Tiếng chuông tỉnh thức - phần Nghi thức Tụng niệm

Đề cương câu hỏi cuộc thi

1. Lịch sử đức Phật

2. Giáo lý căn bản

3. Đệ tử đức Phật

4. Tổ sư Minh Đăng Quang

5. Lịch sử và Tôn chỉ hệ phái Khất Sĩ

6. Lịch sử Giáo đoàn III

7. Lịch sử Phật giáo Việt Nam

8. Nghi Thức Tụng Niệm

PHẦN VIII: NGHI THỨC TỤNG NIỆM

1. Điền vào chỗ trống trong đoạn kinh sau:

“Cầu Tam bảo ơn trên tế độ

Cứu nhân sanh tiêu khổ, diệt tai

Rộng truyền chánh pháp Như Lai

…………… mê mộng đọa đày trần gian

Đặng ra khỏi sáu đàng khổ bức

Liền bước lên chín bực Liên Đài”.

a. Dạy người

b. Thức người

c. Giáo hóa người

d. Tỉnh người

2. Cho biết bài Kinh Phổ Nguyện thuộc nghi thức nào sau đây?

a. Nghi thức sám hối

b. Nghi thức thọ trì

c. Nghi thức cầu an

d. Nghi thức cầu siêu

3. Cho biết đoạn dưới đây thuộc thể loại gì?

“Muôn pháp không thường còn

Người sanh ắt có diệt

Sanh tử như thủy triều

Diệt tận chân phúc hiện”.

a. Kinh

b. Kệ

c. Tán

d. Sám

4. Hãy cho biết bài Thuyền Trí Huệ, Nhớ Ơn Phật thuộc thể loại văn học Phật giáo nào?

a. Kinh

b. Kệ

c. Sám

d. Chú

5. Điền vào chỗ trống trong đoạn sau:

“Trong đời cần phải tu hai pháp

……………… và vui hạp……………

Luật nghiêm, giới cấm giữ gìn

Muôn người hòa hiệp như in một người”

a. Cúng dường, bố thí

b. Giữ giới, hành thiền

c. Niệm Phật, tụng kinh

d. Ăn chay, đi xin

6. Bài kinh “Báo hiếu Phụ Mẫu trọng ân” được đức Phật thuyết cho ai?

a. Tôn giả Mục Kiền Liên

b. Tôn giả Xá-lợi-phất

c. Ông Cấp Cô Độc

d. Tôn giả Ananda

7. Trong nghi thức Sám Hối Hồng Danh, có bao nhiêu hồng danh Phật?

a. 49 hồng danh Phật

b. 89 hồng danh Phật

c. 100 hồng danh Phật

d. 108 hồng danh Phật

8. Tụng niệm được hiểu như thế nào mới đúng?

a. Tụng là đọc tụng các bài kinh, kệ, sám… và niệm là nhớ nghĩ đến hồng danh chư Phật chư Bồ tát.

b. Tụng niệm là miệng đọc tụng, tâm nhớ nghĩ; tâm và miệng hợp nhất, chú định vào lời kinh tiếng pháp.

c. Cả a và b đều đúng

d. Cả a và b đều sai.