TP.HCM: Long trọng khai mạc Hội thảo quốc tế SSEARS lần thứ 7 - ‘’Vùng Asean và Nam Á: Nơi giao hòa của văn hóa và tôn giáo ở Đông Nam Á’’

Nhằm kêu gọi ý thức bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hoá thế giới, thiết lập nhịp cầu tâm linh và học hỏi kinh nghiệm về tôn giáo, giới thiệu và tạo điều kiện giao lưu văn hoá thế giới, trong đó có văn hóa Phật giáo Việt Nam và văn hóa Phật giáo cộng đồng Châu Á, sáng nay, 9/7/2017 tại Pháp viện Minh Đăng Quang - Quận 2, TP.HCM, đã long trọng diễn ra phiên khai mạc Hội thảo Quốc tế SSEASR lần thứ 7 với chủ đề: ‘’Vùng Asean và Nam Á: Nơi giao hòa của văn hóa và tôn giáo ở Đông Nam Á’’. Hội thảo được đồng tổ chức bởi: Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam và Hiệp hội Nam Á và Đông Nam Á nghiên cứu về Văn hóa và Tôn giáo.

Đến chứng minh và tham dự phiên khai mạc Hội thảo, đại diện GHPGVN có: HT.TS. Thích Trí Quảng, Phó Pháp chủ GHPGVN, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phật học VN, Viện trưởng Học viện PGVN tại TP. HCM, Trưởng ban Tổ chức; HT.TS. Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch HĐTS GHPGVN;  HT.TS. Thích Giác Toàn, Phó Chủ tịch HĐTS GHPGVN, Phó Viện trưởng Học viện PGVN tại TP. HCM, Phó ban Thường trực Ban Tổ chức Hội thảo; HT.TS. Thích Thiện Tâm, Phó Chủ tịch kiêm Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phật học VN; TT.TS. Thích Đức Thiện, Tổng thư ký HĐTS GHPGVN.

Đại diện các Bộ, Ban, Ngành Nhà nước có: Ông Trần Tấn Hùng, Phó trưởng ban Tôn giáo Chính phủ; Bà Nguyễn Lê Hà, Phó Phòng Cục An ninh Xã hội, Bộ Công an. Bà Smita Pant, Tổng lãnh sự Ấn Độ tại TP. HCM.

Đại diện các trường Đại học, đại diện Ban Tổ chức có: GS.TS. Amarjiva Lochan, Chủ tịch Hiệp hội Chủ tịch Hiệp hội nghiên cứu về Văn hóa và tôn giáo ở Nam và Đông Á, đồng Trưởng ban Tổ chức; Giáo sư Tiến sĩ Tim Jensen, Chủ tịch Uỷ ban Điều hành Thế giới của Hiệp hội Lịch sử Tôn giáo Quốc tế (IAHR). TS. Võ Văn Sen, Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn TP. HCM. TT. TS. Thích Nhật Từ, Phó Viện trưởng kiêm Tổng Thư ký Viện Nghiên cứu Phật học VN, Phó ban kiêm Tổng Thư ký Ban Tổ chức. 

Cùng với sự hiện diện của chư Tôn đức lãnh đạo các cấp Giáo hội, quý vị đại diện các cơ quan chức năng, chư Tôn đức Viện Nghiên cứu Phật học VN, quý Giáo sư, học giả, nhà nghiên cứu của Học viện, các trường Đại học trong và ngoài nước, cùng toàn thể tham dự viên hiện diện trong buổi sáng hôm nay.

Trước khi chính thức bước vào nội dung của phiên toàn thể, chư Tôn đức và quý quan khách tiêu biểu đã lên thắp nến. 

TT. TS. Thích Nhật Từ, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu, Phó ban Tổ chức phát biểu chào mừng, bài phát biểu có đoạn viết: “Tôi tin rằng việc lắng nghe và tham dự vào sự thảo luận của 19 diễn đàn tiếng Anh, 6 diễn đàn tiếng Việt của các học giả hàng đầu tại 44 quốc gia và Việt Nam thực sự là niềm vui thích học thuật lớn. Tôi đoan chắc rằng mọi tham dự viên sẽ học được “triết học, sự thuyên thích và các trường phái tư tưởng” cũng như “sự lý thuyết hoá về tôn giáo ở Nam Á và Đông Nam Á.”  Theo Thượng tọa trong ba ngày Hội thảo, các học giả và quý khách có nhiều cơ hội gặp gỡ các đoàn đại biểu từ 44 quốc gia, trao đổi quan điểm và ý tưởng về các giá trị tích cực của lý tưởng nhân vị và những đóng góp tương lai trong thời đại không kiên định như hôm nay.

Tại phiên khai mạc: HT.TS. Thích Trí Quảng Viện trưởng viện nghiên cứu Phật học Việt Nam, Trưởng ban Tổ chức đã đọc diễn văn khai mạc. Viện trưởng đã thay mặt Ban Tổ chức  chào đón tập thể học giả quốc tế và khu vực cũng như quan khách đến với Hội thảo, nhằm tôn vinh di sản văn hoá và tôn giáo tại Nam Á và Đông Nam Á. Bài diễn văn khai mạc có đoạn viết: ‘’ Thông qua các nghiên cứu có giá trị và các nỗ lực can đảm của các học giả, chúng ta đạt được sự hiểu biết sâu sắc về các tình huống văn hoá và xã hội đặc thù trên khắp hành tin, và chúng ta biết ơn các soi sáng này.

Trang bị các kiến thức này, các nhà Phật học kêu gọi hành động chia sẻ trí tuệ và từ bi cho những ai đang cần đến và giúp đỡ những người trong phạm vi hướng tới trải nghiệm chánh pháp trong cuộc sống.’’ Cuối bài diễn văn Hòa thượng truyền đi  thông điệp: "Hãy để các tư tưởng cao quý trở thành ánh sáng dẫn dắt thế giới, xoá đi vô minh trong tâm trí mỗi người, mang sự phát triển đến với khả năng bền vững vì nhân loại và quan trọng hơn, vì hoà hợp và hoà bình trên thế giới này.’’

Đến quang lâm chứng minh và tham dự phiên khai mạc hội thảo, chư Tôn đức cùng đại diện các Bộ, Ban, Ngành Nhà nước, đại diện các trường Đại học, còn đem các phẩm vật lưu niệm và lẵng hoa chúc mừng.

HT. Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch HĐTS GHPGVN thay mặt GHPGVN phát biểu chào mừng Hội thảo. Hòa thượng đã có bài tham luận bao quát về văn hóa tâm linh của Phật giáo Việt Nam với Phật giáo vùng Đông Nam Á. Đồng thời điểm lại các hoạt động của Phật giáo Việt Nam qua các thời kỳ. Hòa thượng cũng nhấn mạnh đến việc Phật giáo Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế đã hòa nhập và giao lưu đóng góp vào phát triển Phật giáo trong quan hệ quốc tế.

GS. TS. Amarjiva Lochan, Chủ tịch Hiệp hội SSEASR  đây là niềm vui lớn lao khi ông được hiện diện nơi đây và vô cùng tri ân HT. Thích Trí Quảng đã chấp nhận cho Hội thảo được diễn ra, nếu không có sự chấp nhận của Ngài thì Hội thảo đã không được diễn ra. Đồng thời cũng biết ơn TT. Thích Nhật Từ đã quan tâm và truyền cảm hứng, ủng hộ từ bên trong của Thượng tọa trong nhiều lần gặp gỡ trong các hội nghị tại Ấn Độ và Việt Nam đã đưa đến hội ngộ hôm nay, tôi rất cảm kích thượng tọa. Ông cũng cám ơn tất cả các học giả trong cả nước đã đóng góp cho Hội thảo.

Tiếp nối chương trình ông Prof. Tim Jensen, Chủ tịch Uỷ ban Điều hành Thế giới của Hiệp hội Lịch sử Tôn giáo Quốc tế (IAHR) phát biểu, chúc mừng. Ông cho rằng đây là một đặc ân, một niềm hoan hỷ đối với ông khi được nói chuyện với hội chúng trong một dịp quan trọng và ý nghĩa tại Hội thảo. Trong bài phát biểu, ông nói: ‘’ IAHR trải qua thời gian dài đã phát triển trở thành một đoàn thể đồng nhất ổn định.

Tổ chức này linh động một cách đúng đắn, tuy nhiên tính đặc thù của nó như được định nghĩa ở trên chính là tập trung vào việc nghiên cứu, phân tích các tôn giáo trên thế giới về chiều kích lịch sử và các hình thức hiện nay của chúng, không lưu tâm đến chương trình hay quan điểm tôn giáo đặc biệt nào. Dù không thiết lập chính xác hoàn toàn với các thuật ngữ này, tính đặc thù và chủ ý này sẽ được tìm thấy trong Điều 1- Hiến pháp của IAHR.’’

Phần cuối của phiên khai mạc toàn thể là bài tham luận của Giáo sư Morny Joy, Trường Đại học Calgary, Canada với đề tài: “Tính đa dạng, phong phú và những phát triển mong đợi trong tương lai: Nghiên cứu Tôn giáo ở Nam và Đông Nam Á”.

Bài phát biểu của Giáo sư Morny Joy cũng là phần kết thúc phiên khai mạc.

Sau phiên khai mạc là phiên hội thảo chuyên đề:

Nội dung hội thảo: 

Hội thảo gồm có 19 diễn đàn tiếng Anh và 6 diễn đàn tiếng Việt khám phá về sự nghiên cứu tôn giáo tại Nam Á và Đông Nam Á về 8 lãnh vực chính: 1. Triết lý, sự thuyên thích và các trường phái tư tưởng; 2. Lý thuyết về các tôn giáo Nam Á và Đông Nam Á; 3. Di sản văn hoá và bản sắc quốc gia; 4. Nữ tính, tôn giáo tính và sự tồn tại; 5. Chủ nghĩa biểu tượng trong nghệ thuật; 6. Tâm, thiền định và phúc lợi tại Nam Á và Đông Nam Á; 7. Các thực tập truyền thống về dược, thiên nhiên và môi trường; 8. Truyền thông, ngôn ngữ và văn học.

Ngoài chương trình hội thảo còn có 3 triển lãm nghệ thuật và đêm văn nghệ vào tối 9/7/2017.

Hội thảo sẽ được diễn ra trong ba ngày từ 9-11/7/2017 tại Pháp viện Minh Đăng Quang - Quận 2, TP.HCM.

Phần hội thảo chuyên đề sẽ được cập nhật trong các bản tin tiếp theo.

1

2

3

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

Nguồn: daophatngaynay.com/vn