Tóm tắt bài tham luận của GS. Morny Joy

TÍNH ĐA DẠNG, PHONG PHÚ VÀ NHỮNG PHÁT TRIỂN MONG ĐỢI TRONG TƯƠNG LAI:
NGHIÊN CỨU TÔN GIÁO Ở NAM VÀ ĐÔNG NAM Á

Giáo sư Morny Joy
Khoa Cổ điển và Tôn giáo
Đại học Calgary, Canada

Việc cố gắng đưa ra quan điểm động lực của các phong trào tôn giáo đương đại tại mười quốc gia gồm cả khối ASEAN thực sự là một nhiệm vụ hết sức khó. Mỗi quốc gia có những phiên bản kinh văn theo dòng truyền thừa, các thể chế thanh quy, cách thực tập đa dạng, những nối kết và niềm tin riêng biệt. Mỗi nước có quỹ đạo khác biệt để ứng phó với trải nghiệm đa dạng của sự thực dân hóa mà điều đó dẫn đến những thay đổi niềm tin tôn giáo của họ. Gần đây hơn, họ cũng trải nghiệm những phản hồi ở góc độ nhất định nào đó về tôn giáo và nền văn hóa của họ trước tác động của toàn cầu hóa, và ngày nay còn được gọi là chế độ thực dân hiện đại. Tuy nhiên, viếng thăm những đất nước này ngày nay, mọi người đều thấy rõ sự sôi động và sinh lực ở hầu hết các quốc gia Đông Nam Á. Điều này cho thấy cả một quá trình thử nghiệm và phát triển. Đó không có nghĩa là tất cả các thử nghiệm đều lợi ích hoặc thành công. Trong bối cảnh này, chúng tôi đặc biệt nghĩ đến đất nước Campuchia. Nhưng cũng không có bằng chứng xác đáng nào cho thấy ảnh hưởng của tôn giáo đang yếu dần bởi chủ nghĩa thế tục. Thế nên, thuật ngữ “lai tạo” thường được viện dẫn để diễn bày những phong trào mà có thể ngụ ý cho những thách thức sáng tạo hay chống lại sự thù địch đối với sự du nhập nước ngoài. Tuy nhiên, cũng rất thú vị khi thấy rằng nhiều học giả phương Tây giải quyết các vấn đề phát sinh từ chủ nghĩa hậu thuộc địa và toàn cầu hoá ở châu Á lại không để ý đến chủ đề tôn giáo. Mục đích của bài viết này chính là để khảo sát chi tiết các điển hình cụ thể, mở rộng đồng bộ và những hàm ý của chúng cho việc nghiên cứu lãnh vực tôn giáo trong tương lai. Tuy vậy, phần trình bày này sẽ cố gắng đề cập hết những phản ánh của các học giả châu Á, những vị đã cung cấp tri thức, đánh giá riêng của bản thân cho đề án phức tạp nhưng thiện chí này. Bài viết vận dụng chủ yếu qua lăng kính triết học, tôi khảo sát lại các khía cạnh cụ thể những thách thức trong quá khứ cũng như hiện tại từ đó đánh giá cao xu thế hậu thuộc địa hiện đại đặc biệt chú ý đến tình hình của nữ giới.

NC 39

Sơ lược tiểu sử:

Giáo sư Morny Joy, một giáo sư thâm niên từ năm 2005 của Khoa Tôn giáo học, Đại học Calgary, Canada. Bà tốt nghiệp Tiến sĩ từ trường Đại học McGill, Montreal, Canada. Bà đã viết hơn 100 ấn phẩm gồm các bài viết và sách, và là Giáo sư Thỉnh giảng của ba châu lục - châu Á, Bắc Mỹ và châu Âu. Bà nghiên cứu chuyên sâu về Triết học và Tôn giáo; Triết học So sánh; Lịch sử Tôn giáo; Phụ nữ và Tôn giáo; Phương pháp và Học thuyết. Bà giữ nhiều vị trí trong Hiệp hội IAHR và là vị sáng lập Mạng lưới Học giả Phụ nữ (Woman Scholars Network).