Tư tưởng Phật giáo Nguyên thủy trong bộ Chơn lý

TTBuuChanh Copy

I. DẪN NHẬP

Phật giáo Khất sĩ ra đời vào thập niên 40 của thế kỷ XX do Tổ sư Minh Đăng Quang sáng lập, góp phần chấn hưng Phật giáo miền Tây Nam Bộ nói riêng và miền Nam Việt Nam nói chung. Ngày nay, Phật giáo Khất sĩ không chỉ phát triển tại Việt Nam mà còn có mặt khắp nơi trên thế giới.

Sau 70 năm hình thành và phát triển, Phật giáo Khất sĩ đã có trên 3200 Tăng Ni và trên 500 ngôi tịnh xá ở Việt Nam và các nước trên thế giới.

Bộ Chơn lý, chứa đựng những lời dạy của Tổ sư Minh Đăng Quang, là tư tưởng Phật học cơ bản cho Tăng Ni và Phật tử của Hệ phái này. Người viết xin được giới thiệu một số tư tưởng Phật giáo Nguyên thủy trong bộ Chơn lý, bộ sách gối đầu giường của Tăng Ni và Phật tử Hệ phái Khất sĩ. Người viết không có tham vọng trình bày tất cả tư tưởng Phật giáo Nguyên thủy trong bộ Chơn lý mà chỉ điểm qua một số giáo lý cơ bản mà thôi.

Tư liệu sử dụng để thực hiện bài viết này trước nhất là căn cứ theo bộ Chơn lý làm nền tảng, sau đó so sánh đối chiếu với những lời dạy trong Kinh tạng Pali để làm sáng tỏ vấn đề trình bày, đồng thời, người viết sẽ đưa ra một vài nhận định liên quan cũng như đề xuất một vài ứng dụng tu tập trong đời sống hàng ngày.

II. NỘI DUNG

1) Giáo lý 5 uẩn

a) Giáo lý 5 uẩn trong bộ Chơn lý

Ngũ uẩn trong bộ Chơn lý được nói như sau: “Ngũ uẩn hay ngũ ấm là năm pháp cái trong võ trụ… năm pháp cái ấy là: Sắc uẩn, Thọ uẩn, Tưởng uẩn, Hành uẩn, Thức uẩn[1] .

b) Giáo lý 5 uẩn trong kinh điển Phật giáo Nguyên thủy

Giáo lý 5 uẩn là giáo lý căn bản của Phật giáo Nguyên thủy được trình bày rất nhiều trong hệ thống Tam tạng Pali.

Trong bài Tiểu kinh Giáo Giới La-hầu-la[2] (Cūlarāhulovāda Sutta), Đức Phật đề cập đến 5 uẩn và bản chất của 5 uẩn là vô thường, khổ não, vô ngã. Từ đó sanh tâm nhàm chán xả ly, từ bỏ 5 uẩn, nhờ từ bỏ mà được giải thoát, như Thiền sư Ajahn Chah dạy:“Từ bỏ ít, bình an ít; từ bỏ nhiều, bình an nhiều; từ bỏ hoàn toàn, bình an hoàn toàn”[3] .

c) Sự ứng dụng giáo lý 5 uẩn trong tu tập

Đức Phật thuyết về 5 uẩn nhằm để xóa bỏ khái niệm Tục đế “Con người, chúng sanh”. Tiếp xúc với 5 uẩn là tiếp xúc khái niệm Chân đế, nhất là chân đế hữu vi mang bản chất vô thường, khổ não, vô ngã.

Kinh Đại Niệm Xứ (Mahā Satipatthāna Sutta) trình bày phương pháp tu hành an trú niệm vào bốn đối tượng thân, thọ, tâm và pháp, con đường độc nhất đưa chúng sanh đến thanh tịnh, giải thoát, chứng đạt Niết-bàn.

An trú chánh niệm vào Thân tức là an trú vào Sắc uẩn,

An trú chánh niệm vào Thọ tức là an trú vào Thọ uẩn,

An trú chánh niệm vào Tâm tức là an trú vào Thức uẩn,

An trú chánh niệm vào Pháp tức là an trú vào Tưởng uẩn và Hành uẩn[4] .

Đối với Thân (Sắc uẩn), hành giả dùng chánh niệm theo dõi hơi thở ra, hơi thở vào, bốn oai nghi đi đứng nằm ngồi, các tiểu oai nghi, tánh bất tịnh của thân, tứ đại, hài cốt, thi thể v.v…

Đối với Thọ (Thọ uẩn), hành giả theo dõi các cảm thọ lạc, khổ, xả.

Đối với Tâm (Thức uẩn), hành giả theo dõi để biết các loại tâm khởi lên: Tâm tham, tâm sân, tâm si, tâm vô tham, tâm vô sân, tâm vô si v.v…

Đối với các Pháp (Tưởng uẩn, Hành uẩn), hành giả sống quán đối với 5 triền cái, 5 thủ uẩn, Sáu nội ngoại xứ, Bảy giác chi và Tứ diệu đế.

2) Giáo lý 12 Nhân Duyên

a) Mười hai nhân duyên trong bộ Chơn lý

Chơn lý quyển số 4 trình bày 12 nhân duyên như sau: “Vô minh sanh ra hành / Hành sanh ra thức / Thức sanh ra danh sắc / Danh sắc sanh ra lục nhập / Lục nhập sanh ra xúc / Xúc sanh ra thọ / Thọ sanh ra ái / Ái sanh ra thủ / Thủ sanh ra hữu / Hữu sanh ra sanh / Sanh sanh ra tử / Tử trở lại vô minh”[5] .

b) Mười hai nhân duyên trong kinh điển Nguyên thủy

Thập nhị nhân duyên được trình bày rất nhiều nơi trong Tam tạng Pali: Kinh tạng, Luật tạng và Luận tạng.

Kinh Chánh Tri Kiến (Sammāditthi Sutta) [6] đề cập đến giáo lý Thập nhị nhân duyên dưới hình thức phân tích từng chi pháp của Thập nhị nhân duyên nhưng được trình bày từ già chết đến vô minh để hành giả thấy rõ, biết rõ vô minh, tập khởi của vô minh, đoạn diệt của vô minh, con đường đưa đến đoạn diệt của vô minh cũng như toàn bộ 12 nhân duyên theo phương pháp này.

Do 12 nhân duyên mà chúng sanh phải sanh tử luân hồi, nhờ sự tận diệt tham ái (Tanha) mà vòng luân hồi được xóa tan.

Kinh Pháp Cú, Đức Phật nói: Anekajātisaṃsāraṃ        / Sandhāvissaṃ anibbisaṃ / Gahakāraṃ gavesanto / Dukkhā jāti punappunaṃ” .

Gahakāraka diṭṭhosi / Puna gehaṃ na kāhasi / Sabbā        te phāsukā bhaggā / Gahakūṭaṃ visaṅkhataṃ / Visaṅkhāragataṃ cittaṃ / Taṇhānaṃ khayamajjhagā[7].

“Lang thang bao kiếp luân hồi

Tìm không gặp kẻ xây ngôi nhà này

Ôi! Đời sống thật buồn thay

Bèo mây bến cũ vần xoay lối về

Hỡi này anh thợ nhà kia

Rui mè kèo cột gãy lìa nát tan

Bao tham ái thảy tiêu tan

Tâm ta thắng đạt Niết-bàn thảnh thơi”[8] .

                           (Tâm Cao dịch)

3) Giáo lý Bát chánh đạo

a) Giáo lý Bát chánh đạo trong bộ Chơn lý

Bát chánh đạo hay Bát thánh đạo được Tổ sư Minh Đăng Quang trình bày khá chi tiết trong bộ Chơn lý như định nghĩa, liệt kê, giải thích, phân tích ở nhiều khía cạnh khác nhau của nó. Trong bộ Chơn lý, Tổ nói:

- Chánh kiến đạo là con đường thấy chánh

- Chánh tư duy đạo là con đường suy gẫm chánh

- Chánh ngữ đạo là con đường nói chánh

- Chánh nghiệp đạo là con đường làm chánh

- Chánh mạng đạo là con đường sống chánh

- Chánh tinh tấn đạo là con đường siêng năng chánh

- Chánh niệm đạo là con đường tưởng nhớ chánh

- Chánh định đạo là con đường yên nghỉ chánh .[9]

b) Giáo lý Bát chánh đạo trong kinh điển Nguyên thủy:

Trong bài Kinh Thừa Tự Pháp (Dhamma dayadasutta)[10] , Đức Phật dạy có con đường diệt trừ tham sân, khiến tịnh nhãn sanh, khiến chơn trí sanh, hướng đến tịch tịnh, thượng trí, giác ngộ, Niết-bàn.

Con đường Trung đạo ấy là gì? Đó là con đường Thánh tám ngành: “Ayaṃ kho majjhimā paṭipadā cakkhukaraṇī ñāṇakaraṇī upasamāya abhiññāya sambodhāya nibbānāya saṃvattati. Ayameva ariyo aṭṭhaṅgiko maggo, seyyathidaṃ – sammādiṭṭhi sammāsaṅkappo sammāvācā sammākammanto sammāājīvo sammāvāyāmo sammāsati sammāsamādhi [11] .

“Chánh tri kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Chánh tinh tấn, Chánh niệm, Chánh định”[12] .

c) Sự ứng dụng tu tập trong Bát chánh đạo:

Theo Kinh Niệm Xứ (Satipatthāna Sutta)[13] , hành giả tu tập Bát chánh đạo như sau: “ayaṃ dukkhanirodhagāminī paṭipadā’ti yathābhūtaṃ pajānāti (Như thật biết đây là con đường đưa đến khổ diệt)[14] .

4) Chữ Tâm trong bộ Chơn lý và trong Kinh Pháp Cú

a) Chữ Tâm trong bộ Chơn lý

“Tâm tuy ta không thấy chớ nó là mạng sống của ta. Cũng như ta chẳng thấy không gian hay thời gian, ta không thấy cái hôm qua, cái ngày mai, cái bữa nay và sự gì sắp đến, ta đang ở đâu.

Bởi con mắt thường của chúng ta không thấy, bởi trí ta chẳng mở mắt ra nhìn, chớ có lẽ nào trong đời một kẻ vô tâm mà sống được, còn người vọng động thì nào ai có biết họ ra sao, và ở đâu, đi đâu đến đâu”[15].

b) Chữ Tâm trong Kinh Pháp Cú

Một chúng sanh mà không có tâm, vô thức thì như khúc gỗ vô dụng.

Aciraṃ        vatayaṃ kāyo,

Pathaviṃ adhisessati;

Chuddho apetaviññāṇo,

Niratthaṃva kaliṅgaraṃ[16].

“Không bao lâu thân này

Sẽ nằm dài trên đất

Bị vứt bỏ vô thức

Như khúc cây vô dụng”[17] .

Kinh Pháp Cú 38, Đức Phật dạy:

Anavaṭṭhitacittassa,

Saddhammaṃ avijānato;

Pariplavapasādassa,

Paññā na paripūrati[18].

“Ai tâm không an trú

Không biết chân diệu pháp

Tịnh tín bị rúng động

Trí tuệ không viên thành”[19] .

Kinh Pháp Cú 42, Đức Phật dạy:

Diso disaṃ yaṃ taṃ kayirā,

Verī vā pana verinaṃ;

Micchāpaṇihitaṃ cittaṃ,

Pāpiyo naṃ tato kare[20].

“Kẻ thù hại kẻ thù

Oan gia hại oan gia

Không bằng tâm hướng tà

Gây ác cho tự thân”[21] .

c) Có thể nói rằng chữ Tâm trong bộ Chơn lý được Tổ sư Minh Đăng Quang trình bày dựa vào những lời dạy của Đức Phật trong Kinh Pháp Cú mà người viết đã trình bày. Tư tưởng Phật giáo Nguyên thủy là nền tảng của những phân tích trong bộ Chơn lý.

5) Giáo lý 37 Pháp trợ Bồ-đề

a) 37 Pháp trợ Bồ-đề được đề cập trong bộ Chơn lý

37 Pháp trợ Bồ-đề trong bộ Chơn lý là “Pháp chánh giác” [22] đề cập đến Tứ niệm xứ, Tứ chánh cần, Tứ như ý túc, Ngũ căn, Ngũ lực, Thất giác chi, Bát chánh đạo. Những giáo lý căn bản này được trình bày trong hệ thống kinh điển rất rõ ràng và chi tiết.

b) 37 Pháp trợ Bồ-đề trong giáo lý Nguyên thủy:

Narada Maha Thera trong Dhammapada đã giải thích 37 yếu tố dẫn đến giác ngộ (Bodhi pakkhiyadhamma) như sau: [23]

* Tứ niệm xứ ( Satipaṭṭhāna)

Niệm thân ( Kāyānupassanā)

Niệm thọ ( Vedanānupassanā)

Niệm tâm ( Cittānupassanā)

Niệm pháp ( Dhammānupassanā) .

* Tứ chánh cần (sammappadhāna )

Thận cần (Saṃvarapadhāna )

Trừ cần (Pahānapadhāna )

Tu cần (Bhāvanāpadhāna )

Bảo cần (Anurakkhanāpadhāna ).

* Tứ thần túc (Idhipāda )

Dục thần túc (Chandiddhipāda )

Cần thần túc (Viriyiddhipāda )

Tâm thần túc (Cittiddhipāda )

Thẩm thần túc (Vimaṃsiddhipāda ).

* Ngũ căn ( Pañcindriya)

Tín căn (Saddhindriya)

Tấn căn (Viriyindriya)

Niệm căn (Satindriya)

Định căn (Samādhindriya)

Tuệ căn (Paññindriya).

* Ngũ lực (Pañcabala)

Tín lực (Saddhābala)

Tấn lực (Viriyabala)

Niệm lực (Satibala)

Định lực (Samādhibala)

Tuệ lực (Paññābala).

* Thất giác chi ( Bojjhaṅga)

Niệm giác chi (Satisambojjhaṅga)

Trạch pháp giác chi (Dhammavicayasamboj-jhaṅga)

Tinh tấn giác chi (Vicayasambojjhaṅga)

Phỉ giác chi (Pītisambojjhaṅga)

An tịnh giác chi (Passaddhisambojjhaṅga)

Định giác chi (Samādhisambojjhaṅga)

Xả giác chi (Upekkhāsambojjhaṅga).

* Bát chánh đạo ( Ariyo atthaṅgiko maggo)

Chánh kiến (Sammādiṭṭhi)

Chánh tư duy (Sammāsaṅkappo)

Chánh ngữ (Sammāvācā)

Chánh nghiệp (Sammākammanto)

Chánh mạng (Sammā-ājīvo)

Chánh tinh tấn (Sammāvāyāmo)

Chánh niệm (Sammāsati)

Chánh định (Sammāsamādhi) .

III. KẾT LUẬN

Nói tóm lại, tư tưởng Phật giáo Nguyên thủy được thể hiện trong một số nội dung của bộ Chơn lý đã được trình bày bao gồm những giáo lý căn bản như: Ngũ uẩn, Thập nhị nhân duyên, Bát chánh đạo, v.v… làm kim chỉ nam cho Tăng Ni Phật tử Việt Nam nói chung, Tăng Ni Phật tử của Hệ phái Khất sĩ nói riêng theo đó mà tu tập, góp phần giúp hoàn thiện bản thân trong đời này và giải thoát trong ngày vị lai.

1024x768

Những lời dạy của Tổ sư Minh Đăng Quang và sự thực hành tu tập của Ngài là tấm gương sáng cho hàng hậu học. Tư tưởng Phật học trong bộ Chơn lý cũng như sự truyền bá rộng rãi về sau của các hàng đệ tử đã góp phần xây dựng ngôi nhà Phật giáo Việt Nam ngày càng phát triển . Những thành viên tích cực của Hệ phái Phật giáo Khất sĩ đã chuyển tải thông điệp hòa bình, từ bi hỷ xả, chánh niệm trí tuệ đến với nhân gian. Xin thắp một nén hương tưởng niệm Tổ sư nhân dịp Đại lễ Tưởng niệm 60 năm vắng bóng của Người. Xin thành tâm ghi nhận công đức của thế hệ kế thừa Tổ sư đã hoàn thành xuất sắc công việc truyền bá giáo pháp đến với mọi người như Đức Phật đã dạy các vị Thánh A-la-hán: “Này các Tỳ-kheo hãy vì hạnh phúc cho phần đông, vì hạnh phúc cho chư thiên và loài người, hãy đi mỗi người mỗi ng truyền bá giáo pháp toàn thiện ở đoạn đầu, toàn thiện ở đoạn giữa, toàn thiện ở đoạn cuối cùng” .



[1] Tổ sư Minh Đăng Quang, Chơn lý I, Nxb. Tôn giáo, 2009, tr. 23.

[2] Thích Minh Châu, Trung Bộ Kinh 3, Sài Gòn, Tu thư Viện Đại học Vạn Hạnh, 1975, tr. 518.

[3] Ajahn Chah, Trần Minh Tài (dịch), Chẳng có ai cả, www.dhammatalks.net.

[4] Thích Minh Châu, Trường Bộ Kinh 3, Sài Gòn, Tu thư Viện Đại học Vạn Hạnh, 1972, tr. 290.

[5] Tổ sư Minh Đăng Quang, Chơn lý, “Thập nhị nhân duyên”, tr. 75.

[6] Thích Minh Châu, Trung Bộ Kinh tập 1, Sài Gòn, Tu thư Viện Đại học Vạn Hạnh, 1973, tr. 46.

[7] Dhammapada, 153 -154.

[8] Giới Đức, Kinh lời vàng , Hà Nội, Nxb. Tôn giáo, 2003, tr. 92.

[9] Tổ sư Minh Đăng Quang, Chơn lý “Bát Chánh Đạo”, tr. 94.

[10] Thích Minh Châu (dịch), Trung Bộ Kinh , tập 1, tr. 13.

[11] Majjhima Nikaya I, p. 15.

[12] Thích Minh Châu (dịch), Trung Bộ Kinh, tập 1, tr. 15B.

[13] Sđd, tr. 56 .

[14] Sđd, tập 1, tr. 62.

[15] Tổ sư Minh Đăng Quang, sđd, tr. 427.

[16] Dhammapada , kệ 41.

[17] Thích Minh Châu (dịch), Kinh Pháp Cú, TP.HCM, Trường Cao cấp Phật học Việt Nam 2, 1989, tr. 32.

[18] Kinh Pháp Cú, kệ 38.

[19] Kinh Pháp Cú, Sđd, tr. 30.

[20] Kinh Pháp Cú, kệ 42.   

[21] Kinh Pháp Cú, Sđd, tr. 32.

[22] Chơn lý, tập 3, tr. 284 .

[23] Narada, Ph m Kim Khánh (dịch), Kinh Pháp Cú , Sài Gòn , 1971, tr. 63-64.

 

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

1) Dhammapada, ed. O.Von Hinuber and K.R.Norman, London: PTS 1994.

2) Majjhima Nikaya, Vol.I, ed. by V.Trenker, London: PTS, 1964.

3) Majjhima Nikaya, Vol.III, ed. by Robert Chalners, London: PTS, 1977.

4) Tổ sư Minh Đăng Quang, Chơn lý I, Hà Nội, Nxb. Tôn giáo, 2009.

5) HT. Thích Minh Châu (dịch) Trung Bộ Kinh 3, Sài Gòn, Tu thư Đại học Vạn Hạnh, 1975.

6) HT. Thích Minh Châu (dịch), Trung Bộ Kinh 3, Sài Gòn, Tu thư Đại học Vạn Hạnh, 1972.

7) Thiền sư Ajahn Chah (Trần Minh Tài dịch), Chẳng có ai cả, www.dhammatalk.net.

8) HT. Thích Minh Châu, Trung Bộ Kinh 1, Sài Gòn, Tu thư Đại học Vạn Hạnh, 1973.

9) HT. Giới Đức, Kinh lời vàng, Hà Nội, Nxb. Tôn giáo, 2003.

10) HT. Thích Minh Châu, Kinh Pháp Cú , TP.HCM.

11) Maha Thera Narada, Phạm Kim Khánh (dịch), Kinh Ph áp Cú , Sài Gòn 1971.

 

1024x768

I. DẪN NHẬP

Phật giáo Khất sĩ ra đời vào thập niên 40 của thế kỷ XX do Tổ sư Minh Đăng Quang sáng lập, góp phần chấn hưng Phật giáo miền Tây Nam Bộ nói riêng và miền Nam Việt Nam nói chung. Ngày nay, Phật giáo Khất sĩ không chỉ phát triển tại Việt Nam mà còn có mặt khắp nơi trên thế giới.

Sau 70 năm hình thành và phát triển, Phật giáo Khất sĩ đã có trên 3200 Tăng Ni và trên 500 ngôi tịnh xá ở Việt Nam và các nước trên thế giới.

Bộ Chơn lý, chứa đựng những lời dạy của Tổ sư Minh Đăng Quang, là tư tưởng Phật học cơ bản cho Tăng Ni và Phật tử của Hệ phái này. Người viết xin được giới thiệu một số tư tưởng Phật giáo Nguyên thủy trong bộ Chơn lý, bộ sách gối đầu giường của Tăng Ni và Phật tử Hệ phái Khất sĩ. Người viết không có tham vọng trình bày tất cả tư tưởng Phật giáo Nguyên thủy trong bộ Chơn lý mà chỉ điểm qua một số giáo lý cơ bản mà thôi.

Tư liệu sử dụng để thực hiện bài viết này trước nhất là căn cứ theo bộ Chơn lý làm nền tảng, sau đó so sánh đối chiếu với những lời dạy trong Kinh tạng Pali để làm sáng tỏ vấn đề trình bày, đồng thời, người viết sẽ đưa ra một vài nhận định liên quan cũng như đề xuất một vài ứng dụng tu tập trong đời sống hàng ngày.

II. NỘI DUNG

1) Giáo lý 5 uẩn

a) Giáo lý 5 uẩn trong bộ Chơn lý

Ngũ uẩn trong bộ Chơn lý được nói như sau: “Ngũ uẩn hay ngũ ấm là năm pháp cái trong võ trụ… năm pháp cái ấy là: Sắc uẩn, Thọ uẩn, Tưởng uẩn, Hành uẩn, Thức uẩn[1] .

b) Giáo lý 5 uẩn trong kinh điển Phật giáo Nguyên thủy

Giáo lý 5 uẩn là giáo lý căn bản của Phật giáo Nguyên thủy được trình bày rất nhiều trong hệ thống Tam tạng Pali.

Trong bài Tiểu kinh Giáo Giới La-hầu-la[2] (Cūlarāhulovāda Sutta), Đức Phật đề cập đến 5 uẩn và bản chất của 5 uẩn là vô thường, khổ não, vô ngã. Từ đó sanh tâm nhàm chán xả ly, từ bỏ 5 uẩn, nhờ từ bỏ mà được giải thoát, như Thiền sư Ajahn Chah dạy:“Từ bỏ ít, bình an ít; từ bỏ nhiều, bình an nhiều; từ bỏ hoàn toàn, bình an hoàn toàn”[3] .

c) Sự ứng dụng giáo lý 5 uẩn trong tu tập

Đức Phật thuyết về 5 uẩn nhằm để xóa bỏ khái niệm Tục đế “Con người, chúng sanh”. Tiếp xúc với 5 uẩn là tiếp xúc khái niệm Chân đế, nhất là chân đế hữu vi mang bản chất vô thường, khổ não, vô ngã.

Kinh Đại Niệm Xứ (Mahā Satipatthāna Sutta) trình bày phương pháp tu hành an trú niệm vào bốn đối tượng thân, thọ, tâm và pháp, con đường độc nhất đưa chúng sanh đến thanh tịnh, giải thoát, chứng đạt Niết-bàn.

An trú chánh niệm vào Thân tức là an trú vào Sắc uẩn,

An trú chánh niệm vào Thọ tức là an trú vào Thọ uẩn,

An trú chánh niệm vào Tâm tức là an trú vào Thức uẩn,

An trú chánh niệm vào Pháp tức là an trú vào Tưởng uẩn và Hành uẩn[4] .

Đối với Thân (Sắc uẩn), hành giả dùng chánh niệm theo dõi hơi thở ra, hơi thở vào, bốn oai nghi đi đứng nằm ngồi, các tiểu oai nghi, tánh bất tịnh của thân, tứ đại, hài cốt, thi thể v.v…

Đối với Thọ (Thọ uẩn), hành giả theo dõi các cảm thọ lạc, khổ, xả.

Đối với Tâm (Thức uẩn), hành giả theo dõi để biết các loại tâm khởi lên: Tâm tham, tâm sân, tâm si, tâm vô tham, tâm vô sân, tâm vô si v.v…

Đối với các Pháp (Tưởng uẩn, Hành uẩn), hành giả sống quán đối với 5 triền cái, 5 thủ uẩn, Sáu nội ngoại xứ, Bảy giác chi và Tứ diệu đế.

2) Giáo lý 12 Nhân Duyên

a) Mười hai nhân duyên trong bộ Chơn lý

Chơn lý quyển số 4 trình bày 12 nhân duyên như sau: “Vô minh sanh ra hành / Hành sanh ra thức / Thức sanh ra danh sắc / Danh sắc sanh ra lục nhập / Lục nhập sanh ra xúc / Xúc sanh ra thọ / Thọ sanh ra ái / Ái sanh ra thủ / Thủ sanh ra hữu / Hữu sanh ra sanh / Sanh sanh ra tử / Tử trở lại vô minh”[5] .

b) Mười hai nhân duyên trong kinh điển Nguyên thủy

Thập nhị nhân duyên được trình bày rất nhiều nơi trong Tam tạng Pali: Kinh tạng, Luật tạng và Luận tạng.

Kinh Chánh Tri Kiến (Sammāditthi Sutta) [6] đề cập đến giáo lý Thập nhị nhân duyên dưới hình thức phân tích từng chi pháp của Thập nhị nhân duyên nhưng được trình bày từ già chết đến vô minh để hành giả thấy rõ, biết rõ vô minh, tập khởi của vô minh, đoạn diệt của vô minh, con đường đưa đến đoạn diệt của vô minh cũng như toàn bộ 12 nhân duyên theo phương pháp này.

Do 12 nhân duyên mà chúng sanh phải sanh tử luân hồi, nhờ sự tận diệt tham ái (Tanha) mà vòng luân hồi được xóa tan.

Kinh Pháp Cú, Đức Phật nói: Anekajātisaṃsāraṃ               / Sandhāvissaṃ anibbisaṃ / Gahakāraṃ gavesanto / Dukkhā jāti punappunaṃ” .

Gahakāraka diṭṭhosi / Puna gehaṃ na kāhasi / Sabbā               te phāsukā bhaggā / Gahakūṭaṃ visaṅkhataṃ / Visaṅkhāragataṃ cittaṃ / Taṇhānaṃ khayamajjhagā[7].

“Lang thang bao kiếp luân hồi

Tìm không gặp kẻ xây ngôi nhà này

Ôi! Đời sống thật buồn thay

Bèo mây bến cũ vần xoay lối về

Hỡi này anh thợ nhà kia

Rui mè kèo cột gãy lìa nát tan

Bao tham ái thảy tiêu tan

Tâm ta thắng đạt Niết-bàn thảnh thơi”[8] .

                           (Tâm Cao dịch)

3) Giáo lý Bát chánh đạo

a) Giáo lý Bát chánh đạo trong bộ Chơn lý

Bát chánh đạo hay Bát thánh đạo được Tổ sư Minh Đăng Quang trình bày khá chi tiết trong bộ Chơn lý như định nghĩa, liệt kê, giải thích, phân tích ở nhiều khía cạnh khác nhau của nó. Trong bộ Chơn lý, Tổ nói:

- Chánh kiến đạo là con đường thấy chánh

- Chánh tư duy đạo là con đường suy gẫm chánh

- Chánh ngữ đạo là con đường nói chánh

- Chánh nghiệp đạo là con đường làm chánh

- Chánh mạng đạo là con đường sống chánh

- Chánh tinh tấn đạo là con đường siêng năng chánh

- Chánh niệm đạo là con đường tưởng nhớ chánh

- Chánh định đạo là con đường yên nghỉ chánh .[9]

b) Giáo lý Bát chánh đạo trong kinh điển Nguyên thủy:

Trong bài Kinh Thừa Tự Pháp (Dhamma dayadasutta)[10] , Đức Phật dạy có con đường diệt trừ tham sân, khiến tịnh nhãn sanh, khiến chơn trí sanh, hướng đến tịch tịnh, thượng trí, giác ngộ, Niết-bàn.

Con đường Trung đạo ấy là gì? Đó là con đường Thánh tám ngành: “Ayaṃ kho majjhimā paṭipadā cakkhukaraṇī ñāṇakaraṇī upasamāya abhiññāya sambodhāya nibbānāya saṃvattati. Ayameva ariyo aṭṭhaṅgiko maggo, seyyathidaṃ – sammādiṭṭhi sammāsaṅkappo sammāvācā sammākammanto sammāājīvo sammāvāyāmo sammāsati sammāsamādhi [11] .

“Chánh tri kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Chánh tinh tấn, Chánh niệm, Chánh định”[12] .

c) Sự ứng dụng tu tập trong Bát chánh đạo:

Theo Kinh Niệm Xứ (Satipatthāna Sutta)[13] , hành giả tu tập Bát chánh đạo như sau: “ayaṃ dukkhanirodhagāminī paṭipadā’ti yathābhūtaṃ pajānāti (Như thật biết đây là con đường đưa đến khổ diệt)[14] .

4) Chữ Tâm trong bộ Chơn lý và trong Kinh Pháp Cú

a) Chữ Tâm trong bộ Chơn lý

“Tâm tuy ta không thấy chớ nó là mạng sống của ta. Cũng như ta chẳng thấy không gian hay thời gian, ta không thấy cái hôm qua, cái ngày mai, cái bữa nay và sự gì sắp đến, ta đang ở đâu.

Bởi con mắt thường của chúng ta không thấy, bởi trí ta chẳng mở mắt ra nhìn, chớ có lẽ nào trong đời một kẻ vô tâm mà sống được, còn người vọng động thì nào ai có biết họ ra sao, và ở đâu, đi đâu đến đâu”[15].

b) Chữ Tâm trong Kinh Pháp Cú

Một chúng sanh mà không có tâm, vô thức thì như khúc gỗ vô dụng.

Aciraṃ               vatayaṃ kāyo,

Pathaviṃ adhisessati;

Chuddho apetaviññāṇo,

Niratthaṃva kaliṅgaraṃ[16].

“Không bao lâu thân này

Sẽ nằm dài trên đất

Bị vứt bỏ vô thức

Như khúc cây vô dụng”[17] .

Kinh Pháp Cú 38, Đức Phật dạy:

Anavaṭṭhitacittassa,

Saddhammaṃ avijānato;

Pariplavapasādassa,

Paññā na paripūrati[18].

“Ai tâm không an trú

Không biết chân diệu pháp

Tịnh tín bị rúng động

Trí tuệ không viên thành”[19] .

Kinh Pháp Cú 42, Đức Phật dạy:

Diso disaṃ yaṃ taṃ kayirā,

Verī vā pana verinaṃ;

Micchāpaṇihitaṃ cittaṃ,

Pāpiyo naṃ tato kare[20].

“Kẻ thù hại kẻ thù

Oan gia hại oan gia

Không bằng tâm hướng tà

Gây ác cho tự thân”[21] .

c) Có thể nói rằng chữ Tâm trong bộ Chơn lý được Tổ sư Minh Đăng Quang trình bày dựa vào những lời dạy của Đức Phật trong Kinh Pháp Cú mà người viết đã trình bày. Tư tưởng Phật giáo Nguyên thủy là nền tảng của những phân tích trong bộ Chơn lý.

5) Giáo lý 37 Pháp trợ Bồ-đề

a) 37 Pháp trợ Bồ-đề được đề cập trong bộ Chơn lý

37 Pháp trợ Bồ-đề trong bộ Chơn lý là “Pháp chánh giác” [22] đề cập đến Tứ niệm xứ, Tứ chánh cần, Tứ như ý túc, Ngũ căn, Ngũ lực, Thất giác chi, Bát chánh đạo. Những giáo lý căn bản này được trình bày trong hệ thống kinh điển rất rõ ràng và chi tiết.

b) 37 Pháp trợ Bồ-đề trong giáo lý Nguyên thủy:

Narada Maha Thera trong Dhammapada đã giải thích 37 yếu tố dẫn đến giác ngộ (Bodhi pakkhiyadhamma) như sau: [23]

* Tứ niệm xứ ( Satipaṭṭhāna)

Niệm thân ( Kāyānupassanā)

Niệm thọ ( Vedanānupassanā)

Niệm tâm ( Cittānupassanā)

Niệm pháp ( Dhammānupassanā) .

* Tứ chánh cần (sammappadhāna )

Thận cần (Saṃvarapadhāna )

Trừ cần (Pahānapadhāna )

Tu cần (Bhāvanāpadhāna )

Bảo cần (Anurakkhanāpadhāna ).

* Tứ thần túc (Idhipāda )

Dục thần túc (Chandiddhipāda )

Cần thần túc (Viriyiddhipāda )

Tâm thần túc (Cittiddhipāda )

Thẩm thần túc (Vimaṃsiddhipāda ).

* Ngũ căn ( Pañcindriya)

Tín căn (Saddhindriya)

Tấn căn (Viriyindriya)

Niệm căn (Satindriya)

Định căn (Samādhindriya)

Tuệ căn (Paññindriya).

* Ngũ lực (Pañcabala)

Tín lực (Saddhābala)

Tấn lực (Viriyabala)

Niệm lực (Satibala)

Định lực (Samādhibala)

Tuệ lực (Paññābala).

* Thất giác chi ( Bojjhaṅga)

Niệm giác chi (Satisambojjhaṅga)

Trạch pháp giác chi (Dhammavicayasamboj-jhaṅga)

Tinh tấn giác chi (Vicayasambojjhaṅga)

Phỉ giác chi (Pītisambojjhaṅga)

An tịnh giác chi (Passaddhisambojjhaṅga)

Định giác chi (Samādhisambojjhaṅga)

Xả giác chi (Upekkhāsambojjhaṅga).

* Bát chánh đạo ( Ariyo atthaṅgiko maggo)

Chánh kiến (Sammādiṭṭhi)

Chánh tư duy (Sammāsaṅkappo)

Chánh ngữ (Sammāvācā)

Chánh nghiệp (Sammākammanto)

Chánh mạng (Sammā-ājīvo)

Chánh tinh tấn (Sammāvāyāmo)

Chánh niệm (Sammāsati)

Chánh định (Sammāsamādhi) .

III. KẾT LUẬN

Nói tóm lại, tư tưởng Phật giáo Nguyên thủy được thể hiện trong một số nội dung của bộ Chơn lý đã được trình bày bao gồm những giáo lý căn bản như: Ngũ uẩn, Thập nhị nhân duyên, Bát chánh đạo, v.v… làm kim chỉ nam cho Tăng Ni Phật tử Việt Nam nói chung, Tăng Ni Phật tử của Hệ phái Khất sĩ nói riêng theo đó mà tu tập, góp phần giúp hoàn thiện bản thân trong đời này và giải thoát trong ngày vị lai.

Những lời dạy của Tổ sư Minh Đăng Quang và sự thực hành tu tập của Ngài là tấm gương sáng cho hàng hậu học. Tư tưởng Phật học trong bộ Chơn lý cũng như sự truyền bá rộng rãi về sau của các hàng đệ tử đã góp phần xây dựng ngôi nhà Phật giáo Việt Nam ngày càng phát triển . N hững thành viên tích cực của Hệ phái Phật giáo Khất sĩ đã chuyển tải thông điệp hòa bình, từ bi hỷ xả, chánh niệm trí tuệ đến với nhân gian. Xin thắp một nén hương tưởng niệm Tổ sư nhân dịp Đại lễ Tưởng niệm 60 năm vắng bóng của Người. Xin thành tâm ghi nhận công đức của thế hệ kế thừa Tổ sư đã hoàn thành xuất sắc công việc truyền bá giáo pháp đến với mọi người như Đức Phật đã dạy các vị T hánh A-la-hán: “Này các Tỳ-kheo hãy vì hạnh phúc cho phần đông, vì hạnh phúc cho chư thiên và loài người, hãy đi mỗi người mỗi ng truyền bá giáo pháp toàn thiện ở đoạn đầu, toàn thiện ở đoạn giữa, toàn thiện ở đoạn cuối cùng” .

***

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1) Dhammapada, ed. O.Von Hinuber and K.R.Norman, London: PTS 1994.

2) Majjhima Nikaya, Vol.I, ed. by V.Trenker, London: PTS, 1964.

3) Majjhima Nikaya, Vol.III, ed. by Robert Chalners, London: PTS, 1977.

4) Tổ sư Minh Đăng Quang, Chơn lý I, Hà Nội, Nxb. Tôn giáo, 2009.

5) HT. Thích Minh Châu (dịch) Trung Bộ Kinh 3, Sài Gòn, Tu thư Đại học Vạn Hạnh, 1975.

6) HT. Thích Minh Châu (dịch), Trung Bộ Kinh 3, Sài Gòn, Tu thư Đại học Vạn Hạnh, 1972.

7) Thiền sư Ajahn Chah (Trần Minh Tài dịch), Chẳng có ai cả, www.dhammatalk.net.

8) HT. Thích Minh Châu, Trung Bộ Kinh 1, Sài Gòn, Tu thư Đại học Vạn Hạnh, 1973.

9) HT. Giới Đức, Kinh lời vàng, Hà Nội, Nxb. Tôn giáo, 2003.

10) HT. Thích Minh Châu, Kinh Pháp Cú , TP.HCM.

11) Maha Thera Narada, Phạm Kim Khánh (dịch), Kinh Ph áp Cú , Sà i Gò n 1971.



[1] Tổ sư Minh Đăng Quang, Chơn lý I, Nxb. Tôn giáo, 2009, tr. 23.

[2] Thích Minh Châu, Trung Bộ Kinh 3, Sài Gòn, Tu thư Viện Đại học Vạn Hạnh, 1975, tr. 518.

[3] Ajahn Chah, Trần Minh Tài (dịch), Chẳng có ai cả, www.dhammatalks.net.

[4] Thích Minh Châu, Trường Bộ Kinh 3, Sài Gòn, Tu thư Viện Đại học Vạn Hạnh, 1972, tr. 290.

[5] Tổ sư Minh Đăng Quang, Chơn lý, “Thập nhị nhân duyên”, tr. 75.

[6] Thích Minh Châu, Trung Bộ Kinh tập 1, Sài Gòn, Tu thư Viện Đại học Vạn Hạnh, 1973, tr. 46.

[7] Dhammapada, 153 -154.

[8] Giới Đức, Kinh lời vàng , Hà Nội, Nxb. Tôn giáo, 2003, tr. 92.

[9] Tổ sư Minh Đăng Quang, Chơn lý “Bát Chánh Đạo”, tr. 94.

[10] Thích Minh Châu (dịch), Trung Bộ Kinh , tập 1, tr. 13.

[11] Majjhima Nikaya I , p. 15.                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                         

[12] Thích Minh Châu (dịch), Trung Bộ Kinh, tập 1, tr. 15B.

[13] Sđd, tr. 56 .

[14] Sđd, tập 1, tr. 62.

[15] Tổ sư Minh Đăng Quang, sđd, tr. 427.

[16] Dhammapada , kệ 41.

[17] Thích Minh Châu (dịch), Kinh Pháp Cú, TP.HCM, Trường Cao cấp Phật học Việt Nam 2, 1989, tr. 32.

[18] Kinh Pháp Cú, kệ 38.

[19] Kinh Pháp Cú, Sđd, tr. 30.

[20] Kinh Pháp Cú, kệ 42.   

[21] Kinh Pháp Cú, Sđd, tr. 32.

[22] Chơn lý, tập 3, tr. 284 .

[23] Narada, Ph m Kim Khánh (dịch), Kinh Pháp Cú , Sài Gò n , 1971, tr. 63-64 .

Normal 0 false false false EN-US X-NONE X-NONE