Tổ sư Minh Đăng Quang với Tứ y pháp

Đạo Phật Khất Sĩ Việt Nam, như danh xưng ban đầu, là một đạo Phật đặc biệt của Việt Nam với vị sáng lập là Đức Tổ sư Minh Đăng Quang (1923-1954). Nhưng rất tiếc, tài liệu về tiểu sử của Ngài quá ngắn ngủi và sơ sài, không cung cấp đầy đủ hành trạng học Đạo và tu Đạo của Ngài. Nhân dịp Đại lễ Tưởng niệm 60 năm Đức Tổ sư Minh Đăng Quang vắng bóng, người viết xin tập trung vào Tứ y pháp để làm sáng tỏ con đường học Đạo của Ngài và tầm quan trọng của Tứ y pháp trong việc hình thành và phát triển Đạo Phật Khất Sĩ Việt Nam.

tsmdq38

Tứ y pháp là bốn pháp mà vị Tỳ-khưu vào thời Đức Phật phải nghiêm trì để sống đời phạm hạnh thanh tịnh. Trong Minh Đăng Quang pháp giáo có ghi lại Tứ y pháp như sau:

“Pháp giáo truyền lưu Tứ y pháp:

1. Nhà sư khất thực phải lượm những vải bỏ mà đâu lại thành áo, nhưng có ai cúng vải, đồ cũ thì được nhận.

2. Nhà sư khất thực chỉ ăn đồ xin mà thôi, nhưng ngày hội thuyết pháp, đọc giới bổn được ăn tại chùa

3. Nhà sư khất thực phải nghỉ dưới cội cây mà thôi, nhưng có ai cúng lều am nhỏ bằng lá một cửa thì được ở.

4. Nhà sư khất thực chỉ dùng phân uế của bò mà làm thuốc trong khi đau, nhưng có ai cúng thuốc, đường dầu thì được dùng[1] .

Trước hết, cần chú ý có sự thêm bớt về từ ngữ của Tứ y pháp, đặc biệt là điều thứ tư trong các truyền bản của Hệ phái Khất sĩ về sau này. Cụ thể, quyển Chơn l Luật n ghi Khất sĩ (riêng giới xuất gia) ghi Tứ y pháp như sau :

“1. Nhà sư khất thực: Phải lượm những vải bỏ mà đâu lại thành áo, nhưng có ai cúng vải, đồ cũ thì được nhận.

2. Nhà sư khất thực: Chỉ ăn đồ xin mà thôi, nhưng ngày hội, thuyết pháp, đọc giới bổn, được ăn tại chùa.

3. Nhà sư khất thực: Phải nghỉ dưới cội cây, nhưng có ai cúng lều, am nhỏ, bằng lá một cửa thì được ở.

4. Nhà sư khất thực: Chỉ dùng cây, cỏ, vỏ, lá mà làm thuốc trong khi đau, nhưng có ai cúng thuốc, dầu, đường thì được dùng”[2] .

Như đã dẫn chứng ở trên, từ ngữ “phân uế của bò” trong quyển Minh Đăng Quang pháp giáo (được biên soạn vào năm 1956) được sửa lại thành “cây, cỏ, vỏ, lá” trong quyển Chơn l Luật nghi Khất sĩ (riêng giới xuất gia) (được biên soạn vào năm 1972). Quyển Minh Đăng Quang pháp giáo là tác phẩm được biên soạn sớm nhất trong số các kinh sách của Đạo Phật Khất Sĩ Việt Nam và có thể nói: Tác phẩm này giữ được nguyên ý của Đức Tổ sư Minh Đăng Quang. Từ ngữ “cây, cỏ, vỏ, lá” trong quyển Chơn l Luật nghi Khất s nghe có vẻ hợp lý hơn từ ngữ “phân uế của bò” trong quyển Minh Đăng Quang pháp giáo . Có lẽ vì lý do đó nên khi biên soạn quyển Chơn l Luật nghi Khất s , Ban Biên tập đã sửa từ “phân uế của bò” thành từ “cây, cỏ, vỏ, lá”. Mục đích của bài này không phải phân tích sự hợp lý hay không hợp lý của các từ ngữ trên, muốn làm sáng tỏ quá trình tu học của Đức Tổ sư Minh Đăng Quang như đã nói ở trên , nên sẽ dựa vào từ ngữ được sử dụng trong ấn bản đầu tiên của Đạo Phật Khất Sĩ Việt Nam tức quyển Minh Đăng Quang pháp giáo .

Tứ y pháp được trình bày trong tất cả các bộ quảng luật[3] của các bộ phái còn hiện hành. Hiện nay còn các bộ luật như sau:

1. Vinaya Pitaka (Pàli văn) thuộc Thượng Tọa bộ.

2. Tứ Phần luật (Hán văn) t huộc Pháp Tạng Bộ hay còn được gọi là Đàm-vôức Bộ .

3. Ngũ Phần luật (Hán văn) thuộc Hóa Địa Bộ.

4. Thập Tụng luật (Hán văn) t huộc Thuyết Nhất Thiết Hữu Bộ .

5. Căn Bản Thuyết Nhất Thiết Hữu Bộ luật (Hán văn) thuộc Căn bản Thuyết Nhất Thiết Hữu Bộ. Bộ luật tương đương bằng chữ Tây Tạng là ' Dul ba gshi: Giới luật sự.

6. Ma-ha Tăng-kỳ luật (Hán văn) thuộc Đại Chúng Bộ.

Bây giờ chúng ta so sánh nội dung Tứ y pháp được ghi trong Minh Đăng Quang pháp giáo với Tứ y pháp trong các bộ luật để tìm hiểu xem Đức Tổ sư Minh Đăng Quang đã sử dụng bộ luật nào.

Vinaya Pitaka ghi Tứ y pháp[4] như sau:

1. Vị xuất gia nương vào thức ăn do khất thực... điều được phép khác là bữa ăn dâng hội chúng, bữa ăn được chỉ định, sự mời thỉnh, bữa ăn theo thẻ, vào mỗi nửa tháng, vào ngày Bố-tát, vào ngày đầu của mỗi nửa tháng.

2. Vị xuất gia nương vào y làm bằng vải dơ bị quăng bỏ... điều được phép khác là (y làm bằng) sợi lanh (khomaṃ), bông vải (kappāsikaṃ), tơ lụa (koseyyaṃ), sợi len (kambalaṃ), gai thô (sāṇam), chỉ bố (bhaṅgaṃ).

3. Vị xuất gia nương vào chỗ trú ngụ là gốc cây,... điều được phép khác là trú xứ (vihāraṃ), nhà một mái (aḍḍhayogaṃ), tòa nhà dài (pāsādaṃ), khu nhà lớn (hammiyaṃ), hang động (guhaṃ).

4. Vị xuất gia nương vào dược phẩm là nước tiểu bò (Pùtimuttabhosajja),... điều được phép khác là bơ lỏng (sappi), bơ đặc (navanītaṃ), dầu ăn (telaṃ), mật (madhu), đường mía (phānitaṃ) .

Tứ Phần luật ghi Tứ y pháp[5]như sau:

1. Vị Tỳ-khưu phải nương vào phấn tảo y. Do nương vào pháp này mà được xuất gia thọ Cụ túc giới, thành tựu Tỳ-khưu pháp... Nếu được lợi dưỡng lâu dài như y của Phật tử cúng dường, y cắt vá thì được thọ .

2. Vị Tỳ-khưu phải nương vào khất thực. Do nương vào pháp này mà được xuất gia thọ Cụ túc giới, thành tựu Tỳ-khưu pháp... Nếu được lợi dưỡng lâu dài như thức ăn do chư Tăng sai đi; thức ăn do Phật tử mang đến cúng dường; thức ăn trong các ngày mùng 8, 15, đầu tháng; thức ăn thường ngày của chư Tăng, thức ăn do Phật tử thỉnh cúng dường thì được thọ.

4. Vị Tỳ-khưu phải nương vào thuốc khô héo. Do nương vào pháp này mà được xuất gia thọ Cụ túc giới, thành tựu Tỳ-khưu pháp... Nếu được lợi dưỡng lâu dài như bơ, dầu, sữa, mật ong, đường thì được thọ.

Ngũ Phần luật ghi Tứ y pháp[6]như sau:

1. Tỳ-khưu suốt đời nương vào phấn tảo y mà sống, xuất gia thọ Cụ túc giới... Nếu về sau được y sợi lanh, y bông vải, y tơ lụa, y từ nhà khác, tất cả đều được thọ dụng lâu dài.

2. Tỳ-khưu suốt đời nương vào khất thực mà sống, xuất gia thọ Cụ túc giới... Nếu về sau được thức ăn trước hoặc sau chư Tăng và thức ăn mời thỉnh, tất cả đều được thọ dụng lâu dài.

3. Tỳ-khưu suốt đời nương vào việc nghỉ dưới gốc cây mà sống, xuất gia thọ Cụ túc giới... Nếu về sau được phòng lớn, phòng nhỏ, phòng hai tầng, tất cả đều được thọ dụng lâu dài.

4. Tỳ-khưu suốt đời nương vào thuốc thừa bỏ mà sống, xuất gia thọ Cụ túc giới... Nếu về sau được bơ, dầu, mật ong, đường, tất cả đều được thọ dụng lâu dài.

Thập Tụng luật ghi Tứ y pháp[7]như sau:

1. Nương vào phấn tảo y: Tỳ-khưu nương vào đây được xuất gia, thọ Cụ túc giới, thành pháp Tỳ- khưu. Nếu lại được y gai trắng, y gai đỏ, y làm bằng gai thô, y làm bằng bông vải, y làm bằng sợi len, y làm bằng tơ lụa, y làm bằng sợi lanh. Tất cả những loại y thanh tịnh này được cất giữ, thọ dụng.

2. Nương vào khất thực: Tỳ-khưu nương vào đây được xuất gia, thọ Cụ túc giới, thành pháp Tỳ- khưu. Nếu lại được thức ăn làm cho mình, thức ăn nhân sinh sáu ngày trai, thức ăn một ngày trong tháng, thức ăn ngày mười sáu, thức ăn của chúng Tăng, thức ăn ở phòng riêng, thức ăn được mời thỉnh, hoặc chúng Tăng hoặc riêng. Tất cả những thức ăn thanh tịnh này được cất giữ, thọ dụng.

3. Nương vào việc nghỉ dưới gốc cây : Tỳ-khưu nương vào đây được xuất gia, thọ Cụ túc giới, thành pháp Tỳ-khưu. Nếu được ôn thất, giảng đường, lầu điện, nhà một tầng, nhà gác, nhà mái bằng, hang đất, hang núi, ngọa cụ phiêu-đầu-lặc-ca, ngọa cụ man-đầu-lặc-ca, ngọa cụ thiền-đầu-lặc-ca, cho đến lá trải cỏ. Tất cả những ngọa cụ, phòng ốc thanh tịnh này được cất giữ, thọ dụng.

4. Nương vào thuốc cũ, bỏ: Tỳ-khưu nương vào đây được xuất gia, thọ Cụ túc giới, thành pháp Tỳ -khưu. Nếu được bốn loại hàm tiêu dược như bơ, dầu, mật ong, đường; bốn loại tịnh mỡ như mỡ gấu, mỡ lừa, mỡ heo, mỡ cá chiên; năm loại thuốc rễ cây như Xá -lợi- khương, Xích -phụ - tử, Ba - đề, Đề-sa, Xương-bồ; năm loại thuốc trái cây như Ha--lặc, Bì-uẩn-lặc, A-ma-lặc, Hồ tiêu, Bạt-bát- la; năm loại tịnh muối như muối đen, muối trắng, muối tía, muối đỏ, muối từ cá; năm loại thuốc nước như nước rễ cây, nước cành cây, nước lá cây, nước hoa, nước quả; năm loại mủ cây như Hưng- cừ, Tát-xa-la, Đế-dịch, Đế-dịch-bà-đề, Đế-dịch-bà-na. Tất cả những loại thuốc thanh tịnh này được cất giữ, thọ dụng.

Căn Bản Thuyết Nhất Thiết Hữu Bộ Luật ghi Tứ y pháp[8] như sau:

1. Mặc phấn tảo y, thanh tịnh, dễ được.

2. Khất thực để nuôi sống thân mạng.

3. Nghỉ dưới gốc cây.

4. Dùng thuốc cũ, bỏ, thanh tịnh, dễ được.

Ma-ha Tăng-kỳ luật ghi Tứ y pháp[9]như sau :

1. Y phấn tảo ít phiền toái, dễ được, thanh tịnh, không có các lỗi, phù hợp với nếp sống của Sa-môn, nương đây xuất gia thọ Cụ túc, được làm Tỳ-khưu... Nếu được các loại y như khâm-bà-la (Pàli: kambala: sợi len), y điệp, y s câu-xá-da (Pàli: koseyya: tơ lụa), y xá-na (Pàli: sāṇa: gai thô), y ma, y khâu-mâu-đề (Pàli: koseyya: tơ lụa) (thì được thọ dụng).

2. Xin thức ăn thừa ít phiền toái, dễ được, thanh tịnh, không có các lỗi, phù hợp với nếp sống Sa-môn, nương đây xuất gia thọ Cụ túc, được làm Tỳ- khưu... Nếu vào các ngày mồng tám, mười bốn, mười lăm trong tháng, những dịp thuyết giới, bốc thăm, thí chủ thỉnh (thì được thọ dụng).

3. Ngồi dưới gốc cây ít phiền toái, dễ được, thanh tịnh, không có các lỗi, phù hợp với nếp sống S a-môn, nương đây xuất gia thọ Cụ túc, được làm Tỳ- khưu... Nếu được ngôi nhà lớn, nhà có lầu gác, nhà có cửa, nhà trong hang (thì được thọ dụng).

4. Loại thuốc cũ, bỏ, ít phiền toái, dễ được, thanh tịnh, không có các lỗi, phù hợp với nếp sống Sa-môn, nương đây xuất gia thọ Cụ túc, được làm Tỳ-khưu... Nếu được bơ, dầu, mật, đường, sữa và mỡ (thì được thọ dụng).

Tất cả 6 bộ quảng luật của 6 bộ phái hiện hành đều nói tới Tứ y pháp tuy thứ tự và nội dung có khác nhau. Về mặt thứ tự: Chỉ có bộ luật Vinaya Pitaka là đặt vấn đề khất thực lên hàng đầu còn 5 bộ Quảng luật khác thì đặt phấn tảo y lên hàng đầu. Như vậy, thứ tự của Tứ y pháp của Tổ sư Minh Đăng Quang giống với thứ tự của 5 bộ quảng luật kia. Về từ ngữ Tứ y pháp, chắc chắn Tổ sư Minh Đăng Quang có tham cứu các bộ luật bằng Hán văn nên đã sử dụng từ ngữ Hán Việt này. Điều này cũng dễ hiểu vì theo tiểu sử thì Ngài sinh trong “một gia đình Nho giáo rất phong phú về tinh thần đạo nghĩa nhân luân [10].

Đặc biệt, phần thứ tư của Tứ y pháp ghi: Nhà sư khất thực chỉ dùng phân uế của bò mà làm thuốc trong khi đau, nhưng có ai cúng thuốc, đường dầu thì được dùng [11]. Dùng phân uế của bò hay nước tiểu bò (Pùtimuttabhosajja) để làm thuốc là truyền thống của văn hóa Ấn Độ và chỉ còn được ghi lại trong Vinaya Pitaka bằng chữ Pali. Cách diễn đạt này cho chúng ta thấy: Chắc chắn Tổ s ư Minh Đăng Quang có nghiên cứu Luật tạng bằng chữ Pali. Vì truyền thống văn hóa Việt Nam cũng như ghi chép của 5 bộ quảng luật bằng Hán văn không có ghi chép việc dùng phân uế của bò hay nước tiểu của bò để làm thuốc. Như vậycâu hỏi được đặt ra ở đây là Tổ sư Minh Đăng Quang đã nghiên cứu luật Pali ở đâu và khi nào? Để trả lời câu hỏi này, chúng ta lại dựa vào tiểu sử của Ngài do Hàn Ôn biên soạn. Tiểu sử ghi:

Nhiều lần xin gia đình để được lìa nhà đi tu tầm sư học đạo, thân phụ không cho, vào một buổi kia với tuổi 15 Nguyễn Thành Đạt trốn gia tộc, thân phụ đi Nam Vang thuộc xứ Cao Miên tầm thầy học đạo tu thân. Một nhà sư người Việt lai Miên ở tu nơi xứ Cao Miên có đạo pháp cao siêu về các môn thuật thần phù, bùa ngải... Nơi đây là chỗ nương nhờ tu học buổi đầu tiên, nhà học đạo được sự nhồi quả kiếp trên đường tu hoặc nghiệp, do ông thầy nhồi nắn thử thách tánh kiên nhẫn và hạnh nguyện, sự công quả chí thành của nhà học đạo làm xong mỗi lúc như đào đất, bửa củi, làm ruộng, coi rẫy, làm vôi, có lần đào giếng ở bên mé núi 18 thước bể sâu chỉ có một mình.

Một thời gian vừa làm công quả vừa nhẫn tu do sự kinh nghiệm lần nhận xét trên đường học đạo tu thân của mình, và cai quản tạo tác sự nghiệp của thầy giao cho mà chán ngán, gẫm cảnh đời giả tạm, lòng từ bi thúc đẩy, thấy những người làm ăn xa nhà cách xứ vì thiếu thốn khổ sở rách rưới mà thương khi đau khổ. Mấy chục trong số hàng trăm người làm về công nghệ sở lò vôi và sở rẫy lần lần được cung cấp cả tiền bạc lẫn áo quần cho trở về xứ. Một cửa hàng tạp hóa mà thầy giao cho cai quản cũng được đem ra bố thí từng lần hết, tiêu tán gia nghiệp của thầy cố công đào tạo từ lâu. Và sau đó,Nguyễn Thành Đạt xin thầy trở về Nam Việt. Bốn năm ở xứ Cao Miên trở về nhà song thân.. .”[12].

Theo ghi chép trên thì Tổ sư Minh Đăng Quang ở Campuchia 4 năm và Ngài cai quản sự nghiệp tài chính cho vị thầy có đạo pháp cao siêu về các môn thuật thần phù, bùa ngải... Trong công cuộc hành đạo sau này, chúng ta thấy Tổ sư Minh Đăng Quang hoàn toàn không sử dụng và cũng không bao giờ nói tới thần phù, bùa ngải. Do đó, tuy gặp một vị thầy chuyên về bùa ngải nhưng Ngài đã không học môn này vì đó không phải là tâm nguyện ban đầu của Ngài. Và lý do Ngài trốn gia đình sang Cammpuchia tu học là vì lòng chính tín xuất gia muốn tìm đạo giải thoát, cho nên nếu có phải cai quản gia tài thế tục cho vị thầy thì đó cũng chỉ là phương tiện để tu đạo chứ không phải là mục đích. Ắt hẳn phải vì lý do nghiên cứu kinh điển Nam truyền bằng văn hệ Pali và tu học theo truyền thừa Phật giáo ở Campuchia mà Tổ sư đã ở lại đây đến 4 năm. Nếu không tìm được mục tiêu lý tưởng của mình thì chắc chắn Tổ sư đã quay về Việt Nam sớm rồi chứ không phải uổng phí thời gian 4 năm trên xứ người.

Một điểm quan trọng khác: Tứ y pháp được tất cả các bộ quảng luật hiện hành ghi lại, nhưng cũng từ những ghi chép này, chúng ta thấy có hai quan điểm hoàn toàn trái ngược nhau trong việc truyền trao cũng như hành trì Tứ y pháp giữa Thượng Tọa Bộ hệ và Đại Chúng Bộ.

Thượng Tọa Bộ hệ chỉ nhắc lại hoặc truyền trao Tứ y pháp sau khi truyền Đại giới. Điều đó có nghĩa việc hành trì Tứ y pháp đối với vị Tỳ -khưu là tự nguyện, không có quy định bắt buộc. Cụ thể, Vinaya Pitaka[13] của Thượng Tọa Bộ thì trao truyền Tứ y pháp sau khi bạch Tứ yết-ma truyền Cụ túc giới và trước khi trao truyền Tứ Ba -la- di giới. Ngũ Phần luật[14] của Hóa Địa Bộ thì truyền Cụ túc giới xong truyền Tứ Ba - la - di giới rồi mới truyền Tứ y pháp. Tứ P hần luật[15] của Pháp Tạng Bộ có ghi lại một câu chuyện như sau: Có một thanh niên ngoại đạo đến xin xuất gia, theo như pháp các vị Tỳ - khưu truyền trao Tứ y pháp trước khi truyền trao Cụ túc giới. Thanh niên ngoại đạo này trả lời: Con chỉ thực hành được hai pháp là nương vào khất thực và nghỉ dưới gốc cây. Nói xong vị thanh niên ngoại đạo này không xuất gia nữa. Các vị Tỳ -khưu đem chuyện này bạch lên Đức Phật. Đức Phật dạy: Ngoại đạo này không xuất gia là điều tổn thất lớn. Nếu xuất gia sẽ đắc đạo. Từ nay về sau, trước hết truyền giới Cụ túc rồi sau mới truyền Tứ y pháp ”. Thập tụng luật của Thuyết Nhất Thiết Hữu B ộ có ghi lại câu chuyện tương tợ như Tứ P hần luật: Có một vị đến xin xuất gia, khi nghe nói phải hành trì Tứ y pháp, vị này trả lời: Không thể hành trì pháp mặc phấn tảo y và dùng thuốc cũ, bỏ; do đó không xuất gia. Các Tỳ -khưu đem chuyện này bạch Đ ức Phật. Đức Phật dạy: “Không nên nói Tứ y pháp trước. Trước hết nên truyền giới Cụ túc rồi sau đó mới nói Tứ y[16]. Căn bản Hữu bộ luật[17] ghi lại câu chuyện như sau: Có một vị Bà - la- môn đến xin xuất gia, thọ Cụ túc giới, các Tỳ - khưu liền dạy phải hành trì Tứ y pháp. Vị này ngại khó nên không xuất gia nữa. Các vị Tỳ - khưu đem chuyện này bạch lên Đ ức Phật, Đức Phật dạy: “Không nên vì người chưa thọ Cụ túc giới nói Tứ y pháp. Phải truyền giới Cụ túc rồi sau đó mới nói Tứ y pháp”.

Còn Đại Chúng Bộ, cụ thể là Ma-h a Tăng-kỳ luật[18], bắt buộc phải tiến hành yết -ma cầu thnh trao truyền Tứ y pháp trước khi bạch T ứ yết- ma truyền Đại giới. Nếu vị nào không kham nhẫn hành trì Tứ y pháp thì không được thọ Đại giới. Điều đó có nghĩa v iệc truyền trì Tứ y pháp trong Đại Chúng B ộ là một quy định bắt buộc, hoàn toàn khác với quan điểm của Thượng Tọa Bộ.

Ngày nay truyền thừa của Đại C húng Bộ không còn. Phật giáo truyền trì Vinaya Pitaka ở các nước Thái Lan, Tích Lan, Miến Điện, Lào, Campuchia và Phật giáo truyền trì Tứ phần luật như ở nước Việt Nam ngay trong khi truyền giới Tỳ-khưu cũng không còn nhắc tới Tứ y pháp. Trong hoàn cảnh như thế, đức Tổ sư Minh Đăng Quang chọn Tứ y pháp làm pháp tu chính thống như trong Minh Đăng Quang pháp giáo ghi: “Thầy Minh Đăng Quang đã hành đúng theo luật giáo Tỳ-kheo Ctúchạnh và Tứypháp [19] quả là đã tìm lại một con đường bị bỏ quên hơn hai ngàn năm qua.

Tóm lại, qua những dẫn chứng trên, chúng ta thấy:

- Tổ sư Minh Đăng Quang không những tham cứu kinh điển bằng chữ Hán mà cả kinh điển bằng chữ Pali, và có khả năng Ngài học và nghiên cứu kinh điển Pali trong thời gian 4 năm ở Cam puchia.

- Tuy tinh thông chữ Hán và chữ Pali , nhưng Tổ sư Minh Đăng Quang đã chuyển dịch kinh điển sang Việt văn một cách đơn giản và dễ hiểu.

- Tổ sư đã chọn Tứ y pháp làm phương pháp tu chính thống của Đạo Phật Khất Sĩ, vì đây là một pháp tu thanh tịnh dễ đạt được như Đ ức Phật đã dạy. Điều quan trọng hơn, Ngài thực hành một pháp môn đã dường như ít được hành trì hơn hai ngàn năm qua.

Với một lòng chánh tín, một ý chí mạnh mẽ, kiên trì thực hành Tứ y pháp, chỉ trong một thời gian ngắn khoảng mười năm, Đạo Phật Khất Sĩ phát triển mạnh mẽ với số đệ tử xuất gia trực hệ lên tới gần một trăm vị[20]. Phải là một bậc xuất trần thượng sĩ có hùng tâm tráng chí mới làm được việc hi hữu này.



[1]Hàn Ôn (biên soạn), Minh Đăng Quang pháp giáo , 1956, tr.59.

[2]Tổ sư Minh Đăng Quang, Luật nghi Khất s , TP.HCM, Nxb. Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, 2012, tr. 47.

[3]Quảng luật là danh từ chung để chỉ cho các bộ Luật tạng như Tứ Phần luật, Ngũ Phần luật, Thập Tụng luật, v.v... Mỗi bộ Luật tạng này gồm có ba phần chính: 1. Kinh Phân biệt: Giải thích giới luật của Tỳ-khưu và Tỳ-khưu-ni, 2. Kiền độ: có khoảng 20 chương liên quan đến các quy định của Tăng đoàn như An cư, Tự tứ, v.v.. 3. Phụ tùy: Phần phụ lục.

[4]Vinaya Pitaka, Pali Text Society, London, 1964, Vol.I, tr.58-10.

[5]Tứ Phần luật, Đại Chính Tân Tu Đại Tạng Kinh (Đại Chính), Vol.22, tr.815C19.

HT. Thích Đổng Minh (Việt dịch), Luật Tứ Phần, tập 3, Viện Luật học Huệ Nghiêm, Nxb. Phương Đông,2012, tr.1252.

[6]Ngũ Phần luật, Đại Chính, Vol.22, tr. 120B13.

Tỳ-Kheo Thích Đổng Minh (Việt dịch)Luật Ngũ Phần, tập 3, Pháp tạng Phật giáo Việt Nam, Nxb. Hồng Đức, 2012, tr.131.

[7]Thập Tụng luật, Đại Chính, Vol.23, tr. 501B27.

[8]Căn bản Thuyết nhất thiết hữu bộ Tì-nại-da tạp sự , Đại Chính, Vol. 24, tr.285A21. So với các bộ Quảng luật khác, bộ Căn Bản Thuyết Nhất Thiết Hữu Bộ Luật có số lượng nhiều hơn gần như gấp đôi nhưng về nội dung thì thiếu khá nhiều. Cụ thể, nếu so sánh với bản chữ Tây Tạng của cùng bộ phái, phần các chương có quy định liên hệ đến sinh hoạt của T ăng đoàn thì thiếu 10 chương (Căn bản Thuyết n hất thiết h ữu bộ l uật gọi là Sự, Tứ Phần luật và Ngũ Phần luật gọi là kiền-độ) sau đây: Bố-tát sự, Y-sự, Câu-diễm-di sự, Yết - ma sự, Huỳnh-xích Tì-khưu sự, Bổặc-ca-la sự, Phú tàng sự, Giá bố - tát sự, Ngọa cụ sự, Diệt tránh sự. Lại nữa, trong chương Xuất gia (Xuất gia sự) tức chương nói về quá trình xuất gia, thọ đại giới của một vị Tỳ-khưu (Tứ y pháp được trình bày ở trong chương này) chỉ có một yết - ma duy nhất là Dữ ngoại đạo tứ nguyệt cộng trụ bạch tứ yết-ma , thiếu hẳn các yết - ma quan trọng khác như: Sai bỉnh giáo nhân đơn bạch yết-ma, Vấn chướng pháp d thính lai đơn bạch yết-ma, Vấn chướng pháp đơn bạch yết-ma, Thọ cận viên bạch tứ yết-ma. Do đó, trong chương Xuất gia không thấy ghi chép về phần Tứ y pháp. Phần Tứ y pháp dẫn chứng trên đây được ghi trong Tạp sự nên rất đơn giản, không cụ thể, đầy đủ như các bộ quảng luật khác.

[9]Ma-ha Tăng-kỳ luật, Đại Chính, Vol.22, tr.414C17. Thích Phước Sơn (Việt dịch)Luật Ma-ha Tăng-kỳ tập 4, Nxb. Tôn giáo, 2003, tr.139.

[10]Hàn Ôn (biên soạn), Minh Đăng Quang pháp giáo1956, tr.23.

[11]Sđdtr.59.

[12]Sđd, tr. 25.

[13]Vinaya Pitaka, Pali Text Society, London, 1964, Vol.I, tr.58-10.

[14]Ngũ Phần luật, Đại Chính, Vol.22, tr. 120A13. Tỳ-kheo Thích Đổng Minh (Việt dịch)Luật Ngũ Phần tập 3, Pháp tạng Phật giáo Việt Nam, Nxb. Hồng Đức, năm 2012, tr.130.

[15]Tứ Phần luật, Đại Chính, Vol.22, tr.811B14. HT. Thích Đổng Minh (Việt dịch), Luật Tứ Phần tập 3, Viện Luật học Huệ Nghiêm, Nxb. Phương Đông, năm 2012, tr. 1232.

[16]Thập Tụng luật, Đại Chính 23, tr. 283C19.

[17]Căn bản Thuyết nhất thiết hữu bộ Tì-nại-da tạp sự , Đại Chính, Vol. 24, tr.285A28.

[18]Ma-ha Tăng-kỳ luật, Đại Chính, Vol.22, tr.414C17. Thích Phước Sơn (Việt dịch)Luật Ma-ha Tăng-k, tập 4, Nxb. Tôn giáo, 2003, tr. 139.

[19]Hàn Ôn (biên soạn), Minh Đăng Quang pháp giáo, 1956, tr.32.

[20]Sđd, tr.58.