TT. Thích Thọ Lạc: Văn hóa PGVN và HPKS

Sáng, ngày 12/06/Bính Thân (nhằm 15/07/2016), Thượng tọa Thích Thọ Lạc, Ủy viên Thường trực HĐTS GHPGVN, Phó trưởng ban Thường trực ban Văn hóa Trung ương, Trưởng BTS GHPGVN tỉnh Ninh Bình đã viếng thăm Hạ trường Tổ đình Tịnh xá Ngọc Viên – thành phố Vĩnh Long.  

Trong buổi viếng thăm, Thượng tọa chia sẻ với Tăng, Ni trường hạ về bốn đề án: 1/ ngôn ngữ, 2/ pháp phục, 3/ kiến trúc, 4/ di sản mà Ban Văn hóa trung ương GHPGVN đã đề xướng nhằm hướng đến việc thống nhất chung từ các hệ phái để làm cho Phật giáo Việt Nam phát triển tốt đẹp.

ThoLac1

Thượng tọa nói đến 1/ lịch sử về ngôn ngữ, pháp phục, kiến trúc có từ thời đức Phật xa xưa. Đức Phật thương tưởng đến chúng sanh, muốn chúng sanh được an lạc, hạnh phúc lâu dài nên Ngài thuyết pháp, mà thuyết pháp thì phải dùng ngôn ngữ để diễn đạt. Về pháp phục, đức Phật dạy Tôn giả A Nan chế tác pháp phục cho chư Tăng theo hình thức thửa ruộng, khi đức Phật nhìn thấy thửa ruộng của nông dân xứ Magadha vuông dài, bốn cạnh bằng nhau, lại thêm có những đường nhỏ thông ngang dọc trông thật đẹp mắt. Còn kiến trúc thì bắt nguồn từ vua Bimbisara xây dựng Tinh xá Trúc Lâm cúng dường đến đức Phật và chúng Tăng. Và riêng về di sản là bao trùm cả ngôn ngữ, pháp phục, kiến trúc. Di sản là giúp cho chúng ta nhận biết được sự khác biệt giữa các nước Phật giáo trên thế giới có những điểm đặc biệt để nhận biết như Phật giáo Việt Nam, Phật giáo Đài Loan, Phật giáo Tích Lan, …

GHPGVN thành lập vào tháng 11/1981 có 9 tổ chức hệ phái (Hội Phật giáo thống nhất Việt Nam (ở miền Bắc); Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất (Ấn Quang); Ban Liên lạc Phật giáo yêu nước thành phố Hồ Chí Minh; Giáo hội Phật giáo cổ truyền Việt Nam; Giáo hội Tăng già nguyên thuỷ Việt Nam; Hội đoàn kết sư sãi yêu nước Tây Nam bộ (Phật giáo Khmer); Giáo phái Khất sĩ Việt Nam; Giáo hội Thiên Thai giáo quán tông; Hội Phật học Nam Việt) nhưng có thể nói 4 hệ phái điển hình như Bắc truyền có một, Nam truyền có hai (Nam tông kinh – Nam tông Khmer), Hệ phái Khất sĩ. 2/ Thực trạng hiện nay thì trên hình thức các hệ phái phát triển rất phong phú, đa dạng nhưng chưa có điểm chung để Phật giáo quốc tế có thể nhận biết được Phật giáo Việt Nam khi nhìn qua khía cạnh pháp phục cũng như mô hình kiến trúc. Và 3/ định hướng của Ban Văn hóa trung ương là mong muốn thực hiện bốn đề án để Phật giáo Việt Nam có được nét thống nhất, hòa hợp trong đa dạng về ngôn ngữ, pháp phục, kiến trúc, di sản.

Tóm lại, Phật giáo nước nhà muốn được phát triển về nhiều mặt là nhờ vào sự đồng thuận cao, cũng như mạnh dạn góp phần xây dựng bốn đề án: ngôn ngữ, pháp phục, kiến trúc, di sản một cách tốt đẹp nhất.

ThoLac3

ThoLac4

ThoLac5

ThoLac6

ThoLac9

ThoLac8