Tương lai Phật giáo Afghanistan có khởi sắc hơn chăng? Sẽ là nơi hành hương Phật giáo hay là nơi khai thác mỏ đồng?

afgha-1

Khi khai quật khu vực Mes Aynak, các nhà khảo cổ đã phát hiện ra tượng Phật này nhưng phần đầu của tượng đã bị mất, giống như có người cưa lấy đi. © Simon Norfolk / National Geographic

Đi về phía nam thủ đô Kabul khoảng một giờ lái xe, chúng ta sẽ bắt gặp một khu khảo cổ Phật giáo mênh mông có niên đại ít nhất 1500 năm về trước. Một điều tình cờ là khu di tích Phật giáo này lại ngự trên một mỏ đồng chưa khai thác lớn nhất thế giới, có khả năng trị giá hàng tỷ tỷ đô-la.

Tám năm trước, chính phủ Afghanistan đã thực hiện một thỏa thuận với một tập đoàn Trung Quốc để khai thác đồng, tuy nhiên việc khai thác này vẫn chưa bắt đầu và có khả năng kéo dài trong nhiều năm tới. Các khu vực có đồng thuộc tỉnh Logar đang đối mặt với nhiều thách thức về mặt an ninh cũng như về cơ sở hạ tầng, thiếu điện nước, không có đường sắt để vận chuyển đồng và còn bị phiến quân Taliban lăm le đe dọa.

Cục Khảo sát Địa chất của Mỹ đã ước tính rằng Afghanistan đang nắm giữ 1 nghìn tỷ đô-la trong mỏ khoáng sản này nhưng nó hoàn toàn chưa được khai thác gì cả. Đây là một nguồn tài nguyên khổng lồ và là nguồn tạo mức thu nhập rất lớn cho một đất nước mà từ bao lâu nay chỉ dựa vào viện trợ nước ngoài. Nhưng theo kinh nghiệm của các nước khác, điều gọi là “tài nguyên gây họa hại”, mối quan ngại này đang diễn ra đối với nguồn tài nguyên thiên nhiên ở Afghanistan, có thể và sẽ bị khai thác tối đa ở đây. Một phần của mối quan ngại này tập trung vào việc khai thác mỏ đồng tại Mes Aynak và chuyện không tránh khỏi là sự tàn phá khu vực khảo cổ di tích quý báu được ví như là Machu Picchu và Pompeii. Việc trưng dụng một tài sản có giá trị lịch sử như thế này đã gây tranh luận, đây còn là một loại tài sản khác tạo nên sự giàu thịnh, có thể là chìa khóa để ngành kinh doanh du lịch phát triển mạnh trong tương lai.

 afgh-2

Gần 100 ngôi tháp, điện thờ Phật giáo cổ xưa như thế này đã được các nhà khảo cổ phát hiện tại Mes Aynak, phía nam thủ đô Kabul. © Simon Norfolk / National Geographic

Hannah Bloch đã viết về Mes Aynak trong tạp chí National Geographic, số ra tháng 9 và nói chuyện với chúng tôi ở đây. Những hình ảnh trong bài viết này được lấy từ tạp chí.

Du lịch hành hương Afghanistan?

Điều đó nghe có vẻ xa vời, song hãy nhớ rằng, khách du lịch không hề nghĩ ngợi gì khi đi hành hương tham quan Angkor Wat ở Campuchia trong khi di tích này đã bị chiến tranh tàn phá vài thập kỷ trước. Du lịch cũng phát triển mạnh ở Việt Nam vậy. Afghanistan có vẻ đẹp thiên nhiên ngoạn mục và nhiều di tích lịch sử. Trước thời kỳ xung đột thống trị, những gì chúng ta suy nghĩ, chúng ta biết về Afghanistan ngày nay, đất nước này là điểm đến của nhiều du khách và những nhà mạo hiểm khám phá. Đó là điểm dừng chân cần thiết trên con đường xuyên Á của những bộ hành là những thanh niên sống theo chủ nghĩa híp-pi tìm kiếm những loại thuốc phiện rẻ tiền và của khách du lịch đổ xô đến Bamiyan chiêm ngưỡng hai tượng Phật khổng lồ điêu khắc trên vách núi vào thế kỷ thứ 6.

Những bức tượng Phật này đã bị phiến quân Taliban phá sập

Phiến quân Taliban đã cho nổ tung những tượng Phật Bamiyan vào tháng 3 năm 2001, tuy nhiên sau đó vẫn có một vài khách du lịch đến tham quan. Đời sống thu nhập ở Bamiyan khi đó thực sự phụ thuộc vào ngành du lịch còn bây giờ hầu như không có gì cả. Tôi đến thăm nơi đây hổi tháng 12 năm 2013, thấy một vài học sinh Afghanistan đi xung quanh di tích nơi những bức tượng Phật đã một lần đứng ở đó mà không hề thấy một khách du lịch ngoại quốc nào.

Tôi biết điều này làm cho chủ đề của tôi tắt lịm nhưng có thể nào những bức tượng này được phục hồi để mời gọi khách du lịch trở lại?

Đống đất đá đổ nát được gom góp lại từ những mảnh vụn của hai bức tượng Phật bị phá hủy và được giữ trong khu vực di tích này trong khi Afghanistan, UNESCO và cộng đồng quốc tế cố gắng phác họa và do dự có nên kiến tạo lại những tượng Phật này hay chăng. Nhiều người dân địa phương ở Bamiyan ủng hộ kiến tạo lại bởi họ tin tưởng điều đó giúp cho ngành du lịch phát triển trở lại và nhịp đập kinh tế địa phương khởi động lại trải qua sau suốt 14 năm nay im tiếng.

afgh-3

Dưới lòng đất Mes Aynak không chỉ là mỏ đồng dồi dào mà còn có nhiều bộ xương và đá, giống như bộ xương đã bị gỉ xanh này được tìm thấy gần điện thờ Phật giáo. © Simon Norfolk / National Geographic

Tuy vậy, cũng có người cho rằng cứ để những hốc trống rỗng như thế. Cảm giác của riêng tôi cũng giống vậy. Những hốc trống rỗng ấy là lời nhắc nhở mạnh mẽ của những gì đã từng hiện hữu ở đó. Nhưng để ngành du lịch hồi sinh trở lại, sẽ phải có rất nhiều sự thay đổi. Hiện tại, phương tiện an toàn đến Bamiyan chỉ bằng đường hàng không. Hầu hết các công ty, các tổ chức NGO và ngay cả chính phủ Afghanistan nghiêm cấm nhân viên họ du lịch bằng đường bộ đến đây bởi vì như thế rất nguy hiểm – vấn đề chính là vì rào cản Taliban.

Rõ ràng, an ninh là vấn đề quan trọng đối với bất kỳ nơi nào mong có nền kinh tế phát triển trong tương lai.

An ninh là một vấn đề lớn cần phải được quan tâm giải quyết trước khi phát triển ngành du lịch, hay việc khai thác mỏ đồng cũng cần thiết vấn đề này được ổn định trước.

Bạn đã đề cập đến “tài nguyên gây họa hại”, một phần của sự họa hại đó có thể là sự tàn phá môi trường mà ở đây chính là khai thác quặng đồng. Đó có phải là vấn đề chính?

Tôi đã nói chuyện với các nhà hoạt động địa phương và các nhà nghiên cứu, những người luôn quan tâm đến tác động môi trường. Hiện nay, khu vực này đã và đang trong tình trạng khan hiếm nước và người dân địa phương cho rằng tình trạng này sẽ tồi tệ hơn khi việc khai thác mỏ đồng bắt đầu. Người dân đã nói với Cục Thị sát Đời sống của Afghanistan (Integrity Watch Afghanistan) rằng mực nước ngầm đã thấp xuống 6 feet khi việc khai thác bắt đầu khoan sơ bộ. Đó là một nỗi lo lớn đối với họ, bên cạnh đó còn ô nhiễm môi trường nữa. Họ sợ các hóa chất sử dụng trong quá trình chế biến đồng có thể thấm qua lòng đất tỉnh Logar và còn ngấm tới các tầng nước ngầm ở Kabul.

Cũng có những lo ngại rằng một khi công việc sản xuất đồng thực sự bắt đầu, việc khai mỏ có thể tạo ra hàng triệu tấn đá thải và phụ phẩm chế biến gọi là chất thải mỗi năm. Không biết chúng sẽ được xử lý ở đâu đây.

afgha-4 

Dân làng được thuê để giúp các nhà khảo cổ trong việc khai quật. © Simon Norfolk / National Geographic

Vì vậy, cần bảo vệ di tích khảo cổ Mes Aynak hay khai thác mỏ là hợp lý?

Một nhóm các chuyên gia nghiên cứu các vấn đề trong năm 2012 đã kết luận rằng cả hai có thể thực hiện “song song”. Ngân hàng Thế giới đã tài trợ hàng triệu đô-la cho việc khảo cổ và khai thác mỏ trong tương lai, cho rằng vừa khai thác và vừa bảo vệ di sản là có thể. Nhưng có lẽ là nói dễ hơn làm. Tôi cho rằng không công bằng khi người ngoài muốn ghen tị với người Afghanistan về quyền khai thác và hưởng lợi từ nguồn tài nguyên khoáng sản to lớn của riêng mình. Và một vài người trong số những nhà khảo cổ ngoại quốc mà tôi có dịp trao đổi cho rằng việc đó cũng tốt và cảm thấy trong địa vị của họ không nên nói đến chuyện Afghanistan nên từ bỏ việc khai thác mỏ vì sự đãi ngộ danh dự di sản văn hóa.

Tuy nhiên, những người khác, nhất là một số nhà khảo cổ Afghnistan mà tôi đã từng gặp, họ đều cảm thấy một cách dứt khoát rằng Mes Ayanak nên được nghiên cứu, bảo tồn và tuyệt đối không nên khai thác mỏ ở đó. Họ nói, một ngày nào đó, số đồng này sẽ chảy hết ra ngoài nhưng những bức tượng này là vĩnh viễn. Một phần của di tích mà họ đã và đang tập trung nghiên cứu và khai quật đang mang đến một nguồn tài sản vô giá có nguy cơ sẽ bị phá hủy hoàn toàn bởi một quả mìn.

Tôi đoán được điều trớ trêu là không ai trong ngành khảo cổ sẽ tiếp tục công việc nếu không có chuyện khai khẩn quặng đồng trong tương lai. Đó là mối đe dọa của việc khai mỏ mà nó đã kích hoạt Tổ chức Di sản Văn hóa yêu cầu di tích này cần được khai quật một cách đúng đắn và báo cáo chi tiết đến mức có thể. Ngân hàng Thế giới đã đầu tư rất nhiều tiền cho nỗ lực này. Ban đầu, các nhà khảo cổ làm việc hối hả bởi vì họ đã đưa ra một thời hạn gấp rút, song việc khai thác mỏ chậm trễ do nhiều nguyên nhân giúp cho các nhà khảo cổ có nhiều thuận lợi hơn trong công việc. Mes Ayanak đã bị cướp phá từ trước năm 2007 và nếu không có sự can thiệp của nghành khảo cổ học (và không đặt nặng việc khai thác mỏ), nơi đây có lẽ đã bị phá hủy trầm trọng. Đó cũng là một vấn đề ở một số di tích Afghanistan.

Điều cần nhớ là, khảo cổ học - bản chất của nó cũng là một khoa học phá hoại. Hội Khảo cổ học Mỹ cũng thừa nhận, “Một khi một di tích bị khai quật cũng đồng nghĩa là nó đang bị biến mất mãi mãi”. Vì vậy, cách duy nhất để thực sự giữ gìn một nơi như Mes Aynak là nên hãy giữ nó nguyên vẹn như vậy.

Điều đó có lẽ không phải là một lựa chọn.

Không, đặc biệt là từ khi khảo cổ học đã được triển khai hợp lý và việc giữ khu di tích nguyên vẹn có nghĩa là mọi thứ họ tìm thấy sẽ không bao giờ có cơ hội được đánh giá cao bởi bất cứ ai. Nhưng có lẽ cũng nên nhớ Đức Phật đã dạy cho hàng đệ tử rằng vô thường là điều không tránh khỏi và càng không tránh khỏi đối với những đối tượng vật chất. Các nhà khảo cổ ở Mes Aynak hiểu rõ những gì họ đang khai quật lên nhưng chúng thật sự không thoát khỏi quy luật vô thường. Nhà khảo cổ A Tajik tâm sự với tôi: “Tất cả chúng ta chỉ là những người khách trong cuộc đời này”.

Quyết định sáng suốt hiện thời trong giới chính phủ là gì? Khai thác mỏ hay du lịch?

Nó tùy thuộc vào đối tượng mà bạn hỏi. Khai thác mỏ được nhiều người cho là xương sống tiềm năng của nền kinh tế, vì vậy có nhiều người đồng thuận với vai trò to lớn này. Nhưng cũng có người tự hào về di sản văn hóa ở Afghanistan và ông bộ trưởng tài nguyên của chính phủ trước chia sẻ với tôi rằng chính phủ đã học và kinh nghiệm được nhiều điều từ Mes Aynak. Chủ tịch đương thời, ông Ashraf Ghani vốn là một nhà nhân chủng học sẽ trở lại tham quan khu di tích Mes Aynak trong mùa đông này.

Tôi đã nói với một cựu quan chức của Bộ Văn hóa chính phủ rằng du lịch là nguồn thu nhập lớn thứ hai của Afghanistan vào thập niên 1970 và ông đã nói với tôi, bây giờ ông muốn thấy nguồn thu nhập trước tiên của nước này là từ ngành du lịch và ông tin ngành du lịch sẽ đáp ứng câu trả lời dài hạn. Phải chăng họ đánh giá cao Mes Aynak không chỉ về mặt giá trị lịch sử cổ xưa mà nơi đây còn có giá trị lịch sử cận đại nữa?

Phải, Ủy ban 11/9 báo cáo rằng Mes Aynak vào thập niên 1990 là khu trại huấn luyện Al-Qaida cấp cao. Bốn trong số những không tặc 11/9 đã được đào tạo tại đây. Tôi đã chụp ảnh một trong những nhà khảo cổ đến thăm một hang động được sử dụng như một phần của trại. Ông đưa tôi tham quan nơi đó như thể nó là một nơi cổ kính, khá hoang sơ. Trần nhà cháy đen. Ông nói đó là do một quả bom lửa của Mỹ đã dội xuống vào cuối năm 2001. Ông dùng cây bút chỉ cho tôi thấy chỗ nào những người lính nuôi giữ gia súc, những phiến đá làm sofa để ngồi và nằm ngủ, nơi họ cất giữ thực phẩm. Thật lạ lùng khi đặt một loạt sự kiện kinh hoàng xảy ra gần đây trong một bối cảnh lịch sử như thế này, tuy nhiên ông đã bảo tôi “Đây cũng là một lĩnh vực của khảo cổ học mà”.

Tôi tự hỏi, những nhà khảo cổ trong tương lai sẽ nghiên cứu gì ở Afghanistan nữa đây và các nhà khảo cổ sẽ làm việc gì để Afghanistan trở thành một điểm du lịch thịnh vượng và an bình, để Mes Aynak trở thành ngôi nhà thân quen, một nơi dễ dàng viếng thăm giống như Pompeii hiện nay? Hay chỉ là một nơi bạo lực, khô khan và phải đối mặt với một ngày mai mong manh? Tôi hy vọng nó sẽ như trước đây.

(Theo NPR, Buddhistartnews, ngày 01 tháng 09 năm 2015)