Tổ sư Minh Đăng Quang: Cuộc đời và đạo nghiệp

03 Copy

Đức Tổ sư Minh Đăng Quang thế danh Nguyễn Thành Đạt tự Lý Huờn. Ngài ra đời lúc 22 giờ ngày 26/9/1923 tại làng Phú Hậu,tổng Bình Phú, quận Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long (nay là ấp 6, xã Hậu Lộc, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long). Thân phụ Ngài là ông Nguyễn Tồn Hiếu (từ trần ngày mồng 5 tháng Giêng, năm Mậu Thân - 1968). Thân mẫu là bà Nguyễn Thị Nhàn (từ trần ngày 25 tháng 7 năm Giáp Tý - 1924). Gia đình ông bà ăn ở theo đạo Nho,nhân từ đức độ. Ngài là con út trong gia đình có 5 người con. Ngài thông minh và có phong cách khác thường, ngoài học bài ở trường, Ngài còn nghiên cứu lịch sử các danh nhân và kinh sách Phật học, kinh tụng và truyện cổ Phật giáo. Ngài giàu lòng từ bi thương người và loài vật, lớn lên, Ngài càng kính ngưỡng đạo Phật. Năm 15 tuổi (1938), Ngài qua Nam Vang tìm thầy học đạo, nhưng hạnh tu của vị thầy không phù hợp với Ngài, Ngài bèn trở về lại Việt Nam dấn thân vào vùng núi Thất Sơn (Châu Đốc) để tu tập . Lúc đó, Ngài mới thật sự xuất gia giải thoát. Ngài nghiên cứu về cách tu học của 2 tông phái lớn Bắc và Nam tông Phật giáo đang truyền bá sâu rộng tại Việt Nam.

Sau một thời gian ở Thất Sơn, Ngài rời núi, định sang Phú Quốc tham học nhiều nơi, nhưng khi vừa đến biển Mũi Nai (Hà Tiên Kiên Giang) thì trễ tàu. Ngài ngồi nơi những mỏm đá bên bờ biển nhập định bảy ngày đêm và chứng đạo .

Sau khi đắc đạo, Ngài không đi Phú Quốc nữa mà trở về nhà thăm thân phụ và vào vùng Thất S ơn tiếp tục tu hành. Thời gian không lâu có một bậc hiền sĩ đã từng tham học nhiều nơi, thấy được tôn dung phi phàm của Ngài, biết rằng đây là một vị chân tu đắc đạo nên thỉnh Ngài về trụ trì Linh Bửu t , làng Phú Mỹ, thuộc tỉnh Mỹ Tho.

Tại đây, Ngài đối trước ngôi Tam Bảo, thọ giới Sa -di , phát nguyện hành trì Sa- di giới và Ngài giữ gìn giới luật tinh nghiêm, trì bình khất thực pháp môn y bát chân truyền của Đức Phật Thích-ca Mâu -Ni. Thời gian đó , Ngài tham học bái kiến quý Đại sư đương thời như Hòa thượng Thiên Thai ( Bà Rịa - Vũng Tàu) , Hòa thượng Huệ Nhựt phái Thiền Lâm để dung hợp thêm kinh nghiệm tu học và phổ hóa chúng sanh.

Vào năm 1946 cũng tại chùa Linh Bử , Ngài phát đại nguyện thọ Cụ t úc Tỳ-kheo 250 giới và thực hành T ứ y pháp.

1. Người tu khất thực chỉ được ăn đồ xin mà thôi , nhưng ngày hội thuyết pháp đọc giới bổn được ăn tại chùa.

2. Người tu khất thực chỉ lượm vải bỏ mà đâu lại thành áo, nếu có ai cúng vải, đồ cũ thì được nhận.

3. Người tu khất thực chỉ ngh dưới cội cây, nhưng có ai cúng lều am nhỏ bằng lá , một cửa thì được ở.

4. Người tu khất thực chỉ dùng phân uế của bò mà làm thuốc trong khi đau, nhưng có ai cúng thuốc , dầu, đường thì được dùng.

Vào một đêm, Ngài mộng thấy Đức Phật ứng hiện thọ ký cho Ngài được Pháp danh là Minh Đăng Quang. Từ đó Ngài phát nguyện “Nối truyền Thích-ca Chánh pháp” sống đời phạm hạnh của Phật Tăng xưa. Với giới đức đầy đủ, từ Linh Bửu t , Ngài hành đạo khắp nơi, từ nơi nầy đến nơi khác, hình ảnh của một nhà sư thân tướng trang nghiêm sáng ngời như nhật nguyệt, không nhà cửa, không gia đình quyến thuộc, không tài sản bạc tiền, đầu trần chân không, thân đắp y vàng, khất thực hóa duyên đã cảm hóa được nhiều người mộ đạo.

Đúng là: 

Một bát cơm ngàn nhà,

Thân chơi muôn dặm xa,

Muốn thoát đường sanh tử,

Xin ăn ngày tháng qua.

Từ đó, bước chân của Ngài đi đến đâu được mọi người theo tu, nghe pháp đông đến đó, Phật tử khắp miền Nam nước Việt đều ngưỡng mộ một tu sĩ thanh xuân, giới hạnh sáng ngời, tướng hảo trang nghiêm đang thực hành hạnh Phật Tăng xưa. Ngài không khác gì một vị đứng trên thí trường chỉnh đốn Tăng- già. Trong thời gian nà y, Ngài thâu nhận đệ tử, người đầu tiên là thầy Từ Huệ, rồi tiếp đến là chư vị xuất gia thanh niên, trung niên, Tăng đoàn hành trì giới luật tinh tấn tu hành, làm sống lại hình ảnh Phật và Thánh chúng ngày xưa. Ngài dạy Tăng chúng : Nên tập sống chung tu học”. Ngài tạo cho hàng xuất gia và tại gia cuộc sống an lạc đạo đức , hạnh phúc thật sự.

Ngài đã viết bộ Chơn lý gồm 69 quyển, dẫn dụ rõ ràng về sự hình thành cuộc sống của con người và vạn vật, n hân sinh quan ra sao, con đường tu tập bắt đầu từ đâu, lấy gì để làm giềng mối hướng đến, sự vô nghĩa trong phân biệt tín ngưỡng tôn giáo tông phái, và con đường đưa đến đạo quả. Bộ Chơn lý của Đức Tổ sư chính là kho tàng Pháp bảo vi diệu cho hàng đệ tử và chúng sanh trong hiện tại và tương lai.

Vào năm 1954, chiều 30 tháng Giêng ( Giáp Ngọ), tại Tịnh x á Ngọc Quang (Sa Đéc), Ngài tập trung đệ tử dặn dò sách tấn, phải tinh tấn tu học, phải mở mang mối đạo, truyền bá giáo pháp khắp nơi, và nhất là phải giữ gìn oai nghi giới luật tinh nghiêm.

Sáng mùng 01 tháng 2 năm Giáp Ngọ (1954) , Ngài từ giã chư đệ tử, cùng với 3 vị đệ tử là Trưởng lão Giác Thủy 80 tuổi, sa -di Giác Pháp 14 tuổi và sư Giác Nghĩa lái xe lên đường về Tịnh x á Ngọc Viên, Vĩnh Long.

Ngài đi đến Cần Thơ qua bắc Bình Minh , Cái Vồn thì có lệnh của Trung tướng Trần Văn Soái (Năm L ửa), Tổng Tư lệnh giữ đoàn lại và đưa vào Tổng hành dinh làm việc. Từ đó, Ngài vắng bóng cho đến nay tròn 60 năm (m ùng 1/2 Giáp Ngọ 1954 - ng 1/2 Giáp Ngọ 2014).

Đạo Phật Khất Sĩ Việt Nam được gắn liền với cuộc đời hành đạo , truyền giáo của Đức Tổ sư Minh Đăng Quang. Ngài là một vị dám khẳng định lập trường tư tưởng của mình “Nối truyền Thích -ca Chánh pháp” , và nhờ đạo chánh cho nên đường lối đó được duy trì đến ngày nay. Tuy thời gian hành đạo truyền giáo ít ỏi, nhưng được coi như là thời nguyên thủy của Hệ phái Khất s ĩ Việt Nam. Tuy sơ khai nhưng vững chắc và sáng ngời bởi hạnh nguyện “xả kỷ lợi tha , trì bình khất thực, hóa độ chúng sanh .

Tuy Ngài đã vắng bóng 60 năm nhưng giáo pháp của Ngài vẫn tỏa rạng khắp 2 miền Nam- Trung nước Việt, giờ đây Hệ phái còn hiện diện cả miền Bắc Việt Nam và một số nước trên thế giới.

Những cao đệ của Ngài, c Tôn đ ức Tăng Ni đem giáo pháp của Ngài xuôi ngược từ thành thị đến thôn quê . Ánh đạo vàng Khất s ĩ đi đến đâu cũng được người dân chấp nhận, vì Tăng Ni đem được ý của Phật, lời của Phật bằng Việt ngữ tiếng nói của Việt Nam đến cho người dân Việt Nam. Các Ngài đã biết vận dụng vốn ngôn ngữ tiếng Việt phong phú để truyền tải tư tưởng của Phật giáo trong hai hệ Hán tạng Pal i tạng bằng văn vần, văn xuôi dễ hiểu, nên dễ thâm nhập vào tâm thức của người Phật tử. Kinh văn Việt dịch của Hệ phái Khất sĩ k hông hoa mơ hồ, mộc mạc dễ hiểu, th m sâu vào lòng người, giúp con người hiểu được sự làm lành lánh dữ, quả báo luân hồi.

Đạo Phật Khất Sĩ Việt Nam được phát triển mạnh đến ngày nay là nhờ vào sự giáo hóa của Ngài. Ngài đã chấn hưng Phật giáo bằng sự thực hành trải nghiệm của bản thân, bằng thân giáo nghiêm túc cho hàng đệ tử xuất gia tại gia . Ngài giúp chúng sinh thời nay thấy Phật giáo qua nếp sống Tăng đoàn Khất sĩ hiện tại và thời Đức Phật hiện về trong thực tại, không còn hình dung qua kinh điển và sử sách . Ngài hướng dẫn mọi người quay về thực tập, tu sửa nơi tự thân, phải thực hành giáo pháp miên mật chứ không chỉ nguyện cầu tụng niệm , để được hạnh phúc thật sự trong cuộc sống.

Tóm lại, cuộc đời và đạo nghiệp của Đức Tổ sư Minh Đăng Quang là một trang sử chói lọi trong Phật giáo Việt Nam chúng ta. Ngài là người Việt Nam, sở hành sở đắc cũng tại Việt Nam , độ chúng sanh giúp đời cũng tại Việt Nam. Ngài trải nghiệm sự tu học, đem lối hành trì của Phật Tăng xưa, thương tưởng, dạy dỗ đồ chúng .

Kính lạy Ngài! Chúng con thành kính ghi nhớ công đức của Ngài suốt đời.

Vun trồng một cội Bồ-đề,

Để cho trăm họ trở về nương thân.

Mà người hóa kiếp c nhân,

Tìm đâu cho thấy vết chân phi phàm.

(thơ NT. Huỳnh Liên)