Tiếng chuông tỉnh thức - phần Lịch sử và Tôn chỉ Hệ phái Khất Sĩ

Đề cương câu hỏi cuộc thi

1. Lịch sử đức Phật

2. Giáo lý căn bản

3. Đệ tử đức Phật

4. Tổ sư Minh Đăng Quang

5. Lịch sử và Tôn chỉ hệ phái Khất Sĩ

6. Lịch sử Giáo đoàn III

7. Lịch sử Phật giáo Việt Nam

8. Nghi Thức Tụng Niệm

PHẦN V: LỊCH SỬ VÀ TÔN CHỈ CỦA HỆ PHÁI KHẤT SĨ

1. Tên gốc của hệ phái Khất Sĩ là gì?

a.Giáo hội Tăng-già Khất Sĩ Việt Nam.

b.Đạo Phật Khất Sĩ Việt Nam.

c.Giáo hội Tăng Già Khất Sĩ.

d.Giáo hội Liên Hoa Khất Sĩ.

2. Hai từ “Khất Sĩ” có nghĩa là gì?

a.Khất sĩ là học trò khó xin ăn, tìm học pháp lý giải khổ cho mình và tất cả, để tu tập hành theo cho kết quả.

b.Khất Sĩ là người hành khất đó đây.

c.Khất Sĩ là người học trò nghèo.

d.Khất Sĩ là người tu tiểu thừa.

3. Đạo Phật Khất Sĩ do đức Tổ sư Minh Đăng Quang sáng lập lấy tinh hoa từ truyền thống nào trong Phật giáo?

a.Tịnh độ tông.

b.Thiền tông.

c.Cả a và b đều đúng.

d.Cả a và b đều sai.

4. Ngôi tịnh xá đầu tiên của Hệ phái Khất Sĩ là tịnh xá nào, ở đâu?

a.Tịnh xá Mộc Chơn, H. Châu Thành, T. Tiền Giang.

b.Tịnh xá Ngọc Viên, TP. Vĩnh Long, T. Vĩnh Long.

c.Tịnh xá Ngọc Chánh, Q. Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh.

d.Tịnh xá Ngọc Quang, TX. Sa Đéc, T. Đồng Tháp.

5. Sau khi Đức Tổ sư Minh Đăng Quang vắng bóng, Trưởng lão nào được suy cử làm Đức Đệ Nhị Tổ của hệ phái Khất Sĩ?

a.Trưởng lão Giác Tánh

b.Trưởng lão Giác Chánh

c.Trưởng lão Giác Như

d.Pháp sư Giác Nhiên

6. Hệ phái Khất Sĩ hiện nay gồm có bao nhiêu Giáo đoàn Tăng?

a.5 Giáo đoàn.

b.6 Giáo đoàn.

c.7 Giáo đoàn.

d.8 Giáo đoàn.

7. Ngôi Tổ đình của Hệ phái Khất Sĩ là tịnh xá nào?

a.Tịnh xá Trung Tâm.

b.Tịnh xá Mộc Chơn.

c.Pháp viện Minh Đăng Quang.

d.Tịnh xá Ngọc Viên.

8. Tứ trụ trong kiến trúc tịnh xá Khất Sĩ mang ý nghĩa gì?

a.Biểu trưng cho Tứ Diệu Đế.

b.Biểu trưng cho Tứ Chánh Cần.

c.Biểu trưng cho Tứ Như Ý Túc.

d.Biểu trưng cho Tứ Chúng.

9.Kiến trúc Bát Giác của tịnh xá Khất Sĩ mang ý nghĩa gì?

a.Đẹp, lạ so với kiến trúc các chùa.

b.Để phân biệt với các tôn giáo khác.

c.Biểu trưng cho Bát Chánh Đạo.

d.Thích nghi với điều kiện khí hậu miền Tây Nam Bộ.

10. Tổ chức thành lập Giáo hội được quy định theo Tổ sư Minh Đăng Quang là?

a.Một tiểu Giáo hội là 10 vị, một trung Giáo hội là 80, một đại Giáo hội 500 vị.

b.Một tiểu Giáo hội là 20 vị, một trung Giáo hội là 100, một đại Giáo hội 500 vị.

c.Một tiểu Giáo hội là 20 vị, một trung Giáo hội là 100, một đại Giáo hội 600 vị.

d.Một tiểu Giáo hội là 10 vị, một trung Giáo hội là 300, một đại Giáo hội 500 vị.

11. Giáo hội Tăng già Khất Sĩ Việt Nam ra đời vào năm nào?

a.1964

b.1965

c.1966

d.1967

12. Chư Tôn đức nào đã vận động thành lập Giáo hội Tăng già Khất Sĩ Việt Nam?

a.HT. Giác Nhiên, HT. Giác Tường, HT. Giác Nhu

b.HT. Giác Huệ, HT. Giác Đức.

c.HT. Giác Trang, HT. Giác Nhu, HT. Giác Giới.

d.TL. Giác Tánh, TL. Giác Chánh, TL. Giác Như.

13. Ai được cung thỉnh làm Trị sự trưởng đầu tiên của Giáo hội Tăng già Khất Sĩ Việt Nam?

a.TL. Giác Như

b.TL. Giác Tánh

c.HT. Giác Nhiên

d.HT. Giác Nhu

14. Vị Tôn đức nào làm trưởng đoàn cho đoàn đại biểu của Giáo hội Tăng già Khất Sĩ Việt Nam tham dự đại hội thống nhất các tổ chức Phật giáo để thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam vào năm 1981?

a.HT. Giác Nhiên.

b.HT. Giác Nhu.

c.HT. Giác Phúc.

d.HT. Giác Toàn.

15. Đức Tổ Sư chọn hình tượng nào làm biểu tượng cho dòng pháp “Nối truyền Thích Ca Chánh Pháp-Đạo Phật Khất Sĩ Việt Nam”?

a.Bánh xe Chuyển Pháp Luân.

b.Bánh xe và hai con nai.

c.Hoa sen và ngọn đèn chơn lý,

d.Bánh xe Mười hai Nhân duyên.

16. Đức Tổ Sư dạy như thế nào?

a.Nên lo xây dựng đạo tràng nguy nga để độ Phật tử cho đông.

b.Nên tập sống chung tu học: Cái Sống là phải tu chung, cái Biết là phải học chung, cái Linh là phải tu chung.

c.Thời kỳ này mạt pháp, nên tu pháp niệm Phật là phù hợp.

d.Thời kỳ này là thời kỳ chữ nghĩa văn tự, nên học cho có bằng cấp mới độ chúng sanh được.

17. Đối với hàng cư sĩ tại gia, Đức Tổ Sư dạy phương châm tu học như thế nào?

a.Mỗi người phải biết chữ.

b.Mỗi người phải biết giữ giới.

c.Mỗi người phải biết tránh ác, mỗi người phải biết (học đạo) làm thiện.

d.Cả ba đều đúng.

18.Pháp môn nào là pháp môn tu tập chính do Đức Tổ sư dạy?

a.Niệm mật chú để được Phật, Bồ-tát hộ trì tu mới mau chứng đắc.

b.Niệm Phật để sau khi chết được Phật A Di Đà rước đưa về cõi Phật.

c.Tu tập Giới định tuệ để sớm đắc Niết-bàn ngay trong hiện tại.

d.Vừa niệm Phật vừa niệm chú để cho mau đắc thần thông, phép linh.

19. Đức Tổ sư cổ xúy con đường nào sau đây?

a.Chuyên lo học pháp

b.Giữ gìn giới pháp, tham thiền nhập định, phát triển tuệ quán.

c.Chỉ hành trì khất thực, nghỉ dưới cội cây, đau không dùng thuốc mà dùng phân bò.

d.Chỉ mặc y phấn tảo, tham thiền nhập định, thuyết pháp độ sinh.

20. Bài nào sau đây trong Chơn Lý chủ yếu dạy pháp cho người cư sĩ?

a.Tứ Y Pháp.

b.Bát Chánh Đạo

c.Cư sĩ.

d.Học Đạo Lý.