và tiến vào cảnh giới của Định, đưa đến tiến trình đạt Tuệ giác giác ngộ.

Đây là phần thảo luận về những bước tiến vào nhập thiền định thâm sâu, hay còn gọi là nhập các tầng thiền, được chia ra bốn cấp độ từ Sơ thiền, Nhị thiền, Tam thiền đến Tứ thiền. Như đã đề cập trong các chương kỳ trước, từ các bài: Phương pháp thực hành thiền căn bản với Mười sáu đề mục thiền quán niệm hơi thở, đến Phương pháp đối trị và đoạn trừ Năm triền cái (Năm chướng ngại trong thiền định), Bước vào chánh niệm tĩnh giác, Hộ trì các căn, tiến đến Ứng dụng và tu tập Bát chánh đạo. Sau khi đã thực hành và cảm nghiệm qua những bước chuẩn bị đưa đến thiền định, thì đây là phần công phu thứ hai sau khi đã thực hành một cách trọn vẹn các bước kể trên. Không còn lựa chọn nào khác, đó là con đường thiền định mà hành giả phải đi qua, đối với những ai thành tâm muốn đạt đến trạng thái hướng thượng của con đường tâm linh thì không thể phủ nhận rằng các tầng thiền định là một phần của con đường đạo trong tiến trình tiến đến bờ giác ngộ.

Để có thể hành thiền nhập vào các tầng thiền định đúng nghĩa; đúng nghĩa, ở đây là hành giả có mục đích và có tuệ tri với như lý tác ý để công phu nhập vào thiền định là điều đương nhiên. Đôi khi có những người khi đã đọc qua những kinh điển của Đức Phật giảng về Thiền, về Định, về Tuệ giác thì đã tình cờ đạt được thiền định, nhưng họ không hiểu họ đang trải nghiệm điều gì, họ không có cảm nghiệm trực tiếp con đường thiền định thẩm thấu một cách nhuần nhuyễn để đạt được tuệ tri và chánh trí sau khi xuất định, bởi lẽ vì các thiền sinh đó họ thiếu vắng như lý tác ý trong những bước đầu tiên, thiền đạt được một cách tình cờ, họ an lạc nhưng hời hợt và thiếu vắng tuệ tri chánh trí. Tự mình cố gắng thực hành theo, nhưng thật không dễ dàng để đạt được điều này, cần phải tham khảo vào một vị thầy có kinh nghiệm thiền định.

Những bài kinh cốt lõi về thiền định trong tạng Pali đã được Đức Phật giảng giải một cách chi tiết, Ngài đã chỉ bày cho chúng ta một con đường trọn vẹn để đạt được thiền định, và làm cách nào để có thể đến đó một cách an toàn, tiến đến tiến trình đạt Tuệ giác giác ngộ, đó là kinh nghiệm tâm linh lớn lao mà cuộc đời hành giả trải nghiệm và sống một cách trọn vẹn với giáo pháp của Bậc giác ngộ.

Mục tiêu của những vị Khất sĩ và hành giả là gì? Rõ ràng, giác ngộ và giải thoát là mục tiêu tối hậu mà Khất sĩ Tất-đạt-đa Cồ-đàm đã đạt được, nó cũng chính là mục tiêu của hành giả trên bước đường tu học của mình. Giải thoát là giải phóng ra khỏi Khổ bằng cách thấy biết nguyên nhân của khổ và tận diệt nó. Mà con đường để đạt được điều ấy chính là thực hiện Tứ diệu đế và đoạn diệt ô nhiễm (āśrava) để giải thoát khỏi vọng tưởng và khổ, thoát khỏi sự tái sinh trong luân hồi (saṃsāra), và hành giả tiến đến bờ giác ngộ, đạt Niết bàn. Dù ở mức độ thực hành nào hay dù đứng ở bất cứ quan niệm của Bộ phái nào đi chăng nữa thì hành giả thực hành giáo pháp muốn đạt đến mục đích giải thoát cũng không ngoài Niết bàn, mặc dù có sự hiểu về Niết bàn sai biệt đôi chút giữa các trường phái với nhau về mặt lý thuyết. Tất cả đều chung nhận định là giải thoát và giác ngộ chính là Niết bàn. Đó là mục tiêu của hành giả Phật giáo hướng đến.

Để thực hiện một cách trọn vẹn Tứ diệu đế, để chứng nghiệm và đạt chân lý giải thoát hành giả phải đi đến và băng qua con đường Đạo đế, nơi đó cũng chính là con đường Trung đạo (Phạn: madhyamāpratipad, Pali: majjhimāpaṭipadā), chính Đức Phật đã khám phá ra con đường này và lưu truyền lại cho hậu thế chúng ta, con đường này giúp hành giả tránh những cực đoan trong cách tu học, đó là không buông thả theo dục lạc và không cố bám theo lối sống khổ hạnh tuyệt đối. Đạo đế - Trung đạo chính là Bát chánh đạo, cuối con đường của Đạo đế chính là Chánh định. Thực hành Bát chánh đạo, hành giả vừa xa lánh đời sống dục lạc và đời sống khổ hạnh, để thoát khỏi Khổ chứng đạt chân lý Diệt đế. Thái độ này được Bậc giác ngộ miêu tả rất cụ thể và rõ ràng trong kinh Chuyển pháp luân:

“Này các vị, có hai điều thái quá, mà hành giả Khất sĩ không nên theo. Thế nào là hai? một là mê đắm dục lạc, hạ liệt, phàm phu, không xứng Thánh hạnh, không thiệt lợi đạo. Hai là tu khổ hạnh, khổ đau, không xứng Thánh hạnh, không thiệt lợi đạo. Này các vị Khất sĩ, chính nhờ từ bỏ hai điều thái quá này, Như Lai giác ngộ trung đạo, con đường đem đến pháp nhãn, trí huệ, đưa lại an tịnh, thượng trí, chứng Niết-bàn.

Này các vị Khất sĩ, Trung đạo do Như Lai giác ngộ, đem đến pháp nhãn, trí huệ đưa lại an tịnh, thượng trí, giác ngộ. Niết-bàn là gì? Chính là Bát chính đạo: chính kiến, chính tư duy, chính ngữ, chính nghiệp, chính mệnh, chính tinh tiến, chính niệm, chính định” (Người viết tóm dịch Kinh Chuyển pháp luân từ: The Pāli Text Society, Samyutta Nikaya, V-420: Setting in Motion the Wheel of the Dhamma).

Những lời giáo pháp này, từ trong thời gian Như Lai đi truyền bá cho đến khi Niết bàn đã đặt nền tảng cho sự hình thành của một đạo giác ngộ, Ngài là một bậc đạo sư đã giác ngộ viên mãn và tự giải thoát hoàn toàn khỏi quy luật sinh tử luân hồi bằng chính con đường đó, và đã truyền bá kinh nghiệm giác ngộ của mình cho các hành giả Khất sĩ, cho tất cả chúng sinh để chấm dứt khổ đau, phiền não, đem lại an vui cho những ai thành tâm thực hành theo con đường tâm linh cao thượng đó.

Nhân ngày Đức Phật thành đạo, truyền dạy con đường giác ngộ mở ra Đạo giác ngộ, Khất sĩ Thích Giác Chinh trích một phần Tác phẩm: Tiến trình nhập Thiền định như là sự học lại pháp hành và chia sẽ đến Đại chúng xa gần.

An vui với Lòng từ,

Khất sĩ Thích Giác Chinh.

 

The process of meditation to enlightenment

Buddhists pursue meditation as part of the path toward Enlightenment and Nirvana. Discussion of the core points of entry to practice the steps of meditation practice, develop and advance into the realm of concentration, becoming awakening process leading to achieving enlightenment.

What is the goal of the mendicants and practitioners on the path of dharma practice? Clearly, enlightenment and liberation is the ultimate goal that Mendicant Gautama Buddha has achieved, it is also the goal of practitioners on their path.

To implement fully the Four Noble Truths, to experience the liberating truth and achieving one's practice is going to cross the road and Right samadhi: practicing four stages of Meditation (Dhyana) culminating Into unification of the mind, where it is also the middle path (Sanskrit: madhyamapratipad, Pali: majjhimapatipada), the Buddha discovered this path and switch to our posterity, this path to help practitioners avoid extremes in practices. These two extremes should not be followed by one who has gone forth into homelessness. What two? The pursuit of sensual happiness in sensual pleasures, which is low, vulgar, the way of worldlings, ignoble, unbeneficial; and the pursuit of self-mortification, which is painful, ignoble, unbeneficial.

This is a discussion on the progress made to enter deep meditation, known as import levels of meditation, is divided into four levels from First Jhāna, Second Jhāna, Third Jhāna to Fourth Jhāna.

For each Jhāna are given a set of qualities which are present in that jhana:

First Jhāna: The five hindrances have completely disappeared and intense unified bliss remains. Only the subtlest of mental movement remains, perceivable in its absence by those who have entered the second jhāna. The ability to form unwholesome intentions ceases. The remaining qualities are: “directed thought, evaluation, rapture, pleasure, unification of mind, contact, feeling, perception, intention, consciousness, desire, decision, persistence, mindfulness, equanimity & attention”.

Second Jhāna: All mental movement utterly ceases. There is only bliss. The ability to form wholesome intentions ceases as well. The remaining qualities are: “internal assurance, rapture, pleasure, unification of mind, contact, feeling, perception, intention, consciousness, desire, decision, persistence, mindfulness, equanimity, & attention”.

Third Jhāna: one-half of bliss (joy) disappears. The remaining qualities are: “equanimity-pleasure, unification of mind, contact, feeling, perception, intention, consciousness, desire, decision, persistence, mindfulness, equanimity & attention”.

Fourth Jhāna: The other half of bliss (happiness) disappears, leading to a state with neither pleasure nor pain, which the Buddha said is actually a subtle form of happiness (more sublime than pīti and sukha). The breath is said to cease temporarily in this state. The remaining qualities are: “a feeling of equanimity, neither pleasure nor pain; an unconcern due to serenity of awareness; unification of mind, contact, feeling, perception, intention, consciousness, desire, decision, persistence, mindfulness, equanimity & attention”. [(MN 111 PTS: M iii 25; Anupada Sutta).]

Once practice and experience through the preparation steps taken to meditation, this is part of the second elaborately when fully practice the steps above. There is no other choice, that is the path of meditation that the practitioner must pass, for those who desire to reach the the practice state upward of spiritual path, there is no denying that the levels of meditation is part of the path to the destination in a process of enlightenment.

“Bhikkhus, these two extremes should not be followed by one who has gone forth into homelessness. What two? The pursuit of sensual happiness in sensual pleasures, which is low, vulgar, the way of worldlings, ignoble, unbeneficial; and the pursuit of self-mortification, which is painful, ignoble, unbeneficial. Without veering towards either of these extremes, the Tathagata has awakened to the middle way, which gives rise to vision, which gives rise to knowledge, which leads to peace, to direct knowledge, to enlightenment, to Nibbana.”

“And what, bhikkhus, is that middle way awakened to by the Tathagata, which gives rise to vision, which leads to Nibbana? It is this noble eightfold path; that is, right view, right intention, right speech, right action, right livelihood, right effort, right mindfulness, right concentration. This, bhikkhus, is that middle way awakened to by the Tathagata, which gives rise to vision, which gives rise to knowledge, which leads to peace, to direct knowledge, to enlightenment, to Nibbana.”

(Samyutta Nikaya, V-420, Setting in Motion the Wheel of the Dhamma).

The words to this teaching, from the time the Tathagata went to spread until Nirvana laid the groundwork for the formation of an enlightenment, Tathagata Enlightened is a fulfillment, and self-liberation full rules from samsara by the way there, and had spread his enlightenment experience for practitioners mendicant for all beings to end suffering, sorrow, brings joyfulness to those who have the sincerity practice the noble spiritual path there.

Dharma Mountain –

January 5, 2017,

Sincerely with Compassion,

Mendicant Thich Giac Chinh.