Tức Tâm tức Phật - Mùa xuân tâm linh

LÀM THẾ NÀO ĐỂ THẤU HIỂU Ý PHÁP “TỨC TÂM TỨC PHẬT”

TucTamTucPhatTrong kinh Pháp Bảo Đàn, phẩm Cơ Duyên có ghi lại câu chuyện, một hôm có học nhân đến tham vấn Lục tổ Huệ Năng, hỏi: “Thế nào là tức tâm tức Phật?”, Tổ sư đáp: “Thành tất cả tướng tức tâm, lìa tất cả tướng tức Phật”. Sau một thời gian dài tu tập, soi quán… tôi dần dần cảm nhận.

Hiệu hữu, mỗi người chúng ta đều có xác thân tứ đại giả hợp giống nhau. Chúng ta có thân, khẩu và ý. Thông thường, chúng ta hay bám víu, chấp thủ vào thân, khẩu, ý của mình; cho rằng nó là mình, của mình (ngã và ngã sở…). Cho nên, trong cuộc sống sở dĩ tôi vui nhiều hay buồn nhiều là do tôi thấy, tôi nghe, tôi biết, tôi cảm xúc v.v... điều tốt đến tôi vui, điều xấu đến tôi buồn, đó là sở chấp của phàm phu, của chúng sanh mà trong nhiều đời, nhiều kiếp… mỗi người chúng ta do tâm thức vô minh chi phối, tích luỹ… làm nên cái ngã và ngã sở của riêng mình.

Ngày nay, khi có duyên đến với đạo đức, biết được Phật pháp, nương nhờ ánh sáng trí tuệ của đức Phật và chư vị Tổ sư giúp mình nhìn lại soi sáng nơi chính mình. Một khi mình cảm nhận ra được thân nầy là một khối giả hợp, lúc nào đó nó sẽ tan rã và trở về với cát bụi tứ đại thì mình cũng chẳng có gì! Cho nên, khi đã đến với đạo và hiểu đạo rồi thì mình phải xác lập cái tâm, hiểu biết nó một cách chắc chắn, tự buông bỏ sở chấp giả hợp nơi mình mà biết “Tá giả độ chơn, dĩ huyễn độ chơn” tức nương cái thân tạm giả để tu hành, lập tâm tu tập và hành đạo, tự trau dồi, tự rèn luyện “thành tất cả tướng tức tâm”; mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý… của mình lâu nay nó quen chấp thủ theo phàm phu; cho rằng tôi thấy, tôi nghe, tôi cảm xúc, tôi biết… tôi buồn, vui v.v... nay hiểu đạo tôi không chấp thủ nữa, tự rõ biết mọi vật sở hữu nơi tự thân hay chung quanh đều giả hợp; chủ động bằng một nhận thức mà mọi hành động, lời nói và tâm niệm đều hiền thiện để thay thế cho cái xấu, quấy, ác lâu nay.

Và rất rõ ràng, lòng tu tập của chúng ta càng chí thành chừng nào thì các căn, các tướng của chúng ta càng mau thành tựu chừng đó. Cho nên, các tướng mà người tu cần mau đạt đến chính là các căn: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý làm thế nào cho nó được thuần thiện, không còn một chút mải mai xấu, quấy, ác, lúc đó chính là “thành tất cả tướng tức tâm” vậy. Khi đó, mọi người đối diện sẽ hoan hỷ với mình, rõ ràng tướng đi, đứng, ngồi, nằm… giống như Phật. Ngược lại, chúng ta sẽ bị chê, bị phàn nàn, người tu gì mà không giống Phật, Tổ một chút gì hết. Đến đây, chúng ta mới cảm nhận ra được nét hay, nét đặc sắc của nhà Phật là hạnh ly xả. Được rồi buông bỏ tất cả, không trụ chấp. Điều nầy được Tổ sư Huệ Năng khai thị “Thành tất cả tướng tức tâm, lìa tất cả tướng tức Phật”.

Đã quyết tu rồi thì phải nỗ lực vươn lên, tu tập rèn luyện các căn, các tướng (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý) cho được thuần thiện, thuần thục, thuần tịnh… cho thật hiền, thật đẹp… Nhưng đến khi được tất cả rồi thì phải tiến lên một bước nữa là học và thực hành hạnh ly xả giải thoát của đức Phật thì mới có thể đạt được mục đích thành tựu rốt ráo, đỉnh cao của người tu là “lìa tất cả tướng tức Phật”. Người đời, theo một lý tưởng, một mục đích… đến khi đạt được thì mừng lắm vì thấy “tôi được” rồi chấp thủ theo cái được đó để chấp khổ. Người Phật tử xuất gia, tại gia tu tập đức hạnh cao thượng thì phải khác một chút, giai đoạn đầu quyết tinh tấn để đạt mục tiêu, nhưng khi đạt rồi thì không chấp thủ mà phải ly xả…thì mới gọi là thật được của người tu giải thoát tự tại. Cho nên, Tổ sư dạy “Lìa tất cả tướng tức Phật”.

MUỐN TÌM GẶP TÂM PHẬT, TRƯỚC HẾT HÃY NHẬN BIẾT RA TÂM CHÚNG SANH CỦA CHÍNH MÌNH

Tổ sư Huệ Năng, vị tổ thứ 6 của thiền tông Trung Hoa. Thuở thiếu thời, Ngài có đời sống rất gian nan, bất hạnh, mồ côi cha từ nhỏ, vừa lớn lên đã phải đi nhặt củi đổi gạo nuôi mẹ, không được học hành, dốt nát một chữ cũng không biết; nhưng bù lại, căn tánh rất lanh lợi. Năm Ngài được hai mươi bốn tuổi, trong một lần đi giao củi tận nhà người mua, tình cờ nghe một câu kinh Kim Cang mà tỏ ngộ đạo mầu. Trên đường hoằng hoá độ sanh, Lục tổ có một phương pháp khai thị cho học nhơn rất đặc sắc. Đa phần hành giả tập tu thường rất muốn sớm tìm ra tâm Phật nơi mình. Điều nầy, được Lục tổ Huệ Năng chỉ bày một phương cách rất hay và vô cùng thực tế “Muốn tìm ra tâm Phật của mình, trước hết phải nhận ra tâm chúng sanh nơi mình”.

Nương lời Phật dạy thấy rõ “tâm ngu” của mình

Nhân mùa xuân Tân Mão, năm con mèo, mà con mèo thì căn tánh rất lanh lợi, thông minh, sắc sảo… Chúng ta, những người con Phật xuất gia và tại gia hãy nương thời duyên hội tụ nầy, nương ý pháp Lục tổ, đặc biệt nương “Lời vàng vi diệu” trong kinh Pháp Cú của đức Phật dạy để chúng ta nhận ra thật rõ tất cả những tướng trạng phàm phu chúng sanh đã tích tụ, ẩn náu nhiều đời, nhiều kiếp nơi thân, khẩu, ý của mình. Một khi đã nhận ra và đoạn trừ được những tâm tánh ngu ác, xấu quấy nơi mình rồi thì nhất định tâm Phật sẽ hiện bày. Trước hết, nơi phẩm Ngu, đức Phật dạy:

“Người ngu gần trí trăm năm

Chánh pháp chẳng hiểu, chẳng thâm đạo mầu

Y như muỗng múc canh sầu

Ngày ngày hương vị ngọt ngào vô tâm”.(PC. 64)

Quả đúng như vậy, khi mình chưa thích tu thì dù hương vị đạo có thâm thuý cao siêu bao nhiêu đi nữa mình cũng chẳng màng, y như cái muỗng múc canh, dù nằm trong tô canh cả đời cũng chẳng thể nào hiểu được mùi vị ngon ngọt của canh; ngược lại:

“Người trí khoảnh khắc chào thăm

Chánh pháp tỏ ngộ trăng rằm mở khai

Tựa như lưỡi nếm vị này

Vừa tiếp xúc đã biết ngay ngọt bùi”.(PC. 65)

Khi mình biết tu và thích tu… thì chẳng khác nào cái lưỡi, vừa nếm đã biết hương vị ngọt bùi của canh; tức ta sẽ nhận ra ngay sự thâm diệu của cõi đạo. Khi đó, chúng ta còn có thể lột bỏ tâm thức vô minh, tự ngã nhiều đời nhiều kiếp ngăn che nơi mình:

“Người biết mình ngu, trí hơn

Ngu mà tưởng trí, ấy buồn ngàn thu

Sống đời tỏ ngộ trí ngu

Mới thật là trí, thoát mù tĩnh tâm”.(PC. 63)

Tinh thần tỉnh giác của con người mình rất cao. Khi đã cởi bỏ được lớp vỏ tự ái, tự ngã, tự ty của vô minh rồi thì tức khắc sẽ biết mình phải làm gì để khẳng định vị trí của mình trong cuộc sống:

“Kẻ hơn mình chẳng được thân

Kẻ ngang mình chẳng được gần tâm giao

Thà rằng cô độc ra vào

Tốt hơn kết bạn huynh bào kẻ ngu”.(PC. 61)

Sống trong đời mà biết làm chủ cuộc sống của chính mình, biết kiềm chế thân, khẩu, ý…; biết những người bạn nào nên gần và không nên gần; biết sống một mình mà không cảm giác buồn khổ thì nhất định từng bước mình có thể xa lìa hẳn cảnh giới ngu của chính mình.

Nương lời Phật dạy thấy rõ “tâm ác” của mình

Bên cạnh, trong đời sống hằng ngày, con người mình cũng phải biết nhận ra để xa lìa những điều quấy ác còn ẩn náu nơi chính mình.

Trong phẩm Ác, câu 117, đức Phật đã dạy:

“Một khi lỡ làm ác rồi

Tự giác chớ để tăng đôi lỗi lầm

Việc ác cứ mãi cố làm

Nhân ác thọ khổ, quả thâm thêm hoài”.

Trong đời sống hằng ngày, tự biết nhận ra điều thiện, điều ác là không phải dễ. Nhất là khi đã phạm lỗi lầm mà biết tự nhận ra và biết dừng lại, không cho mình tiếp tục gây tạo thêm lỗi lầm nữa, để không phải nhận thêm quả báo khổ sầu thì đây đúng là tâm thức đã thoát ngu, tự chủ sống trong trạng thái sáng suốt. Thông thường, con người hay bị nghiệp ác lôi cuốn chạy theo mồi danh bã lợi mà cứ lầm tưởng là vui; đến một ngày nghiệp ác chín muồi, quả khổ vây kín triền miên, con người mới chợt tỉnh; cũng trong phẩm Ác, câu 119, đức Phật đã nhấn mạnh:

“Khi nghiệp ác chưa chín muồi

Kẻ ác lầm tưởng là vui, làm hoài

Khi ác nghiệp chín muồi say

Quả báo liên tục tháng ngày đảo điên!”.

Và chính điều nầy cũng là đối tượng thử thách đối với người làm thiện mà quả chưa thành, chưa đến:

“Khi nghiệp lành chưa đủ duyên

Người lành tưởng khổ, than phiền cực thân!

Khi nghiệp lành trổ quả nhân

Sắc hương bát ngát vạn phần báu châu”.(PC. 120)

Trên nền tảng thực tế cuộc sống, câu kinh 121 đức Phật đã gieo ánh sáng giáo pháp, giúp con người thấy rõ sự tích tụ và nhân quả chín muồi của nghiệp ác:

“Chớ khinh ác nhỏ… không đâu

Chẳng đem lại quả báo sầu cho ta!

Dòng thời gian trổ nụ hoa

Nhỏ giọt tích tụ hoá ra đầy bình

Ngu phu sở dĩ khổ tình

Do hành động ác tự mình tạo ra!”.

Ngược lại, câu 122 đức Phật cũng chỉ dạy chúng ta phải biết nhẫn nại, không xem thường, không bỏ qua những việc lành nhỏ trong đời:

“Chớ khinh lành nhỏ… bỏ qua

Chẳng đem quả báo vạn toà cho ta!

Dòng thời gian trổ nụ hoa

Nhỏ giọt tích tụ hoá ra đầy bình

Người trí sở dĩ thông minh

Nhờ biết gom kết thiện lành dài lâu”.

Nếu trong cuộc sống, mình không tự biết làm chủ hành động của mình, si mê tạo nghiệp, một khi đã vướng nghiệp xấu ác rồi thì dù đi đâu, ở đâu… con người cũng không tránh khỏi quả báo, câu kinh 127 chỉ rõ:

“Chẳng phải bay lên không hư

Hay là lặn xuống biển sâu tột cùng

Núi rừng thăm thẳm mông lung

Thế gian khắp chốn điệp trùng ngàn khơi

Cũng không trốn khỏi nghiệp đời

Nhân quả công lý ứng thời hạo nhiên”.

Và có một điều mình tưởng chừng bất ngờ, đó là cái chết trong báo ứng nhân quả như luôn chờ đợi mình, câu kinh 128 đã nêu:

“Chẳng phải bay lên không thiên

Hay là lặn xuống biển huyền thẳm sâu

Núi rừng xanh biếc trời cao

Thế gian khắp chốn trần lao mịt mờ

Tử thần đang đợi, đang chờ

Nhân quả tương ứng đúng giờ túc duyên”.

Đức Phật là bậc thầy của trời, người, Ngài thấy rõ đường đi lối về của nghiệp. Với tâm lực “đại từ đại bi”, đức Phật đã vạch ra và chỉ cho con người cách thức nhận ra nghiệp, chủ động dừng lại để tránh nghiệp quả xấu.

Câu kinh 222 và 223, đức Phật dạy:

“Người nào ngăn được sân si

Xe đang chạy mạnh dừng thì được ngay

Mới là người chế ngự tài

Nếu không chỉ gọi hờ ngoài ích chi!”

“Lấy từ bi thắng sân si

Lấy hiền lành thắng bạo uy hung tàn!

Lấy bố thí thắng tham xan

Lấy chơn thật thắng ngụy gian ác tà”.

Nương lời Phật dạy... giữ tâm “tàm quý” nhiếp phục thị phi khen chê ở đời

Đồng thời, trong quá trình sống và tiến hoá, lòng tự ái của con người thường hay bị thử thách bởi những thị phi, khen chê... ở đời. Người không sáng suốt, không khéo tu rất khó vượt qua. Câu 227 và 228 đã ghi rõ:

“Phật tử nên biết trần gian

Nay, xưa đều bị lắm đàng gièm pha

Nín, nói đều bị chua ngoa

Nói nhiều, nói ít đều là bị chê

Làm người không bị xiểm dè

Thế gian này khó trăm bề vô phương”.

“Không ai bị chê mọi đường

Không ai được cả mười phương khen vì

Quá khứ, vị lai... cổ hy!

Tìm đâu ra bậc trí bi vẹn toàn”.

Do vậy, đức Phật đã vạch ra cho người tu, người trí một hướng đi đích thực qua câu kinh 234:

“Người trí tích thiện mỹ chân

Cả ba thân khẩu ý phần điều nhu

Ngày ngày hoàn thiện vô ưu

Đạo quả an trú thiên thu đức mầu”.

Muốn giữ vững thái độ sống của người trí thật không phải dễ. Bởi người trí là người luôn tỉnh giác, tàm quý nơi tự thân như đức Phật đã dạy:

“Sống biết hổ thẹn ăn năn

Không đắm dục lạc, thường hằng tịnh thanh

Khiêm tốn, trong sạch thiện lành

Dồi dào kiến thức, tinh anh phép đời”.(PC. 245)

“Thế gian ai phạm đạo người

Sát sanh, trộm cắp, nói cười điêu ngoa

Tửu sắc say đắm la cà

Hành vi như thế đúng là tự gây

Ngay trong hiện kiếp đời này

Thiện căn tự bỏ, tạo vay khổ sầu”.(PC. 246 & 247)

“Nên biết ngăn ác làm đầu

Ác là tự chuốc lo rầu vào thân

Điều phi pháp, điều tham sân

Sa vào thống khổ quả nhân vô vàn”.(PC. 248)

Nếu không “tàm – quý” con người dễ gì mà không bị các lửa “tham, sân, si” của mình sai sử, thiêu đốt mình và thường bị vô minh che lấp, thường ưa thấy lỗi người mà ít khi nhận ra, thấy được lỗi nơi chính mình như các câu:

“Không lửa nào bằng dục tham

Không cố chấp nào bằng sân, giận hờn

Không lưới ngu nào buộc hơn

Dòng sông ái dục thượng nguồn chảy tuôn”.(PC. 251)

“Lỗi người dễ thấy, dễ buồn

Lỗi mình khó thấy, lại thường dễ quên

Lỗi người, cố bươi móc tìm

Lỗi mình cố giấu, như ghìm bài gian”.(PC. 252)

“Thấy lỗi người nóng giận tăng

Thêm phiền, thêm não lòng hằng chấp nê

Nếu bỏ phiền não quay về

Tướng tánh an tịnh bồ đề tịch chơn”.(PC. 253)

Nhờ có ánh sáng tuệ giác của đức Phật giúp người tu chúng ta soi sáng được trong ngoài, nhân ngã bỉ thử; không bảo thủ lỗi mình, không chấp nhất lỗi người. Hằng ngày thường tự nhận ra lỗi mình để đoạn lìa nên thường vui mừng (tức hỷ) và mỗi khi thấy biết lỗi người thì không buồn chấp mà còn biết rõ căn cơ nghiệp lực của chúng sanh (nên xả) không sân, không giận.

Nương lời Phật dạy thương người, thương đời với tâm “đại hỷ - đại xả”

Con người khi thân chứng được pháp hỷ xả rồi thì có khả năng phá vỡ được địa ngục trói buộc nơi mình và chung quanh như Bồ-tát Địa Tạng vào cảnh giới địa ngục cứu độ chúng sanh mà không hề bị khổ não chi phối. Thực ra, cảnh giới địa ngục đó ở đâu? Và làm thế nào để có thể nhận ra và thoát qua? Đó chính là nghiệp quả trói buộc nơi thân, khẩu, ý của mình. Làm người ai cũng mang thân, khẩu, ý như nhau; nhưng người khéo tu thì thân, khẩu, ý thanh tịnh, ít nghiệp; còn người vụng tu thì thân, khẩu, ý không thanh tịnh, nghiệp nhiều, bị nghiệp trói buộc nên thường có hành động, lời nói, ý tưởng sái quấy, đau khổ như địa ngục vây quanh. Câu kinh 308 và 306, đức Phật đã chỉ rõ:

“Tu hành phá gii, sân tham

Thà nut st nóng, la hm đt thân

Còn hơn thlãnh phưc phn

Không tu, hng hc qunhân báo đn!”

“Thưng nói vng ngữ sai li

Không thi nói có, có thi nói không

Ngưi to hai nghip lòng vòng

Chết đa đa ngc, tâm tòng ti mang”.

Và câu 311, đức Phật đã nhấn mạnh cho người xuất gia:

“Cthơm ta ngát khp vùng

Nghe mùi tham đm lẫy lng mê say

Ququng, vng nm đt tay

Sa môn tà hnh đa ngay ngc su”.

Những cảnh giới địa ngục lớn chính là những ngộ nhận, câu nệ, cố chấp rất mâu thuẫn trong tâm tánh của mỗi người. Như đức Phật đã chỉ bày trong các câu 316, 317, 318:

“Không đáng h, chkhsu

Vic đáng h... li không su không lo

Tà kiến[1] ôm chp bo bo

Đa ngc khnn, khó dò thoát ra”.

“Không đáng s, chdn dà

Vic đáng s, li vào ra kiếm tìm

Ngờ vực, mê hôn, tỵ hiềm

Tà kiến ôm kh, đc hin khó dung”.

“Không li, tưng li trùng phùng

Li tưng không li, tưng tùng tâm sinh

Tà kiến đa ngc vô tình

Trchp tà kiến, vô minh ngc su”.

 

“Li biết rng li, tiêu dao

Không li biết chng li nào vào ra

Giữ tâm chánh kiến ba la

Đưng lành phúc quma ha phong trn

Phúc ha như áng phù vân

Hp tan, lành dữ trong ngn tưng tâm

Đo mu vô thưng thm thâm”.(PC. 319)

Nương lời Phật dạy soi sáng, đoạn lìa “tâm ái dục” sâu thẳm trong lòng mình

Làm thế nào để nhận ra được nghiệp ái dục trong sâu thẳm của lòng để đoạn lìa? Phẩm Ái dục thứ 24, những lời dạy của đức Phật hết sức tường tận, đáng lo ngại và tự mỗi người mình có đủ phúc duyên để nhận ra, soi sáng nghiệp thức ẩn náu trong tâm tánh mình hay không? Thường thì đã là nghiệp thì rất khó thấy, vì nó bị ngăn che bởi màng vô minh mê chấp của chính mình. Các câu kinh 334, 335, 336, 337... đức Phật đã phơi bày nghiệp ái của con người rất rõ ràng:

“Ngưi buông lung, tham ái sanh

Tràn lan như cmc nhanh vưn rng

Đi này, đi khác không dng

Như vưn tìm trái tưng bng chuyn cây”.

“Ngưi sng trên thế gian này

Bị ái dc buc biết ngày nào ra!

Su khchng cht sanh già

Gp mưa như ctỳ la lan dn”.

“Ngưi sng giữa chn hng trn

Nhiếp phc ái dc khó khăn khôn cùng

Như mưa su rng tri đông

Cành sen git nưc khó lòng đng lay”.

“Điu lành ta bo cho hay

Ái dc nhsch, đc tài ai hơn!

Ctỳ la mun sch trơn

Phi nhtn gc ly hn hết vương

Chcho ma su náu nương

Như clau gp môi trưng tăng nhanh”.

Gốc rễ của nghiệp ái dục rất sâu, nếu người tu không đoạn tận gốc rễ khi gặp duyên nó sẽ mọc lên rất nhanh! Người Phật tử tại gia dùng tinh tấn tụng kinh, niệm phật, tu thiền hằng đêm... hễ gặp nghiệp ái chi phối sẽ bỏ đi chùa ngay; Tăng Ni xuất gia ở chùa cũng vậy, hễ gặp nghiệp ái chi phối thì cũng dừng tu ngay và nhanh đến độ mình không thể ngờ!

“Lòng ái dc chy khp nơi[2]

Như ging cdi mc thi tràn lan

Ngưi nương cnh, tukiếm vàng

Đon hết ái dc đa mang phù trn”.(PC. 340)

“Những ngưi trói buc dc thân

Khác nào thbsa chân lưi su

Càng buc ràng, càng khsâu

Yêu thương càng trói, dài lâu đau bun”.(PC. 342)

“Những ai tư tưng ác tà

Lòng hng vng đng, y nhà bi tâm

Dc lc tăng, ttrói thân

Càng thêm khnão, càng nhân su bun”.(PC. 349)

Trên đời nầy, đức Phật dạy nghiệp ái dục là sâu nặng nhất; cho nên có rất nhiều người đã thoát vượt được rồi thì không bao giờ quay lại, cũng không ít người dù đã vượt qua, đã rất cố gắng... nhưng rồi một lúc nào đó cũng lại bị quay ngược dòng rất bi thương. Hai câu 344, 345 đã phơi bày:

“Ngưi đã lìa dc, nương v

Xut gia vui chn sơn khê lâm tuyn

Nay li tái tc trn duyên

Hãy xem ngưi đó, đo điên chăng là!

Đưng trn đã sm bưc ra

Nay ttrói buc, vào nhà trái oan”.

 

“Ngưi có trí, tnh mng vàng

Bng cây, bng st buc ràng dây gai

Chưa phi kiên csc, tài

Vợ con luyến ái lòng này mi lo.

Tài sn tham chấp bo bo

Mới thật trói buộc, khó dò thoát ra!”

Sở dĩ ta bị trói buộc vì ta đi ngược dòng “tái tục trần duyên”, luyến ái vợ con, tham chấp tài sản. Nếu ta không “tái tục trần duyên”, không luyến ái không tham chấp tài sản, vợ con... thì nhất định ta không bị sự trói buộc của địa ngục tâm thức.

Các câu kinh 354, 355, 356... đức Phật đã chỉ cho chúng ta con đường ra khỏi sự trói buộc khổ đau:

“Bthí, pháp thí, đi t

Trong các cht v, pháp thì thưng tôn

Các lc, pháp hỷ là hơn

Trđưc ái dc, thoát ngun khđau”.

Sự giàu sang tài sản nó dễ làm cho con người mù mờ tâm thức sáng suốt của mình:

“Giàu sang làm hi kngu

Không sang bgiác, mây mù chp nê

Ngưi ngu tăm ti đi v

Tài dc che lp ê tâm ngưi”.

Cho nên, người nào xa lìa được sự say đắm tham dục thì nhất định người đó thoát khổ:

“Clàm hi rung vưn đi

Tham dc say đm hi ngưi biết bao!

Thế nhân thc tnh di trau

Lìa tham đưc phưc, sang giàu thin duyên”.

“BẢN LAI DIỆN MỤC” HAY NHẬN RA MÙA XUÂN TÂM LINH CỦA CHÍNH MÌNH

Thấy rõ con đường mình đi và sự nỗ lực hành trì nơi tự thân

Sau khi thấy rõ “tâm ngu, tâm ác, phẫn nộ, cấu uế và sự trói buộc của ái dục” nhiều đời nhiều kiếp rồi, chúng ta cần dõng mãnh giữ định hướng đi tới bằng sự hành trì của tự thân. Bởi đạo không phải là sự hiểu biết hay lời nói suông mà là “định – huệ” song hành. Phẩm Song Yếu, đức Phật đã dạy rõ nơi câu 20:

“Kệ kinh đọc tụng công phu

Nghiệm suy ý nghĩa, tập tu hành trì

Sáng chiều đoạn tham sân si

Thân tâm thanh tịnh, giữ y đạo hiền

Xa lìa thế tục trần duyên

Đời này, đời khác hạnh thiền Sa môn”.

Một khi đã có định hướng rồi thì phải thắng buông lung (lười biếng) tinh tấn dõng mãnh đi tới, với các câu 21, 22, 23:

“Không buông lung, hết tử sanh

Mãi buông lung… cửa chết dành người mê!

Người tinh tấn, không chết hề!

Kẻ biếng nhác như ma về cõi ma!”

“Người trí rõ biết thiền na

Nỗ lực tinh tấn ba la mật lòng

Không buông lung, tánh tịnh trong

An vui cõi thánh, sắc không chẳng màng!”

“Dõng mãnh, kiên nhẫn tâm vàng

Thiền định, giải thoát đạo tràng tịnh tu

Người trí tinh tấn công phu

Niết bàn chứng nhập, vô ưu quả mầu!”

Đồng thời, đức Phật cũng xác lập con đường và pháp hành vững bền cho thầy Tỳ-kheo đi đến nơi, đến chốn:

“Tỳ-kheo tự thắng vô minh

Thắng lười biếng, thắng hữu tình buông lung

Phật khen như ngọn lửa hồng

Đốt thiêu phiền não[3] thoát vòng tử sinh!”(PC. 31)

“Tỳ-kheo tự thắng vô minh

Thắng lười biếng, thắng hữu tình buông lung

Phật khen họ gần Niết-bàn

Nhất định không bị buộc ràng dể duôi”.(PC. 32)

Luôn tỉnh giác trước dòng đời, khẳng định vị trí từ bùn nhơ vươn lên, xác lập phẩm hạnh tu tập và công hạnh độ sanh:

“Từ đống bùn nhơ trầm hôn

Hoa sen chớm nở ta thơm giữa đời.

Thanh khiết trong sáng tâm người

Ta-bà bụi bặm, rạng ngời chân nhân

Đệ tử chánh giác pháp thân

Trí tuệ soi chiếu thế trần độ sanh”.(PC. 58 & 59)

Luôn vượt lên chính mình, thắng mọi thử thách ngoại cảnh an trú, tịch tịnh nội tâm

Càng đi sâu vào kinh, chúng ta càng thương kính quý mến đấng Đại đạo sư, Ngài là bậc Thế Tôn, là đấng cha lành; Ngài như luôn cầm tay mình, từng bước dìu đứa con thân ra khỏi trần nhơ:

“Không vì thiên hạ ngọt bùi

Cũng không vị ndù người thân sơ

Người trí không hành động nhơ

Không cầu con cái, hay nhờ quyền uy”

Cầu giàu có, cầu vương phi

Đem bất chánh, đổi tiện nghi cho mình

Được vậy mới gọi hiền minh

Đạo đức trí tuệ viên thành đạo tâm.(PC. 84)

Hành giả tinh tấn hành thiền

Giác chi[4] bảy đóa sen thiêng thơm lành

Phiền não, nhiễm ái, vô sanh

Niết bàn diệu thể trú thành phạm âm. (PC. 89)

Chẳng những luôn kiên trì con đường phạm hạnh mà còn đối chiếu cân phân thực, ảo của phạm hạnh:

Thắng chính mình, mới thượng nhân

Hơn thắng kẻ khác ngàn lần là hơn

Tự mình tỏ rõ thiện chơn

Chế ngự tham dục thiên sơn cao vời!(PC. 104)

Trăm tuổi trí tuệ không sanh

Không tu thiền, thiếu phúc lành thiện duyên

Chẳng bằng một ngày tu thiền

Trí tuệ tỏ rạng đức hiền sáng trong.(PC. 111)

Trăm năm không ngộ đạo vàng

Vô vi tịch tịnh mơ màng có không

Chẳng bằng một ngày sáng lòng

Vô vi tịch tịnh sắc không thư nhàn.(PC. 114)

Trăm năm sống giữa trần gian

Không thấy pháp tối thượng quang nhiệm mầu

Chẳng bằng một ngày ngộ sâu

Thấy pháp tối thượng vô cầu vô tâm. (PC. 115)

Đặc biệt nhất là sau khi khám phá, nhận diện được “bản lai diện mục” của chính mình như đức Phật đã từng khai thị:

Vòng luân hồi mãi xuống lên

Tìm mãi không gặp tuổi tên chủ nhà

Khổ thay kiếp sống phù hoa

Sanh già bệnh chết... bóng tà huy bay

Kẻ làm nhà, ngươi là ai

Gặp rồi sao lại khứ lai vô tình

Ngươi về hội nhập tâm linh

Không làm nhà nữa, vô hình vô tâm

Rui mè, kèo cột bặt tăm

Niết bàn vô thượng thậm thâm trúrồi

Dục vọng mê nhiễm buông trôi

Lậu hoặc dứt sạch, đứng ngồi tịnh an[5].(PC. 153 & 154)

Dù Phật tử tại gia hay Tăng Ni xuất gia, chúng ta đều có niềm tin lớn là có phúc duyên gặp được giáo pháp đức Phật, thọ hưởng ánh sáng hào quang đức Phật soi chiếu, tỏ rõ “bản lai diện mục” tự thân rồi nhất định không bỏ phí thời gian nữa, nhất là giai đoạn tuổi thanh xuân... mà luôn tự tỉnh giác trước dòng thời gian để không phải ăn năn, hối tiếc khi thời gian qua mau và vô thường chợt đến:

Thanh niên cường tráng hiên ngang

Không kiếm tài sản kết tràng hoa thiêng

Tu hành lúc trẻ không siêng

Khi già chẳng khác cò hiền bên sông

Sớm tối lặn lội đục trong

Chết mòn khô héo kiếm không được mồi.(PC. 155)

Thanh niên cường tráng trẻ vui

Không kiếm tài sản, tụ đời tương lai

Trẻ không tích lũy đức tài

Đến già nằm xuống trong ngoài trống không

Thân người đau yếu, khòm cong

Như cây cung gãy, như vòng hoa khô!(PC. 156)

Hãy sống an lạc với “mùa xuân tâm linh” của tự lòng

Giá trị thực trong cuộc sống chính là giá trị sống, ông bà ta từng nói: “Hùm chết để da, người ta chết để tiếng” rất có ý nghĩa ở đời. Khi sống mình phải biết dựng lập cuộc sống như thế nào để mọi người chung quanh thương mến và khi mình chết thì mọi người luyến tiếc, trân trọng, tôn kính. Đức Phật dạy người tu phải biết tự phòng hộ các căn, khi sống không để thân, khẩu, ý làm việc xấu, quấy, ác thì khi chết đi khỏi phải mang quả báo không tốt và còn lưu lại tiếng xấu trong đời.

Trong phẩm Bà La Môn, các câu kinh 412, 413, 414, 415 đức Phật có dạy:

“Thế gian này, cảnh ảo huyền

Thiện pháp, ác pháp, ưu phiền... lắng trong

Ngày ngày thuần tánh, thanh lòng

Bà-la-môn xứng danh dòng Phạm thiên”.

“Dục vọng ngưng nẻo trần duyên

Như trăng mát du, lâm tuyền long lanh

Sống đời trí sáng tinh anh

Bà-l- môn gọi thiện sanh muôn đời”.

“Gồ ghề lầy lội[6] chơi vơi

Vượt khỏi biển khổ luân hồi mê si

Thiền định, lắng dục, dứt nghi

Không chấp, không đắm tự ty quả mầu

Niết bàn tịch tịnh thm sâu

Bà-la-môn thực thượng cầu nhơn thiên”.

“Hiện đời lìa bỏ dục triền

Xuất gia tích hạnh thánh hiền Tăng nhân

Không phát sinh lại nghiệp trần

Bà-la-môn quả, xuất thần Sa-môn”.

Trong phẩm Tỳ-kheo, đức Phật đã dẫn dắt thầy Tỳ-kheo nói riêng, người tu nói chung, biết sống kiểm soát, nhiếp phục các căn của chính mình; tức là người con Phật muốn tu, thích tu thì phải biết sống cho mình một cách trọn vẹn:

“Mt tai mũi lưi... các căn

Ai chế phc đưc, thức thn thong dong

Thân khu tâm ýsch trong

Lành thay! Gii thoát khi vòng khđau!”(PC. 360 & 361)

“Tỳ-kheo tri túc, không lơi

Thưng nht tnh giác, thi thi siêng năng

Đến đi gìn giữ các căn

Chư thiên khen ngi, ngưi hng kính yêu”.(PC. 366)

“Tỳ-kheo múc nưc thuyn này

c hết thuyn nh, công dày qucao

Tham dc, sân nhuế... thoát mau

Niết-bàn quv, đo mu tthân”. (PC. 369)

“Biết tcnh sách lòng trong

Quay vphn tnh, hphòng tánh tu

Chánh nim vng lng điu nhu

Tỳ-kheo an lc, vô ưu qulành”.(PC. 379)

Tỳ-kheo tâm tánh nhoa

Thành tín giáo pháp Pht-đà hành tri

Cnh gii an lc tbi

Vô thưng chng ng, lưu ly nhim mu.(PC. 381)

Tỳ-kheo tui nhtín sâu

Siêng tu giáo pháp thưng cu Pht gia

Ánh sáng soi chiếu Tăng-già

Như trăng thanh thoát đp nhà tbi.(PC. 382)

Từ phẩm Tỳ-kheo đến phẩm A-la-hán, rõ ràng giáo pháp đức Phật không ru ngủ, mê hoặc con người mà là chỉ rõ, đánh thức sự trì trệ, u mê nơi con người. Rất tình cờ chúng ta có thể cũng gặp gỡ nơi Thiền sư Viên Học (1073 – 1136) đời Lý, sự tỉnh thức:

“Nghe chuông sớm tối tĩnh lòng

Thần lười dứt sạch, thần thông hiển bày”.

Và qua các câu kinh từ 93 đến 99 chúng ta thấy rõ đức Phật giáo huấn các thầy Tỳ-kheo nói riêng, người tu nói chúng hãy tự nâng cao, sàng lọc tâm thức của chính mình lên để từng bước đi vào Tứ thánh quả, trở thành vị A-la-hán trong chánh pháp.

A-la-hán sạch nhiễm ô

Tứ sự[7] nương tạm, tội đồ lìa xa

Giải thoát, vô tướng, không hoa

Như chim tự tại, trú tòa tịnh không.

A-la-hán đóa sen hồng

Tuấn mã điều phục, nhiếp lòng dặm xa

Ngã mạn phiền não an hòa

Trời người kính mộ đẹp nhà từ bi.

A-la-hán hết sân si

Tâm như cõi đất, lưu ly cửa thiền

Ao sâu bùn lắng sạch phiền

Nghiệp trần nhẹ phủi, hết duyên luân hồi.

A-la-hán ý thường tươi

Lời nói, hành động thời thời lặng yên

Chánh trí giải thoát tịch thiền

Thân tâm an tịnh, đức hiền ta hương.

A-la-hán tự sáng gương

Tự lòng kiên định, tánh thường hiển khai

Nhân quả báo ứng trong ngoài

Vô Thượng Sĩ ngự, Như Lai tịch nhàn.

Dù núi rừng, dù xóm làng

Đất bằng, gò trũng, đồng hoang, thị thành

A-la-hán trú an lành

Cảnh giới hạnh phúc cao thanh đạo hiền.

Người đời chẳng thích lâm tuyền

A-la-hán lại vui miền tịch liêu

Dục lạc người đời mến yêu

A-la-hán đẹp bên triều non xanh.

Sống trong đời, ai nhận ra và nhiếp phục được mọi phiền não, lắng sạch mọi ưu phiền của các căn khi đối diện với sáu trần, tịnh hoá được ba nghiệp thân, khẩu, ý... người đó sẽ trở thành vị Tỳ-kheo, vị A-la-hán thực sự thân chứng trong chánh pháp, an trú vĩnh viễn trong mùa xuân tâm linh của chính mình.

 

Nhân mùa xuân Tân Mão - 2011 năm “Con Mèo” đã về với cuộc sống con người trong thời khắc thiêng liêng, năm đầu của thập niên thứ 2 của thiên niên kỷ mới (thế kỷ XXI), thành tâm kính chúc chư Tôn đức, pháp hữu huynh đệ và Phật tử gần xa một năm mới an lạc, kiết tường như ý… luôn được nhiều thắng duyên trong chánh pháp tương hội mùa xuân tâm linh nơi tự thân.

 

Nam mô Hoan Hỷ Tạng Bồ Tát Ma Ha Tát.

 

Phương Thảo am, xuân Tân Mão – 2011.

* Ban Biên tập: Nhân dịp xuân mới, Ban Biên tập xin chia sẻ cùng đọc giả tác phẩm này như là một món quà xuân trong những ngày đón Tết.

 


[1] Tà kiến là cái thấy tà vạy, mê tín dị đoan. Luôn sống với trạng thái tỉnh giác, biết tỏ rõ trước phải quấy, tốt xấu... đó chính là đạo, là hạnh phúc của con người:

[2] Từ sáu căn phát ra.

[3] Chỉ tham, sân, si…

[4] Thất giác chi hay còn gọi là “Thất bồ đề phần” gồm: Trạch pháp, tinh tấn, hỷ, khinh an, niệm, định và xả.

[5] Đây là lời đức Phật Thích Ca khi thành đạo, tâm sanh hoan hỷ mà nói ra. Sau này, nhân vì ngài A nan hỏi mà Phật nói lại lời đó. Kẻ làm nhà chỉ cho thân thể; rui mè chỉ cho các thứ dục lạc ở thế gian, còn kèo cột chỉ cho vô minh.

[6] Chỉ các phiền não tham dục.

[7] Chỉ cho 4 việc: ăn, mặc, ở, thuốc men.