Tuyên bố Biến đổi Khí hậu Phật giáo đến các Lãnh đạo Thế giới

DatMa HTNhatHanh

Đức Đạt Lai Lạt Ma và Thiền sư Thích Nhất Hạnh.

From: Alex Berliner (© Berliner Studio / BEImages Beverly Hills, CA)

Đại diện 15 nước Phật giáo thuần thành nhất thế giới vừa mở ra một bước ngoặc mới là kêu gọi các lãnh đạo chính trị thông qua một thỏa thuận về biến đổi khí hậu có hiệu quả ngang qua các cuộc đàm phán Liên Hiệp Quốc tại Paris bắt đầu vào ngày 30 tháng 11.

Chúng ta đang ở ngã tư quan trọng, nơi nhân loại và mọi loài khác sinh sống đang bị đe dọa mà đó là kết quả từ các hành động của chính chúng ta”, phần mở đầu của bản Tuyên bố cảnh báo. Nhiều nhân vật lỗi lạc, cũng như đại diện quốc gia lưu lại chữ ký (có danh sách bên dưới) gồm có Đức Đạt-lai Lạt-ma thứ 14, Thiền sư Thích Nhất Hạnh, Ngài Karmapa thứ 17 cùng những nhà lãnh đạo tối cao trong Phật giáo của Bangladesh, Nhật Bản, Hàn quốc, Malaysia, Mongolia, Miến Điện, Tích Lan và Việt Nam, Tổng Thư ký Liên minh Phật giáo Quốc tế (IBC), Chủ tịch Hiệp hội Phật giáo Mỹ, Chủ tịch Liên hiệp Phật giáo Pháp (UBF) và công chúa Ashi Kesang Wangmo Wangchuck của Bhutan.

Cuộc kêu gọi khẩn cấp về biến đổi khí hậu này từ các lãnh đạo đại diện hơn 1 tỷ tín đồ Phật giáo trên toàn thế giới chưa từng có tiền lệ. Đây là lần đầu tiên rất nhiều ngôi sao Phật giáo cùng đến hội họp với nhau về vấn đề toàn cầu để nói chung một tiếng nói.

Tuyên bố Biến đổi Khí hậu Phật giáo đến các Lãnh đạo Thế giới (có văn bản và danh sách chữ ký thêm vào bài viết này và đăng tải trên website: www.gbccc.org) thúc đẩy phiên hội nghị lần thứ 21 của các nhóm phái (COP21) trong Khuôn khổ Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Biến đổi Khí hậu (UNFCCC) để hành động với trí tuệ và lòng từ bi, và đồng ý với việc không sử dụng nhiên liệu cũ, tiến tới sử dụng 100% năng lượng tái tạo - năng lượng sạch.

Tuyên bố cũng kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới thiết lập sự quyết tâm trong lĩnh vực chính trị kết hợp với các cam kết khí hậu quốc gia nhằm thu hẹp lỗ hổng phát tác, cùng thảo luận với Văn phòng UNFCCC, bảo đảm rằng sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu duy trì mức thấp hơn 1.5 độ C so với mức tiền công nghiệp. Để giúp cho các quốc gia đang phát triển cũng như các quốc gia bị tổn hại giải quyết các chi phí giảm thiểu biến đổi khí hậu (giảm các phát sinh) và xoay sở phù hợp trước những tác động tàn phá của nó, các lãnh đạo Phật giáo đã yêu cầu tài chính phải được tăng lên trên mức hiện nay đã hứa hẹn là 100 tỷ đô-la mỗi năm kể từ năm 2020 thông qua Quỹ Khí hậu Xanh.

Hòa thượng Lama Lobzang, Tổng Thư ký Liên minh Phật giáo Quốc tế (IBC) đã phát biểu: “Cuộc sống hàng ngày có thể dễ dàng làm chúng ta quên rằng chúng ta có liên quan mật thiết với thế giới tự nhiên qua từng hơi thở của chúng ta, nước chúng ta uống và thực phẩm chúng ta ăn. Nhân loại cần phải hành động ngay gốc rễ của cuộc khủng hoảng này, mà nó vốn xuất phát từ lòng tham, thiếu suy nghĩ, thiếu quan tâm về hậu quả hành động của chúng ta”.

Khi chúng ta làm tổn hại trái đất, cũng tức là chúng ta làm hại chính mình”, Ni sư Chân Không, đại diện Tăng đoàn Phật giáo Làng Mai Quốc tế phát biểu. “Trái đất không chỉ là môi trường sống của chúng ta. Trái đất là mẹ của chúng ta. Chúng ta đều là con của mẹ đất và chúng ta phải giúp đỡ lẫn nhau như anh chị em trong một gia đình hành tinh lớn. Chúng ta phải hành động, không phải chỉ có trách nhiệm mà còn vì lòng thương mến đối với hành tinh của chúng ta và cho tất cả mọi người. Đức Phật đã chỉ cho chúng ta thấy rằng chúng ta có thể sống đơn giản những vẫn rất hạnh phúc”.

Tuyên bố Biến đổi Khí hậu Phật giáo đến các Lãnh đạo Thế giới bàn rộng chủ đề: Bây giờ là Thời điểm để Hành động: Tuyên bố Phật giáo về Biến đổi Khí hậu. Tuyên bố này đã được hơn 300 lãnh đạo Phật giáo và giáo sư nổi tiếng đại diện cho các tông phái và truyền thống Phật giáo lớn từ 37 quốc gia và hàng ngàn Phật tử tán thành vào năm 2015. Nó cũng hoan nghênh và hỗ trợ các phát biểu về vấn đề biến đổi khí hậu của các truyền thống tôn giáo khác. Phật tử được khuyến khích bày tỏ sự ủng hộ và tham gia các cuộc tọa đàm trực tuyến sử dụng # Buddhists4Climate.

Lama Lobzang

Hòa thượng Lama Lobzang, Tổng Thư ký Liên minh Phật giáo Quốc tế (IBC) ký vào bản Tuyên bố Biến đổi Khí hậu Phật giáo đến các Lãnh đạo Thế giới, Delhi, Ấn Độ, ngày 28 tháng 10 năm 2015. From: gbccc.org

Tuyên bố Biến đổi Khí hậu Phật giáo đến các Lãnh đạo Thế giới

Ngày 28 tháng 10 năm 2015

Chúng tôi, những nhà lãnh đạo Phật giáo ký tên dưới đây, hội họp với nhau trước khi tổ chức Hội nghị lần thứ 21 của các nhóm phái (COP21) – trong Khuôn khổ Hội nghị về Biến đổi Khí hậu (UNFCCC) tại Paris, góp thêm tiếng nói của chúng tôi để lời kêu gọi thêm sức mạnh đến các lãnh đạo thế giới cùng hợp tác trong tinh thần từ bi và trí tuệ nhằm đạt được một thỏa thuận về khí hậu đầy mong mỏi và hiệu quả.

Chúng ta đang ở ngã tư quan trọng, nơi nhân loại và mọi loài khác sinh sống đang bị đe dọa mà đó là kết quả từ các hành động của chính chúng ta. Chúng ta vẫn còn thời gian để làm chậm tốc độ thay đổi của khí hậu và hạn chế tác động của nó, nhưng để làm được vậy, Hội nghị Thượng đỉnh Paris cần phải đưa nhân loại vào con đường không sử dụng nhiên liệu cũ. Chúng tôi phải được đảm bảo bảo vệ tránh sự tổn hại ở mức cao nhất ngang qua các biện pháp giảm thiểu và thích ứng với tầm nhìn chiến lược và toàn diện.

Chúng tôi nhận thức rõ và nhấn mạnh đến Lý Duyên khởi của đạo Phật, cho thấy sự liên hệ của tất cả sự vật trong vũ trụ. Hiểu được nhân và quả liên hệ mật thiết trong các việc làm của chúng ta là một bước quan trọng trong việc giảm thiểu tác động môi trường sống của chúng ta hiện nay. Tu tập tuệ quán về tính tương tức và lòng từ bi, chúng ta có thể sẽ hành động vì tình thương, không sợ hãi, để bảo vệ hành tinh của chúng ta. Các lãnh đạo Phật giáo đã và đang nói về điều này trong nhiều thập kỷ qua. Tuy nhiên, cuộc sống hàng ngày có thể dễ dàng làm chúng ta quên bẵng đi rằng cuộc sống của chúng ta gắn bó mật thiết với thế giới tự nhiên qua từng hơi thở chúng ta thở, nước chúng ta uống và thực phẩm chúng ta ăn. Do thiếu hiểu biết, chúng ta đang hủy diệt các hệ thống hỗ trợ sự sống mà chúng ta và tất cả mọi loài mọi vật tùy thuộc vào để tồn tại.

Chúng tôi hết sức tin tưởng cộng đồng Phật giáo toàn cầu nhận thức được cả hai sự tùy thuộc đó là giữa con người với con người và giữa con người với thế giới tự nhiên. Nhân loại phải cùng nhau hành động ngay gốc rễ tạo nên cuộc khủng hoảng này, đó là chính vì lâu nay chúng ta cứ mãi sử dụng những nhiên liệu cũ, mô hình tiêu thụ không bền vững, thiếu ý thức, và thiếu quan tâm đến hậu quả của những việc làm của chúng ta.

Chúng tôi nhiệt liệt ủng hộ tiêu chí: Bây giờ là thời điểm hành động: Tuyên bố Phật giáo về Biến đổi Khí hậu và tiêu chí này đã được đại diện lãnh đạo Phật giáo cũng như Tăng đoàn Phật giáo toàn cầu tán thành. Chúng tôi cũng hoan nghênh và ủng hộ các phát biểu thay đổi khí hậu của các tôn giáo khác. Trong đó có thông điệp của Đức Giáo hoàng Francis hồi đầu năm nay, Ngài nói về Laudato Si’ - Chăm sóc ngôi nhà chung, Tuyên bố Hồi giáo về Biến đổi Khí hậu, cũng như Tuyên bố Ấn giáo về Biến đổi Khí hậu sắp tới. Chúng tôi đã thống nhất với nhau vì tất cả đều quan tâm đến việc không sử dụng các nhiên liệu cũ nữa, giảm mô hình tiêu thụ của chúng ta và hành vi bắt buộc phải có ý thức đạo đức để chống chọi với những nguyên nhân và tác động của biến đổi khí hậu, nhất là trên các quốc gia nghèo nhất thế giới.

Để kết thúc vấn đề này, chúng tôi kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới hãy thiết lập sự quyết tâm trong lĩnh vực chính trị kết hợp với những cam kết khí hậu quốc gia nhằm thu hẹp lỗ hổng phát tác để bảo đảm rằng sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu duy trì mức thấp hơn 1.5 độ C so với mức tiền công nghiệp. Chúng tôi cũng yêu cầu thực hiện một cam kết chung là tăng thêm nguồn tài chính khí hậu để giúp các nước đang phát triển bị tổn hại chuẩn bị đối mặt với các tác động khí hậu và giúp tất cả chúng ta chuyển tiếp sang một tương lai các-bon thấp và an toàn.

Tin tốt lành đó là có một cơ hội duy nhất tại cuộc đàm phán về khí hậu tại Paris để tạo ra một bước ngoặc. Các nhà khoa học đảm bảo với chúng tôi rằng hạn chế sự gia tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu dưới 1.5 độ C là điều khả thi về mặt công nghệ và kinh tế. Loại bỏ dần các nhiên liệu cũ và tiến tới 100% năng lượng tái tạo - năng lượng sạch không chỉ thúc đẩy chuyển đổi lượng các-bon thấp xuống cho toàn cầu, nó cũng sẽ giúp chúng ta bắt tay vào lộ trình quan trọng hơn nhiều chính là thăng tiến về tâm linh. Ngoài sự tiến triển tâm linh chúng ta, phù hợp với thông điệp của Liên Hiệp Quốc, một số hành động hiệu quả nhất của cá nhân có thể thực hiện là bảo vệ các khu rừng, tiến tới chế độ sử dụng thực phẩm thực vật, giảm tiêu thụ, tái chế, chuyển sang năng lượng tái tạo, bay ít hơn và sử dụng phương tiện giao thông công cộng. Tất cả chúng ta có thể tạo ra một sự khác biệt lớn.

Chúng tôi kêu gọi các nhà lãnh đạo trên thế giới hãy nhận thức và giải quyết trách nhiệm toàn cầu của chúng tôi để bảo vệ mạng lưới đời sống vì lợi ích cho tất cả, bây giờ và trong tương lai.

Chính vì những nguyên nhân này, chúng tôi kêu gọi tất cả các nhóm phái tại Paris:

1. Cần được các quan điểm đạo đức về biến đổi khí hậu hướng dẫn, như được nêu trong Điều 3 trong Khuôn khổ Hội nghị về Biến đổi Khí hậu của Liên Hiệp Quốc (UNFCCC).

2. Đồng ý không dùng nhiên liệu cũ và tiến tới 100 % sử dụng năng lượng tái tạo - năng lượng sạch.

3. Tạo ra sự quyết tâm chính trị kết hợp với những cam kết khí hậu quốc gia nhằm thu hẹp lỗ hổng phát tác, để đảm bảo rằng sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu duy trì mức thấp hơn 1.5 độ C so với mức tiền công nghiệp.

4. Thực hiện một cam kết chung là tăng thêm nguồn tài chính trên 100 tỷ đô-la đã được thỏa thuận ở Copenhagen vào năm 2009, thông qua Quỹ Khí hậu Xanh (GCF) để giúp các nước đang phát triển bị tổn hại chuẩn bị đối mặt với các tác động khí hậu và quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế các-bon thấp.

Bây giờ là thời điểm để hành động.

Trân trọng,

Đức Đạt Lai Lạt Ma Tenzin Gyatso thứ 14.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh, Khai sáng Tăng đoàn Phật giáo Làng Mai Quốc tế.

Đức Gyalwang Karmapa thứ 17, Pháp chủ phái Karma Kagyu.

Hòa thượng Tiến sĩ Dharmasen Mahathero, Tăng thống Phật giáo Bangladesh.

Thượng tọa Hakuga Murayama, Chủ tịch Hiệp hội Phật giáo trẻ Nhật Bản (JYBA).

Thượng tọa Jaesung Sunim, Trưởng Tông phái Tào Khê Phật giáo Hàn Quốc.

Thượng tọa B. Sri Saranankara Nayaka Maha Thera, Trưởng Tăng đoàn Adhikarana Sangha Nayaka Malaysia, Kuala Lumpur, Malaysia.

Thượng tọa Khamba Lama Gabju Demberel, Pháp chủ Phật giáo Mông Cổ.

Hòa thượng Tiến sĩ Bhaddanta Kumarabhivamsa, Tăng thống và là Pháp chủ Tăng đoàn Maha Nāyaka, Miến Điện.

Hòa thượng Eminence Agga Maha Panditha Dawuldena Gnanissara Maha Nayaka Thera, Pháp chủ Tăng đoàn Amarapura Maha Nikaya, Sri Lanka

Hòa thượng Thích Phổ Tuệ, Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Hòa thượng Lama Lobzang, Tổng Thư ký Liên minh Phật giáo Quốc tế (IBC).

Hòa thượng Olivier Reigen Wang-gen, Chủ tịch Hiệp hội Phật giáo Pháp (UBF).

Hòa thượng Bhikkhu Bodhi, Chủ tịch Hiệp hội Phật giáo Mỹ.

Công chúa Ashi Kesang Wangmo Wangchuck, Bhutan.

By Global Buddhist Climate Change Collective

(Theo Buddhistdoor Global, 29 – 1- 2015)